UBND HUYỆN ĐÔNG HƯNG PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ KHẢO SÁT CHỌN NGUỒN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2014 – 2015 Môn: Ngữ Văn 6 (Thời gian làm bài 120 phút) Câu 1 (5 điểm): Cảm nhận của em về bài thơ sau của tác giả Lê Hồng Thiện: Trăng của mỗi người Mẹ bảo: trăng như lưỡi liềm Ông rằng trăng tựa con thuyền cong mui Bà nhìn như hạt cau phơi Cháu cười: quả chuối vàng tươi ngoài vườn Bố nhớ khi vượt Trường Sơn Trăng như cánh võng chập chờn trong mây. ( Thơ với tuổi học trò – Tập I NXB Lao Động- Hà Nội, 1993) Câu 2 (3 điểm): Trong truyện Buổi học cuối cùng (An-phông-xơ Đô-đê ), thầy Ha-men có nói: “ khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù”. Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy? Hãy trình bày bằng một đoạn văn ngắn. Câu 3 (12 điểm): Trong vai bà mẹ Gióng, em hãy kể lại truyền thuyết Thánh Gióng. Họ và tên : Số báo danh: UBND HUYỆN ĐÔNG HƯNG PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM CHỌN NGUỒN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2014 – 2015 Môn: Ngữ Văn 6 I/ YÊU CẦU CHUNG: Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm hoặc bỏ sót ý trong bài làm của các em. Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm, khuyến khích những bài viết có sáng tạo, có ý tưởng riêng và giàu chất văn. Điểm toàn bài làm tròn đến 0,25. II/YÊU CẦU CỤ THỂ: Câu 1( 5 điểm): 1/ Yêu cầu về kỹ năng: - HS biết cách viết bài văn cảm thụ có bố cục rõ ràng, văn viết trôi chảy, giàu cảm xúc. - Lời văn chuẩn xác, không mắc lỗi chính tả và diễn đạt. 2/ Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có những cảm nhận khác nhau về bài thơ song cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau: * Về nghệ thuật: Nghệ thuật so sánh đặc sắc: trăng được ví với những hình ảnh rất đỗi gần gũi: “ như lưỡi liềm”, “ tựa con thuyền cong mui”, “ như hạt cau phơi”, “ quả chuối vàng tươi”, “ như cánh võng chập chờn trong mây”. - Lời thơ giản dị, trong sáng, giọng điệu dí dỏm. * Về nội dung: Bài thơ là những cảm nhận rất thú vị về trăng. Nét độc đáo của bài thơ là ở chỗ nhà thơ đã mượn lời của từng thành viên trong gia đình để nhìn trăng theo cách liên tưởng riêng bằng tâm lý, lứa tuổi, công việc khác nhau: Mẹ là người tay liềm, tay hái quen việc đồng ruộng nên thấy “trăng như lưỡi liềm”; ông có lẽ quen việc sông nước nên thấy “trăng tựa con thuyền cong mui”; bà lại nhìn trăng ra “hạt cau phơi” bởi bà hay ăn trầu; cháu thiết thực hơn, vì cái tính háu ăn của con trẻ, cháu thấy trăng ngon như “ quả chuối vàng tươi trong vườn”. Còn với bố- chú bộ đội Trường Sơn, vầng trăng được vẽ trong tâm trí bố lúc ẩn, lúc hiện với bao kỉ niệm trong chiến tranh gian lao, hào hùng nhưng vẫn không kém phần thơ mộng. Tóm lại: Với tài quan sát tinh tế, cách ví von giản dị, hợp lý của nhà thơ, trăng trong bài thơ hiện lên thật gần gũi với con người, luôn gắn bó cùng con người trong cuộc sống, công việc. Bài thơ đã bồi đắp cho em tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. CÁCH CHO ĐIỂM Điểm 4- 5: đủ nội dung, diễn đạt mạch lạc, giàu cảm xúc, biết chỉ ra được các nét đặc sắc của bài thơ. Điểm 2- 3: hiểu được nội dung, nghệ thuật của bài thơ nhưng chưa thật sâu sắc, diễn đạt đôi chỗ còn lúng túng. Điểm 1: Bài quá sơ sài, hiểu chưa đúng về bài thơ, còn mắc nhiều lỗi. Câu 2( 3 điểm): 1. Yêu cầu về kĩ năng: HS biết viết một đoạn văn hoàn chỉnh. Văn viết trong sáng, diễn đạt trôi chảy. 2. Yêu cầu về nội dung: HS có thể diễn đạt bằng nhiều cách song phải đảm bảo được các ý cơ bản sau: - Giới thiệu thầy Ha-men là người yêu nước thiết tha, yêu tiếng mẹ đẻ - tiếng Pháp. - Câu nói của thầy Ha-men khẳng định giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc, là tâm niệm tha thiết mà thầy muốn nói với học sinh và mọi người dân vùng An-dát: Phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập tiếng nói, ngôn ngữ của dân tộc vì đó là biểu hiện của tình yêu nước; tiếng nói không chỉ là tài sản tinh thần quý báu của một dân tộc mà còn là “ chìa khóa” để mở của ngục tù khi một dân tộc bị rơi vào vòng nô lệ, là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành độc lập, tự do. Đây chính là một chân lí đúng với mọi dân tộc, mọi thời đại. - HS liên hệ : Đất nước ta trải qua hàng ngàn năm đấu tranh giành độc lập song Tiếng Việt không bị mất đi, vẫn luôn được gìn giữ và phát triển. CÁCH CHO ĐIỂM - Tõ 2-3 ®iÓm víi bµi viÕt ®¶m b¶o c¸c yªu cÇu trªn, bµi viÕt m¹ch l¹c, cã c¶m xóc - 1 ®iÓm cho bµi cã néi dung quá s¬ sµi, kh«ng tr×nh bµy díi h×nh thøc mét ®o¹n v¨n, cßn m¾c lçi chÝnh t¶, diễn đạt. Câu 3( 12 điểm): Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết cách viết bài văn tự sự trong ngôi kể thứ nhất dựa trên văn bản đã học, có bố cục 3 phần mạch lạc, chặt chẽ, kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm. - Sử dụng linh hoạt các hình thức ngôn ngữ: đối thoại, độc thoại. - Văn viết trôi chảy, giàu cảm xúc, biết vận dụng tốt trí tưởng tượng, sáng tạo thêm các chi tiết phù hợp với thể loại truyền thuyết và ngôi kể. Yêu cầu về kiến thức: - HS đóng vai bà mẹ kể lại truyền thuyết theo những tình tiết của truyện, đan xen biểu lộ những tâm trạng, suy nghĩ của người kể. - Bài viết có thể triển khai theo những ý sau: A. Mở bài: - Bà mẹ giới thiệu về cảnh ngộ gia đình mình, sự mong mỏi có một đứa con... B. Thân bài: Kể diễn biến: - Sự ra đời kì lạ của cậu bé. - Lên 3 tuổi Gióng không biết đi, không biết nói cười. - Khi nghe tiếng sứ giả, Gióng bỗng cất tiếng nói đầu tiên là đòi có vũ khí, áo giáp để đánh giặc. - Gióng lớn nhanh như thổi, bà con làng xóm góp gạo nuôi cậu bé. - Nêu hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ: Giặc Ân đang xâm lược, thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Khi có ngựa và vũ khí, Gióng vươn vai thành tráng sĩ, lên ngựa xông pha vào chiến trận. - Tạo tình huống hợp lý để bà mẹ kể lại câu chuyện Gióng ra trận đánh giặc. - Sau khi chiến thắng giặc Ân, Gióng từ từ bay về trời. - Việc vua ban thưởng và cho lập đền thờ tại quê nhà. - Những dấu tích còn lại. C. Kết bài: - Suy nghĩ của bà mẹ về con của mình. CÁCH CHO ĐIỂM Điểm 10- 12: Hiểu đề sâu sắc, đáp ứng hầu hết các yêu cầu của đề, diễn đạt tốt, trình bày sạch đẹp, bài làm có cảm xúc và sáng tạo. Điểm 7 - 9: Hiểu đề, cơ bản đáp ứng được các yêu cầu của đề, biết thể hiện khả năng tưởng tượng, sáng tạo, bài viết có cảm xúc, còn mắc một số lỗi về chính tả, diễn đạt. Điểm 4 - 6: Biết cách kể chuyện ở ngôi thứ nhất nhưng khả năng tưởng tượng chưa tốt, chủ yếu kể lại như văn bản; còn mắc nhiều lỗi về chính tả, diễn đạt. Điểm 1 – 3: Chưa hiểu yêu cầu của đề, không biết vận dụng thao tác đóng vai nhân vật ở ngôi thứ nhất. Điểm 0: Để giấy trắng hoặc viết những điều không liên quan đến yêu cầu của đề bài. .......................... HẾT .............................
Tài liệu đính kèm: