Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi thcs năm học 2015 - 2016 môn : Vật lý – lớp 7 thời gian làm bài: 150 phút

doc 6 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1420Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi thcs năm học 2015 - 2016 môn : Vật lý – lớp 7 thời gian làm bài: 150 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi thcs năm học 2015 - 2016 môn : Vật lý – lớp 7 thời gian làm bài: 150 phút
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
HUYỆN Ý YÊN
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI THCS
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN : VẬT LÝ – LỚP 7
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề gồm 02 trang)
Bài 1. (3,5 điểm):
Một vật ở cách một bức tường phẳng, nhẵn là 350m. Vật phát ra một âm thanh trong khoảng thời gian rất ngắn.
a) Tính thời gian từ khi vật phát ra âm đến khi vật thu được âm phản xạ từ bức tường dội lại.
b) Cùng với lúc phát ra âm, vật chuyển động đều về phía bức tường và vuông góc với bức tường với vận tốc 10m/s. Xác định khoảng cách của vật với bức tường khi nó gặp âm phản xạ từ bức tường dội lại. 
Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s. 
Bài 2. (3,5 điểm):
Hai tia tới SI và SK vuông góc với nhau chiếu tới một gương phẳng tại hai điểm I và K như hình vẽ .
a) Vẽ tia phản xạ của 2 tia tới SI và SK.	
b) Chứng minh rằng 2 tia phản xạ ấy cũng hợp với nhau 1 góc vuông.
c) Giả sử góc tạo bởi tia tới SK với gương phẳng bằng 300. Chiếu một tia sáng từ S tới gương đi qua trung điểm M của đoạn thẳng nối hai điểm I và K. Xác định góc tạo bởi tia phản xạ của hai tia SK và SM. 
S
O
G1
G2
Bài 3. (4,5 điểm):	
Cho hai gương phẳng hợp với nhau một góc = 50o và một điểm sáng S trong khoảng hai gương như hình vẽ. Biết rằng mặt phẳng hình vẽ vuông góc với hai mặt gương.
1. Vẽ một tia sáng phát ra từ S phản xạ lần lượt trên G1 tại I, rồi trên G2 tại J và sau đó qua S. 
a) Tính góc hợp bởi tia tới SI và tia phản xạ JS? 
b) Gọi S1 là ảnh của S qua gương G1, S2 là ảnh của S1 qua gương G2.
Chứng minh: SI + IJ + JS = SS2
2. Vẽ một tia sáng phát ra từ S phản xạ lần lượt trên G1 tại K, rồi trên G2 tại H và quay trở lại trùng với đường truyền ban đầu. Tính góc hợp bởi tia tới SK với gương G1?
Bài 4. (3,5 điểm): 
Hình 1
A
1
2
3
Đ1
Đ2
+
-
K
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ (Hình 1). Khi công tắc K đóng, các đèn Đ1 và Đ2 đều sáng.
a) Ampe kế, đèn Đ1, Đ2 được mắc với nhau như thế nào? Khi ampe kế chỉ I = 0,3A, hãy tính cường độ dòng điện I1 qua đèn Đ1 và I2 qua đèn Đ2?
b) Mắc vôn kế V vào hai điểm 1 và 3, lúc này vôn kế chỉ 
U = 5,2V, mắc vôn kế V2 vào hai điểm 2 và 3, lúc này vôn kế V2 chỉ U2 = 3,6V.Tính hiệu điện thế U1 giữa hai đầu Đ1 (vẽ sơ đồ mạch điện với các vôn kế V và V2)
c) Nếu thay nguồn điện đã cho bằng nguồn điện khác, sao cho số chỉ của vôn kế V là 6V thì độ sáng của các đèn sẽ thay đổi như thế nào? Giải thích ?
Đ1
Đ3
(Hình 2)
Đ2
Đ4
Bài 5. (3,5 điểm):
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ (Hình 2)
a) Biết ampe kế A chỉ I = 5A, cường độ dòng điện chạy qua đèn Đ1 và đèn Đ2 bằng nhau: I1 = I2 = 1,5A. Xác định cường độ dòng điện I3 qua đèn Đ3 và cường độ dòng điện I4 qua đèn Đ4.
b) Mạch điện trên được mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế U = 12V. Biết hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn Đ2 là U2 = 4,5V. Tìm hiệu điện thế U1, U3, U4 lần lượt giữa hai đầu các bóng đèn Đ1, Đ3, Đ4 . 
Bài 6. (1.5 điểm):
Nhìn vào một tấm kính mỏng có tráng bạc ở mặt sau, ta thấy rõ ảnh của mình. Nhưng với tấm kính không tráng bạc thì ta không nhìn thấy ảnh hoặc nhìn thấy rất mờ. Hãy giải thích?
------ Hết ------
Họ và tên thí sinh: ..........
Số báo danh:.
Họ, tên chữ ký GT 1: .
Họ, tên chữ ký GT 2: .
HƯỚNG DẤN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ THI HSG VẬT LÝ 7
A. Lưu ý: 
- Có thể chia nhỏ hơn điểm đã phân phối cho các ý. Điểm mỗi câu và điểm toàn bài làm tròn đến 0,25.
- Học sinh có thể có cách giải khác nhau, nhưng phương pháp giải và kết quả đúng thì vẫn cho điểm theo phân phối điểm tương ứng trong hướng dẫn chấm.
- Học sinh thiếu hoặc sai đơn vị trong một bài trừ không quá 0,25 điểm.
Bài 1
(3,5đ)
S = 350m; v1 = 10m/s; v2 = 340m/s
a) 2,0 đ
Quãng đường mà âm đi được từ khi phát ra đến khi thu được âm phản xạ là:
 2S = 2.350 = 700 (m)
Vậy thời gian mà âm đi được từ khi phát ra đến khi thu được âm phản xạ là:
 = 2,06 (s)
(Thiếu mỗi đơn vị trừ 0,25đ)
1,0
1,0
b) 1,5 đ
Gọi S1 là khoảng cách từ vị trí vật gặp âm phản xạ đến bức tường
Thời gian âm đi từ khi phát ra cho đến khi vật thu được âm phản xạ là: 
t1 = 
0,25
Thời gian vật mà vật đi đến khi gặp âm phản xạ là: t2 = 
0,25
Mà t1 = t2 nên ta có =
0,25
Thay số vào ta có : =
0,25
Tìm được S1 = 330 (m)
0,5
Bài 2
(3,5 đ)
a) ( vẽ đúng cho 1,5đ)
Cách 1:
Dựa vào tính chất ảnh tạo bởi 
gương phẳng
Cách 2:
Dựa vào định luật phản xạ ánh sáng.
(Chú ý: + Hình vẽ không có mũi tên chỉ đường
truyền ánh sáng trừ 0,5 đ
+ Phía sau gương nét liền trừ 0,25 đ
+ Không kí hiệu góc vuông, góc tới bằng góc phản xạ, các đoạn thẳng bằng nhau trừ 0,25 đ)
b) (1,0 đ)
Chứng minh được = 
Suy ra góc= góc=900
Vậy S’R S’R’
0,5
0,25
0,25 
c) (1,0đ)
- Dựng được tia phản xạ MM’ của tia SM qua gương
0,25
- Tính được góc SIM = 600
Xét vuông tại S, SM là trung tuyến => SM = 1/2IK = MK
=> cân tại M, mà góc SIM = 600=>đều => góc SMI = 600 
=> góc KMM’ = 600 suy ra góc S’MK = 1200
Chỉ ra được góc MKS’ = 300. 
Xét có góc S’MK = 1200, góc MKS’ = 300 
Suy ra góc MS’K = 1800- 1200 - 300 = 300
0,75
Bài 3. ( 4,5 điểm)S
G1
G2
S1
S2
I
J
O
1
2
3
3
1
2
1.(1 đ) + Vẽ hình chuẩn 
 + Nêu cách vẽ
a ) (1,5 đ) Từ định luật phản xạ ánh sáng, ta có : 
I1 = I3 Và J1 = J3 	
Trong tam giác SIJ, ta có : 
 = 180 – (J2 + I2) 	
 = 180 – {[180 – (I1 + J3)] + [180 - (I1 + I3)]} 
 = 180 – [(180 – 2J1) + (180 – 2I3)]	
 = 180 – [360 – 2(J1+ I3)]
 = 180 – [360 – 2(180 -)]	 
 = 180 - 2
 = 180 – 2.50 = 80O	
b) (1 đ) CM : SI + IJ + JS = SS2
Ta có : SI + IJ + JS =
 S1I + IJ + JS = S1J + JS
 S1J + JS= S2J + JS = SS2 ( ĐPCM) 
2.(1 đ) 
Vì tia sáng khi đến G2 thì quay trở lại đờng cũ nên tia phản xạ KH vuông góc với G2. 
- Vẽ hình 
Từ định luật phản xạ ánh sáng, ta có : 
Góc K1 = góc K2	
Trong tam giác vuông HOK, ta có : 
K
H
S
2
1
O
K1 = 90 - 	
 = 90 – 50 = 40o	
0,5 đ
0,5 đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
Bài 4
Ampe kế, đèn Đ1 và Đ2 được mắc nối tiếp với nhau.
Ampe kế đo cường độ dòng điện chạy trong mạch nối tiếp.
Ta có I = I1 = I2 = 0,3 A
Vậy cường độ dòng điện qua đèn Đ1 và Đ2 là 0,3 A.
0,5
0,5
0,5
1
2
3
Đ1
Đ2
+
-
K
A
V2
V
b) Vẽ sơ đồ với vôn kế V và V2 đúng.
Vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện và hiệu điện thế giữa hai đầu ngoài cùng của 2 bóng đèn nên: U = 5,2 V
Vôn kế V2 đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn Đ2 nên: 
U2 = 3,6 V
Vì Đ1 nt Đ2 nên U = U1 + U2 
Þ U1 = U - U2 = 5,2 - 3,6 = 1,6V
0,5
0,5
0,5
c) Nếu thay nguồn điện đã cho bằng nguồn điện khác sao cho số chỉ của vôn kế V là 6V thì đèn Đ1 và Đ2 sáng hơn vì hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì cường độ dòng điện qua bóng đèn càng lớn, đèn càng sáng.
0,5
Bài 5
(3,5đ)
a) (2,0đ)
Vì mạch điện gồm (Đ1//Đ2//Đ3) nt Đ4 è I = I123 = I4
mà I = 5A
nên I = I123 = I4= 5(A)
Vậy cường độ dòng điện chạy qua đèn Đ4 là: 5A
0,5
Xét mạch gồm Đ1//Đ2//Đ3
0,25
Ta có I = I1 + I2 + I3 
0,5
=> I3 = I - I1 - I2 = 5 – 1,5 – 1,5 = 2(A)
Vậy cường độ dòng điện chạy qua đèn Đ3 là: 2A
0,75
b) (1,5đ)
Xét mạch gồm Đ1//Đ2//Đ3 ta có:
U123 = U1 = U2 = U3 = 4,5 (V)
0,5
Mà U = U123 + U4
Nên U4 = U – U123 = 12 – 4,5 = 7,5 (V)
0,25
0,25
Vậy hiệu điện thế giữa 2 đầu đèn 1 bằng hiệu điện thế giữa 2 đầu đèn 3 và bằng 4,5 (V); Hiệu điện thế giữa 2 đầu đèn 4 bằng 7,5 (V)
(Chú ý: HS trả lời trước tính sau vẫn cho điểm tối đa)
0,5
Bài 6. (1.5đ)
Trả lời: 
+ Tấm kính mỏng có tráng bạc ở mặt sau, ta thấy rõ ảnh của mình. Vì ánh sáng truyền đến gặp gương phản xạ hầu hết nên ảnh rõ nét
+ Còn tấm kính không tráng bạc phản rất ít ánh sáng từ vật truyền đến nên ảnh không rõ
0,75
0,75

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_va_Dap_an_thi_HSG_Ly_7_1516.doc