Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi THCS huyện Ý Yên năm học 2015 - 2016 môn: Sinh học – lớp 8

doc 7 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 2428Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi THCS huyện Ý Yên năm học 2015 - 2016 môn: Sinh học – lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi THCS huyện Ý Yên năm học 2015 - 2016 môn: Sinh học – lớp 8
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
HUYỆN Ý YÊN
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI THCS
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN : SINH HỌC – LỚP 8
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề gồm 02 trang)
Câu 1. (3,0 điểm):
a. Trình bày các khái niệm: phản xạ, cung phản xạ, vòng phản xạ.
b. Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3) vừa qua, nhà trường tổ chức giải bóng đá nam cho học sinh khối 8. Trong trận đấu đầu tiên giữa đội bóng lớp 8A và đội bóng lớp 8B, khi trận đấu đang diễn ra thì có một cầu thủ của đội bóng lớp 8A bỗng nhiên bị co cứng ở bắp cơ chân phải không hoạt động được, làm trận đấu bị gián đoạn. Bằng những hiểu biết của mình về hoạt động của cơ, em hãy cho biết:
- Hiện tượng trên được gọi là gì? 
- Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng trên?
- Cách xử lí hiện tượng trên như thế nào?
Câu 2. (3,0 điểm):
a. Huyết áp là gì? Hãy giải thích vì sao huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ nhưng máu vẫn vận chuyển được qua tĩnh mạch để trở về tim.
b. Khi nghiên cứu hoạt động của tim ở một học sinh nữ lớp 8, các bác sĩ thấy: Tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 70 mililít (ml) máu và trong một ngày đêm đã đẩy đi được 7560 lít (l) máu, thời gian của pha dãn chung bằng 1/2 thời gian của chu kì tim, thời gian pha nhĩ co bằng 1/3 thời gian pha thất co. Em hãy tính giúp các bác sĩ số chu kì tim trong một phút và thời gian diễn ra mỗi pha trong một chu kì tim của bạn học sinh nói trên.
Câu 3. (2,0 điểm):
Bảng dưới đây là kết quả đo một số thành phần của khí hít vào và thở ra ở một người bình thường:
O2
CO2
N2
Hơi nước
Khí hít vào
20,96%
0,03%
79,01%
Ít
Khí thở ra
16,40%
4,10%
79,50%
Bão hoà
a. Hãy giải thích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít vào và thở ra của người nói trên.
b. Giả sử người nói trên hô hấp bình thường là 18 nhịp/1 phút, mỗi nhịp hít vào một lượng khí là 450 mililít (ml). Hãy tính:
- Lượng khí O2 (theo đơn vị lít) mà người đó đã lấy từ môi trường bằng con đường hô hấp trong một ngày.
- Lượng khí CO2 (theo đơn vị lít) mà người đó đã thải ra môi trường bằng con đường hô hấp trong một ngày.
Câu 4. (3,0 điểm):
a. Cho sơ đồ chuyển hoá sau: Tinh bột đường mantôzơđường glucôzơ.
Hãy cho biết:
- Chặng (1) có thể được thực hiện ở bộ phận nào của ống tiêu hoá và có sự tham gia của loại enzim nào?
- Chặng (2) được thực hiện ở bộ phận nào của ống tiêu hoá và có sự tham gia của enzim trong những dịch tiêu hoá nào?
b. Nêu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo cho sự tiêu hóa có hiệu quả.
Câu 5. (1,5 điểm):
Nêu những thói quen sống khoa học có tác dụng bảo vệ cho hệ bài tiết nước tiểu tránh khỏi các tác nhân có hại.
Câu 6. (2,0 điểm):
Giải thích những đặc điểm cấu tạo của da phù hợp với chức năng bảo vệ cơ thể.
Câu 7. (4,0 điểm):
a. Khi đi ngoài trời nắng mà không đội mũ hay nón thì mặt đỏ gay, mồ hôi vã ra. Hiện tượng này thuộc loại phản xạ nào? Nêu các tính chất của loại phản xạ này.
b. Phân biệt tật cận thị với tật viễn thị về khái niệm, nguyên nhân, biện pháp phòng ngừa và cách khắc phục.
Câu 8. (1,5 điểm):
Hoocmôn có những tính chất gì? Nêu tác dụng chính của kích tố nang trứng và kích tố thể vàng đối với nam và nữ.
-------------HẾT-------------
Họ và tên thí sinh: ..........
Số báo danh:.
Họ, tên chữ ký GT 1: .
Họ, tên chữ ký GT 2: .
HƯỚNG DẤN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ THI HSG SINH HỌC – 8
Câu
Ý
Nội dung trả lời
Điểm
1
a. Trình bày các khái niệm: phản xạ, cung phản xạ, vòng phản xạ.
b. Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3) vừa qua, nhà trường tổ chức giải bóng đá nam cho học sinh khối 8. Trong trận đấu đầu tiên giữa đội bóng lớp 8A và đội bóng lớp 8B, khi trận đấu đang diễn ra thì có một cầu thủ của đội bóng lớp 8A bỗng nhiên bị co cứng ở bắp cơ chân phải không hoạt động được, làm trận đấu bị gián đoạn. Bằng những hiểu biết của mình về hoạt động của cơ, em hãy cho biết:
- Hiện tượng trên được gọi là gì? 
- Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng trên?
- Cách xử lí hiện tượng trên như thế nào?
3,0
a
- Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh.
- Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm (da...) qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng (cơ, tuyến)
- Vòng phản xạ là luồng thần kinh bao gồm cung phản xạ và đường phản hồi.
0,25
0,25
0,25
b
- Hiện tượng: Bắp cơ bị co cứng, không hoạt động được gọi là hiện tượng cơ co quá mức hay còn gọi là “chuột rút”.
- Nguyên nhân: 
+ Khi thi đấu, do cơ hoạt động nhanh, nhiều và cơ thể ra nhiều mồ hôi dẫn tới ứ đọng nhiều axit lactic; mất nước, muối và các chất điện giảimỏi cơ.
+ Trước khi thi đấu, do khởi động, làm nóng cơ thể không kĩ làm cơ dễ bị co rút liên tục với những động tác đột ngột.
- Cách xử lí: 
+ Xoa bóp nhẹ vùng cơ đau, làm động tác kéo dãn cơ ở chân bị chuột rút và giữ cho đến khi hết tình trạng co rút.
+ Chườm lạnh lên vùng cơ đau.
+ Ngừng chơi ngay, đưa vào nghỉ ở khu vực thoáng mát nghỉ ngơi.
+ Uống bù nước có chứa muối.
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2
a. Huyết áp là gì? Hãy giải thích vì sao huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ nhưng máu vẫn vận chuyển được qua tĩnh mạch để trở về tim?
b. Khi nghiên cứu hoạt động của tim ở một học sinh nữ lớp 8, các bác sĩ thấy: Tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 70 mililit (ml) máu và trong một ngày đêm đã đẩy đi được 7560 lít (l) máu, thời gian của pha dãn chung bằng 1/2 thời gian của chu kì tim, thời gian pha nhĩ co bằng 1/3 thời gian pha thất co. Em hãy tính giúp các bác sĩ số chu kì tim trong một phút và thời gian diễn ra mỗi pha trong một chu kì tim của bạn học sinh nói trên.
3,0
a
- Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch, được đo bằng mmHg.
- Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyển được qua tĩnh mạch để trở về tim là nhờ:
+ Sự co bóp của các bắp cơ quanh thành tĩnh mạch.
+ Sức hút của lồng ngực khi ta hít vào.
+ Sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra.
+ Sự hỗ trợ của các van trong các tĩnh mạch đi từ phần dưới cơ thể về tim.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
b
- Số chu kì tim trong một phút:
+ Lượng máu mà tâm thất trái co và đẩy đi trong một phút là: 7560 : (24. 60) = 5,25 lít.
+ Số lần tâm thất trái co trong một phút là: (5,25. 1000) : 70 = 75 (lần)
+ Vậy số chu kì tim trong một phút là : 75 lần.
- Thời gian diễn ra mỗi pha trong một chu kỳ tim:
+ Thời gian hoạt động của một chu kỳ tim là : (60 : 75) = 0,8 (s).
+ Thời gian của pha dãn chung là : (0,8 : 2) = 0,4 (s)
+ Gọi thời gian pha nhĩ co là x giâythời gian pha thất co là 3x . 
+ Ta có: x + 3x = 0,8 – 0,4 = 0,4 x = 0,1 (s). 
+ Vậy trong một chu kì co dãn của tim: Thời gian của pha nhĩ co là 0,1s; pha thất co là 0,1 . 3 = 0,3s.
(HD: HS có thể trình bày theo cách khác, nếu hợp lý và cho kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa)
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
3
Bảng dưới đây là kết quả đo một số thành phần của khí hít vào và thở ra ở một người bình thường:
O2
CO2
N2
Hơi nước
Khí hít vào
20,96%
0,03%
79,01%
Ít
Khí thở ra
16,40%
4,10%
79,50%
Bão hoà
a. Hãy giải thích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít vào và thở ra của người nói trên.
b. Giả sử người nói trên hô hấp bình thường là 18 nhịp/ 1 phút, mỗi nhịp hít vào một lượng khí là 450 mililit (ml). Hãy tính:
- Lượng khí O2 (theo đơn vị lít) mà người đó đã lấy từ môi trường bằng con đường hô hấp trong một ngày.
- Lượng khí CO2 (theo đơn vị lít) mà người đó đã thải ra môi trường bằng con đường hô hấp trong một ngày.
2,0
a
- Tỉ lệ % O2 trong khí thở ra thấp hơn trong khí hít vào là do O2 đã khuếch tán từ khí phế nang vào máu trong mao mạch ở phổi.
- Tỉ lệ % CO2 trong khí thở ra cao hơn trong khí hít vào là do CO2 đã khuếch tán từ máu trong mao mạch ở phổi ra khí phế nang.
- Tỉ lệ % N2 trong khí hít vào và thở ra khác nhau không nhiều, ở khí thở ra có cao hơn chút ít là do tỉ lệ O2 bị hạ thấp hẳn, sự khác nhau này không có ý nghĩa sinh học.
- Hơi nước bão hoà trong khí thở ra là do được làm ẩm bởi lớp niêm mạc tiết chất nhầy phủ toàn bộ đường dẫn khí.
0,25
0,25
0,25
0,25
b
- Ta có:
+ Lượng khí lưu thông/ phút là: 450ml x 18 = 8100ml.
+ Lượng khí lưu thông/ ngày là: 8100x24x60 = 11664000 ml = 11664 lít.
- Vậy:
+ Lượng khí O2 mà người đó đã lấy từ môi trường là: 11664 x (20,96% - 16,4%) = 531,8784 lít.
+ Lượng khí CO2 mà người đó đã thải ra môi trường là: 11664 x (4,1% - 0,02%) = 474,7248 lít.
(HD: HS có thể trình bày theo cách khác, nếu hợp lý và cho kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa)
0,25
0,25
0,25
0,25
4
a. Cho sơ đồ chuyển hoá sau: Tinh bột đường mantôzơđường glucôzơ. Hãy cho biết:
- Chặng (1) có thể được thực hiện ở bộ phận nào của ống tiêu hoá và có sự tham gia của loại enzim nào?
- Chặng (2) được thực hiện ở bộ phận nào của ống tiêu hoá và có sự tham gia của enzim có trong những dịch tiêu hoá nào?
b. Nêu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo cho sự tiêu hóa có hiệu quả.
3,0
a
- Chặng 1:
+ Được thực hiện trong khoang miệng và ruột non (ngoài ra có thể xảy ra trong dạ dày khi thức ăn chưa thấm dịch vị).
+ Enzim tham gia là enzim amilaza.
- Chặng 2:
+ Được thực hiện trong ruột non.
+ Enzim phân giải tinh bột và đường mantôzơ có trong dịch tuỵ và dịch ruột.
(HD: Dòng in nghiêng trong ngoặc không yêu cầu HS phải viết được trong bài làm)
0,5
0,25
0,25
0,5
b
Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo cho sự tiêu hóa có hiệu quả:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn để bảo vệ răng và các cơ quan trong khoang miệng.
- Ăn uống hợp vệ sinh như ăn chín uống sôi, rửa tay sạch trước khi ăn để tránh các tác nhân gây hại cho các cơ quan tiêu hóa. 
- Thiết lập khẩu phần ăn uống hợp lí để đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh cho các cơ quan tiêu hóa phải làm việc quá sức.
- Ăn uống đúng cách: ăn chậm nhai kĩ; ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị; tạo bầu không khí vui vẻ thoải mái khi ăn; sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí để sự tiêu hóa được hiệu quả.
0,25
0,5
0,25
0,5
5
Nêu những thói quen sống khoa học có tác dụng bảo vệ cho hệ bài tiết nước tiểu tránh khỏi các tác nhân có hại.
1,5
- Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu.
- Khẩu phần ăn uống hợp lí:
+ Không ăn quá nhiều prôtêin, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi.
+ Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại.
+ Uống đủ nước.
- Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay, không nên nhịn lâu.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
6
Giải thích những đặc điểm cấu tạo của da phù hợp với chức năng bảo vệ cơ thể.
2,0
- Ở lớp biểu bì của da có:
+ Tầng sừng gồm các tế bào chết đã hóa sừng xếp sít nhau, dễ bong ra có tác dụng: đẩy bụi và vi khuẩn bám trên bề mặt của lớp này ra khỏi cơ thể, làm cho cơ thể không bị mất quá nhiều nước do bốc hơi
+ Tầng tế bào sống gồm các tế bào có khả năng phân chia tạo ra các tế bào mới, trong tế bào có chứa các hạt sắc tố: Các tế bào mới được sinh ra có tác dụng thay thế cho các tế bào ở tầng sừng đã bong ra và hàn gắn các vết thương cho da; sắc tố da góp phần chống tác hại của các tia tử ngoại ảnh hưởng xấu đến da.
- Ở lớp bì của da có các tuyến nhờn tiết ra chất nhờn giúp da không bị khô nẻ, không thấm nước và diệt khuẩn cho da.
- Lớp mỡ dưới da tạo ra lớp đệm có tác dụng cách nhiệt chống lạnh cho cơ thể khi trời lạnh và giảm bớt những săng chấn cơ học tác động tới những nội quan bên trong cơ thể.
0,5
0,5
0,5
0,5
7
a. Khi đi ngoài trời nắng mà không đội mũ hay nón thì mặt đỏ gay, mồ hôi vã ra. Hiện tượng này thuộc loại phản xạ nào? Nêu các tính chất của loại phản xạ này.
b. Phân biệt tật cận thị với tật viễn thị về khái niệm, nguyên nhân, biện pháp phòng ngừa và cách khắc phục.
4,0
a
- Hiện tượng “khi đi ngoài trời nắng mà không đội mũ hay nón thì mặt đỏ gay, mồ hôi vã ra” thuộc loại phản xạ không điều kiện.
- Các tính chất của phản xạ không điều kiện gồm:
+ Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện.
+ Bẩm sinh (sinh ra đã có không cần phải học tập).
+ Bền vững (khó mất đi).
+ Có tính chất di truyền và mang tính chất chủng loại.
+ Số lượng hạn chế (có hạn).
+ Cung phản xạ đơn giản.
+ Trung ương nằm ở trụ não, tuỷ sống.
(HD: Tính chất số 2 và 3, HS có thể viết như phần in nghiên trong ngoặc cũng cho điểm tối đa với mỗi tính chất; ở tính chất số 5, HS có thể thay cụm từ “hạn chế” bằng cụm từ “có hạn” cũng cho điểm)
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
b
Phân biệt tật cận thị với tật viễn thị
Tật cận thị
Tật viễn thị
Khái niệm
Là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần.
Là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa.
Nguyên nhân
- Do cầu mắt dài bẩm sinh.
- Do không giữ đúng khoảng cách trong vệ sinh học đường, làm cho thủy tinh thể luôn luôn phồng, lâu dần mất khả năng dãn.
- Do cầu mắt ngắn bẩm sinh.
- Do thủy tinh thể bị lão hóa, mất tính đàn hồi, không phồng được.
Biện pháp phòng ngừa
Phải luôn giữ đúng khoảng cách khi học, viết, xem ti vi
Phải luôn vệ sinh và rèn luyện mắt, làm tăng độ đàn hồi của cầu mắt.
Cách khắc phục
Khi bị tật cần phải đeo kính cận (kính có mặt lõm - kính phân kì) có độ hội tụ phù hợp để làm cho ảnh của vật từ phía trước lùi về đúng màng lưới.
Khi bị tật cần phải đeo kính lão (kính có mặt lồi - kính hội tụ) có độ hội tụ phù hợp để kéo ảnh của vật từ phía sau về đúng màng lưới.
(HD: HS phải trình bày dạng bảng phân biệt và nêu đúng mỗi cặp ý mới cho điểm, nếu HS chỉ nêu được 1 ý trong mỗi cặp ý thì không cho điểm)
0,5
0,5
0,5
0,5
8
Hoocmôn có những tính chất gì? Nêu tác dụng chính của kích tố nang trứng và kích tố thể vàng đối với nam và nữ.
1,5
- Hoocmôn có những tính chất sau:
+ Tính đặc hiệu.
+ Hoạt tính sinh học rất cao.
+ Không mang tính đặc trưng cho loài.
(HD: Nếu HS chỉ nêu được 1 tính chất thì cho 0,25 điểm, nêu được 2 hoặc 3 tính chất thì cho 0,5 điểm) 
- Tác dụng chính của kích tố nang trứng và kích tố thể vàng đối với nam và nữ:
+ Tác dụng chính của kích tố nang trứng (FSH):
Ở nam: FSH có tác dụng kích thích sự sinh tinh của tinh hoàn
Ở nữ: FSH có tác dụng kích thích sự phát triển của bao noãn và sự tiết ơstrôgen của buồng trứng.
+ Tác dụng chính của kích tố thể vàng:
Ở nữ: Kích tố thể vàng (LH) có tác dụng kích thích sự rụng trứng, tạo và duy trì thể vàng trong buồng trứng.
Ở nam: Kích tố thể vàng (ICSH) có tác dụng kích thích tinh hoàn tiết testôstêrôn.
(HD: Các cụm từ in nghiên trong ngoặc không yêu cầu HS phải viết được trong bài làm)
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_va_Dap_an_thi_HSG_Sinh_8_1516.doc