Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn - lớp 7 thời gian làm bài: 150 phút

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1287Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn - lớp 7 thời gian làm bài: 150 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn - lớp 7 thời gian làm bài: 150 phút
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
§Ò chÝnh thøc
HUYỆN Ý YÊN
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7
Thời gian làm bài: 150 phút
Đề gồm 01 trang
Câu 1. (4 điểm)
Cho hai đoạn thơ sau:
 a. Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
 Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
 Ngàn dâu xanh ngắt một màu
 Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?... 
 (Trích Chinh phụ ngâm khúc - Đoàn Thị Điểm)
 b. Chốn Hàm Dương chàng còn ngảnh lại
 Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang
 Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương
 Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.
 ( Trích Chinh phụ ngâm khúc - Đoàn Thị Điểm)
1. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong cả hai đoạn thơ trên? Theo em, cách sử dụng biện pháp tu từ đó ở hai đoạn thơ có gì khác nhau không?
 2. Phân tích ý nghĩa của biện pháp tu từ trong đoạn thơ thứ nhất (đoạn a).
Câu 2. (6 điểm)
Hãy làm sáng tỏ quan niệm: “Con đường từ nhà đến trường của mỗi người học sinh tuy khác nhau nhưng nơi đến cuối mỗi con đường ấy đều giống nhau: ở đó có một ngôi trường đầy tình thân, sự chia sẻ của thầy cô và bạn bè.”     
Câu 3. (10 điểm)
 “Qua màng nước mắt, tôi nhìn theo mẹ và em trèo lên xe. Bỗng em lại tụt xuống chạy về phía tôi, tay ôm con búp bê. Em đi nhanh về chiếc giường, đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ.
- Em để nó ở lại – Giọng em ráo hoảnh – Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa ? Anh hứa đi.
- Anh xin hứa.
Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe. Chiếc xe tải rồ máy, lao ra đường và phóng đi mất hút.
 (Cuộc chia tay của những con búp bê - Khánh Hoài)
 Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai anh em Thành, Thuỷ trong truyện khiến người đọc thấm thía rằng: mái ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Em hãy viết một bài văn nghị luận với nhan đề: Mái ấm gia đình.
	HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2015- 2016
Môn : Ngữ Văn 7
Câu
Nội dung
Điểm
1
*Về nội dung:
a. Biện pháp tu từ được sử dụng trong cả hai đoạn thơ là điệp ngữ.
- Cụ thể:
+ Trong đoạn thứ nhất có điệp từ thấy, ngàn dâu
+ Trong đoạn thứ hai có điệp từ Hàm Dương, Tiêu Tương
- Cách điệp ở hai đoạn thơ có khác nhau:
+ Ở đoạn thứ nhất là điệp ngữ chuyển tiếp (còn gọi là điệp ngữ vòng)
+ Ở đoạn thứ hai là điệp ngữ cách quãng
b. Phân tích ý nghĩa của điệp ngữ trong đoạn thơ thứ nhất:
- Đoạn thơ trích trong tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm, thể hiện nỗi sầu chia li vì chiến tranh của chinh phụ. Việc sử dụng điệp ngữ chuyển tiếp đã giúp nhà thơ diễn tả được cái nhìn da diết kiếm tìm hình bóng thân quen của người chồng của người ở lại sau phút chia tay nhưng chỉ thấy hình ảnh ngàn dâu trải dài, nối tiếp một màu.
- Đằng sau cái nhìn thấm đẫm tâm trạng đó, người đọc nhận ra tình cảm lưu luyến, nỗi sầu buồn vì biệt li của chinh phụ và tấm lòng cảm thông tha thiết của nhà thơ trước nỗi đau của con người.
* Về hình thức: Viết thành đoạn văn phân tích (Nếu gạch đầu dòng không cho điểm hình thức)
3
(1)
(0,5)
(1,5)
1
2
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Bài làm phải được viết thành đoạn văn (bài văn) hoàn chỉnh.
- Biết vận dụng kĩ năng nghị luận chứng minh để làm sáng tỏ quan niệm đã cho.
- Kết cấu chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, luận cứ tiêu biểu, lập luận thuyết phục; hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những kiến thức đã được học về kiểu văn nghị luận chứng minh và vốn hiểu biết, học sinh làm sáng tỏ quan niệm đã cho.
Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau:
- Dẫn dắt vấn đề và nêu được quan niệm cần làm sáng tỏ: Con đường từ nhà đến trường của mỗi người học sinh tuy khác nhau nhưng nơi đến ở cuối mỗi con đường ấy đều giống nhau: ở đó có một ngôi trường đầy tình thân, sự chia sẻ của thầy cô và bạn bè.
- Khẳng định tính đúng đắn của quan niệm.
- Nêu lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ của quan niệm:
+ Diễn giải nội dung của quan niệm: Con đường đến trường của học sinh tuy khác nhau ở điểm xuất phát nhưng giống nhau ở điểm đến; ngôi trường là “mái nhà chung”.
+ Chứng minh sự khác nhau của con đường từ nhà đến trường: mỗi em đều có một mái nhà riêng, một hoàn cảnh sống riêng
+ Chứng minh sự giống nhau ở điểm cuối con đường đến trường: nơi ấy là ngôi trường, có thầy cô và bạn bè.
+ Chứng minh ngôi trường là mái nhà chung: nơi ấy là đích đến của người học sinh để trao dồi kiến thức, rèn luyện kĩ năng, tu dưỡng đạo đức; nơi ấy các em sẽ được sống trong tình yêu thương, dạy bảo của thầy cô giáo; trong tình thân ái, sự san sẻ của bạn bè.
- Nêu ý nghĩa của quan niệm và vai trò của ngôi trường trong cuộc đời của mỗi con người.
Lưu ý: Giáo viên chấm cần căn cứ vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu: kiến thức và kỹ năng; linh hoạt trong việc cho điểm.
0,5đ
0,5đ
1,0đ
1,0đ
1,0đ
1,0đ
1,0đ
3
 Mục đích: Học sinh biết làm bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội được rút ra từ một tác phẩm văn học. Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo những yêu cầu sau:
1. Về hình thức: 
Bài làm có bố cục rõ ràng, luận điểm đầy đủ chính xác, vận dụng thuần thục các phương pháp lập luận: phân tích, giải thích, chứng minh, tổng hợp
- Bài viết diễn đạt mạch lạc, lập luận linh hoạt, lời văn chuẩn xác, không mắc lỗi chính tả, văn có cảm xúc sâu sắc.
2. Về nội dung:
a. Mở bài: HS xác định được vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của mái ấm gia đình đối với trẻ thơ.
b. Thân bài:
* HS cần giải thích được:
Với trẻ thơ, mái ấm gia đình là nơi các em được chăm sóc, nuôi dưỡng, được yêu thương, dạy dỗ để trưởng thành
* Vì sao trẻ em cần có một mái ấm gia đình?
- Gia đình có ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển nhân cách của trẻ (DC + LL)
- Sự bình yên trong mỗi gia đình góp phần làm nên sự bình yên trong tâm hồn trẻ thơ, và sự bình yên trong xã hội (DC + LL)
* Bàn luận, mở rộng:
- Mái ấm gia đình là uớc mơ chính đáng của trẻ thơ, thông điệp về ý thức bảo vệ tình cảm gia đình: Tổ ấm gia đình, hạnh phúc gia đình, tình cảm gia đình là vô cùng quý giá thiêng liêng, mỗi người phải biết vun đắp, giữ gìn
- Người lớn cần có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn, không nên vì bất cứ lí do gì mà làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên trong sáng của con trẻ
- Gia đình tan vỡ, trẻ em sẽ là những nạn nhân đau đớn, bất hạnh nhất( Dẫn chứng + Lí lẽ)
- Liên hệ trách nhiệm bản thân
c. Kết bài: Khẳng định lại vai trò của mái ấm gia đình
 * Cách cho điểm:
 	+ Điểm 9 - 10 điểm: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có cảm xúc và suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, diễn đạt tốt.
	+ Điểm 7 - 8 điểm: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có cảm xúc và suy nghĩ tương đối sâu sắc về vấn đề nghị luận, diễn đạt tốt.
	+ Điểm 5 - 6 điểm: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có cảm xúc và suy nghĩ tương đối sâu sắc về vấn đề nghị luận, có thể có một số lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt . 
	+ Điểm 3- 4 điểm: Hiểu tương đối rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có cảm xúc và suy nghĩ tương đối sâu sắc về vấn đề nghị luận, có lỗi về chính tả, diễn đạt.
	+ Điểm 1 - 2 điểm: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về nội dung và phương pháp, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả. 
	+ Điểm 0,25- 0,75 điểm: Không hiểu yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng được các yêu cơ bản về nội dung và phương pháp, còn lạc sang phân tích hoặc kể lại nội dung câu chuyện, còn mắc nhiều lỗi chính tả và diễn đạt.
	+ Điểm (0 điểm): bỏ giấy trắng, không làm bài.
Lưu ý: Giám khảo vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm. Cần trân trọng những sáng tạo của học sinh.
0,5đ
1,0đ
3,0đ
5,0đ
0,5đ

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_va_dap_an_thi_HSG_1516.doc