Đề khảo sát chất lượng học kỳ I - Năm học 2014 - 2015 môn: Địa lý 12 - Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề

pdf 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 790Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học kỳ I - Năm học 2014 - 2015 môn: Địa lý 12 - Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng học kỳ I - Năm học 2014 - 2015 môn: Địa lý 12 - Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
SỞ GD&ĐT BẮC NINH 
TRƯỜNG THPT QUẾ VÕ SỐ 1 
(Đề gồm có 01 trang) 
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I 
NĂM HỌC 2014 – 2015 
Môn: Địa lý 12 
Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) 
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) 
Câu I (2,0 điểm) 
1. Nêu các đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam. Phân tích các thế mạnh về tự nhiên của khu vực 
đồng bằng với sự phát triển kinh tế – xã hội. 
2. Hãy trình bày những thế mạnh của nguồn lao động nước ta. 
Câu II: (3,0 điểm) Cho bảng số liệu: 
Diện tích và sản lượng lúa của nước ta các năm (1990 - 2013) 
Năm 1990 1995 1999 2006 2013 
Diện tích (nghìn ha) 6 042 6 765 7 653 7 324 7 900 
Sản lượng (nghìn tấn) 19 225 24 963 31 393 35 49 44.100 
 1.Hãy tính năng suất lúa của nước ta thời kỳ 1990 – 2013. 
 2.Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng về diện tích ,sản lượng, năng suất lúa của nước ta thời kỳ trên. 
 3. Nhận xét và giải thích sự biến động về diện tích, sản lượng, năng suất lúa của nước ta từ năm 1990 
đến 2013 
II. PHẦN RIÊNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) 
Phần dành cho lớp 12A15 
Câu III (3,0 điểm) 
1. Cho biết tại sao Hà Nội là trung tâm du lịch lớn vào loại nhất cả nước. 
2. Chứng minh Trung du và miền núi Bắc Bộ có thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để phát triển công 
nghiệp. 
Câu IV(2,0 điểm) 
 Phân tích những khó khăn đối với hoạt động đánh bắt thủy hải sản ở nước ta. Tại sao cần đẩy mạnh 
hoạt động đánh bắt xa bờ và nuôi trồng thủy sản? . 
Phần dành cho lớp 12A2, 12A3, 12A4, 12A13, 12A14 
Câu III ( 2,0 điểm) 
 1. Trình bày đặc điểm gió mùa mùa đông. Cho biết nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và 
Tây Nguyên. 
 2. Cho bảng số liệu: 
DÂN SỐ TRUNG BÌNH VÀ DIỆN TÍCH CÁC VÙNG NĂM 2012 
Vùng 
Dân số TB 
(Nghìn người) 
Diện tích 
(Km
2
) 
Vùng 
Dân số TB 
(Nghìn người) 
Diện tích 
(Km
2
) 
CẢ NƯỚC 88.772,9 330.951,1 Duyên hải Nam Trung Bộ 8.984,0 44.376,8 
Đồng bằng sông Hồng 19.059,5 14.948,5 Tây Nguyên 5.379,6 54.641,1 
Trung du và miền núi phía Bắc 12.577,4 101.374,6 Đông Nam Bộ 15.192,3 23.598,0 
Bắc Trung Bộ 10.189,6 51.459,2 Đồng bằng sông Cửu Long 17.390,5 40.553,1 
 ( Nguồn: Tổng cục thống kê tháng 2 năm 2014) 
Tính mật độ dân số trung bình các vùng ở nước ta dựa vào bảng số liệu trên. Thông qua kết quả đã tính 
hãy rút ra nhận xét và giải thích tình hình phân bố dân cư giữa các vùng ở nước ta. 
 Câu IV ( 2,0 điểm) 
1. Vùng biển nước ta bao gồm những bộ phận nào? 
2. Hãy trình bày đặc điểm địa hình đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. 
------------------------ Hết ------------------------ 
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 
Họ và tên thí sinh: Số báo danh: ..... 
ĐÁP ÁN BÀI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2014-2015 
MÔN: ĐỊA LÝ 12 KHỐI: C 
Câu Mục Nội dung Điểm 
Phần chung cho tất cả thí sinh (5,0 điểm) 
Câu I 
( 2,0 
điểm) 
Câu II 
( 3,0 
điểm) 
1 Nêu các đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam. Phân tích các thế 
mạnh về tự nhiên của khu vực đồng bằng với sự phát triển kinh tê – 
xã hội. 
- Nêu đúng 4 đặc điểm chính của tự nhiên Việt Nam: Đất nước nhiều đồi 
núi, thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, thiên nhiên nhiệt đới 
ẩm gió mùa, thiên nhiên phân hóa đa dạng. 
- Phân tích các thế mạnh về tự nhiên của khu vực đồng bằng với sự phát 
triển kinh tế– xã hội. 
+ Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa nông sản 
+ Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như thủy sản, khoáng sản và 
lâm sản 
+ Là điều kiện thuận lợi để tập trung các đô thị, các hoạt động công 
nghiệp và thương mại 
+ Tạo thuận lợi cho phát triển giao thông vận tải. 
1,0 
0,5 
0,5 
2 Hãy trình bày những thế mạnh của nguồn lao động nước ta 
- Số lượng: Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 
triệu người, chiếm 51,2 % tổng số dân. Với mức tăng nguồn lao động 
như hiện nay, mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động. 
- Chất lượng: 
+ Người lao dộng nước ta cần cù, sáng tạo có kinh nghiệm sản xuất 
phong phú gắn với truyền thống của dân tộc ( đặc biệt trong sản xuất 
nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp) được tích 
lũy qua nhiều thế hệ. 
+ Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên nhờ những thành tựu 
trong phát triển văn hóa, giáo dục và y tế. Lao động qua đào tạo chiếm 
25% cơ cấu lao động cả nước, trong đó có 5,3% trình độ cao đẳng, đại 
học và trên đại học. 
1,0 
0,5 
0,25 
0,25 
1 Hãy tính năng suất lúa của nước ta thời kỳ 1990 – 2013. 
Năng suất lúa của nước ta =Sản lượng / Diện tích 
Năm 1990 1995 1999 2006 2013 
Năng suất(tạ/ha) 31,8 36,9 41,0 48,9 55,8 
0,5 
2 Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng về diện tích , sản lượng , 
năng suất lúa của nước ta thời kỳ trên. 
a. Tính Tốc độ tăng trưởng : Bảng tốc độ tăng trưởng của diện tích, 
năng suất và sản lượng lúa nước ta thời kì 1990- 2013 ( đơn vị:%) 
Năm 1990 1995 1999 2006 2013 
Diện tích 100 112 127 121 131 
0,5 
b.Vẽ biểu đồ: 
- Chọn biểu đồ đường ( các biểu đồ khác không cho điểm) 
- Có đơn vị , tên , khoảng cách năm chính xác, chú giải, thẩm mỹ 
Sản lượng 100 130 163,3 186,5 229,4 
Năng suất 100 116 129 154 175,5 
1,5 
3 Nhận xét và giải thích sự biến động về diện tích , sản lượng , năng 
suất lúa của nước ta từ năm 1990 đến 2013 
- Nhìn chung diện tích , sản lượng , năng suất lúa của nước ta từ năm 
1990 đến 2013 đều tăng nhưng có sự biến động : 
+ Sản lượng và năng suất tăng liên tục (d/c) 
+ Diện tích xu hướng chung tăng , riêng năm 2006 có giảm (d/c) 
- Tốc độ tăng trưởng của sản lượng cao nhất ( 229,4%) tiếp đến là năng 
suất( 175,5% ) thấp nhất là diện tích ( 131% ) 
0,5 
0,25 
0,25 
Phần riêng cho các thí sinh ( 5,0 điểm) 
Phần dành cho 12A15 
 Câu 
III ( 
3,0 
điểm) 
1 Cho biết tại sao Hà Nội là trung tâm du lịch lớn vào loại nhất cả 
nước 
Vì: 
- Nằm trong tam giác tăng trưởng du lịch phía bắc, là trung tâm du lịch 
có ý nghĩa quốc gia ở vùng du lịch Bắc Bộ 
- Là thủ đô của cả nước, một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn 
nhất cả nước 
- Tài nguyên du lịch rất phong phú và đa dạng ( Văn Miếu- Quốc Tử 
Giám, Hồ Gươm, lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh, phố cổ, Hồ Tây, các làng 
nghề, các món ẩm thực). Đặc biệt vùng phụ cần có nhiều điểm du lịch 
nổi tiếng ( Vịnh Hạ Long) 
- Cơ sở hạ tầng ( giao thông vận tải, khả năng cung cấp điện, nước, thông 
tin liên lạc), cơ sở vật chất kĩ thuật ( cơ sở lưu trú, cơ sở vui chơi giải 
trí) vào loại tốt nhất cả nước. 
- Chủ trương chính sách của Hà Nội coi du lịch là ngành mũi nhọn 
1,5 
0,25 
0,25 
0,5 
0,25 
0,25 
2 Chứng minh Trung du và miền núi Bắc Bộ có thuận lợi về tài nguyên 
thiên nhiên để phát triển công nghiệp. 
Trung du và miền núi Bắc Bộ có tài nguyên thiên nhiên đa dạng thuận lợi 
cho phát triển công nghiệp: 
- Giàu khoáng sản năng lượng ( nhất là than tập trung chủ yếu ở vùng 
than Quảng Ninh) thuận lợi cho phát triển công nghiệp năng lượng 
- Khoáng sản kim loại đa dạng ( sắt, đồng, chì, kẽm..) là có sở để phát 
triển công nghiệp luyện kim. 
- Ngoài ra có các khoáng sản khác (apatit, đá vôi, đất hiếm) để phát 
triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản. 
- Vùng có nguồn thủy năng lớn cho phép phát triển thủy điện (d/c) 
- Vùng có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông phẩm cung cấp 
nguyên liệu công nghiệp chế biến. Có tài nguyên rừng để phát triển công 
1,5 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
khai thác, chế biến lâm sản 
- Vùng biển có nhiều thuận lợi cho nuôi trồng, đánh bắt thủy sản cung 
cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. 
0,25 
0,25 
 Câu 
IV 
(2,0 
điểm) 
1 Phân tích những khó khăn đối với hoạt động đánh bắt thủy hải 
sản ở nước ta. 
- Bão, gió mùa đông bắc gây thiệt hại về người và tài sản, hạn chế số 
ngày ra khơi 
- Tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt còn chậm được đổi mới, hệ 
thống các cảng cá chưa đáp ứng được yêu cầu. 
- Việc chế biến thủy sản, nâng cao năng suất chất lượng thương phẩm 
còn nhiều hạn chế. 
0,25 
0,25 
0,25 
2 Tại sao cần đẩy mạnh hoạt động đánh bắt xa bờ và nuôi trồng thủy 
sản 
 Cần đẩy mạnh đánh bắt xa bờ vì: 
- Nhằm khai thác nguồn lợi hải sản và giữ vững chủ quyển biển, 
hải đảo 
- Do nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ đã suy giảm 
 Cần đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản vì: 
- Vì tiềm năng nuôi trồng thủy sản còn nhiều 
- Hiệu quả kinh tế - xã hội và nhu cầu thị trường lớn 
- Lí do khác: đảm bảo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, điều 
chỉnh đối với ngành khai thác thủy sản 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
Phần dành cho 12A2, 12A3, 12A4, 12A13, 12A14 
Câu 
III 
( 3,0 
điểm) 
1 
Trình bày đặc điểm gió mùa mùa đông. Cho biết nguyên nhân chính 
tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên. 
- Thời gian hoạt động từ tháng XI đến tháng IX năm sau, miền bắc nước 
ta chịu tác động của khối khí lạnh phương bắc di chuyển theo hướng 
đông bắc, nên thường gọi là gió mùa đông bắc 
- Tính chất: Gió mùa đông bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc. 
Đầu mùa đông, thời tiết lạnh khô.Nửa sau mùa đông thời tiêt lạnh ẩm, có 
mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Trung Bộ 
- Khi di chuyển xuống phía nam, gió mùa đông bắc suy yếu dần, bớt lạnh 
và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã. Từ Đà Nẵng trở vào, Tín Phong 
bán cầu Bắc cũng thổi theo hướng Đông Bắc chiếm ưu thế gây mưa cho 
vùng ven biển Trung Bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô. 
- Nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở Tây Nguyên và Nam Bộ là do 
gió tín phong bán cầu Bắc thổi theo hướng Đông Bắc hoạt động. 
1,0 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
2 Tính mật độ dân số trung bình các vùng ở nước ta dựa vào bảng số 
liệu trên. Thông qua kết quả đã tính hãy rút ra nhận xét và giải thích 
tình hình phân bố dân cư giữa các vùng ở nước ta. 
a) Tính mật độ dân số 
 Mật độ dân số một số vùng ở nước ta năm 2012 
Vùng Mật độ dân số ( người/km2) 
Cả nước 268 
Đồng bằng sông Hồng 1275 
Trung du và miền núi phía bắc 124 
Bắc Trung Bộ 198 
Duyên hải Nam Trung Bộ 202 
Tây Nguyên 98,5 
2,0 
0,5 
Đông Nam Bộ 644 
Đồng bằng sông Cửu Long 429 
b) Nhận xét và giải thích 
- Nhận xét: 
+ Nước ta có mật độ dân số cao 268 người/km2 ( có thể so sánh với mật 
độ dân số TB của TG) 
+ Dân số nước ta phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các đồng bằng 
và ven biển, thưa thớt ở trung du và miền núi. (d/c) 
+ Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số TB cao nhất nước ta gấp 4,8 
lần mật độ trung bình cả nước, gấp 13 lần Tây Nguyên. Tây Nguyên có 
mật độ thấp nhất chỉ gần bằng 2/5 so với mật độ TB cả nước. 
- Giải thích: Do tác động tổng hợp của các nhân tố sau đây: 
+ Trình độ kinh tế- xã hội có sự chênh lệch giữa các vùng, giữa đồng 
bằng với trung du và miền núi. 
+ Do tính chất nền kinh tế: đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ phát 
triển mạnh công nghiệp, trong khi trung du và miền núi chủ yếu phát 
triển nông – lâm- ngư nghiệp. 
+ Do điều kiện tự nhiên: khu vực đồng bằng có nhiều thuận lợi về địa 
hình, nguồn nước, đất đai. Trong khi trung du và miền núi khó khăn nhất 
là địa hình. Ngoài ra do lịch sử khai thác lãnh thổ: đồng bằng sông Hồng 
có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta nên dân cư tập trung đông đúc. 
0,75 
0,25 
0,25 
0,25 
0,75 
0,25 
0,25 
0,25 
 Câu 
IV 
( 2,0 
điểm) 
1 Vùng biển nước ta bao gồm những bộ phận nào. 
- Vùng biển nước ta bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, 
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. 
0,5 
2 Hãy trình bày đặc điểm địa hình đồng bằng sông Hồng và đồng bằng 
sông Cửu Long 
- Đồng bằng sông Hồng 
+ Là đồng bằng bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, 
đã được khai phá từ lâu đời và làm biến đổi mạnh 
+ S: 15 nghìn km2, cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. Bề mặt 
đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô. Vùng trong đê không được bồi tụ 
phù sa hàng năm do có đê ngăn lũ gồm các khu ruộng cao bạc màu, các ô 
trũng ngập nước. Vùng ngoài đê được bồi tụ phù sa hàng năm. 
- Đồng bằng Sông Cửu Long 
+ Là đồng bằng châu thổ được bồi tụ phù sa hàng năm của sông Tiền và 
sông Hậu 
+ Có S khoảng 40 nghìn km2, địa hình thấp và bằng phẳng hơn đồng bằng 
sông Hồng 
+ Trên bề mặt đồng bằng không có đê nhưng có mạng lưới sông ngòi, 
kênh rạch chằng chịt, về mùa lũ nước ngập trên diện rộng, về mùa cạn 
nước triều lấn mạnh làm cho gần 2/3 diện tích đồng bằng là đất mặn, đất 
phèn. Đồng bằng có các vùng trũng lớn ( Đồng Tháp Mười Tứ giác Long 
Xuyên) 
(Học sinh có thể kẻ bảng, nếu đủ ý vẫn cho điểm) 
1,5 
0,25 
0,5 
0,25 
0,25 
0,25 
------------------------ Hết ------------------------ 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDia12.pdf