Đề khảo sát chất lượng học kỳ I - Năm học 2014 - 2015 môn: Địa lý 11 - Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề

pdf 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 861Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học kỳ I - Năm học 2014 - 2015 môn: Địa lý 11 - Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng học kỳ I - Năm học 2014 - 2015 môn: Địa lý 11 - Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
SỞ GD&ĐT BẮC NINH 
TRƯỜNG THPT QUẾ VÕ SỐ 1 
(Đề gồm có 01 trang) 
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I 
NĂM HỌC 2014 – 2015 
Môn : Địa lý 11 
Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) 
I.Phần chung cho tất cả thí sinh (3,0 điểm) 
Câu I. Cho bảng số liệu: 
Giá trị sản xuất ngành trồng trọt (theo giá so sánh 1994) 
(Đơn vị : tỉ đồng) 
Năm Lương thực Rau đậu Cây công nghiệp Cây ăn quả 
1990 33289,6 3477,0 6692,3 5028,5 
1995 42110,4 4983,6 12149,4 5577,6 
2000 55163,1 6332,4 21782,0 6105,9 
2005 63852,5 8928,2 25585,7 7942,7 
2010 71954,0 11874,6 33913,1 9908,7 
1. Vẽ biểu đồ biểu hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm 
cây trồng. 
2. Nhận xét về tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt. 
II. Phần riêng (7,0 điểm) 
A. Phần dành cho lớp 11A13. 
 Câu II (2,0 điểm) 
1. Biển Đông có ảnh hưởng như thế nào đến thiên nhiên Việt Nam ? 
2. Vì sao nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư ? 
Câu III (3,0 điểm) 
1. Phân tích những điều kiện thuận lợi về tự nhiên để phát triển ngành thủy sản nước ta. Tại 
sao hoạt động nuôi trồng lại chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất của 
ngành thủy sản? 
2. Nêu ý nghĩa của việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp. 
Câu IV (2,0 điểm) 
 Trình bày thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế của khu vực đồng bằng và khu vực đồi 
núi nước ta. 
B. Phần dành cho các lớp còn lại. 
Câu II (2,0 điểm) 
Toàn cầu hóa là gì ? Nêu những biểu hiện và hệ quả tất yếu của toàn cầu hóa kinh tế. Xu 
hướng toàn cầu hóa có ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế - xã hội nước ta ? 
Câu III (3,0 điểm) 
Cho bảng số liệu sau : Số dân Hoa Kì giai đoạn 1800-2005 
 (Đơn vị : Triệu người) 
Năm 1800 1820 1840 1860 1880 1900 1920 1940 1960 1980 2005 
Số dân 5 10 17 31 50 76 105 132 179 227 296,5 
1. Nhận xét đặc điểm dân số Hoa Kì và giải thích nguyên nhân dân số tăng nhanh. 
2. Dân nhập cư có tác động thế nào tới nền kinh tế của Hoa Kì. 
Câu IV (2,0 điểm) 
Tại sao vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu là một trong những vấn đề mang tính cấp bách nhất 
hiện nay ? 
------------------------ Hết ------------------------ 
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 
Họ và tên thí sinh: Số báo danh: ..... 
ĐÁP ÁN BÀI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2014-2015 
MÔN: ĐỊA LÝ 11 
Câu Nội dung Điểm 
 Phần chung cho tất cả thí sinh 
I Vẽ biểu đồ 
- Xử lí số liệu (lấy năm 1990 =100%) 
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây trồng 
(%) 
Năm Lương thực Rau đậu Cây công 
nghiệp 
Cây ăn 
quả 
1990 100,0 100,0 100,0 100,0 
1995 126,5 143,3 185,5 110,9 
2000 165,7 182,1 325,5 121,4 
2005 191,3 207,0 382,8 159,3 
2010 216,1 341,5 506,7 197,1 
- Vẽ biểu đồ : Biểu đồ đường ( 3 Đ) 
- Nhận xét : 
+ Giai đoạn 1990-2010, ngành trồng trọt có tốc độ tăng trưởng 163.3%, tuy 
nhiên tốc độ tăng trưởng có khác nhau giữa các nhóm cây. 
+ Nhóm cây công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất(DC) tiếp theo là 
nhóm cây rau đậu(DC) nhóm cây lương thực(DC). Nhóm cây ăn quả có tốc 
độ tăng trưởng chậm(DC). 
 0,5 
1,5 
0,5 
0,5 
 Phần riêng 
 II A. Phần dành cho lớp 11A13. 
1. Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam: 
+ Khí hậu: Mang đặc tính hải dương nên điều hòa hơn. 
+ Địa hình ven biển đa dạng. Hệ sinh thái vùng ven biển đa dạng và giàu có. 
+ Tài nguyên thiên nhiên vùng biển phong phú: 
* Khoáng sản: có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu khí, ngoài ra còn có cát, 
muối 
* Hải sản: có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, 
hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác. Ven các đảo, quần đảo 
Trường Sa và Hoàng Sa có nguồn tài nguyên quý giá là các rạn san hô và các 
loài sinh vật khác. 
+ Thiên tai: Bão kèm theo mưa lớn, sóng lừng, nước dâng,sạt lở bờ biển; hiện 
tượng cát bay, cát chảy vào ruộng vườn, làng mạc. 
2. Vì sao nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư? 
+ Dân cư nước ta phân bố không đều: 
* Tập trung đông đúc ở đồng bằng (75% dân số cả nước) với mật độ dân số 
rất cao, gây ảnh hưởng đến môi trường, gây khó khăn cho vấn đề giải quyết 
việc làm, tệ nạn xã hội gia tăng 
* Trung du, miền núi mật độ thấp hơn nhiều so với đồng bằng, trong khi đó ở 
đây có rất nhiều tài nguyên nhưng lại thiếu lao động, đặc biệt là lao động có 
trình độ. 
* Tỉ lệ dân cư thành thị tuy có tăng nhưng còn chậm(DC). 
+ Sự phân bố lại dân cư chưa hợp lí làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng 
lao động, khai thác tài nguyên. Vì vậy việc phân bố lại dân cư và lao động 
trên phạm vi cả nước là rất cần thiết. 
0,25 
0,25 
 0,25 
 0,25 
0,75 
0,25 
 III 1. Phân tích những thuận lợi đối với hoạt động đánh bắt thủy sản ở nước ta. 
Giải thích tại sao hoạt động nuôi trồng lại chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong 
cơ cấu giá trị sản xuất của ngành thủy sản: 
- Những thuận lợi đối với hoạt động đánh bắt thủy sản: 
+ Vùng biển rộng, có nguồn lợi hải sản khá phong phú( Tổng trữ lượng 3,9 – 
4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm khoảng 1,9 triệu tấn. Biển nước ta 
có hơn 2000 loài cá, 1647 loài giáp xác, hơn 2500 loài nhuyễn thể, hơn 600 
loài rong và nhiều đặc sản khác như hải sâm, bào ngư, sò, ). 
+ Nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm: Cà Mau – Kiên 
Giang; Ninh Thuận - Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu; Hỉa Phòng – Quảng 
Ninh và Hoàng Sa – Trường Sa. 
+ Nhân dân có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt hải sản; các phương tiện 
tàu thuyền, ngư cụ được trang bị tốt hơn; dịch vụ thủy sản và các cơ sở chế 
biến thủy sản được mở rộng. 
+ Thị trường ngày càng được mở rộng; sự đổi mới trong chính sách của Nhà 
nước đối với hoạt động đánh bắt 
- Hoạt động nuôi trồng chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu giá trị sản 
xuất của ngành thủy sản: 
+ Hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và nhu cầu lớn trên thị trường. 
+ Diện tích mặt nước còn nhiều, kĩ thuật nuôi trồng ngày càng hoàn thiện; 
kinh nghiệm nuôi trồng, chính sách 
2. Ý nghĩa của việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp. 
- Sử dụng hợp lí tài nguyên đất, khí hậu và nước. Sử dụng tốt hơn nguồn lao 
động dồi dào. Đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp. 
- Tạo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến.Góp phần đa 
dạng hóa cơ cấu ngành công nghiệp, phân bố lại công nghiệp. 
- Tạo mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ cho đất nước. Góp phần phân bố lại 
dân cư và nguồn lao động giữa các vùng trong cả nước. 
- Phát huy hiệu quả của nền nông nghiệp nhiệt đới, góp phần phát triển kinh 
tế - xã hội ở miền núi, trung du và cao nguyên, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu 
kinh tế đất nước. 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,5 
0,5 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
 IV Trình bày thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế của khu vực đồng bằng 
và khu vực đồi núi nước ta. 
- Thế mạnh của khu vực đồng bằng: 
+ ĐK tự nhiên thuận lợi cho trồng lúa và các loại cây thực phẩm, cây công 
nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm. 
+ Diện tích mặt nước là cơ sở để phát triển ngành thủy sản. 
+ Có nhiều khoáng sản để phát triển công nghiệp (DC). 
+ Địa hình thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng ( đô thị,giao thông, TT 
thương mại) 
- Thế mạnh của khu vực đồi núi: 
+ Tập trung nhiều loại khoáng sản thuận lợi cho phát triển công nghiệp (than 
đá, than nâu,kim loại) 
+ Địa hình, đất đai tạo cơ sở cho phát triển nông nghiệp ( trồng cây dài ngày, 
chăn nuôi gia súc lớn), lâm nghiệp. 
+ Sông ngòi có tiềm năng thủy điện lớn (DC) 
+ Có nhiều điều kiện phát triển du lịch dựa trên các tài nguyên du lịch tự 
nhiên ( địa hình, khí hậu, nguồn nước) 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
 B. Phần dành cho các lớp còn lại 
II - Khái niệm toàn cầu hóa: là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về 
nhiều mặt, từ kinh tế đến văn hóa, khoa học 
- Biểu hiện: 
+ Thương mại thế giới phát triển mạnh. 
+ Đầu tư nước ngoài tăng nhanh. 
+ Thị trường tài chính quốc tế mở rộng. 
+ Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. 
- Hệ quả tất yếu của toàn cầu hóa kinh tế: 
+ Thúc đẩy phát triển sản xuất và tăng trưởng kinh tế toàn cầu. 
+ Đẩy nhanh đầu tư trong và ngoài nước, tăng cường sự hợp tác quốc tế. 
+ Làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo và sự phụ thuộc giữa các quốc gia. 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
III * Nhận xét và giải thích: 
- Dân số Hoa Kì tăng nhanh: năm 1800 là 5 triệu người; năm 2005 tăng lên 
296,5 triệu người.Trong vòng 200 năm dân số tăng hơn 59 lần. 
- Dân số Hoa Kì đông thứ 3 thế giới. 
Nguyên nhân: Do nhập cư từ Châu Âu, Phi, Nam Mĩ và Châu Á. 
* Tác động của những người nhập cư tới nền kinh tế Hoa Kì: 
- Tích cực: 
+ Tạo tính năng động của dân cư trong việc khai phá các vùng đất mới, khai 
thác tài nguyên và phát triển các cơ sở kinh tế. 
+ Góp phần gia tăng lực lượng lao động có trình độ khoa học cao, lao động 
lành nghề từ Châu Âu; giá nhân công rẻ mạt từ Châu Phi 
Mà không mất thời gian và chi phí ban đầu. 
+ Đưa các thành tựu KHKT hiện đại từ Châu Âu sang, góp phần thúc đẩy 
phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước. 
- Hạn chế: 
+ Tạo ra sự phân hóa giàu nghèo và bất bình đẳng giữa các dân tộc, làm mâu 
thuẫn các cộng đồng người. 
+ Các cuộc đấu tranh bảo vệ quyền lợi kinh tế - xã hội, bảo tồn bản sắc dân 
tộc luôn xảy ra làm cho sản xuất bị ddingf đốn, xã hội mất ổn định. 
0,5 
0,5 
 0,75 
 0,25 
 0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
IV Vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu là một trong những vấn đề mang tính cấp 
bách nhất hiện nay vì: 
Sự biến đổi khí hậu đang diễn ra với tốc độ chưa từng có và gây hậu quả 
nghiêm trọng trên toàn cầu: 
- Nắng nóng -> hạn hán,cháy rừng, băng tan gây ngập lụt 
- Mưa bão, lũ lụt, bão tuyết 
1,0 
0,5 
0,5 
------------------------ Hết ------------------------ 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDia11.pdf