Đề khảo sát chất lượng giữa học kỳ II – Năm học: 2015 - 2016 môn ngữ văn – khối 10 - Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 8 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1085Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng giữa học kỳ II – Năm học: 2015 - 2016 môn ngữ văn – khối 10 - Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng giữa học kỳ II – Năm học: 2015 - 2016 môn ngữ văn – khối 10 - Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II – NH: 2015-2016
MƠN NGỮ VĂN – KHỐI 10- THỜI GIAN: 90 phút
(Khơng kể thời gian giao đề)
Đề 1: 
Câu 1(3đ): Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đĩ trong đoạn văn sau:
 Nền văn hĩa Đơng Sơn (huyện Đơng Sơn, tỉnh Thanh Hĩa) là một nền văn hĩa đồ đồng và đồ sắt nổi tiếng trên thế giới. Đủ loại vũ khí, dụng cụ, đồ trang sức, tác phẩm nghệ thuật được phát hiện: đục vũm bằng đồng, lưỡi cày đồng, dao găm đồng, vịng tay đồng, rìu sắt, cuốc sắt. Đặc biệt cĩ những chiếc trống đồng. Chiếc to như chiếc trống đồng Ngọc Lũ, cao 0,63 mét, đường kính mặt trống 0,79 mét. Mặt trống và tang trống trang trí hình người, hình động vật và các đồ dùng khác. Cĩ nhiều hoa văn hình học, hình răng cưa, hồi văn, hình trịn tiếp tuyến. Lại cĩ những cảnh trong đời sống thể hiện phong cách nghệ thuật cách điệu hĩa.
(Văn hĩa Đơng Sơn – Trương Chính, Đặng Đức Siêu)
Câu 2 (7đ): 
Phân tích đoạn đầu trong bài Đại cáo bình Ngơ của Nguyễn Trãi:
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cớt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
“Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sơng bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền đợc lập
Cùng Hán, Đường, Tớng Nguyên mỡi bên xưng đế mợt phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Vậy nên:
Lưu Cung tham cơng nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.
Cửa HàmTử bắt sống Toa Đơ,
Sơng Bạch Đằng giết tươi Ơ Mã.
Việc xưa xem xét,
Chứng cứ còn ghi.
 (SGK Ngữ văn 10 – CB – NXB GD).
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II – NH: 2015-2016
MƠN NGỮ VĂN – KHỐI 10- THỜI GIAN: 90 phút
(Khơng kể thời gian giao đề)
Đề 2: 
Câu 1 (3đ): Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đĩ trong đoạn văn sau: 
“Tràn trề trên mặt bàn, chạm cả vào cành quất, Lí cố tình để sát vào mâm cỗ cho bàn ăn thêm đẹp, thêm sang, là la liệt bát đĩa ngồn ngộn các mĩn ăn. Ngồi các mĩn thường thấy ở cỗ Tết như gà luộc, giị, chả, nem, măng hầm chân giị, miến nấu lịng gà, xúp lơ xào thịt bị - mĩn nào cũng mang dấu ấn tài hoa của người chế biến – là các mĩn khác thường như gà quay ướp húng lìu, vịt tần hạt sen, chả chìa, mọc, vây”
(Trích Mùa lá rụng trong vườn – Ma Văn Kháng)
Câu 2 (7đ):
Phân tích nhân vật Ngơ Tử Văn trong tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (trích Truyền kì mạn lục) của Nguyễn Dữ. Qua đĩ em học tập được gì từ nhân vật này? (SGK Ngữ văn 10 – CB – NXB GD).
Người ra đề:
Nguyễn Thị Huyền
ĐÁP ÁN:
ĐỀ 1:
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
Câu 1
*Biện pháp tu từ: Liệt kê (HS chỉ được một trong các dẫn chứng sau):
đục vũm bằng đồng, lưỡi cày đồng, dao găm đồng, vịng tay đồng, rìu sắt, cuốc sắt 
hoa văn hình học, hình răng cưa, hồi văn, hình trịn tiếp tuyến.
* Tác dụng: Liệt kê một loạt các di vật bằng đồng, bằng sắt được phát hiện và sự đa dạng các loại hoa văn trang trí trên trống đồng, làm cho đoạn văn sinh động, lơi cuốn người đọc.
1.5
1.5
Câu 2
( H/S cĩ thể phân tích theo nhiều cách)
A.Yêu cầu kỹ năng: 
 - Học sinh cần nắm vững cách làm bài phân tích một đoạn văn trong một tác phẩm . 
 - Bài viết cĩ bố cục chặt chẽ , rõ ràng 
 - Biết chọn dẫn chứng hay , tiêu biểu để minh họa cho bài viết 
 - Đặt câu , dùng từ chính xác , hạn chế sai chính tả, ngữ pháp.
- ....
B.Yêu cầu kiến thức: 
a. Mở bài: 
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn 1
0,5
b. Thân bài:
- Giới thiệu vài nét về thể cáo: Cáo là thể loại thường cho vua chúa dùng để cơng bố cho nhân dân, được viết theo thể văn biền ngẫu. 
0,25
- Đầu tiên tác giả khẳng định cuộc kháng chiến chống giặc Minh là hồn tồn xuất phát từ nhân nghĩa, do dân vì dân:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
* Nhân: người, tình người (theo Khổng Tử)
* Nghĩa: việc làm chính đáng vì lẽ phải (theo Mạnh Tử)
=> Nhân nghĩa (theo Nho Giáo) là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, dựa trên cơ sở tình thương và đạo lý.
Trong quan niệm của Nguyễn Trãi, nhân nghĩa là lo cho dân (“cốt ở yên dân”); là thương dân , (“quân điếu phạt” – rút từ ý “điếu dân phạt tội” trong “Kinh Thư”); vì dân mà diệt trừ gian ác (“lo trừ bạo”) chống ngoại xâm, bĩc trần bộ mặt gian ác của kẻ thù, khẳng định dân tộc ta chiến tranh vì chính nghĩa.
=> Tư tưởng của Nguyễn Trãi là sự kết hợp tinh túy giữa nhân nghĩa và thực tiễn dân tộc.
=> Nguyễn Trãi đã đứng trên lập trường của nhân dân, dân tộc nêu cao nhân nghĩa, vạch trần tội ác, bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của quân thù.
=> Tư tưởng nhân nghĩa trong quan niệm của Nguyễn Trãi mang giá trị nhân đạo sâu sắc. 
=> Điều này giúp ta hiểu thêm về nhân cách và con người Nguyễn Trãi: một người trung hiếu với nước với dân.
1
- Tiếp theo, tác giả khẳng định đất nước ta vốn cĩ chủ quyền độc lập từ xưa đến nay.
* Văn hiến: Tác giả khẳng định văn hĩa dân tộc ta – những giá trị tinh thần được hình thành “đã lâu”, cĩ “từ trước” mấy nghìn năm vẫn tồn tại trong tiềm thức mỗi con dân Việt.
* Lãnh thổ: Ranh giới lãnh thổ phương Bắc, phương Nam đã được phân định từ ngàn đời trước. Trước đĩ, người Việt cũng vì bảo vệ “núi sơng bờ cõi” dân tộc mà đổ bao mồ hơi, xương máu, quyết chiến với kẻ thù để khẳng định lãnh thổ Đại Việt khơng aicĩ thể xâm phạm. 
*Phong tục: Nguyễn Trãi nêu ra mệnh đề này để nhấn mạnh rằng: Mỗi đất nước đều cĩ phong tục tập quán riêng, Đại Việt cũng vậy. Từ đĩ khẳng định Đại Việt độc lập hồn tồn với Trung Quốc.
* Lịch sử riêng, chế độ riêng: Ức Trai liệt kê các thời kỳ lịch sử dân tộc, từ đời Triệu đến Đinh, Lí, Trần. Những triều đại này song song tồn tại với Hán, Đường, Tống, Nguyên ở Trung Quốc. Bằng cách lập luận đối chiếu, so sánh, ơng tỏ rõ niềm tự hào dân tộc. 
* Nhân tài: Tuy hưng thịnh từng lúc khác nhau, song đời nào cũng anh hùng. 
=> So với bản tuyên ngơn độc lập đầu tiên là “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi đã đưa ra thêm ba luận điểm nữa là văn hiến, phong tục, lịch sử để chứng minh quyền độc lập, tự do của đất nước.
NT: 
+ Liệt kê ra hồng loạt những dấu hiệu cho thấy chủ quyền nước ta
+ Hàng loạt những từ ngữ ngữ chỉ sự hiển nhiên tất yếu
=> Khẳng định sự tồn tại đã lâu đời, khơng thể thay đổi được.
- So ánh các triều đại của nước ta và Trung Quốc, thể hiện niều tự hào dân tộc.
0,5
0,5
0,5
1
0,5
0,25
- Cuối cùng tác giả đưa ra hàng loạt những dẫn chứng trong LS để thuyết phục.
“Lưu Cung tham cơng nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đơ,
Sơng Bạch Đằng giết tươi Ơ Mã.
Việc xưa xem xét,
Chứng cớ cịn ghi.”
=> NguyễnTrãi đã cho ta thấy những chiến cơng oanh liệt của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, giữ gìn tự do của Tổ quốc. Cách nêu dẫn chứng rõ ràng, cụ thể bằng những lời lẽ chắc chắn, hào hùng, thể hiện niềm tự hào, tự tơn dân tộc. Và cũng chính tại đây ý thức dân tộc của Nguyễn Trãi đã vươn tới một tầm cao mới. Tác giả nêu cụ thể, rõ ràng từng chiến cơng oanh liệt của quân và dân ta: “ 
Hàm Tử”, “ Bạch Đằng”,..thêm vào đĩ là sự xem thường, căm ghét đối với sự thất bại của những kẻ xâm lược khơng biết tự lượng sức : “Lưu Cung..tham cơng”, “Triệu 
Tiết thích lớn”, Toa Đơ, Ơ Mã, tất cả chúng đều phải chết thảm. Đoạn thơ đã một lần nữa khẳng định rằng: Đại Việt là một quốc gia cĩ độc lập, tự chủ , cĩ nhân tài, cĩ tướng giỏi, chẳng thua kém gì bất cứ một quốc gia nào. Bất cứ kẻ nào cĩ ý muốn thơn tính, xâm lược ta đều phải chịu kết quả thảm bại. Cuộc chiến chống lại quân giặc, bảo vệ dân tộc là một cuộc chiến vì chính nghĩa, lẽ phải, chứ khơng như nhiều cuộc chiến tranh phi nghĩa khác, cho nên, dù thế nào đi nữa, chính nghĩa nhất định thắng gian tà. 
Tất cả những trang sử hào hùng, vẻ vang ấy, đều đã được sử sách ta cẩn thận ghi lại, khơng thể chối cãi, và khơng ai cĩ thể thay đổi. Đây cũng chính là tinh anh, tinh hoa trong tư tưởng của nhà thơ.
=> Bằng giọng văn đanh thép, hùng hồn, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực, tác giả khẳng định giặc Minh xâm lược là sai trái, ko thể chấp nhận được, do đĩ chúng ta kháng chiến là tất yếu
* Đánh giá về nội dung và nghệ thuật
1
0,5
c. Kết bài: Kết thúc vấn đề và đánh giá giá trị, ý nghĩa đoạn 1.
0,5
Đề 2: 
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
Câu 1
* Biện pháp nghệ thuật: liệt kê:
“gà luộc, giị, chả, nem, măng hầm chân giị, miến nấu lịng gà, xúp lơ xào thịt bị”
* Tác dụng: Biện pháp liệt kê giúp cho nhà văn miêu tả sinh động mâm cỗ Tết vốn tràn trề, ngồn ngộn những của ngon vật lạ
1,5
1,5
Câu 2
( H/S cĩ thể phân tích theo nhiều cách)
A.Yêu cầu kỹ năng: 
 - Học sinh cần nắm vững cách làm bài phân nhân vật trong một tác phẩm văn học . 
 - Bài viết cĩ bố cục chặt chẽ , rõ ràng 
 - Biết chọn dẫn chứng hay, tiêu biểu để minh họa cho bài viết 
 - Đặt câu , dùng từ chính xác , hạn chế sai chính tả, ngữ pháp.
- ....
B.Yêu cầu kiến thức: 
a. Mở bài: 
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ, tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên và nhân vật Ngơ Tử Văn
0,5
b. Thân bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả, thể loại truyền kì và tác phẩm:
+ Nguyễn Dữ (? - ?), sống vào khoảng thế kỉ XVI. Ơng xuất thân trong một gia đình khoa bảng, từng đi thi và đã ra làm quan, nhưng khơng lâu thì lui về ẩn dật. 
+ Truyền kì: Là một thể văn xuôi tự sự thời trung đại, phản ánh hiện thực qua yếu tố kỳ lạ, hoang đường. Tuy nhiên đàng sau những yếu tố cĩ tính chất kì lạ, phi hiện thực, người đọc vẫn cĩ thể tìm thấy những vấn đề cốt lõi của hiện thực cũng như quan niệm của tác giả.
+ Tác phẩm rút ra từ Truyền kì mạn lục – một “thiên cổ kì bút” viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, ra đời vào đầu thế kỉ XVI.
0,5
Phân tích nhân vật Ngơ Tử Văn trên các nét chính sau:
*Tử Văn đốt đền: 
- Tử Văn được giới thiệu: “khảng khái, nĩng nảy, thấy sự gian tà thì khơng thể chịu được,, là một người cương trực”.
- Việc đốt đền:
 + Lý do: Tức giận trước cảnh yêu tà hại dân. 
 + Thực hiện: Một cách cẩn trọng, công khai, đàng hoàng.
 + Hậu quả: Tà ma ám hại lên cơn sốt nóng sốt rét.
 => Tính khảng khái cương trực, dũng cảm, yêu chính nghĩa.
* Tử Văn gặp bách hộ Thôi và Thổ thần:
- Bách hộ họ Thơi: tà đội lốt chính, xảo trá lừa lọc, cậy thế làm càn, tham lam, hung ác đến doạ chàng. Thế nhưng Tử Văn vẫn tin việc mình làm, coi thường hồn ma Bách hộ, vẫn cứ ngồi tự nhiên ngất ngưởng.
* Thổ thần: Nạn nhân, cảm kích việc nghĩa, đến giúp Tử Văn đòi lẽ phải.
=> Sự xuất hiện của thổ thần có vai trò thúc đẩy sự phát triển của câu chuyện.
=> Đoạn truyện đã phản ánh một thực tế qua yếu tố kỳ ảo : thần thánh cũng tham lam như con người, người làm việc tốt sẽ được ủng hộ.
* Tử văn bị bắt và đấu tranh đòi lẽ phải ở Minh ti.
- Nổi bật nhất là tinh thần , thái độ của Tử Văn: Không hề khiếp sợ, một mực kêu oan, tin vào chính nghĩa, kiên quyết đấu tranh đến cùng.
- Hồn ma tướng giặc : gian manh xảo trá
- Tử Văn chiến thắng và được Thổ thần tiến cử làm chức phán sự ở đền thánh Tản Viên. Đó là phần thưởng cao quý dành cho Tử Văn.
=> Đã là giặc thì sống chết đều hung ác, nham hiểm.
=> Hiện tượng oan trái bất công từ cõi trần đến cõi âm.
=> Chính nghiã luôn luôn chiến thắng gian tà.
1,5
1,5
1,5
Nghệ thuật
- Xây dựng cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ.
- Dẫn dắt truyện khéo léo, nhiều chi tiết gây sự chú ý, hấp dẫn.
- Cách kể chuyện và miêu tả sinh động, hấp dẫn.
- Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo, nhưng vẫn mang những nét hiện thực
0,5
Liên hệ bản thân: Ngơ Tử Văn là người đại diện cho chính nghĩa, lẽ phải. Chính vì vậy mỗi người học sinh cần học tập, noi theo tấm gương đạo đức của Ngơ Tử Văn: sống chân thành, thật thà, dám đấu tranh diệt trừ cái ác, cái xấu,.trở thành một người con ngoan, trị giỏi, cĩ ích cho xã hội.
0,5
c. Kết bài: 
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đề cao những người trung thực, ngay thẳng, giàu tinh thần dân tộc như Ngơ Tử Văn, đồng thời khẳng định niềm tin vào cơng lí, chính nghĩa của nhân dân ta.
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docKT giua HKII Van 10 (Huyen).doc