Đề giao lưu cá nhân môn Tiếng Việt Khối 4 - Năm học 2017-2018 - Đề 3

doc 4 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 547Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề giao lưu cá nhân môn Tiếng Việt Khối 4 - Năm học 2017-2018 - Đề 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề giao lưu cá nhân môn Tiếng Việt Khối 4 - Năm học 2017-2018 - Đề 3
PGD&ĐT HOẰNG HÓA ĐỀ GIAO LƯU CÁ NHÂN MÔN TIẾNG VIỆT 4
 NĂM HỌC: 2017 - 2018 
 Thời gian làm bài : 40 phút – không kể thời gian giao đề.
Họ tên HS:............................................................
Sinh ngày:.............................................................
Trường TH:...........................................
Số báo danh: ........... ; Phòng : .
Giám thị 1: .........................
Giám thị 2:..........................
Số phách
 Điểm bằng số :
 Điểm bằng chữ:
Số phách
Bài
Đề bài
Điểm
1
*Từ nào viết sai chính tả:
A. gồ ghề C. kèm cặp
B. ngượng ngịu D. kim cương
2
* Từ nào khác nghĩa với các từ còn lại:
 a. tổ quốc b. tổ tiên
 b. đất nước c. giang sơn
3
* Dòng nào dưới đây đã có thể thành câu:
A. Mặt nước sáng loang loáng
B. Con đê in một vệt ngang trời đỏ
C. Trên mặt nước loang loáng
D. Những cô bé ngày xưa nay đã trở thành
4
* Thành ngữ, tục ngữ nào sau đây ca ngợi đạo lý thủy chung, luôn biết ơn những người có công với nước với dân?
A. Muôn người như một
B. Chịu thương, chịu khó
C. Dám nghĩ dám làm
D. Uống nước nhớ nguồn
5
* Phân biệt nghĩa của hai từ:
- Du lịch: ............................................................................................
- Thám hiểm. ..................................................................................... 
6
* Gạch dưới vị ngữ trong câu sau: 
 Những chú gà nhỏ như những hòn tơ lăn tròn trên bãi cỏ.
7
* Gạch dưới từ (trong mỗi dãy từ dưới đây) có tiếng nhân không cùng nghĩa với tiếng nhân trong các từ còn lại: 
 a, Nhân loại, nhân tài, nhân đức, nhân dân
 b, Nhân ái, nhân vật, nhân nghĩa, nhân hậu
 c, Nhân quả, nhân tố, nhân chứng, nguyên nhân
8
* Gạch dưới động từ trong các từ in đậm ở từng cặp câu dưới đây ?
 a. - Nó đang suy nghĩ.
 - Những suy nghĩ của nó rất sâu sắc.
 b. - Kết luận của anh ấy rất rõ ràng.
 - Tôi sẽ kết luận việc này sau.
 c. - Nam ước mơ trở thành phi công vũ trụ.
 - Những ước mơ của Nam thật viển vông.
9
* Chỉ ra danh từ, động từ, tính từ câu văn sau:
 Mưa mùa xuân xôn xao phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại rơi mà như nhảy nhót.
- Danh từ: .............................................................................................
- Động từ:..............................................................................................
- Tính từ:...............................................................................................
10
* Nối thành ngữ ở cột A với thành ngữ ở cột B để tạo thành cặp trái nghĩa:
 A B
a. Chân yếu tay mềm 1. Đen như than
b. Mềm như bún 2. Mạnh chân khỏe tay
c. Trắng như trứng gà bóc 3. Cứng như đá
Bài 11:Trong bài thơ Tre Việt Nam của nhà thơ Nguyễn Duy ( TV4-tập 1) có đoạn:
 “ Bão bùng thân bọc lấy thân
 Tay ôm, tay níu tre gần nhau hơn
 Thương nhau tre không ở riêng
 Lũy thành từ đó mà nên hỡi người”
Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng cách nói gì để ca ngợi phẩm chất của tre, cách nói đó hay ở chỗ nào?
ĐÁP ÁN:
Từ câu 1 dến câu 10, mỗi câu 1,5 điểm. 
Câu 1: Khoanh tròn vào ý (B)
Câu 2: Khoanh tròn vào ý (B)
Câu 3: Khoanh tròn vào ý (A)
Câu 4: Khoanh tròn vào ý (D)
Câu 5: a. Du lịch: Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.
 b Thám hiểm: Thăm dò, tìm hiểu nơi xa lạ, khó khăn nguy hiểm.
Câu 6: Những chú gà nhỏ như những hòn tơ / lăn tròn trên bãi cỏ.
 CN VN
Câu 7: : a, Nhân đức
 b, Nhân vật
 c, Nhân chứng
Câu 8: Gạch dưới động từ trong các từ in đậm ở từng cặp:
 a - Nó đang suy nghĩ.
 b - Tôi sẽ kết luận việc này sau.
 c - Nam ước mơ trở thành phi công vũ trụ.
Câu 9: Danh từ: mùa xuân, hạt mưa, mưa
 Động từ: rơi, nhảy nhót, xôn xao
 Tính từ: bé nhỏ, mềm mai, phơi phới
Câu 10: Nối a - 2 ; b – 3 ; c - 1
Câu 11: (5 điểm)
Trong đoạn thơ, tác giả sử dụng cách nói nhân hóa để nói về những phẩm chất tốt đẹp của tre: sự đùm bọc, đoàn kết. Nhân hóa ở đây nghĩa là gắn cho tre những đặc tính của người: Thân tre bao bọc, che chở cho nhau, tay tre ôm níu nhau quấn quýt; họ hàng nhà tre sống quây quần, ấm cúng bên nhau. (2,5 điểm)
Cách nói nhân hóa làm cho cảnh vật trở nên sống động, những cây tre như những sinh thể mang hồn người. Cách nói này giúp tác giả thể hiện đươc hai tầng nghĩa: Vừa nói được phẩm chất tốt đẹp của cây tre Việt Nam, vừa nói được phẩm chất cao đẹp của con người, dân tộc Việt Nam. (2 điểm)
 Liên kết ý, diễn đạt trôi chảy: (0,5 điểm).

Tài liệu đính kèm:

  • docde_giao_luu_ca_nhan_mon_tieng_viet_khoi_4_nam_hoc_2017_2018.doc