Đề dự bị thi tuyển sinh lớp 10 THPT tỉnh Hà Nam năm học 2013-2014 môn: Sinh học - đề chuyên

doc 5 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1277Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề dự bị thi tuyển sinh lớp 10 THPT tỉnh Hà Nam năm học 2013-2014 môn: Sinh học - đề chuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề dự bị thi tuyển sinh lớp 10 THPT tỉnh Hà Nam năm học 2013-2014 môn: Sinh học - đề chuyên
së gi¸o dôc - ®µo t¹o
hµ nam
 KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2013-2014
§Ò Dù BÞ
M«n thi: Sinh häc – Đề chuyên
(Thêi gian: 150 phót kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò)
Câu 1 (2,25 điểm)
a, Biến dị tổ hợp là gì? Biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở các loài sinh sản hữu tính được giải thích dựa trên cơ sở tế bào học nào? Ý nghĩa của biến dị tổ hợp?
b, Có thể sử dụng phép lai phân tích về 2 cặp tính trạng để kiểm tra kiểu gen của một cơ thể nào đó là thuần chủng không? Cho ví dụ và lập sơ đồ minh họa?
 Câu 2 (1,75 điểm)
a, Cho biết một đoạn mạch gốc AND gồm 6 bộ ba:
 	– TXG – AAT – TAA – AGX – TAG – XGX – 
 (1) (2) (3) (4) (5) (6)
- Hãy viết bộ ba thứ tư tương ứng trên mARN?
- Nếu tARN mang bộ ba đối mã là UAG thì tương ứng với bộ ba thứ mấy trên mạch gốc AND?
b, Số liên kết hiđro của gen thay đổi như thế nào trong các trường hợp đột biến sau:
- Mất một cặp nucleotit?
- Thay cặp nucleotit này bằng cặp nucleotit khác?
Câu 3 (1,25 điểm)
Lai kinh tế là gì? Hãy chứng minh lai kinh tế là sự tận dụng của ưu thế lai? Ở nước ta phương pháp phổ biến của lai kinh tế là gì? Cho ví dụ?
Câu 4 (1,25điểm)
 Hãy sắp xếp các hiện tượng vào các mối quan hệ sinh thái cho phù hợp:
1. Dây tơ hồng sống bám trên bụi cây
2. Vi khuẩn cố định đạm trong nốt sần của rễ đậu
3. Hiện tượng liền rễ ở các cây thông
4. Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến, tổ mối
5. Địa y
Câu 5 (1,25điểm)
 Trong một khu vực có những quần thể thuộc các loài sinh vật sau: cỏ, thỏ, dê, chim ăn sâu, sâu hại thực vật, hổ, vi sinh vật, mèo rừng.
a, Nêu các điều kiện để các quần thể đó tạo thành một quần xã sinh vật?
b, Nếu các loài sinh vật trên là một quần xã, hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần xã sinh vật trên? Chỉ ra mắt xích chung của lưới thức ăn đó?
Câu 6 (2,25 ®iÓm)
 Một tế bào sinh dục của loài nguyên phân liên tiếp một số đợt, môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu để hình thành nên 9690 NST đơn mới tương đương. Các tế bào con sinh ra từ lần nguyên phân cuối giảm phân bình thường cho các tinh trùng trong đó có 512 tinh trùng mang Y.
 a. Tìm bộ NST lưỡng bội của loài?
 b. Tính số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục? Số lượng thoi tơ vô sắc được hình thành trong các đợt nguyên phân?
 c. Để tạo ra 5 hợp tử, với hiệu suất thụ tinh của trứng là 50% thì có bao nhiêu cromatit trong các tế bào sinh trứng vào thời điểm các tế bào bắt đầu thực hiện sự giảm phân?
 HẾT
Họ và tên thí sinh: ...................................................... Số báo danh: ......................................................................
Chữ kí giám thị 1:...................................................... Chữ kí giám thị 2: ...............................................................
së gi¸o dôc - ®µo t¹o
hµ nam
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2013-2014
§Ò Dù BÞ
----*----
Môn thi: Sinh học – Đề chuyên
(Thờigian: 150 phút không kể thời gian giao đề)
(Đáp án gồm 3 trang)
Câu
Đáp án
Biểu điểm
Câu 1 (2,25đ)
a, - Nêu được khái niệm biến dị tổ hợp
0,25đ
 - Giải thích:
 + Trong giảm phân tạo giao tử: do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST đã dẫn đến hình thành nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST.
0,25đ
 + Trong thụ tinh tạo hợp tử: sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong thụ tinh đã tạo ra nhiều loại hợp tử khác nhau về nguồn gốc và chất lượng NST --> tạo ra nhiều biến dị tổ hợp.
0,25đ
- Biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu quan trọng của chọn giống và tiến hóa.
0,25đ
b, Có thể sử dụng phép lai phân tích về 2 cặp tính trạng để kiểm tra kiểu gen của một cơ thể nào đó là thuần chủng hay không thuần chủng.
 Ví dụ ở đậu Hà Lan: Gen A: hạt vàng Gen B: hạt trơn
 a: hạt xanh b: hạt nhăn
Cây đậu hạt vàng, trơn thuần chủng có kiểu gen là AABB
Cây đậu hat vàng, trơn không thuần chủng có kiểu gen là AaBB hoặc AABb hoặc AaBb.
0,25đ
- Nếu cho cây hạt vàng, trơn nói trên lai với cây xanh nhăn (tính trạng lặn) mà kết quả con lai thu được đồng tính (chỉ cho 1 loại kiểu hình) -> chứng tỏ cây đậu Hà Lan hạt vàng, trơn đó có kiểu gen thuần chủng.
(Hs viết sơ đồ lai minh họa: AABB x aabb)
0,25đ
- Nếu cho cây hạt vàng, trơn nói trên lai với cây có hạt xanh nhăn mà kết quả con lai có sự phân tính, xuất hiện từ 2 kiểu hình trở lên.
 --> chứng tỏ cây hạt vàng trơn đó là không thuần chủng.
( HS viết sơ đồ lai minh họa: AABb x aabb)
0,25đ
( HS viết sơ đồ lai minh họa: AABB x aabb)
0,25đ
( HS viết sơ đồ lai minh họa: AaBb x aabb)
0,25đ
Câu 2 (1,75đ)
a, - Bộ ba thứ 4 trên mARN là: UXG
0,25đ
 - Tương ứng với bộ ba thứ 5 (TAG trên mạch gốc)
0,25đ
b, Số liên kết hiđro sẽ thay đổi trong các trường hợp sau:
- Đột biến mất 1 cặp Nu:
 + Nếu mất cặp A – T -> Số liên kết hiđro giảm đi 2
0,25đ
 + Nếu mất cặp G – X -> Số liên kết giảm đi 3
0,25d
- Đột biến thay thế cặp Nu này bằng cặp Nu khác:
 + Nếu thay thế cặp Nu cùng loại -> Số liên kết hiđro không thay đổi.
0,25đ
 + Nếu thay thế cặp A – T = G – X -> Số liên kết hiđro tăng thêm 1.
0,25đ
 + Nếu thay cặp G – X = A – T -> Số liên kết hiđro giảm đi 1.
0,25đ
Câu 3 (1,25đ)
 - Nêu được khái niệm lai kinh tế
0,25đ
 - Lai kinh tế là sự tận dụng ưu thế lai:
+ Khi cho giao phối giữa bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau thì con lai F1 mang đầy đủ các cặp gen dị hợp và kiểu hình biểu hiện tốt nhất. 
0,25đ
 + Nếu cho F1 làm giống thì từ F2 trở đi thể dị hợp giảm dần và ưu thế lai cũng giảm dần. Do đó việc đưa ngay con lai F1 vào sản xuất thu sản phẩm mà không dùng nó làm giống tiếp cũng nhằm thu được năng suất cao nhất. Như vậy phép lai kinh tế chính là sự tận dụng của ưu thế lai.
0,25đ
- Phương pháp phổ biến trong lai kinh tế ở nước ta là dùng con cái trong nước thuộc giống thích nghi tốt nhất cho giao phối với con đực cao sản của giống nhập nội. Con lai thích nghi với điều kiện khí hậu và căn nuôi ở nước ta giống mẹ và có sức tăng sản của bố.
0,25đ
 Ví dụ: Lợn lai kinh tế Ỉ Móng cái x Đại bạch có sức sống cao hơn, lợn con mới đẻ đã nặng 0,7 đến 0,8kg, tăng trọng nhanh, tỉ lệ nạc cao.
0,25đ
Câu 4 (1,25đ)
- Quan hệ cùng loài: 3
0,25đ
- Quan hệ khác loài: 1,2,4,5
0,25đ
+ Quan hệ cộng sinh: 2,5
0,25đ
+ Quan hệ hội sinh: 4
0,25đ
+ Quan hệ kí sinh, nửa kí sinh: 1
0,25đ
Câu 5 (1,25đ)
- Các điều kiện để các quần thể sinh vật đó tạo thành một quần xã sinh vật: các quần thể sinh vật đó phải cùng sống trong một không gian nhất định, các loài sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.
0.5đ
 - Vẽ đúng lưới thức ăn	
0,5đ
- Mắt xích chung: cáo, mèo rừng, hổ
0,25đ
Câu 6 (2,25đ)
a.Vì số tinh trùng chứa Y bằng số tinh trùng chứa X nên số tinh trùng tạo được: 512 x 2 = 1024 tinh trùng
0,25đ
- Mỗi tế bào sinh tinh trùng tạo nên 4 tinh trùng 
à Số tế bào sinh tinh trùng:
1024 = 256 tế bào
 4
0,25đ
Theo giả thiết ta có: ( 256 – 1 )2n = 9690 à 2n = 38NST
0,25đ
b. Gọi số đợt nguyên phân là k. Theo kết quả trên ta có:
2k = 256 à k = 8
0,5đ
- Số lượng thoi vô sắc hình thành trong 8 đợt nguyên phân của tế bào sinh dục: 28 – 1 = 255 thoi
0,25đ
c. Để tạo ra 5 hợp tử với hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%. Ta có số tế bào trứng cần: 5 x 2 = 10 tế bào
0,25đ
- Khi bước vào giảm phân mỗi NST đơn trong mỗi cặp tương đồng đã nhân đôi tạo nên 1 NST kép gồm 2 cromatit. Vậy số lượng cromatit có trong 10 tế bào khi bước vào giảm phân là: 38 x 2 x 10 = 760 cromatit
0,5đ

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_VAO_LOP_10_CHUYEN_TINH_HA_NAM_20132014.doc