Đề đề xuất kiểm tra học kì II môn: Ngữ văn 7 năn học: 2014 - 2015

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 968Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề đề xuất kiểm tra học kì II môn: Ngữ văn 7 năn học: 2014 - 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề đề xuất kiểm tra học kì II môn: Ngữ văn 7 năn học: 2014 - 2015
	ĐỀ ĐỀ XUẤT KIỂM TRA HKII
	 MÔN: NGỮ VĂN 7
 NĂN HỌC: 2014-2015
I. Trắc nghiệm: ( 3.0 điểm – 12 câu , mỗi câu đúng 0,25 điểm )
Câu 1: Nối cột (A) với cột (B) sao cho phù hợp:
A
B
Kết quả
1. Tục ngữ về con người và xã hội
2. Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
a. Tấc đất tấc vàng.
b. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
c. Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn nuí cao.
d. Nhất thì, nhì thục.
1+ 
2+ 
Câu 2: Tục ngữ là một thể loại của bộ phận văn học nào?
 A. Văn học dân gian.
 B. Văn học viết.
 C. Văn học thời kì kháng chiến chống Pháp.
 D. Văn học thời kì kháng chiến chống Mỹ.
Câu 3: Câu văn “ Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi” dùng phép liệt kê nhằm miêu tả điều gì ?
Miêu tả tiếng đàn.
Miêu tả tài nghệ chơi đàn của nhạc công với những tiếng đàn hết sức phong phú.
Miêu tả hình dáng bên ngoài của người chơi đàn.
Miêu tả sự thán phục của người nghe đàn.
Câu 4: Dấu chấm lửng được dùng trong câu văn sau có tác dụng gì ?
“ Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, buâng khuâng, có tiếc thương ai oán Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất đất nước, trai hiến, gái lịch “
Nói lên sự ngập ngừng của người viết.
Nói lên sự bí từ của người viết.
Tỏ ý còn nhiều cung bậc tình cảm chưa được kể ra hết các thể điệu ca Huế.
Tỏ ý người viết diễn đạt rất khó khăn.
Câu 5: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm?
Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
Câu 6: Khi nào phải làm văn bản báo cáo ?
Khi cần phải trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả làm được của một cá nhân hay tập thể.
Khi muốn truyền đạt những nội dung và yêu cầu từ cấp trên xuống.
Khi xuất hiện một nhu cầu quyền lợi chính đáng nào đó của cá nhân hay tập thể.
Khi muốn xin nghỉ học.
Trong truyện ngắn sông chết
Câu 7: Trong truyện ngắn “ Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn, biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng để làm nổi bật tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm?
So sánh.
Tương phản.
Điệp ngữ.
Ẩn dụ.
Câu 8: Dòng nào nói lên nội dung chính vở chèo “ Quan Âm Thị Kính”
Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của tất cả những người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Thể hiện những đối lập giai cấp trong xã hội cũ.
Thể hiện những phẩm chất tốt đẹp cùng nổi oan bi thảm, bế tắc của người phụ nữ và những đối lập giai cấp thông qua xung đột gia đình, hôn nhân trong xã hội phong kiến.
Đề cao khát vọng yêu đương của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Câu 9: Tác phẩm “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” được viết theo thể loại nào?
Văn nghị luận.
Truyện vừa.
Bút kí.
Truyện kí.
Câu 10: Nội dung tác phẩm “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” là sự tưởng tượng được bố trí theo trình tự cuộc hành trình của Va-ren từ Pháp sang Việt Nam. Đúng hay sai?
Đúng.
Sai.
Câu 11: Gía trị nhân đạo “ Sống chết mặc bay” là gì?
Thể hiện lòng căm thù giai cấp thống trị của tác giả.
Thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước cuộc sống lầm than, cơ cực của nhân dân.
Thể hiện sự bất lực của con người trước thiên nhiên dữ dội.
Phản ánh sự vô trách nhiệm của bọn quan lại.
Câu 12: Trong văn nghị luận, phép lập luận giải thích được hiểu là gì?
Là kể tên đặc điểm của một hiện tượng nào đó.
Là việc nêu lên vai trò của một sự vật, hiện tượng nào đó đối với cuộc sống của con người.
Là việc chỉ ra cách thức thực hiện một công việc nào đó .
Là việc làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ.
II. Tự luận: (7.0 điểm)
Câu 1: ( 2 điểm) Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Sống chết mặc bay của nhà văn Phạm Duy Tốn .
Câu 2: (5 điểm)
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy?
ÑAÙP AÙN VAØ BIEÅU ÑIEÅM
I. Trắc nghiệm( 3.0 điểm, mỗi câu đúng 0,25 điểm)
Câu 
2
3
4
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án 
A
B
C
A
B
C
D
A
B
D
 Câu 1: 1+ b, c ; 2+ a,d.( Sai một lỗi không tính điểm)
 Câu 5: Từ hay cụm từ cùng loại.( Sai một lỗi không tính điểm)
II. Tự luận. ( 7.0 điểm )
Câu 1. ( 2.0 điểm ) Mỗi ý được 1.0 điểm
 * Nhan đề của truyện : 
 - Tạo ấn tượng, khơi gợi cảm xúc cho người đọc về thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại trong xã hội cũ.
 - Thể hiện thái độ bất bình, phẫn nộ, tố cáo xã hội và sự đồng cảm sâu sắc của tác giả với cuộc sống của nhân dân.
Câu 2: (5.0 điểm )
 * Yêu cầu chung.
 - Thể loại: Lập luận giải thích.
 - Nội dung: Nội dung cần giải thích: 
“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương
 Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
 - Hình thức: Bài viết phải đủ 3 phần, nội dung được triển khai mạch lạc, lập luận có sức thuyết phục, tạo được tính liên kết giữa các phần trong bài viết.
 * Yêu cầu cụ thể: 
1. Mở bài: (0.5đ)
- Giới thiệu truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc: là truyền thống lâu đời, thể hiện những đạo lí tốt đẹp của dân tộc.
- Giới thiệu, trích dẫn bài ca dao.
b. Thân bài:(4đ)
* Giải thích ý nghĩa của câu ca dao.(1đ)
- Nghĩa đen: Nhiễu điều: tấm vải đỏ, nhiễu điều phủ lấy giá gương tấm vải đỏ che phủ, bao bọc, bảo vệ gương.
- Nghĩa bóng: Lời khuyên của dân gian: Mọi người phải biết đoàn kết, thương yêu nhau. Tinh thần đoàn kết thương yêu nhau là truyền thống của dân tộc.
* Tại sao lại phải sống đoàn kết, thương yêu nhau? (1đ)
- Đề cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống lao động: chống bão lũ, hạn hán....
- Để cùng chống giặc ngoại xâm...
- Để cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt: những người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam, những trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh, trẻ em ung thư....( có thể dẫn một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự)
* Cần phải làm gì để thực hiện lời dạy của người xưa? (1đ)
- Thương yêu đùm bọc và sống có trách nhiệm với chính những người thân yêu trong gia đình, hàng xóm...
- Sống có trách nhiệm với cộng đồng: tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt động từ thiện....
* Liên hệ bản thân: (1đ)
- Là học sinh, em có thể làm gì để thực hiện lời khuyên của dân gian ( yêu thương đoàn kết với bạn bè trong lớp, tham gia các hoạt động ủng hộ, quyên góp...)
3. Kết bài:(0.5đ)
- khẳng định giá trị của bài ca dao: Thể hiện được truyền thống tương thân tương ái quý báu của dân tộc.
- Khẳng định rằng truyền thống tốt đẹp ấy sẽ được thế hệ trẻ hôm nay tiếp nối và phát huy.
(Điểm hình thức lồng vào quá trình triển khai bài viết của học sinh)

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_kiem_tra_hoc_ky_2_Ngu_van_7.doc