Đề cương vật lí lớp 8 học kì II

docx 14 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 3980Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương vật lí lớp 8 học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương vật lí lớp 8 học kì II
ĐỀ CƯƠNG VẬT LÍ HKII
A. LÝ THUYẾT
1. Phát biểu định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công.Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
2.Nêu khái niệm công suất: Công thực hiện được trong một đơn vị thời gian được gọi là công suất.
 - Công thức tính công suất: P = Trong đó: A là công thực hiện được ( đơn vị J )
 t là thời gian thực hiện công đó ( đơn vị s )
 P là công suất ( đơn vị W )
3.Khi nào vật có cơ năng: Khi vật có khả năng thực hiện công cơ học, ta nói vật có cơ năng.
- Cơ năng có 2 dạng : Thế năng và động năng.
 * Thế năng trọng trường: 
- Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao gọi là thế năng trọng trường.Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng trọng trường càng lớn.
 * Thế năng đàn hồi : 
- Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.
 * Động năng : 
- Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.
- Ví dụ: 
 + Trái dừa rơi từ trên cao xuống có thế năng trọng trường và động năng. Vì có độ cao và chuyển động.
 + Mũi tên bắn ra từ cung tên chuyển động được do dây cung biến dạng tạo thế năng đàn hồi sinh công để đẩy mũi tên chuyển động.
4. Các chất được cấu tạo như thế nào ?Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? Chuyển động của phân tử liên quan đến nhiệt độ như thế nào? 
- Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử.
- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
- Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
Lưu ý: Các nguyên tử, phân tử của các chất khác nhau thì cấu tạo, kích thước, khối lượng ... của chúng cũng khác nhau. 
* Hiện tượng khuếch tán
Hiện tượng phân tử các chất tự hoà lẫn vào nhau gọi là hiện tượng khuếch tán.
Có hiện tượng khuếch tán là do các nguyên tử, phân tử có khoảng cách và chúng luôn chuyển động hỗn độn không ngừng.
	- Hiện tượng khuếch tán xảy ra càng nhanh khi nhiệt độ càng tăng
5. Nhiệt năng là gì ? Các cách làm biến đổi nhiệt năng? Lấy ví dụ minh họa? Nhiệt lượng là gì? Đơn vị nhiệt lượng? 
- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
- Nhiệt độ của vật càng cao, các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt năng của vật càng lớn.
* Lưu ý: Nhiệt năng của một vật bất kỳ luôn lớn hơn 0.Hay vật nào cũng có nhiệt năng.
Các cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật ?
- Thực hiện công ( Lưỡi cưa nóng lên, xát gạo, vỗ tay , bơm xe làm ống bơm nóng lên, chà đồng xu lên bàn ...)
- Truyền nhiệt ( Thả thanh đồng nóng vào cốc nước..)
Ví dụ: -Lưỡi cưa của người thợ mộc nóng lên sau một thời gian cưa do sự chuyển hóa năng lượng từ công của người thành cơ năng lưỡi cưa rồi một phần chuyển thành nhiệt năng của lưỡi cưa. Đây là sự thay đổi nhiệt năng do thực hiện công.
-Khi ta đổ ca nước lạnh vào ca nước nóng thì nhiệt năng của nước lạnh tăng còn nhiệt năng của nước nóng giảm. Phần nhiệt năng tăng thêm của nước lạnh và giảm đi của nước nóng đều được gọi là nhiệt lượng và đây là quá trình thay đổi nhiệt năng do truyền nhiệt. 
Nhiệt lượng là gì ? Ký hiệu, đơn vị nhiệt lượng.
- Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt, kí hiệu là Q
- Đơn vị của nhiệt năng, nhiệt lượng là Jun (J), kJ: 1 kJ = 1 000J
6.Các hình thức truyền nhiệt. Nêu đặc điểm và ví dụ minh họa cho mỗi hình thức? Nêu hình thức truyền nhiệt chủ yếu của các chất?
Có 3 cách truyền nhiệt : Dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt.
 + Dẫn nhiệt: là hình thức truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác. Đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu ở chất rắn. 
 + Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu ở chất lỏng và khí.
 + Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra ở cả trong chân không.
7. Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào? Viết công thức, nêu rõ đơn vị, đại lượng trong công thức ? Nhiệt dung riêng của một chất cho biết gì?
- Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào khối lượng(m), độ tăng nhiệt độ của vật (t) và nhiệt dung riêng của chất làm vật(c)
- Công thức tính nhiệt lượng vật thu vào: Q = mct
	Q: nhiệt lượng (J)
	m: khối lượng của vật (kg)
	t: độ tăng nhiệt độ (0C)
	 c : nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/kg.K)
- Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm 1 kg chất đó tăng thêm 10C.
Ví dụ: 
 Nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K có nghĩa là nhiệt lượng cần truyền cho 1kg đồng tăng thêm 10C là 380J.
Chất
Nhiệt dung riêng(J/kg.K)
Chất
Nhiệt dung riêng(J/kg.K)
Nước
4.200
Đất
800
Rượu
2500
Thép
460
Nước đá
1800
Đồng
380
Nhôm
880
Chì
130
8. Nêu nguyên lí truyền nhiệt? Viết phương trình cân bằng nhiệt, nêu rõ các đơn vị, đại lượng trong công thức. 
- Nguyên lí truyền nhiệt: 
 + Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn .
 + Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật cân bằng nhau thì ngừng lại.
 + Nhiệt lượng do vật này toả ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào .
 Qtoả = Qthu
- Phương trình cân bằng nhiệt . 
 Qtoả cũng được tính bằng công thức: Q = m.c.t 
 Q: nhiệt lượng tỏa ra (J)
	m: khối lượng của vật (kg)
	t: độ giảm nhiệt độ (0C)
	 c : nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/kg.K)
B.PHẦN BÀI TẬP:
I.Dạng bài tập giải thích về cơ năng nhiệt năng, các hình thức dẫn nhiệt, cấu tạo chất, chuyển động của phân tử
1.Sự thay đổi nhiệt năng trong các trường hợp:
a/ Khi đặt cốc nước lạnh ngoài trời nắng. Nhiệt năng của cốc nước sẽ tăng lên do sự truyền nhiệt từ ánh nắng mặt trời vào cốc nước.
b/Khi vỗ tay liên tục, hai bàn tay nóng lên là do sự thực hiện công. Khi ta vỗ tay có sự chuyển hóa năng lượng từ cơ năng sang nhiệt năng.
2. Khi bơm xe đạp, thân ống bơm nóng lên. Sự thay đổi nhiệt năng này là do nguyên nhân nào? Giải thích 
Khi bơm xe đạp, thân bơm nóng lên là do sự thực hiện công. Pít-tông dịch chuyển liên tục trong ống bơm cọ xát lên thân bơm và do khí bị nén trong thân bơm tạo ra nhiệt năng.
3. Vì sao thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt? 
Trả lời: - Khi ta khuấy lên, đường tan các phân tử nước và các phân tử đường chuyển động hỗn độn không ngừng sau một thời gian chúng tự hòa lẫn vào nhau nên ta nếm nước thấy ngọt.
4. Bỏ vài hạt thuốc tím vào một cốc đựng nước lạnh và một cốc đựng nước nóng. Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích?
- Những hạt thuốc tím trong cốc đựng nước nóng sẽ tan nhanh hơn vì nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử, nguyên tử chuyển động càng nhanh và do đó hiện tượng khuếch tán cũng xảy ra nhanh hơn. 
- Tương tự như vậy khi ta giặt quần áo bằng nước xà phòng nóng các nguyên tử, phân tử xà phòng sẽ chuyển động nhanh hơn trong nước, hòa tan nhanh hơn và làm sạch quần áo hơn. 
5. Vì sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một áo dày ?
à Tác dụng của việc mặc nhiều áo trong mùa lạnh là để giữ nhiệt cho cơ thể. Nếu mặc cùng một lúc nhiều áo mỏng sẽ tạo ra được các lớp không khí khác nhau giữa các lớp áo, các lớp không khí này dẫn nhiệt rất kém nên có thể giữ ấm cho cơ thể tốt hơn.
6.Mở lọ nước hoa trong lớp. Sau vài giây cả lớp đều gửi thấy mùi nước hoa. Vì sao? 
- Đó là do hiện tượng khuếch tán, các phân tử nước hoa hòa trộn với các phân tử không khí trong phòng và chuyển động hỗn độn về nhiều phía trong phòng.
- Chuyển động của các phân tử nước hoa không theo đường thẳng mà hỗn độn va chạm vào các phân tử khác trong không khí theo đường díc dắc có phương chiều hỗn độn, đường đi của các phân tử nước hoa lớn hơn chiều dài lớp học rất nhiều nên từ lúc mở lọ phải sau vài giây cả lớp mới gửi thấy mùi nước hoa. 
7.Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dày dễ bị vỡ hơn cốc mỏng? Muốn cốc khỏi vỡ khi rót nước sôi vào thì làm thế nào?
 Trả lời: -Thủy tinh dẫn nhiệt kém nên khi rót nước sôi vào cốc dày thì lớp thủy tinh bên trong nóng lên trước, nở ra trong khi đó lớp thủy tinh ở thành bên ngoài của cốc chưa kịp nóng lên và chưa nở ra. Sự giãn nở không đều của thủy tinh làm cho cốc vỡ. Cốc có thành mỏng thì cốc nóng lên đều và không bị vỡ. Muốn cốc khỏi vỡ, nên tráng cốc bằng một ít nước nóng trước khi rót nước sôi vào.
8. Tại sao về mùa hè không khí trong nhà mái tôn nóng hơn không khí trong nhà mái tranh, còn về mùa đông, không khí trong nhà mái tôn lạnh hơn trong nhà mái tranh?
- Vào mùa hè, không khí ngoài trời nóng hơn không khí trong nhà. Mái tôn dẫn nhiệt tốt hơn mái tranh nên dẫn nhiệt từ ngoài trời vào nhà nhanh hơn khiến không khí trong nhà mái tôn nóng hơn.
- Vào mùa đông, không khí trong nhà ấm hơn không khí ngoài trời, mái tôn dẫn nhiệt từ trong nhà ra ngoài nhanh hơn làm nhiệt độ không khí trong nhà giảm nhanh hơn nhà tranh, nên không khí trong nhà tôn lạnh hơn.
9.Giọt nước rơi vào quần áo. Nếu dùng tay chà sát chỗ đó thì mau khô hơn. Tại sao? 
- Khi ta dùng tay chà xát vào giọt nước tức là làm rộng diện tích bốc hơi của giọt nước và thực hiện công, biến cơ năng thành nhiệt năng. Giọt nước nóng lên đến nhiệt độ cao thì bốc hơi, mau khô hơn ta để nguyên cho giọt nước nhận nhiệt lượng từ bên ngoài để khô.. 
10.Khi mài, cưa, khoan các vật cứng, người ta đổ thêm nước vào các vật cần mài, lưỡi cưa hoặc lưỡi khoan. Tại sao?
Khi mài, cưa, khoan các vật cứng, do tác dụng của lực ma sát và lực chuyển động của lưỡi cưa thực hiện công làm cho cả vật và lưỡi cưa nóng lên người ta thường đổ nước vào vật cần mài và lưỡi cưa để hạ nhiệt độ tránh bị bỏng và giảm ma sát tránh làm hư hỏng lưỡi cưa và các vật cần cưa, mài, khoan. 
11.Tại sao động vật xứ lạnh lại có bộ lông dày hơn động vật xứ nóng?
- Đó là khả năng thích nghi với môi trường sống. Bộ lông dày giúp động vật giữ được thân nhiệt do có các lớp không khí dẫn nhiệt kém xen vào bên trong. 
12.Vào ngày trời nắng, nếu sờ vào yên xe, ta thấy yên nóng hơn các bộ phận khác. Tại sao? 
 Do vật có màu càng sẫm và sần sùi thì hấp thụ nhiệt càng nhiều. Yên xe đạp thường có có màu đen nên hấp thụ nhiệt nhiều hơn và nóng hơn các bộ phận khác.
13. Bình thủy tinh giữ được nhiệt lâu vì thường được làm bằng hai lớp. Giữa hai lớp thủy tinh là chân không để ngăn cản sự dẫn nhiệt. Hai mặt đối diện của hai lớp thủy tinh được tráng bạc để phản xạ các tia nhiệt trở lại nước đựng trong phích. Nút phích có tác dụng ngăn cản sự truyền nhiệt bằng đối lưu ra môi trường ngoài.
14. Gạo đang nấu trong nồi và gạo đang xát đều nóng lên. Hỏi về mặt thay đổi nhiệt năng thì có gì giống nhau, khác nhau trong hai hiện tượng trên?
Trả lời:- Giống nhau: Nhiệt năng đều tăng
- Khác nhau: Khi nấu nhiệt năng tăng do truyền nhiệt, khi xát nhiệt năng tăng do thực hiện công.
15. Khi vẽ tranh muốn có được màu như ý muốn thì ta hòa trộng các màu khác lại với nhau. Hãy giải thích cách làm trên.
Trả lời: Khi vẽ tranh muốn có được màu như ý muốn thì ta hòa trộn các màu khác lại với nhau. Cách làm trên là dựa vào đặc điểm phân tử của các chất. Do giữa các phân tử có khoảng cách nên các phân tử có thể xen kẽ vào khoảng cách của nhau để tạo ra các màu sắc khác.
 16. Tại sao về mùa lạnh khi sờ vào miếng đồng ta cảm thấy lạnh hơn khi sờ vào miếng gỗ? Có phải vì nhiệt độ của đồng thấp hơn của gỗ không?
Trả lời: Vì đồng dẫn nhiệt tốt. Những ngày rét, nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ cơ thể nên khi sờ vào miếng đồng, nhiệt từ cơ thể truyền vào miếng đồng và phân tán trong miếng đồng nhanh nên ta cảm thấy lạnh, còn gỗ dẫn nhiệt kém hơn nên khi sờ vào miếng gỗ ta thấy ít bị lạnh hơn.
I.Trắc nghiệm : 4đ
1. Khi sờ tay vào dao sắt để trên bàn gỗ thấy mát hơn sờ tay vào mặt bàn. Cách giải thích nào sau đây là đúng: 
 A. Do nhiệt độ của dao luôn thấp hơn nhiệt độ của bàn.
 B. Do khả năng dẫn nhiệt của sắt tốt hơn gỗ
 C. Do khối lượng của dao nhỏ hơn khối lượng của bàn 
 D. Do cảm giác của tay, còn nhiệt độ của bàn và dao là như nhau
2. Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu ở môi trường nào?
 A. Lỏng và khí B. Lỏng và rắn C. Khí và rắn D. Rắn, lỏng, khí 3. Người ta thả ba miếng kim loại đồng, nhôm, chì vào một cốc nước nóng. Hỏi nhiệt độ cuối cùng của ba miếng kim loại trên sẽ thế nào?
 A. Nhiệt độ của miếng nhôm cao nhất, rồi đến của miếng đồng, của miếng chì. 
 B. Nhiệt độ của miếng chì cao nhất, rồi đến của miếng đồng, của miếng nhôm. 
 C. Nhiệt độ của miếng đồng cao nhất, rồi đến của miếng nhôm, của miếng chì. 
 D. Nhiệt độ của ba miếng bằng nhau. 
4. Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn sau đây, cách nào là đúng?
 A. Đồng, nước, thủy ngân, không khí B. Thủy ngân, đồng, nước, không khí
 C. Đồng, thủy ngân, nước, không khí D. Không khí, nước, thủy ngân, đồng
5. Trộn 5 lít nước ở 200C và 10 lít nước ở 500C vào một bình cách nhiệt thì có 15 lít nước ở nhiệt độ bao nhiêu:
 A. 300C	 	 B. 350C	C. 400C	 D. 450C
6. Người ta dùng một máy bơm có công suất 800W để bơm nước từ độ sâu 6m lên mặt đất. Hỏi khối lượng nước đã bơm được là bao nhiêu? Biết máy bơm chạy trong 1 giờ.
A. 48 tấn.	 B. 480 tấn.	 C. 13 tấn D. 133 tấn
7. Trong các câu nhận xét sau câu nào SAI?
A.Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.
B. Quả bóng có vận tốc lớn nhất khi nó lên đến điểm cao nhất.
C. Nước chảy từ trên cao xuống thì thế năng chuyển thành động năng.
D. Nếu kể đến ma sát thì cơ năng của vật không được bảo toàn.
8. Khi sử dụng máy cơ đơn giản thì loại máy nào cho ta lợi về công?
A. Ròng rọc động.	 B. Đòn bẩy. 
C.Mặt phẳng nghiêng. D.Không loại máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công.
II. TỰ LUẬN : 6 đ
9.Tại sao các bể chứa xăng lại được quét một lớp nhũ màu trắng bạc ?
10. Để đun sôi 2 lít nước ở 20o C, người ta dùng một ấm nhôm có khối lượng 200g. Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nước trên. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, và của nhôm là 880J/kg.K.
I/ TRẮC NGHIỆM (4 điểm):Hãy ghi lại tên chữ cái đầu dòng của đáp án đúng nhất.
Câu 1. 1 vật được ném lên độ cao theo phương thẳng đứng. Vật vừa có thế năng, vừa có động năng khi nào? 
 A. Chỉ khi vật đang đi lên. B. Chỉ khi vật đang đi xuống.
 C. Chỉ khi vật tới điểm cao nhất. D. Cả khi vật đang đi lên và đi xuống.
Câu 2. Đổ 50cm3 đường vào 20ml nước, thể tích hỗn hợp nước đường là:
	A. 70ml	B. 30ml	C. Lớn hơn 70ml	D. Nhỏ hơn 70ml.
Câu 3. Hiện tượng khuếch tán xảy ra được bởi nguyên nhân nào?
	A. Do giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.
	B. Do các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.
	C. Do chuyển động nhiệt của các nguyên tử, phân tử.
	D. Do các nguyên tử, phân tử luôn chuyển động hỗn độn không ngừng và giữa chúng có khoảng cách.
Câu 4. Máy bay đang bay trên trời, nhận xét nào sau đây là đầy đủ nhất?
	A. Máy bay có động năng và nhiệt năng.	 B. Máy bay có động năng và thế năng.
	C. Máy bay có thế năng và nhiệt năng.	D. Máy bay có cơ năng và nhiệt năng.
Câu 5. Nhiệt năng của một vật tăng khi
A. vật truyền nhiệt cho vật khác. 	B. vật thực hiện công lên vật khác.
C. chuyển của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên.	
D. chuyển động của vật nhanh lên.
Câu 6. Số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị cho biết 
A. công suất định mức của dụng cụ hay thiết bị đó.	
B. công thực hiện được của dụng cụ hay thiết bị đó
C. khả năng tạo ra lực của dụng cụ hay thiết bị đó	
D. khả năng dịch chuyển của dụng cụ hay thiết bị đó
Câu 7. Tác dụng của ống khói trong các nhà máy là
A. Tạo ra sự truyền nhiệt 	B. Tạo ra sự bức xạ nhiệt
C. Tạo ra sự đối lưu	D. Tạo ra sự dẫn nhiệt
Câu 8. Trong sự truyền nhiệt, nhiệt năng được truyền từ vật nào sang vật nào? Hãy chọn câu trả lời đúng. 
	A. Từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn.
	B. Từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn.
	C. Từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp. 
	D. Từ vật làm bằng chất rắn sang vật làm bằng chất lỏng. 
II/ TỰ LUẬN (6 điểm):
Câu 1 (1 điểm): Tại sao về mùa hè ta nên mặc áo sáng màu, không nên mặc áo sẫm màu?
Câu 2 (2 điểm): Một cần cẩu nhỏ khi hoạt động với công suất 2000W thì nâng được một vật nặng 200kg lên đều đến độ cao 15m trong 20 giây.
a. Tính công mà máy đã thực hiện trong thời gian nâng vật?	b. Tính hiệu suất của máy trong quá trình làm việc?
Câu 3 (3 điểm): Một ấm nhôm khối lượng 500g chứa 2kg nước ở nhiệt độ 250C. Người ta thả vào ấm một thanh nhôm khối lượng 500g đã được nung nóng đến nhiệt độ 1200C. 
	a. Tính nhiệt độ cân bằng của hỗn hợp?
	b. Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi ấm nước trên (khi chưa thả thanh nhôm).
	c. Người ta đun sôi ấm nước trên bằng cách thả vào ấm một dây đun có công suất 1000W. Biết hiệu suất của quá trình truyền nhiệt là 60%. Tính thời gian đun sôi ấm nước?
Trong bài cho biết: Nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K; của nước là 4200J/kg.K.
Chọn phương án đúng nhất (mỗi câu 0,25 điểm)
Câu1: Đối lưu là hình thức truyền nhiệt:
A. chỉ ở chất lỏng B. chỉ ở chất khí C. chỉ ở chất lỏng và chất khí D. ở chất lỏng, khí và rắn
Câu 2: Đơn vị tính của công suất là :
A. Jun (J)	 B. Niutơn (N)	 C. Oát (W)	 D. Kilôgam (kg).
Câu 3: . Động năng của một vật phụ thuộc vào:
A. khối lượng của vật B. vận tốc của vật C. vị trí của vật so với mặt đất 
 D. cả khối lượng và vận tốc của vật.
Câu 4: Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. Để đun nóng 100g nước tăng thêm 10C, ta cần cung cấp một nhiệt lượng là:
 A. 42J B. 420J C. 4200J D. 42000J.
Câu 5: Công thức tính áp suất gây ra bởi chất lỏng có trọng lượng riêng d tại một điểm cách cách mặt thoáng có độ cao h: A. p = d.h B. p = d/h C. p = h/d D .Một công thức khác.
Câu 6:Mùa đông, khi ngồi cạch lò sưởi ta thấy ấm áp.Năng lượng nhiệt của lò sưởi đã truyền tới người bằng cách: A.dẫn nhiệt. B.đối lưu. C.bức xạ nhiệt. D.cả ba cách trên.
Câu 7: Đổ 2 lít nước ở nhiệt độ 1000c vào 2 lít nước ở nhiệt độ 200c.Nhiệt độ cân bằng của hỗn hợp là:
A.600c . B. 800c C.400c D.1200c 
Câu 11: Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật tăng thì:
A.nhiệt độ của vật tăng. B.khối lượng của vật tăng. C. khối lượng riêng của vật tăng. D. cả B và C.
Câu 12: Sứ được dùng làm bát ăn cơm vì:
A.sứ làm cơm ăn ngon hơn B.sứ rẻ tiền hơn C.sứ dẫn nhiệt tốt D.sứ cách nhiệt tốt
Câu 13:Một người kéo đều một gầu nước trọng lượng 20N từ giếng sâu 6m hết 30 giây.Công suất của người đó là: A.120W. B.240W C.60W. D.4W. 
Câu 14: Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt của:
 A.chất rắn. B.chất lỏng. C. chất khí D. chân không. 
Câu 16: Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét được tính bằng:
A.trọng lượng của phần vật chìm trong nước. B.trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ.
C.trọng lượng của vật. D.trọng lượng riêng của nước nhân với thể tích của vật.
Câu 17:Câu nào sau đây nói về bình thông nhau là không đúng?
A.Bình thông nhau là bình có hai hoặc nhiều nhánh thông với nhau.
B.Trong bình thông nhau có thể chứa một hoặc nhiều chất lỏng khác nhau.
C.Tiết diện của các nhánh bình thông nhau nhất định phải bằng nhau.
D.Trong bình thông nhau chứa cùng một loại chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng một độ cao.
Câu 18:Trong các cách làm sau đây, cách giảm được lực ma sát là:
A.tăng độ nhám của mặt tiếp xúc. B. tăng lực ép lên mặt tiếp xúc.
C.tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc. D. tăng diện tích bề mặt tiếp xúc . 
Câu 19: Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật sẽ:
A.không thay đổi. B.tăng dần. C. giảm dần. D.có thể tăng dần hoặc giảm dần. 
Câu 20:Dạng năng lượng mà vật nào cũng có là:
A.động năng. B.thế năng. C. nhiệt năng. D.cả ba dạng năng lượng trên.
Câu 24: Về mùa đông , mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một áo dày, vì:
A. Giữa các lớp áo mỏng có không khí nên dẫn nhiệt kém B. Áo mỏng nhẹ hơn. C. Áo dày nặng nề . D.Áo dày không cho nhiệt truyền vào cơ thể.
Câu 25:Để đun sôi 800g nước ở trên mặt đất từ nhiệt độ 200c,nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgK.Nhiệt lượng cần thiết là:
A.67200kJ. B.67,2kJ C.268800kJ D.268,8kJ.
Câu 27: Hình thức truyền nhiệt bằng cách phát ra các tia nhiệt đi thẳng gọi là:
A.sự dẫn nhiệt. B.bức xạ nhiệt. C.sự đối lưu. D. sự phát quang. 
Câu 29: Móc quả nặng bằng sắt vào lực kế số chỉ của lực kế là 20N. Nhúng quả nặng đó chìm vào nước, số chỉ của lực kế thay đổi như thế nào?
A.Tăng lên. B.Giảm đi . C. không thay đổi. D. Chỉ số không.
Câu 30: Vật có trọng lượng 300N diện tích tiếp xúc với mặt đất là 200cm2 thì áp suất lên mặt đất là:
A. 15 N/cm2 B. 1,5 N/m2 C. 1,5 N/cm2 D. 15N/m2
Câu 31:Càng lên cao, áp suất khí quyển:
A. càng tăng. B.càng giảm. C.không thay đổi. D.có thể tăng và cũng có thể giảm.
Câu 32: Để đưa một vật có trọng lượng 1000N lên cao 2m người ta dùng mặt phẳng nghiêng nhẵn dài 4m. Lực cần để kéo vật trên mặt phẳng nghiêng đó là:
A. F = 1000N B. F= 4000N C. F = 250N D. F = 500N.
Câu 36: Nhiệt dung riêng có cùng đơn vị với đại lượng nào sau đây?
A. Nhiệt năng B. Nhiệt độ C. Nhiệt lượng D. Cả ba phương án trên đều sai.
Câu 37: Khi cung cấp nhiệt lượng 8 400J cho 1kg của một chất, thì nhiệt độ của chất này tăng thêm 2o C.Chất này là : A. đồng. B. rượu. C. nước. D. nước đá.
Câu 38: Một vật có trọng lượng 2N trượt trên mặt bàn nằm ngang được 0,5m . Công của trọng lực là:
A.1J. B.0J. C.2J. D.0,5J.
Câu 39: Trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng?
A. Viên đạn đang bay. B. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất.
C. Hòn bi đang lăn trên mặt đất nằm ngang . D. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất.
Câu 40:Dùng bếp dầu có hiệu suất 80% đun sôi 2kg nước từ 300C.Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgK.Nhiệt lượng cần cung cấp là:
A.735kJ. B.588kJ. C.147kJ. D.1470kJ.
Khoanh trßn vµo ®¸p ¸n mµ em cho lµ ®óng nhÊt:
Trong m«i tr­êng nµo kh«ng cã nhiÖt n¨ng?
A. M«i tr­êng r¾n B. M«i tr­êng láng
C. M«i tr­êng khÝ D. M«i tr­êng ch©n kh«ng
 2) Khi sê tay vµo dao s¾t ®Ó trªn bµn gç thÊy m¸t h¬n sê tay vµo mÆt bµn. C¸ch gi¶i thÝch nµo sau ®©y lµ ®óng: 
 A. Do nhiÖt ®é cña dao lu«n thÊp h¬n nhiÖt ®é cña bµn.
 B. Do kh¶ n¨ng dÉn nhiÖt cña s¾t tèt h¬n gç
 C. Do khèi l­îng cña dao nhá h¬n khèi l­îng cña bµn 
 D. Do c¶m gi¸c cña tay, cßn nhiÖt ®é cña bµn vµ dao lµ nh­ nhau
 3) §èi l­u lµ h×nh thøc truyÒn nhiÖt chñ yÕu ë m«i tr­êng nµo?
 A. Láng vµ khÝ B. Láng vµ r¾n
 C. KhÝ vµ r¾n D. R¾n, láng, khÝ 
 4) Ng­êi ta th¶ ba miÕng kim lo¹i ®ång, nh«m, ch× vµo mét cèc n­íc nãng. Hái nhiÖt ®é cuèi cïng cña ba miÕng kim lo¹i trªn sÏ thÕ nµo?
 A. NhiÖt ®é cña miÕng nh«m cao nhÊt, råi ®Õn cña miÕng ®ång, cña miÕng ch×. 
 B. NhiÖt ®é cña miÕng ch× cao nhÊt, råi ®Õn cña miÕng ®ång, cña miÕng nh«m. 
 C. NhiÖt ®é cña miÕng ®ång cao nhÊt, råi ®Õn cña miÕng nh«m, cña miÕng ch×. 
 D. NhiÖt ®é cña ba miÕng b»ng nhau. 
 5) Trong c¸c c¸ch s¾p xÕp vËt liÖu dÉn nhiÖt tõ tèt h¬n ®Õn kÐm h¬n sau ®©y, c¸ch nµo lµ ®óng?
 A. §ång, n­íc, thñy ng©n, kh«ng khÝ B. Thñy ng©n, ®ång, n­íc, kh«ng khÝ
 C. §ång, thñy ng©n, n­íc, kh«ng khÝ D. Kh«ng khÝ, n­íc, thñy ng©n, ®ång
 6) NhiÖt l­îng lµ g×? 
 A. Lµ phÇn nhiÖt n¨ng mµ vËt nhËn thªm ®­îc hay mÊt bít ®i. 
 B. Lµ phÇn n¨ng l­îng mµ vËt nhËn thªm ®­îc hay mÊt bít ®i 
 C. Lµ phÇn ®éng n¨ng mµ vËt nhËn thªm ®­îc hay mÊt bít ®i 
 B. Lµ phÇn thÕ n¨ng mµ vËt nhËn thªm d­îc hay mÊt bít ®i 
 II) Chän tõ thÝch hîp ®iÒn vµo chç trèng:
DÉn nhiÖt lµ h×nh thøc truyÒn nhiÖt chñ yÕu cña ..; ®èi l­u lµ h×nh thøc truyÒn nhiÖt cña ,.; bøc x¹ nhiÖt cã thÓ s¶y ra c¶ 
 8) NhiÖt ®é cña vËt cµng th× c¸c nguyªn tö, ph©n tö cÊu t¹o nªn vËt  
9) HiÖn t­îng khuyÕch t¸n chøng tá c¸c nguyªn tö, ph©n tö..
vµ gi÷a chóng cã . 
H·y viÕt c©u tr¶ lêi cho c¸c c©u sau:
10) Khi s­ëi Êm, nhiÖt truyÒn tõ lß s­ëi ®Õn c¬ thÓ ta b»ng c¸ch nµo ?
11) T¹i sao c¸c bÓ chøa x¨ng l¹i ®­îc quÐt mét líp nhò mµu tr¾ng b¹c ?
12) §Ó ®un s«i 2 lÝt n­íc ë 20 C, ng­êi ta dïng mét Êm nh«m cã khèi l­îng 200g. TÝnh nhiÖt l­îng cÇn thiÕt ®Ó ®un s«i Êm n­íc trªn. BiÕt nhiÖt dung riªng cña n­íc lµ 4200J/kg.K, vµ cña nh«m lµ 880J/kg.K.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_vat_li_2016.docx