Đề cương ôn thi môn vật lý 6 học kì II - Năm học 2011 - 2012

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1254Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi môn vật lý 6 học kì II - Năm học 2011 - 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn thi môn vật lý 6 học kì II - Năm học 2011 - 2012
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN VẬT LÝ 6 
HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2011 - 2012
A. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau 
Hình 1
F
Câu 1. Hệ thống ròng rọc như hình 1 có tác dụng 
	A. đổi hướng của lực kéo.
	B. giảm độ lớn của lực kéo.
	C. thay đổi trọng lượng của vật.
	D. thay đổi hướng và giảm độ lớn của lực kéo.
Câu 2. Khi làm lạnh một vật rắn thì khối lượng riêng của vật tăng lên vì
	A. khối lượng của vật tăng lên và thể tích của vật giảm đi.	
	B. khối lượng của vật không thay đổi và thể tích của vật giảm.	
	C. khối lượng của vật không đổi và thể tích của vật tăng lên.	
	D. khối lượng và thể tích của vật cùng giảm đi.
Câu 3. Trong các nhiệt kế dưới dây, Nhiệt kế dùng để đo được nhiệt độ của nước đang sôi là
	A. Nhiệt kế thủy ngân
	B. Nhiệt kế y tế
	C. Nhiệt kế rượu
	D. Nhiệt kế dầu
Câu 4: Trong nhiệt giai xen – xi - ut nhiệt độ của hơi nước đang sôi là:
A. 1000C
B. 800C
C. 900C
D. Một kết quả khác
Câu 5. Trường hợp nào dưới đây liên quan đên sự đông đặc?
A. Ngọn nến vừa tắt.; B. Ngọn nến đang cháy.;C. Cục nước đá để ngoài nắng.; D.Ngọn đèn dầu đang cháy.
Câu 6: Trong thời gian vật đang đông đặc nhiệt độ của vật thay đổi thế nào ? 
A. Luôn tăng.
B. Không đổi.
C. Luôn giảm.
D. Lúc đầu giảm, sau đó tăng.
Câu 7. Chỉ ra kết luận không đúng trong các kết luận sau?
A. Sự chuyển một chất từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.
B. Sự chuyển một chất từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự nóng chảy.
C. Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.
D. Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.
Câu 8: Khi lau bảng bằng khăn ướt thì chỉ một lát sau là bảng khô vì
A. sơn trên bảng hút nước.
C. nước trên bảng chảy xuống đất.
B. gỗ làm bảng hút nước.
D. nước trên bảng bay hơi.
Câu 9: Hiện tượng các giọt sương đọng lại trên lá trong các buổi sáng liên quan đến hiện tượng
A. ngưng tụ B. đông đặc C. bay hơi D. nóng chảy 
.
Câu 10. Để một cốc nước đá ở ngoài không khí sau thời gian ngắn, ta thấy có các giọt nước bám vào thành ngoài của cốc, điều đó chứng tỏ 
	A. hơi nước trong không khí xung quanh cốc nước đá gặp lạnh ngưng tụ thành nước và bám vào thành cốc.
	B. nước trong cốc lạnh hơn môi trường bên ngoài thành cốc nên nước trong cốc bị co lại và thấm ra ngoài thành cốc. 
	C. khi nhiệt độ bên trong và bên ngoài cốc nước khác nhau thì sự giãn nở vì nhiệt của cốc ở bên trong và bên ngoài thành cốc khác nhau nên nước thấm ra ngoài thành cốc. 
	D. cốc bị dạn, nứt rất nhỏ mà ta không nhìn thấy được nên nước trong cốc đã thấm qua chỗ dạn, nứt ra ngoài thành cốc.
Câu 11. Khi trồng chuối hoặc mía người ta thường phạt bớt lá để 
A. dễ cho việc đi lại chăm sóc cây. 
B. hạn chế lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây. 
C. giảm bớt sự bay hơi làm cây đỡ bị mất nước hơn.
D. đỡ tốn diện tích đất trồng.
B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu sau:
Câu 1. Ở đầu cán (chuôi) dao, liềm bằng gỗ, thường có một đai bằng sắt gọi là cái khâu dùng để giữ chặt lưỡi dao, liềm. Tại sao khi lắp khâu người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán?
Trả lời: Phải nung nóng khâu dao, liềm vì khi được nung nóng, khâu nở ra dể lắp vào cán, và khi nguội đi khâu co lại xiết chặt vào cán.
Câu 2. Tại sao ở chổ tiếp nối hai đầu thanh ray xe lửa lại có một khoảng hở?
Trả lời: Người ta đặt khe hở như vậy để khi trời nóng, đường ray nở dài ra do đó nếu không để khe hở , sự nở vì nhiệt của đường ray sẽ bị ngăn cản gây ra lực lớn làm cong đường ray.
Câu 3. Ở hai đầu gối đở một số cầu thép người ta cấu tạo như sau: một đầu gối đở đặt cố định còn một đầu gối lên các con lăn. Tại sao một gối đở phải đặt trên các con lăn?
Trả lời: Một đầu được đặt gối lên các con lăn, tào điều kiện cho cầu dài ra khi nóng lên mà không bị ngăn cản.
Câu 4. Đồng và thép nở vì nhiệt như nhau hay khác nhau?
Trả lời: Đồng và thép nở vì nhiệt khác nhau. Đồng nở vì nhiệt nhiều hơn thép. 
Câu 5 : Tại sao về mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương bị mờ đi?
Trả lời: Về mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương, hơi nước trong hơi thở gặp mặt gương lạnh nên ngưng tụ lại thành những hạt nước nhỏ li ti bám vào mặt gương làm cho gương bị mờ đi. 
Câu 6. Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm?
Trả lời: Ta biết rằng, trong không khí có hơi nước. Khi đêm đến, nhiệt độ giảm xuống, hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ tạo thành những giọt nước đọng trên lá cây
Câu 7 : Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố gì?
 Trả lời: 
Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào:
- Nhiệt độ
- Gió
- Diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
Câu 8 : Ở Lai Hòa - TX Vĩnh Châu có nghề làm muối thủ công. Theo em nghề làm muối thủ công dựa vào hiện tượng vật dựa vào hiện tượng vật lí nào? Muốn thu hoạch muối được nhanh thì cần thời tiết như thế nào?
 Trả lời: Nghề làm muối thủ công ở Lai Hòa - TX Vĩnh Châu có liên quan đến hiện tượng vật lí là sự bay hơi. Muốn thu hoạch muối được nhanh thì cần thời tiết nắng và gió to.
Câu 9: Hình dưới đây vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước đá lấy ra từ tủ lạnh. Hãy quan sát và trả lời các câu hỏi dưới đây:
a) Ở nhiệt độ nào thì nước đá bắt đầu nóng chảy?
b) Thời gian nóng chảy của nước đá kéo dài bao nhiêu phút?
c) Nước đá tồn tại hoàn toàn ở thể rắn trong khoảng thời gian nào?
d) Từ phút thứ 5 đến phút thứ 7 nước đá tồn tại ở thể nào?
Trả lời:
a) Ở 00C thì nước bắt đầu nóng chảy.
b) Thời gian nóng chảy của nước đá kéo dài 3 phút.
c) Nước đá tồn tại hoàn toàn ở thể rắn từ phút thứ 0 đến phút thứ 1.
d) Từ phút thứ 5 đến phút thứ 7 nước đá tồn tại ở thể lỏng.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE CUONG HKII LI 6.doc