Bài 1: Hai gương phẳng G1 và G2 đặt song song đối diện nhau, mặt phản xạ quay vào nhau. Khoảng cách giữa hai gương là h = AC = 20cm, chiều dài mỗi gương là d = AB = CD = 85cm. Một bóng đèn nhỏ S đặt cách đều hai gương, ngang với các mép A và C của hai gương. Một người đặt mắt tại O ở cách đều hai gương và cách S một đoạn l = SO = 100cm như hình vẽ. a) Vẽ 1 tia sáng xuất phát từ S, phản xạ trên gương G1 tại I sau đó truyền tới O. b) Vẽ 1 tia sáng xuất phát từ S, phản xạ lần lượt trên gương G1 tại H, gương G2 tại K rồi truyền tới O. Bài 2: Hai gương phẳng G1 và G2 quay mặt phản xạ vào với nhau và tạo thành một góc 600. Một điểm S nằm trong khoảng hai gương. a) Hãy nêu cách vẽ đường đi của tia sáng phát ra từ S phản xạ lần lượt qua G1, G2 rồi quay trở về S. b) Tính góc tạo bởi tia tới xuất phát từ S và tia phản xạ qua S. Bài 3: Hai gương phẳng G1 và G2 được bố trí hợp với nhau một góc alpha như hình vẽ. Hai điểm sáng A và B được đặt vào giữa hai gương. a) Trình bày cách vẽ tia sáng xuất phát từ A phản xạ lần lượt lên gương G2 đến gương G1 rồi đến B. b) Giả sử ảnh của A qua gương G1 cách A là 12cm và ảnh của A qua G2 cách A là 16cm; khoảng cách giữa hai ảnh đó là 20cm. Tính góc alpha. H Sàn nhà M . . . O A B N Bài 4: Một người cao 1,7m, mắt tại O cách đỉnh đầu 10cm, đứng cách tường 0,69m. Trên tường có treo một gương phẳng hình chữ nhật như hình vẽ. a) Tìm độ rộng tối thiểu của gương để người ấy thấy vừa đủ ảnh của mình trong gương. Xác định khoảng cách từ mép dưới của gương đến sàn nhà. Kết quả này thay đổi thế nào khi người này di chuyển lại gần hay ra xa gương. b) Nếu méo dưới của gương cách sàn 1,2m thì người này chỉ thấy được phần BC trên cơ thể mình. Xác định vị trí điểm C. Bài 5: Một khối gỗ hình lập phương có cạnh a = 8cm nổi trong nước. a/ Tìm khối lượng riêng D1 của gỗ biết khối lượng riêng của nước là D0 = 1000 kg/m3 và gỗ chìm trong nước 6cm. b/ Người ta đổ vào phía trên nước một lớp chất lỏng sao cho chất lỏng vừa ngập khối gỗ. Tính chiều cao lớp chất lỏng và chiều cao phần gỗ ngập trong nước lúc này. Biết khối lượng riêng của chất lỏng là D2 = 600kg/m3. c/ Khi chưa có lớp chất lỏng, người ta nối gỗ với một quả cầu đặc có khối lượng riêng D3=7800kg/m3 bằng một sợi dây mảnh, nhẹ, không co dãn để khối gỗ chìm hoàn toàn trong nước thì quả cầu sắt có khối lượng bao nhiêu. Bài 6: Một quả cầu có trọng lượng riêng d1 = 8200 N/m3 và thể tích V1 = 100 cm3, nổi trên mặt một bình nước. Người ta rót dầu phủ kín hoàn toàn quả cầu. Trọng lượng riêng của dầu là d2 = 7000 N/m3 và của nước là d3 = 10000 N/m3. a) Tính thể tích phần quả cầu ngập trong nước khi đã đổ dầu. b) Nếu rót thêm dầu thì thể tích phần ngập trong nước có thay đổi không? Bài 7 Một quả cầu đặc A có thể tích V = 100cm3 được thả vào trong một bể nước đủ rộng. Người ta thấy quả cầu chìm 25% thể tích của nó trong nước và không chạm đáy bể. 1) Tìm khối lượng của quả cầu. Cho khối lượng riêng của nước là D = 1000kg/m3. 2) Người ta nối quả cầu A với quả cầu đặc B có cùng kích thước bằng một sợi dây mảnh không co dãn rồi thả cả hai quả cầu vào bể nước. Quả cầu B bị chìm hoàn toàn và không chạm đáy bể, đồng thời quả cầu A bị chìm một nửa trong nước. Tìm khối lượng riêng của chất làm quả cầu B.
Tài liệu đính kèm: