Đề cương ôn thi môn Ngữ Văn Khối 10 học kỳ II năm học 2014-2015 - Trường THPT Hàm Thuận Bắc

docx 53 trang Người đăng hapt7398 Lượt xem 1251Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn thi môn Ngữ Văn Khối 10 học kỳ II năm học 2014-2015 - Trường THPT Hàm Thuận Bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn thi môn Ngữ Văn Khối 10 học kỳ II năm học 2014-2015 - Trường THPT Hàm Thuận Bắc
MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 10
A. Gợi ý ôn tập:
	I. Phần đọc văn:
	* Bài 1: Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu). 
 1. Hình tượng nhân vật “khách”:
- “Khách” xuất hiện với tư thế của con người có tâm hồn khoáng đạt, hoài bão lớn lao, tráng chí bốn phương (gợi lên qua hai loại địa danh: lấy trong điển cố Trung Quốc, những địa danh của đất Việt)
- Cảm xúc vừa vui sướng, tự hào vừa buồn đau, nuối tiếc.
 2. Hình tượng các bô lão:
- Thái độ với khách: nhiệt tình, hiếu khách, tôn kính ® cuộc hội ngộ đầy ý vị. 
- Kể lại chiến trận: Kể theo diễn biến tình hình, trận chiến gây go, ác liệt.
- Lời bình luận của các bô lão: Nguyên nhân ta thắng, địch thua: “đất hiểm” +“nhân tài” (nhân tố quyết định ) ® Đề cao sức mạnh, vị trí của con người: Cảm hứng mang giá trị nhân văn và có tầm triết lí sâu sắc.
- Lời ca của các bô lão: Bất nghĩa –tiêu vong, có nhân nghĩa-lưu danh thiên cổ ® Có giá trị như một tuyên ngôn về chân lí.
	* Bài 2: Tác giả Nguyễn Trãi
1. Cuộc đời(SGK)
 - Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có, danh nhân văn hóa thế giới.
- Một con người phải chịu oan khiên thảm khốc nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam.
- Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc ở nhiều thể loại văn học, là người khai sáng thơ ca Tiếng Việt.
2. Sự nghiệp sáng tác(Những tác phẩm chính, nội dung, nghệ thuật)(SGK)
	 * Bài 3 “Đại cáo bình Ngô” (Nguyễn Trãi ) 
1. Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của“Đại cáo bình Ngô”
	* Sau khi quân ta đại thắng, tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, Vương Thông buộc phải giảng hoà, chấp nhận rút quân về nước, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Đại cáo bình Ngô.
	* Ý nghĩa:
	- Tính chất quốc gia trọng đại và lòng căm thù, sự khinh bỉ của nhân dân ta đối với giặc phương Bắc.
	- Bài cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc - Kỉ nguyên độc lập, tự chủ- xứng đáng là áng “thiên cổ hùng văn ”của dân tộc ta.
 2. Tư tưởng nhân nghĩa và chân lí độc lập dân tộc của Đại Việt.
 - Tư tưởng nhân nghĩa: “yên dân trừ bạo”: tiêu trừ tham tàn bạo ngược, bảo vệ cuộc sống bình yên của người dân ® nguyên lí chính nghĩa của dân tộc.
 - Chân lí khách quan về sự tồn tại chủ quyền dân tộc:
 + Từ thực tiễn lịch sử: vốn có lâu đời (từ trước, vốn xưng, đã chia, đã lâu)
 + Yếu tố xác định chủ quyền của dân tộc: lãnh thổ, phong tục, văn hiến, lịch sử riêng, chế độ riêng.(Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần.Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên)
 ® Lập luận chặt chẽ, so sánh trực tiếp, lí lẽ gắn với thực tiễn: Tư tưởng mang tầm vóc thời đại, cũng là tầm cao của tư tưởng Ức Trai.
 3. Tố cáo tội ác của giặc Minh 
 - Vạch trần âm mưu thâm độc của kẻ thù: Luận điệu bịp bợm xảo trá “phù Trần diệt Hồ”.(Nhân họ Hồ chính sự phiền hà.)
 - Lên án chủ trương cai trị thâm độc, tố cáo tội ác:
 + Huỷ hoại cuộc sống con người bằng hành động diệt chủng tàn bạo: thiêu sống, chôn sốngà gây tâm trạng hoang mang trong nhân dân để chúng dễ bề thống trị (Nướng dân đen, vùi con đỏ)
 + Huỷ hoại môi trường sống : vơ vét sản vật, tài nguyên, phá hoại sản xuất, tàn hại cây cỏ khiến cho đất nước nghèo nàn, xơ xác, tiêu điều (nặng thuế khoá, tàn hại giống côn trùng cây cỏ).
 + Đẩy người dân vô tội đến bi đát cùng cực: người dân bị bóc lột sức người, sức của, sống trong cảnh chia li, tang tóc, luôn phải đối mặt với cái chết (chốn chốn lưới giăng, nơi nơi cạm đặt)
® Dùng hình tượng mang ý nghĩa khái quát, đối lập, lời lẽ đanh thép hùng hồn, thống thiết, chất chứa căm thù, chứng cứ thuyết phục: Bản cáo trạng đanh thép hùng hồn, chất chứa căm thù của tác giả.
4. Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
- Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa
+ Hình tượng Lê Lợi: Người anh hùng áo vải có lòng căm thù giặc sâu sắc, có lí tưởng hoài bão lớn lao và quyết tâm thực hiện lí tưởng (Ta đây., ngẫm thù lớn.., căm giặc nước, quên ăn vì giận, những trằn trọc trong cơn mộng mị)
+ Những khó khăn gian khổ trong buổi đầu cuộc kháng chiến: thiếu nhân tài, thiếu quân, thiếu lương(Tuấn kiệt như soa buổi sớm, nhân tài như lá mùa thu,khi Linh Sơn lương hết mấy tuần, khi Khôi Huyện quân không một đội)
+ Ý chí: khắc phục khó khăn, đoàn kết một lòng, quyết tâm đánh giặc ( Ta gắng chí,tướng sĩ một lòng phụ tử.)
® Hình ảnh người anh hùng lồng vào hình ảnh người nông dân: phát hiện vai trò và sức mạnh của người dân.
- Giai đoạn thứ hai của cuộc khởi nghĩa:
+ Chiến thắng của quân ta: Chiến thắng lớn, liên tiếp giòn giã, làm cho địch không kịp trở tay (sấm vang chớp giật, trúc chẻ tro bay, sạch không kình ngạc, tan tác chim muông,).
+ Thất bại của địch: Quân lính chết thảm hại, ý tưởng tham sống sợ chết hèn nhát.
=> Dùng nhiều động từ mạnh, nhạc điệu dồn dập, sảng khoái, âm thanh giòn giã, hào hùng: Bức tranh toàn cảnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, là niềm tự hào, bản anh hùng ca của dân tộc.
5. Nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm: Nghệ thuật chính luận tài tình với cảm hứng trữ tình sâu sắc.
	+ Kết cấu: Vận dụng sáng tạo và kết cấu chung của thể cáo.
	+ Lập luận: Tư tưởng nhân nghĩa và độc lập là cơ sở chân lí để triển khai lập luận, lí lẽ luôn gắn với chứng minh bằng thực tiễn.
	+ Kết hợp bút pháp tự sự, trữ tình và bút pháp anh hùng ca.
	+ Hình ảnh giàu sức biểu cảm.
	* Bài 4: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Thân Nhân Trung).
1. Tầm quan trọng của hiền tài đối với quốc gia
	+ Có quan hệ sống còn với sự hưng thịnh của đất nước.
	+ Nhà nước trọng đãi hiền tài ở mức cao nhất để khích lệ (Các thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài , kén chọn kẻ sĩ làm việc đầu tiên)
	+ Những việc đã làm chưa xứng nên phải khắc bia để lưu danh sử sách( Đã yêu mến cho khoa danh, tước trật, ban ân..., dựng bia đá để đề danh ở của Huyền Quan khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn)
 2. Ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ
	+ Khuyến khích nhân tài.
	+ Noi gương hiền tài, ngăn ngừa điều ác(kẻ ác lấy đó làm răn,người thiện theo đó mà gắng)
	+ Làm cho đất nước hưng thịnh dài lâu.
	* Bài 5: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.
1. Nhân vật Ngô Tử Văn 
 - Được giới thiệu là người cương trực, nghĩa khí “ Vùng Bắc người ta vẫn khen là người cương trực”
+ Đốt đền vì tức giận trước việc hồn ma tên tướng giặc tử trận làm yêu làm quái hại dân.(Tức giận, tắm gội sạch sẽ khấn trời, châm lửa đốt đền)
 	+Thái độ điềm nhiên không khiếp sợ trước lời đe dọa của tên hung thần(Tử Văn mặc kệ, vẫn ngồi ngất ngưỡng tự nhiên)
+ Sự gan dạ trước bọn quỷ Dạ Xoa nanh ác quang cảnh đáng sợ nơi cõi âm (Ngô Saọn là kẻ ngay thẳng.., có tội lỗi gì xin bảo cho không nên phải bắt chết một cách oan uổng)
+ Thái độ cứng cỏi, bất khuất trước Diêm Vương đầy quyền lực. .(Tử Văn tâu trình đầu đuôi, lời nói cứng cỏi, không chịu nhún nhường)
2. Chiến thắng của NT và ý nghĩa của chiến thắng 
- Ngô Tử Văn đã chiến thắng nhờ sự chính nghĩa và lòng dũng cảm.
+Giải trừ được tai họa, đem lại an lành cho dân.
+Diệt trừ tận gốc thế lực xâm lược tàn ác, làm sáng tỏ nỗi oan khuất và phục hồi lại danh vị cho thổ thần nước Việt.
+Được tiến cử vào chức phán sự đền Tản Viên, đảm đương nhiệm vụ giữ gìn công lý.
Þ Khẳng định niềm tin chính nghĩa nhất định thắng gian tà. Ngô Tử Văn là người đại diện cho kẻ sĩ nước Việt thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ.
3. Ngụ ý của truyện
	+ Lên án hồn ma tên tướng giặc xảo quyệt, gian ác.
	+ Phơi bày hiện thực bất công từ cõi trần đến cõi âm. 
	+ Lời nhắn nhủ của tác giả: đấu tranh đến cùng chống cái ác, cái xấu.
* Bài 6: Hồi trống Cổ Thành (La Quán Trung).
1. Nhân vật Trương Phi:
 - Khi nghe tin Quan Công đến: nóng lòng muốn gặp mặt QC.
 - Khi đối diện với QC: tức giận, muốn giết chết ngay QC
 - Khi biết rõ sự việc: Biết nhận lỗi lầm và phục thiện.
 	=> Trung thành , cương trực, thẳng thắn, căm ghét sự phản bội nhưng biết cầu thị và khoan dung.
2. Nhân vật Quan Công
 - Từ tốn, độ lượng, khiêm nhường
 + Bất ngờ trước cách xử sự của Trương Phi, thanh minh bằng lời lẽ mềm mỏng.
 + Cầu cứu hai chị.
 - Trí dũng, giàu nghĩa khí.
 + Chấp nhận điều kiện khắc nghiệt của Trương Phi.
 + Nóng lòng muốn giải toả mối hiềm nghi: trong chớp mắt chém rơi đầu Sái Dương.
	* Bài 7: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (dịch giả Đoàn Thị Điểm).
 1. Tâm trạng cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ
- Bộc lộ qua hành động: những hành động lặp đi lặp lại nhiều lần, vô nghĩa gợi sự tù túng, bế tắc.
- Bộc lộ qua ngoại cảnh:
+ Hình ảnh “ngọn đèn”: câu hỏi tu từ, điệp ngữ ® câu thơ như lời độc thoại nội tâm bộc lộ nỗi buồn cô đơn kéo dài triền miên trong không gian , thời gian và nỗi khao khát được đồng cảm, sẻ chia.
+ Hình ảnh thiên nhiên (tiếng gà, bóng cây hoè) ® sự thao thức của người chinh phụ trong không gian vắng vẻ, tĩnh mịch gợi ấn tượng cô đơn đáng sợ.
 - Bộc lộ qua sự cảm nhận thời gian: nghệ thuật so sánh, từ láyà thời trôi đi nặng nề, chậm chạp.
 - Bộc lộ qua hành động diễn ra trong phòng: đốt hương, soi gương, gảy đàn
 à Nghệ thuật điệp từ “gượng” kết hợp các động từ: đốt, soi, gảy: thái độ gượng gạo, sầu không được giải tỏa mà còn nặng nề hơn.
2. Tâm trạng nhớ thương hướng về người chồng nơi xa
 - Câu hỏi tu từ, ước lệ tương trưngà nỗi khao khát cháy bỏng- gửi nỗi nhớ thương đến nơi chiến trận- mong được chồng thấu hiểu, sẻ chia.
 - Điệp ngữ bắc cầu, từ láyà nỗi nhớ sâu sắc, không chút nguôi ngoai
 - Hình ảnh thiên nhiên: cành cây, sương, gió, mưa, tiếng kêu côn trùngà sự cô đơn, buồn, nhớ.
=> Nỗi cô đơn, buồn khổ của người chinh phụ khao khát tình yêu, hạnh phúc lứa đôi.
	* Bài 8: Tác gia Nguyễn Du 
1. Những nét chính về cuộc đời Nguyễn Du(SGK)
 - Nguyễn Du là một con người tài hoa, trải qua nhiều cay đắng, thăng trầm trong cuộc đời.
 - Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XX.
 - Ông có đóng góp lớn đối với văn học dân tộc về nhiều phương diện nội dung và nghệ thuật, xứng đáng được gọi là thiên tài văn học.
2. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du(Các sáng tác chính, nội dung, nghệ thuật)
	* Bài 9: Trao duyên (Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du)
1. Nội dung:
* Kiều trao duyên cho Thúy Vân
- Từ dùng đắt, hợp lí “cậy”, “chịu”, hành động bất ngờ “lạy”, “thưa” ® thái độ kính cẩn, chịu ơn, tạo không khí trang nghiêm.
- Kiều khéo léo thuyết phục Vân chấp nhận gá nghĩa cùng Kim Trọng.
+ Nhắc lại vắn tắt mối tình dang dở của mình với chàng Kim ® hi sinh tình yêu của mình để làm tròn chữ hiếu.(Kể từ khi gặp chàng Kim, hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai)
+ Tình cảm chị em máu mủ.(Ngày xuân em hãy còn dài, xót tình máu mủ)
+ Hết lòng tin tưởng và biết ơn Thúy Vân.(Chị dù thịt nát xương mòn, ngâm cười chín suối.)
® Dùng từ ngữ chọn lọc, điển tích, thành ngữ gợi cảm: đưa Thúy Vân vào chuyện đã rồi mặc nhiên phải chấp nhận.
* Kiều trao kỉ vật cho Vân 
- Trao kỉ vật cho em, Kiều sống với những kỉ niệm thiêng liêng (chiếc vành, bức tờ mây)® Tình yêu sâu sắc.
- Tâm trạng đầy mâu thuẫn:
+ Trao kỉ vật nhưng đau đớn, tiếc nuối “của chung”, “của tin”
+ Lời nói nửa tỉnh, nửa mê, dằn vặt, ai oán.(dù em nên vợ nên chồng, xót người mệnh bạc)
+ Tự cho mình là người mệnh bạc, bất hạnh.(Mai sau dù có,thấy hiu hiu gió , rưới xin giọt nước cho người thác oan)
®Từ ngữ gợi cảm: tiếng nói đầy đau đớn xót xa của một người con gái tha thiết với tình yêu. Nỗi đồng cảm chia sẻ sâu sắc của tác giả đối với thân phận nàng Kiều.
* Kiều với nỗi đau thực tại : 
- Nỗi đau của sự dang dở, mất mát không thể hàn gắn.(bây giờ trâm gẫy gương tan)
- Cảm thấy có lỗi với Kim Trọng.(Trăm nghìn gửi lạy tình quân, ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang)
® Thành ngữ, từ cảm thán: số phận oan nghiệt + nỗi đau lên đến cao trào.
=> Bi kịch của cuộc đời Kiều, tình yêu mãnh liệt, đức hi sinh, sự khiêm nhường.
2. Nghệ thuật:
	- Miêu tả nội tâm nhân vật sâu sắc (chuyển đổi đối tượng đối thoại).
	- Thành công trong việc dùng từ, thành ngữ, điển tích, .
	- Xây dựng mối quan hệ hợp lí giữa tình cảm và lí trí, nhân cách và thân phận của nhân vật.
	Tóm lại: Đoạn trích thể hiện bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và nhân cách cao đẹp của Kiều, đồng thời cho thấy tài năng miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du.
	Bài 10: Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du)
1. Nội dung
 * Quan niệm về người anh hùng ( 4 câu đầu )
 - Nghệ thuật ước lệ, dùng từ chính xác “ thoắt” → cách xử sự khác thường của người anh hùng quyết mưu sự nghiệp phi thường.
 - Hình ảnh không gian rộng lớn (Bốn phương, trời bể mênh mang) → hình ảnh người anh hùng mang tầm vóc vũ trụ.
=> Hình ảnh người anh hùng thời đại.
 * Lí tưởng anh hùng của Từ Hải(phầm còn lại)
 - Không quyến luyến, bịn rịn,không vì tình yêu mà quên đi lí tưởng cao cả, khuyên Kiều vượt lên trên tình cảm thông thường để sánh với anh hùng.(Thanh gươnglên đường thẳng rong, Tâm phúc tương tri, sao chưa thoát khỏi nữ nhi)
 - Niềm tin tưởng sắt đá vào thành công trong sự nghiệp,tương lai.(Bao giờ mười vạn tinh binh.làm cho rõ mặt phị thường)
 - Chấp nhận khó khăn khi khởi đầu sự nghiệp.(Bốn bể không nhà.)
 - Người chồng chí khí nhưng cũng rất tâm lí, đầy tình cảm.(Đành lòng chờ đó.chầy chăng là một năm sau vội gì) 
 - Khát khao làm nên sự nghiệp lớn.(dứt áo ra đi)
→ Hình ảnh ước lệ, câu hỏi tu từ: người anh hùng chân chính mang lí tưởng cao cả. 
=> Lí tưởng anh hùng thời trung đại → thái độ trân trọng, ngợi ca của tác giả.
2. Nghệ thuật:
 - Sử dụng từ ngữ,hình ảnh,biện pháp miêu tả theo khuynh hướng lí tưởng hóa
 - Lời đối thoại trực tiếp bộc lộ tính cách tự tin đầy bản lĩnh
Phần II:Tiếng Việt
* Bài 1 KHÁI QUÁT LỊCH SỬ TIẾNG VIỆT.
1.Lịch sử phát triển của Tiếng Việt:
 - Tiếng Việt trong thời kì dựng nước
 - Tiếng Việt trong thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc:
 - Tiếng Việt dưới thời kì độc lập tự chủ
 - Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc
 - Tiếng Việt sau CMTT đến nay
2. Chữ viết của Tiếng Việt:
 - Chữ Nôm
 - Chữ Quốc Ngữ
 * Bài 2 NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT.
1.Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của tiếng Việt:
 - Về ngữ âm và chữ viết :Cần phát âm theo chuẩn của tiếng Việt, cần viết đúng theo các quy tắc hiện hành về chính tả và về chữ viết của chữ quốc ngữ.
 - Về từ ngữ: Cần dùng từ đúng với hình thức và cấu tạo, với ý nghĩa, với đặc điểm ngữ pháp của chúng trong tiếng Việt.
- Về ngữ pháp: Cần cấu tạo câu theo đúng quy tắc ngữ pháp TV, diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa và sử dụng dấu câu thích hợp. 
Các câu trong đoạn văn và văn bản cần được liên kết chặt chẽ, tạo nên một văn bản mạch lạc, thống nhất.
- Về phong cách ngôn ngữ: Sử dụng các phương tiện ngôn ngữ phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp với từng phong cách chức năng ngôn ngữ.
2. Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao:
 * Bài 3 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
 1. Định nghĩa(SGK)
 2. Phân loại: Ngôn ngữ tự sự, ngôn ngữ thơ, ngôn ngữ sân khấu
 3. Chức năng: thông tin và chức năng thẩm mĩ
 4. Đặc trưng: Tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa
Phần III: Làm Văn
* Văn thuyết minh
 - Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
 - Cách lập dàn ý bài văn thuyết minh
 - Tính chuẩn xác và hấp dẫn của bài văn thuyết minh
 - Các phương pháp thuyết minh: định nghĩa, liệt kê, so sánh, nêu ví dụ, phân tích, phân loại.
 - Cách tóm tắt văn bản thuyết minh
 * Văn nghị luận
1. Cách lập dàn ý bài văn nghị luận
-.Tìm ý cho bài văn:
 +. Xác định luận đề:
 +. Xác định luận điểm:
 +. Tìm luận cứ cho các luận điểm:
 - Lập dàn ý:
 + Mở bài: Nêu luận đề (trực tiếp hay gián tiếp).
 + Thân bài: Xác định trọng tâm,chọn và sắp xếp các luận điểm, luận cứ theo trình tự hợp lí.
 + Kết bài: Nhấn mạnh hoặc mở rộng vấn đề đã triển khai.
2. Lập luận trong văn nghị luận(SGK)
3. Cách xây dựng lập luận:
- Xác định luận điểm: 
- Tìm luận cứ:
- Lựa chọn phương pháp lập luận:
- Phương pháp lập luận phải hợp lí. 
4. Các thao tác nghị luân: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, so sánh
B. Luyện tập
Phần 1: Đọc- hiểu
Câu 1: Cho đoạn trích sau:
 “ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
 .................................................
 Song hào kiệt đời nào cũng có”
 ( “Đại cáo bình Ngô” -Nguyễn Trãi)
- Xác định nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. Tư tưởng của Nguyễn Trãi trong đoạn trích được đánh giá như thế nào?
Gợi ý TL: 
* Nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
- Nội dung
+ Nêu cao tư tưởng nhân nghĩa: “ Yên dân trừ bạo” là tiêu trừ tham tàn bạo ngược, bảo vệ cuộc sống yên bình của người dânà Yêu nước thương dân, chống giặc ngoại xâm.
+ Khẳng định nền độc lập DT, quyền tự chủ và truyền thống lâu đời với những yếu tố cơ bản về văn hóa, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán và sự tự ý thức về sức mạnh DT.
- Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, so sánh trực tiếp, lí lẽ gắn với thực tiễn.
 * So sánh đoạn trích trên với “Nam Quốc Sơn Hà” của Lí Thường Kiệt: TG Nam quốc sơn hà khẳng định độc lập, chủ quyền dân tộc đã dựa vào “thiên thư” còn NT dựa vào lịch sử. Đó là bước tiến của tư tưởng thời đại, đồng thời cũng là tầm cao của tư tưởng Ức Trai.
 Câu 2: Cho đoạn trích sau:
 “ Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
 ............................................................
 Tan tác cả nghề canh cửi.” 
 ( “Đại cáo bình Ngô”- Nguyễn Trãi)
- Trong đoạn trích trên TG đã tố cáo những tội ác nào của giặc Minh? Theo em tội ác nào là man rợ nhất? Tội ác đó đã tác động đến đời sống tinh thần của con người như thế nào?
- Hãy viết một đoạn văn ngắn nói về hành động của em nhằm bảo vệ môi trường.
Gợi ý TL: 
- Tội ác của giặc Minh:
+ Hủy hoại cuộc sống con người bằng hành động diệt chủng tàn bạo: Thiêu sống, chôn sống (nướng dân đen, vùi con đỏ,).
+ Hủy hoại môi trường sống : Vơ vét tài nguyên, khoáng sản, sản vật quý hiếm, tàn phá côn trùng, cây cỏ , phá hoại sản xuất( tàn hại giống côn trùng, cây cỏ). 
+ Đẩy người dân vô tội đến bi đát cùng cực: người dân bị bóc lột sức người, sức của, sống trong cảnh chia li, tang tóc, luôn phải đối mặt với cái chết (chốn chốn lưới giăng, nơi nơi cạm đặt)
- Viết đoạn văn:
+ Tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống con người.
+ Biết giữ gìn vệ sinh chung 
+ Tạo môi trường sống xanh- sạch – đẹp.
Câu 3 : Đọc đoạn văn sau :
 “ Ông già nói :
 - Ô, đấy là viên tướng bại trận của Bắc triều, cái hồn bơ vơ ở Nam quốc, tranh chiếm miếu đền của tôi, giả mạo họ tên của tôi, quen dùng chước dối lừa, thích làm trò thảm ngược, thượng đế bị nó bưng bít, hạ dân bị nó quấy rầy.nên phải nương tựa ở đền Tản Viên đã vài năm nay.”
 ( Trích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên)
Đoạn văn trên là lời của ai ? Theo lời của nhân vật hồn ma tên tướng giặc họ Thôi đã gây ra những tội ác gì ?
Hãy cho biết ngụ ý phê phán của sự việc trên ?
Gợi ý TL: 
Đây là lời của Thổ công nước Việt.Theo lời của Thổ công thì hồn ma tên tướng giặc đã gây ra những tội ác “tranh chiếm miếu đền của tôi, giả mạo họ tên của tôi, quen dùng chước dối lừa, thích làm trò thảm ngược, thượng đế bị nó bưng bít, hạ dân bị nó quấy rầy”
Ngụ ý phê phán của sự việc trên :Vạch trần bản chất xảo quyệt, hung ác của hồn ma tên tướng giặc họ Thôi. Đồng thời phơi bày thực trạng bất công , thối nát của xã hội đương thời.
Câu 4 : Đọc đoạn văn sau : 
 “ Diêm Vương quát lớn :
Cứ như lời hắn thì nhà ngươi đáng tội chết.Điều luật trị tội lừa dối đã sẵn sàng đó.Cớ sao nhà ngươi dám làm sự lập lờ nhận tội như vậy?....
 Vương nghĩ Tử Văn có công trừ hại, truyền cho vị thần đền kia, từ nay phần xôi lợn của dân cúng tế, nên chia cho Tử Văn một nửa và sai lính đưa Tử Văn về.”
 ( Trích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên)
a. Đoạn văn trên kể lại sự việc gì ? Kết quả ra sao ?
b. Sự việc trên đã giúp ích gì cho người dân và cho Thổ Công nước Việt ?
Gợi ý TL: 
Đoạn văn trên kể lại sự việc xử kiện dưới âm ti.Kết quả Ngô Tử Văn là người chiến thắng còn tên tướng giặc bị trừng trị nghiêm khắc.
b. Sự việc trên đã trả lại sự bình yên cho người dân và làm sáng tỏ nỗi oan khuất, phục hồi danh vị cho Thổ công nước Việt.
 Câu 5: Đọc đoạn văn sau :
 “Than ôi ! Người ta thường nói : “Cứng quá thì gãy”.Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đón trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềmkhông nên kiêng sợ sự cứng cỏi.”
 ( Trích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên)
a. Đoạn văn trên là lời của ai ?Bàn luận về vấn đề gì ? 
b. Hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày thái độ và hành động của em trước cái ác, cái xấu ?
Gợi ý TL: 
a. Đoạn văn trên là lời của tác giả. Bàn luận về sự cứng cỏi của kẻ sĩ và ca ngợi bản lĩnh của Ngô Tử Văn.
b. Thái độ trước cái ác, cái xấu :
 - Lên án, phê phán cái ác, cái xấu
 - Đấu tranh đến cùng để chống lại cái ác, cái xấu.
 - Liên kết với mọi người tạo nên khối đoàn kết chống lại cái ác , cái xấu.
Phần II: Làm Văn
ĐỀ 1. Nhà thơ Tố Hữu có viết
Ôi ! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn ?
Anh (Chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về câu thơ trên.
a. Mở bài
– Giới thiệu, dẫn dắt để nêu vấn đề
+ trực tiếp : nêu ngay câu thơ của Tố Hữu và nội dung, mục đích của câu thơ.
+ gián tiếp : lựa chọn lối sống là vấn đề vô cùng khó khăn, đặc biệt đối với bạn trẻ.
+ phản đề : nêu thực trạng một bộ phận thanh thiếu niên sống ích kỉ, trục lợi 
– Nêu vấn đề: vấn đề sống đẹp mà câu thơ của Tố Hữu đưa ra là vấn đề mỗi con người cần nhận thức và rèn luyện một cách đúng đắn, tích cực. 
2. Thân bài 
a. Giải thích nội dung, ý nghĩa câu thơ của Tố Hữu. 
– Câu thơ của Tố Hữu viết dưới dạng một câu hỏi, nêu lên vấn đề sống đẹp trong cuộc sống mỗi con người.
– Sống đẹp là một đòi hỏi tất yếu của loài người từ khi xã hội xuất hiện nền văn minh, văn hóa.. 
– Sống đẹp: sống có ý nghĩa, sống có ích cho cộng đồng, quốc gia dân tộc, sống khẳng định năng lực bản thân, giá trị của mỗi cá nhân ; sống khiến người khác cảm phục, yêu mến, kính trọng, noi theo ; sống với tâm hồn, tình cảm nhân cách, suy nghĩ khát vọng chính đáng, cao đẹp.
– Câu thơ của Tố Hữu là lời chất vấn, thực chất là lời nhắc nhở định hướng con người cần rèn luyện cách sống đẹp.
b. Biểu hiện của lối sống đẹp 
– Sống có lí tưởng, mục đích đúng đắn, cao đẹp : 
+ Sống tự lập, có ích cho xã hội.
+ sống biết dung hòa lợi ích bản thân và cộng đồng.
+ sống có ước mơ, khát vọng, hoài bão vươn lên, khẳng định giá trị, năng lực bản thân. 
+ Sống có tâm hồn, tình cảm lành mạnh, nhân hậu : 
+ Sống hiếu nghĩa với người thân 
+ Quan tâm, yêu thương, chia sẻ với những người xung quanh.
+ Dũng cảm, lạc quan, giàu ý chí, nghị lực. 
+ Không chạy theo lối sống lập dị, không phù hợp với truyền thống, thẩm mĩ, văn hóa dân tộc.. 
– Sống không ngừng học hỏi, mở mang trí tuệ, bồi bổ kiến thức : 
+ Học để biết, để có kiến thức về các lĩnh vực xã hội, để khám phá chính mình. 
+ Học để sống có văn hóa, tiến bộ. 
+ Học để làm, để chung sống, để khẳng định chính mình.
– Sống phải hành động lương thiện, tích cực :
+ Không nói suông mà phải có hành động cụ thể để chứng tỏ lối sống đẹp 
+ Hành động cần có tính xây dựng, tránh vì lợi ích cá nhân mà gây bất lợi cho lợi ích tập thể. 
c. Phê phán quan niệm và lối sống không đẹp.
– Thói ích kỉ, vụ lợi không những làm cho con người nhỏ nhen, ti tiện, vô cảm mà còn gây những hậu quả xấu cho xã hội : như nạn tham ô, phạm pháp, 
– Thói sống buông thả, tùy tiện, thiếu lí tưởng dẫn đến tình trạng tha hóa nhân cách, sống vô nghĩa, không có mục đích, vô giá trị, sống thừa. 
– Thói lười nhác trong lao động, học tập dẫn đến ngu dốt, thiếu kĩ năng sống, kĩ năng làm việc và quan hệ xã hội. 
– Sống vô cảm, thiếu tình yêu thương, lòng trắc ẩn  dẫn đến cô độc, thiếu tính nhân văn. 
d. Phương hướng rèn luyện lối sống đẹp. 
– Tích cực học tập trong cuộc sống, lịch sử, sách vở.
– Xác định mục đích sống rõ ràng.
– Rèn luyện đạo đức, tinh thần lao động, mở mang tri thức. 
3. Kết bài 
– Khẳng định ý nghĩa tích cực của lối sống đẹp 
+ Sống đẹp là chuẩn mực cao nhất của nhân cách con người, là tiêu chí đánh giá giá trị con người. 
 Đề 2: Có ý kiến cho rằng: "Sự lười biếng không bao giờ dẫn con người đến với thành công"
Anh (chị) suy nghĩ gì về ý kiến trên?
Gợi ý bài làm:
* Giải thích
- Sự lười biếng: không chăm chỉ, ỷ lại, ngại khổ, ngại khó, thụ động trong lao động.
- Thành công: những kết quả tốt đẹp, mãn nguyện trong công việc, sự nghiệp và cuộc sống
- Ý nghĩa:
Khẳng định vai trò, giá trị của sự chăm chỉ và nỗ lực phấn đấu trong lao động, sẽ quyết định sự thành công của con người trong cuộc sống.
* Bàn luận
- Khẳng định sự đúng đắn của câu nói.
- Vì sao sự lười biếng không bao giờ dẫn con người đến thành công?
+ Những người lười biếng luôn có cảm giác ngại ngần, chán nản khi bắt tay vào việc gì vì thụ động, ỷ lại, thiếu mục tiêu, ý chí và nghị lực phấn đấu. Ngược lại, những người chăm chỉ, cần cù luôn tìm thấy niềm vui và ý nghĩa trong mọi việc làm. Họ quyết tâm vượt qua khó khăn trở ngại, không nản chí và cố gắng ở mức độ cao nhất để hoàn thành công việc. Vì thế, con người luôn nỗ lực lao động có ý chí vươn lên tất yếu sẽ gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp trong khi những người lười biếng không bao giờ biết đến thành công. Ở đây, ta nhận ra một bài học sâu sắc, một chân lí được rút ra từ cuộc sống thực tế.
- Nêu những tấm gương trong lịch sử bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước trong lao động sản xuất, trong học tập ... nhờ kiên trì phấn đấu không mệt mỏi đã vượt qua bao khó khăn thử thách, khẳng định ý nghĩa lớn lao của lao động và sáng tạo, làm ra của cải vật chất và tinh thần cho bản thân và xã hội.
* Liên hệ, mở rộng
- Để thành công cần phải chăm chỉ. Tuy nhiên, thành công là kết quả của nhiều yếu tố: năng lực, bản lĩnh, may mắn, thời cơ ... nhưng thiếu sự cần cù, chăm chỉ, rèn giũa thì thành công không bền vững, thậm chí còn dễ dẫn đến thất bại.
- Phê phán thực trạng một bộ phận học sinh, sinh viên hiện nay còn lười học, ỷ lại, đua đòi, gây những hậu quả xấu.
 Đề 3: Quan niệm của anh (chị) về lòng dũng cảm.
Gợi ý bài làm:
* Giải thích
- Thế nào là lòng dũng cảm? => lòng dũng cảm là đức tính đẹp, cần được phát huy và nuôi dưỡng trong mỗi con người.
- Dũng cảm là không hèn nhát, không trốn tránh, chối bỏ khó khăn, sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách trong cuộc sống.
* Bình luận
- Khẳng định đây là một đức tính tốt, đẹp của mỗi con người.
- Lòng dũng cảm biểu hiện ở nhiều mặt trong cuộc sống:
+ Đấu tranh trước sự bất bình, chịu xông pha vào hiểm nguy
+ Sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn, loại bỏ cái xấu.
+ Xả thân vì nghĩa, ra tay tương trợ
+ Luôn giúp đỡ, bênh vực kẻ yếu.
- Trong cuộc sống, chiến thắng khó khăn nhất là chiến thắng chính bản thân mình. Bởi vậy, người dũng cảm cũng còn là người biết vượt qua, chiến thắng được chính những khó khăn trở ngại của mình.
- Người dũng cảm là người dám đi đầu, dễ giành được chiến công, khẳng định được vị thế vinh quang.
- Người dũng cảm luôn được mọi người tôn trọng, yêu quí.
* Liên hệ, mở rộng
- Nêu dẫn chứng những tấm gương dũng cảm trong lịch sử, cuộc sống
 Đề 4:: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau :
	“Cậy em em có chịu lời
.......Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.”
1. Mở bài:   
- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Du
- Gía trị tác phẩm Truyện Kiều
- Nội dung chính của đoạn trích
Cậy em em có chịu lời
..................
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây
2.Thân bài: 
a/ Giới thiệu về tình cảnh trao duyên: sau khi thu xếp xong việc bán mình để cứu cha và em '' Tờ hoa đã kí, cân vàng mới trao''.Ngày mai nàng sẽ phải theo Mã Giám Sinh ra đi. Đêm ấy, Kiều bồi hồi thương cho chàng Kim, tìm cách trả nợ tình cho chàng."Đèn thắp sáng đêm nước mắt đầm đìa/ dầu chong trắng đĩa, lệ tràng thấm khăn" nhân lúc Thúy Vân thức dậy hỏi han bây giờ Kiều mới nhờ em thay mình trả nghĩa cho KT
b/ phân tích: Lời mở đầu của Kiều hết sức thông minh và sắc sảo 
Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
- Từ dùng đắt, hợp lí “cậy”, “chịu” : Không phải nhờ mà là cậy, chị nhờ em giúp chị với tất cả lòng tin của chị. Nhờ em nhưng cũng là gửi gắm vào em. Bao nhiêu tin tưởng bao nhiêu thiêng liêng đặt cả vào từ cậy ấy.
- Hành động bất ngờ “lạy”“thưa”: Sự kính cẩn của Kiều trước việc mình nhờ cậy em.
® tạo không khí thiêng liêng, trang trọng và tính chất hệ trọng của điều sắp nói; đồng thời thể hiện thái độ tha thiết,tin cậy,tựa nương và sự kính cẩn, chịu ơn của Kiều.
* Sáu câu tiếp theo Kiều kể lại vắng tắt mối tình của nàng với KT
Giữa đường dứt gánh tương tư 
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em 
Kể Từ khi gặp chàng Kim 
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề
Sự đâu sóng gió bất kì 
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai
- Hướng vào những chuyện riêng tư tình yêu dở dang, tan vỡ được thông tin ngắn gọn trong một thành ngữ nặng nề, chắc nịch.
- Có thể nói mối tình của Kiều Và KT đang đến đọ say dắm nhất, nồng nàn nhất thì cơn gia biến ập đến với Kiều, vì thế Kiều đành phải phó thác cho em, vì Kiều cũng rất thấu hiểu cảm giác thiệt thòi của em: "Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em". Kiều phó mặc cho em dang dở hay không em cũng phải gánh vác, chắp mối cho chị. 
- Có thể nói lời Kiều mang giọng điệu sắc thái dứt khoác, nghiêm trang và mang nhiều sức nặng nhưng cũng rất nghẹn ngào đau xót 
- Mối tình Kim- Kiều đang mặn nồng cơn gia biến ập đến Kiều buộc phải hi sinh chữ tình vì "chữ hiếu", thậm chí hi sinh cả tấm thân trong trắng ngọc ngà của mình để cứu cả gia đình. Kiều đã nói ra cái cái lí của mình và hi vọng em sẽ thấu hiểu tâm trạng bi kịch của mình 
* Bốn câu tiếp theo Kiều thuyết phục em bằng cả lí lẫn tình 
Ngày xuân em hãy còn dài 
Xót tình máu mủ thay lời nước non 
Chị dù thịt nát xương mòn 
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây
- Từ " ngày xuân" mang tính ước lệ có ý chỉ tuổi trẻ của người con gái, Kiều muốn nói tuổi trẻ của em còn dài, và vì "tình máu mủ" giữa chị và em mà thay lời nước non giúp chị. Kiều kêu gọi tình chị em máu mủ ruột thịt thiêng liêng, khơi dậy ở Vân đức hi sinh và lòng vị tha vì người thân. Nếu được mãn nguyện thì dẫu Kiều chết đi dưới chín suối cũng hả dạ vì có được tiếng thơm là người có tình có nghĩa
- Có thể nói đoạn thơ sử dụng khá nhiều thành ngữ

Tài liệu đính kèm:

  • docxon_thi_hk.docx