Đề cương ôn thi kiến thức học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 12 - Bài: Việt Bắc (Tố Hữu)

docx 6 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Lượt xem 767Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi kiến thức học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 12 - Bài: Việt Bắc (Tố Hữu)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn thi kiến thức học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 12 - Bài: Việt Bắc (Tố Hữu)
VIỆT BẮC
A. TÁC GIẢ: TỐ HỮU
1. Vài nét về tiểu sử
- Tố Hữu (1920-2002), tên thật là Nguyễn Kim Thành.
- Quê ở làng Phù Lai, xã Quảng Thọ huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế.
- Cuộc đời chia làm ba giai đoạn:
+ Thời thơ ấu:
• Xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo.
• Cha và mẹ sớm đã truyền cho ông tình yêu với văn học.
• Biết làm thơ Đường từ lúc 10 tuổi.
+ Thời thanh niên:
• Năm 1938, ông được kết nạp Đảng và từ đó dâng đời mình cho CM.
• Năm 1939, bị bắt và bị giam qua nhiều nhà tù ở miền Trung và Tây Nguyên.
• Năm 1942, Tố Hữu vượt ngục, ra Thanh Hoá, tiếp tục hoạt động.
• Cách mạng tháng Tám: lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế.
+ Thời kì giữ những cương vị trọng yếu:
• Trong kháng chiến chống Pháp: đặc trách văn hoá văn nghệ ở cơ quan trung ương Đảng.
• Kháng chiến chống Pháp và Mỹ: Tố Hữu liên tục giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
- Ông được nhà nước phong tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật đợt 1 năm 1996.
2. Đường cách mạng, đường thơ
a. Từ ấy (1937-1946)
- Là chặng đường 10 năm làm thơ và hoạt động sôi nổi từ giác ngộ qua thử thách đến trưởng thành của người thanh niên CM.
- “Từ ấy” gồm 3 phần :
+ Máu lửa (1937-1939):
• Sáng tác trong thời kì Mặt trận dân chủ.
• Nội dung: Cảm thông với thân phận những người nghèo khổ. Khơi dậy ở họ lòng căm thù, ý chí đấu tranh và niềm tin vào tương lai.
+ Xiềng xích (1939-1942):
• Sáng tác trong các nhà lao ở Trung Bộ và Tây Nguyên.
• Nội dung: Tâm tư của một người chiến sĩ trẻ tuổi tha thiết yêu đời và khát khao tự do và hành động. Ý chí kiên cường đấu tranh của người chiến sĩ CM ngay trong nhà tù thực dân.
+ Giải phóng (1942-1946):
• Sáng tác từ khi vượt ngục cho đến thời kì giải phóng dân tộc.
• Nội dung: Ngợi ca thắng lợi của CM và độc lập tự do của đất nước. Khẳng định niềm tin vào chế độ mới.
- Những bài thơ tiêu biểu: Từ ấy, Tâm tư trong tù, Bà má Hậu Giang,
b. Việt Bắc (1947 - 1954)
- Là chặng đường thơ trong kháng chiến chống Pháp.
- Nội dung:
+ Là bản hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ mà anh hùng.
+ Ca ngợi những con người kháng chiến: Đảng và Bác Hồ, anh vệ quốc quân, bà mẹ nông dân, chị phụ nữ, em liên lạc
+ Thể hiện nhiều tình cảm sâu đậm: tình quân dân, miền xuôi và miền ngược, tình yêu đất nước, tình cảm quốc tế vô sản,.
- Tập thơ Việt Bắc là một trong những thành tựu xuất sắc của VH kháng chiến chống Pháp.
- Tác phẩm tiêu biểu: Việt Bắc, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Phá đường,.
c. Gió lộng (1955 - 1961)
- Ra đời khi bước vào giai đoạn XDCNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất Tổ quốc.
- Nội dung:
+ Niềm tin vào cuộc sống mới XHCN.
+ Tình cảm thiết tha, sâu nặng với miền Nam và quốc tế vô sản.
- Niềm vui ấy đem đến cho tập thơ cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi đậm nét.
- Tác phẩm tiêu biểu: Mẹ Tơm, Bài ca xuân 61, Ba mươi năm đời ta có Đảng,
d. Ra trận (1962 - 1971), “Máu và hoa” (1972 – 1977)
- Là chặng đường thơ Tố Hữu trong những năm kháng chiến chống Mỹ.
- Nội dung:
+ Ra trận: bản hùng ca về miền Nam, những hình ảnh tiêu biểu cho dũng khí kiên cường của dân tộc (anh giải phóng quân, ngươời thợ điện, em thơ hoá anh hùng, anh công nhân, cô dân quân)
+ Máu và hoa: Ghi lại chặng đường cách mạng đầy gian khổ. Niềm tin sâu sắc vào sức mạnh của quê hương, con người Việt Nam. Cổ vũ, ca ngợi chiến đấu, mang đậm tính thời sự.
- Tác phẩm tiêu biểu: Bài ca Xuân 68, Kính gởi cụ Nguyễn Du, Theo chân Bác, Nước non ngàn dặm,
e. Một tiếng đờn (1992) và Ta với ta (1999)
- Tình cảm, cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ về đất nước con người, tình đời sau những năm tháng biến động.
- Nỗi đau trước sự sụp đỗ của các nước chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, Đông âu và niềm vui trứoc sự đổi mới của đất nước.
- Hướng tới những quy luật phủ quát và kiềm tìm những giá trị bền vững, giọng thơ trầm lắng, đậm chất suy tư.
3. Phong cách thơ Tố Hữu
a. Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị
- Lấy lý tưởng cách mạng, quan điểm chính trị làm hệ quy chiếu cách nhìn và cảm xúc về mọi phương diện, mọi hiện tượng đời sống.
- Nhà thơ của lẽ sống lớn tình cảm lớn, niềm vui lớn.
b. Thơ Tố Hữu mang đậm khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn
- Đề cập những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân.
- Hướng tới sự cao cả, lý tưởng của ánh sáng.
c. Giọng điệu tâm tình ngọt ngào
- Vấn đề trọng đại được diễn đạt bằng ngôn ngữ tâm tình riêng.
- Đậm chất ca Huế nhưng chủ yếu là do quan niệm về thơ của nhà thơ.
d. Đậm đà tính dân tộc
- Sử dụng thành công các thể thơ truyền thống.
- Ngôn từ bình dân quen thuộc.
- Giàu nhạc điệu.
- Hình tượng đậm bản sắc Việt Nam.
B. TÁC PHẨM: VIỆT BẮC
2.1. Tìm hiểu chung
a. Hoàn cảnh sáng tác
- Tháng 10 - 1954, những người kháng chiến từ căn cứ mìên núi về miền xuôi.
- Trung ương Đảng quyết định rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô.
- Nhân sự kiện có tính chất lịch sử ấy, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc .
b. Kết cấu
- Theo lối đối đáp giao duyên trong ca dao dân ca.
c. Bố cục: 3 phần
- Phần 1: 8 câu đầu: cảm xúc cuộc chia tay.
- Phần 2: tiếp đến câu 20: lời người Việt Bắc.
- Phần 3: còn lại: lời người cách mạng.
d. Chủ đề
- Ca ngợi về cuộc sống và con người kháng chiến thể hiện tình cảm thủy chung của người cách mạng với người dân Việt Bắc
2.2. Đọc - hiểu văn bản
a. Khung cảnh chia tay và tâm trạng của con người
* Bốn câu đầu: lời của người ở lại
- Khung cảnh chia tay bịn rịn giữa kẻ ở và người về.
- Cách xưng hô ‘mình – ta” : thân mật gần gũi như trong ca dao.
- Điệp ngữ và kết cấu tu từ được lặp lại hai lần như khơi dậy bao kỉ niệm. Hai câu hỏi đều hướng về nỗi nhớ một nỗi nhớ về thời gian “mười lăm năm” một nỗi nhớ về không gian: sông, núi, nguồn.
⇒ Đó là khoảng thời gian gắn bó biết bao kỉ niệm của người dân Việt Bắc với người lính.
* Bốn câu sau: lời của người về
- Từ láy “bâng khuâng” thể hiện sự xao xuyến, “bồn chồn” thể hiện sự không yên tâm trong dạ, không nỡ rời bước.
- Hình ảnh “áo chàm” chỉ người dân Việt bắc thân thương giản dị.
- Cử chỉ cầm tay nhau thay lời nói chứa đầy cảm xúc.
⇒ Tâm trạng bịn rịn, lưu luyến, xúc động.
b. Lời người Việt Bắc
- Nhịp thơ 2/4 ở câu lục, nhịp thơ 4/4 ở câu bát cùng với phép lặp cấu trúc cú pháp, điệp từ tạo nên sự đối xứng khiến cho bao kỉ niệm không rời rạc mà trở nên ngân nga da diết
- Hình ảnh:
+ Mưa nguồn, suối lũ, mây mù ⇒ thiên nhiên đẹp nhưng đầy nguy hiểm.
+ Miếng cơm chấm muối ⇒ cuộc sống thiếu thốn khổ cực.
+ Trám măng ⇒ đặc sản của Việt Bắc.
+ Mối thù nặng vai ⇒ trách nhiệm nặng nề.
+ Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son ⇒ cuộc sống nghèo khó nhưng tình thương dạt dào.
+ Kháng Nhật, Việt minh ⇒ buổi đầu cách mạng gian khổ.
+ Những địa danh Tân Trào, Hồng Thái nơi diễn ra những sự kiện quan trọng.
⇒ Tất cả những kỉ niệm từ sinh hoạt hằng ngày đến đánh trận đều được người dân Việt Bắc kể lại đầy ngậm ngùi nhung nhớ.
c. Lời của người cách mạng
* Nhớ cảnh và người Việt Bắc
- Người cách mạng khẳng định nỗi nhớ của mình với Việt Bắc.
- Điệp từ nhớ khẳng định tình cảm thủy chung trước sau như một.
- Thiên nhiên
+ Vẻ đẹp đa dạng của không gian và thời gian
+ Ánh trăng buổi tối
+ Ánh sáng ban chiều
+ Những bản làng mờ trong sương sớm
+ Những bếp lửa hồng lúc đêm khuya
- Con người
+ Những ngày tháng đông cảm cộng khổ
+ Chăn sui đắp cùng
+ Người mẹ cơ cực trong lao động
+ Lớp học bình dân
+ Sinh hoạt cơ quan
+Tiếng mõ tiếng chày
- Sự hòa quyện giữa cảnh và người
+ Mùa đông: màu đỏ của hoa chuối và dao gài thắt lưng -> con người hiện lên vẻ đẹp hiên ngang làm chủ núi rừng.
+ Mùa xuân: mơ nở trắng rừng và người đan nón -> vẻ đẹp con người chăm chỉ tỉ mỉ.
+ Mùa hè: rừng phách đổ vàng, con người hái măng một mình -> vẻ đẹp cần cù.
+ Mùa thu: trăng rọi hòa bình, tiếng hát ân tình thủy chung -> sự chung thủy.
⇒ Âm hưởng trữ tình tạo khúc ca ngọt ngào, đằm thắm của tình yêu thương đồng chí, đồng bào, tình yêu thiên nhiên, đất nước.
* Kỉ niệm Việt Bắc anh hùng
- Nghệ thuật nhân hóa: rừng cây cũng biết đánh tây.
- Điệp từ nhớ kết hợp với các địa danh cụ thể gắn liền với những chiến công oanh liệt trong chiến đấu.
- Những hình ảnh không gian rộng lớn.
- Những từ láy “rầm rập”, “điệp điệp”, “trùng trùng”.
- Biện pháp so sánh như là đất rung. Nghệ thuật cường điệu: bước chân nát đá.
- Động từ “vui” kết hợp với biện pháp liệt kê: Hòa Bình, Tây bắc, Điện Biên gợi lên niềm vui như được lan tỏa ra khắp đất nước chứ không riêng gì Việt Bắc.
⇒ Diễn tả khí thế hào hùng của cuộc hành quân kháng chiến. Tất cả các lực lượng bộ đội dân công đều cùng hợp sức để tạo nên thẳng lợi cuối cùng.
* Niềm tin cách mạng
- Việt Bắc là nhớ về Đảng, nhớ về trung ương về chính phủ với những chủ trương đường lối đúng đắn.
- Biện pháp liệt kê: “điều quân”, “phát động”, “ mở đường” cho thấy những việc làm và đường lối của Đảng quan trọng.
- Nhớ về Việt Bắc là nhớ về Bác Hồ.
- Việt Bắc là quê hương của cách mạng, là niềm tin của nhân dân, nơi hội tụ tình cảm suy nghĩ niềm hi vọng của mọi người Việt Nam yêu nước.
⇒ Khẳng định niềm tin yêu của cả nước với Việt Bắc bằng những vần thơ mộc mạc, giản dị mà thắm thiết nghĩa tình.
d. Nghệ thuật
- Bài thơ đậm đà tính dân tộc, tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu: thể thơ lục bát với giọng điệu ngọt ngào, tha thiết.
- Lối đối đáp giao duyên của ca dao dân ca (nhưng qua lớp đối thoại của kết cấu bên ngoài chính là lời độc thoại của tâm trạng).
- Cách xưng hô mình – ta; phép điệp giàu tính truyền thống.
- Ngôn từ mộc mạc, giàu hình ảnh, giàu sức gợi.
- Các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, hoán dụ đậm đà tính dân tộc.
- Tố Hữu phát huy cao độ tính nhạc phong phú của tiếng Việt

Tài liệu đính kèm:

  • docxon_tap_kien_thuc_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_12_bai_viet_bac_to.docx