Đề cương ôn thi học kì I – môn sinh học

docx 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1167Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi học kì I – môn sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn thi học kì I – môn sinh học
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I – MÔN SINH HỌC
Câu 1: Hình dạng, cấu tạo của trai sông
Vỏ trai gồm 2 mảnh gắn phía sau nhờ bản lề ở phía lung và 2 cơ khép mở vỏ để điều chỉnh sự khép mở vỏ và để bảo vệ trai.
Vỏ trai gồm 3 lớp: lớp sừng, lớp đá vôi và lớp xà cừ.
Cơ thể trai gồm: 
Dưới vỏ là áo trai
Tiếp đến là 2 tấm mang ở mỗi bên
Ở trung tâm cơ thể: phia trong là thân trai và phía ngoài là chấn trai
Phía sau có ống thoát nước và hút nước
Câu 2:Cách dinh dưỡng của trai và ý nghĩa của cách dinh dưỡng đó đối với môi trường nước là
Trai lọc oxi ở mang và thức ăn vào miệng từ dòng nước vào cơ thể (dinh dưỡng thụ động)
Ý nghĩa: làm sạch môi trường nước
Câu 3: Trình bày hoạt động tuần hoàn của cá chép. Giải thích tại sao máu đi nuôi cơ thể màu đỏ tươi nhưng hệ tuần hoàn vẫn chưa hoàn chỉnh ?
Khi tâm thất co tống máu vào động mạch chủ từ đó chuyển qua các mao mạch mang, ở đây là xảy ra sự trao đổi khí máu trở thành đỏ tươi giàu oxi, theo động mạch chủ lưng đến các mao mạch ở các cơ quan cung cấp oxi và các chất dinh dưỡng cho các cơ quan hoạt động. Máu từ các cơ quan theo tĩnh mạch bụng trở về tâm nhĩ. Khi tâm nhĩ co dồn máu sang tâm thất và cứ như vậy máu được vận chuyển trong 1 vòng kín
Khi máu đi nuôi cơ thể đến các mao mạch mang và xảy ra sự trao đổi khí máu trở thành đỏ tươi và giàu oxi và theo động mạch chủ lưng đến các phần cơ quan khác nên máu đi nuôi cơ thể có màu đỏ tươi. Hệ tuần hoàn chưa hoàn chỉnh vì:
Tim mới có 2 ngăn chưa hoàn thiện
Có 1 vòng tuần hoàn
 Chưa cung cấp đủ nhu cầu về khí oxi và dinh dưỡng nên thân nhiệt cá chưa ổn định (biến nhiệt), dễ bị chết khi thay đổi nhiệt độ ở môi trường sống.
Hệ tiêu hoá cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, cá chép có bóng hơi thong với thực quản bằng một ống ngăn giúp cá chìm nổi dễ dàng trong nước. Bao gồm ống tiêu hoá (miệng, thực quản, dạ dày, hậu môn) và tuyến tiêu hoá (tuyến gan)
Hệ tuần hoàn cá chép gồm tim và mạch máu. Máu lưu thong trong cơ thể trở thành 1 vòng tuần hoàn
Cá hô hấp bằng mang
Cơ quan bài tiết của cá là trung thận lọc các chất thải từ máu, tuy nhiên khả năng lọc chưa cao.
Hệ thần kinh cá chép gồm bộ não, tuỷ sống, dây thần kinh. Các giác quan gồm mắt, tiểu não phát triển hơn cả, mũi, râu, cơ quan đường bên
Câu 4: Vòng đời của sán lá gan
Sán lá gan đẻ nhiều trứng (khoảng 4000 trứng mỗi ngày)
Trứng gặp nước nở thành ấu trùng có long bơi.
Ấu trùng chui sống kí sinh trong ốc ruộng, sinh sản cho nhiều ấu trùng. Ấu trùng có đuôi rời khỏi ốc, bám vào cây cỏ, bèo và cây thuỷ sinh, rụng đuôi, kết vỏ cứng trở thành kén sán. Nếu trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán sẽ bị nhiễm sán lá gan.
Câu 5: Trùng kiết lị 
Là một tế bào đơn giản nhất chỉ gồm 1 khối chất nguyên sinh lỏng, nhân và chân giả rất ngắn
Sống kí sinh trong ruột người và ăn hồng cầu, gây bệnh kiết lị. Gây các vết loét ở niêm mạc, người bệnh đi ngoài, phân lẫn máu và chất nhầy
Câu 6:Trùng sốt rét
Có kích thước nhỏ, cấu tạo đơn giản, không có cơ quan di chuyển và các bào quan khác, hoạt động dinh dưỡng qua màng tế bào, giác bám phát triển.
Câu 7:Châu chấu và phần cấu tạo của sán lá gan
Cấu tạo của sán lá gan 
Sán lá gan hình lá, dẹp, dài 2-5cm, màu đỏ máu, giác bám phát triển
Sán lá gan chui rúc, phồng dẹp cơ thể để chui rúc, luồn lách nhờ cơ vòng, cơ dọc, cơ lưng bụng phát triển
Cấu tạo ngoài và di chuyển:
Cơ thể châu chấu gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng.
Di chuyển: bò, nhảy, bay bằng 3 đôi chân, 2 đôi cánh.
Cấu tạo trong:
Hệ tiêu hoá: Châu Chấu có thêm ruột tịt tiết dịch vị vào dạ dày, có ống bài tiết dịch vị vào dạ dày, có ống bài tiết lọc chất thải đổ vào ruột sau.
Hô hấp: bằng hệ thống ống khí
Hệ tuần hoàn: hở chỉ có tim hình ống ở mặt lưng (đơn giản)
Hệ thần kinh: dạng chuỗi hạch, hạch não phát triển.
Sinh sản và phát triển:
Sinh sản: Châu Chấu phân tính, Châu Chấu để trứng trong đất. Trứng được thụ tinh phát triển thành ấu trùng. Ấu trùng lột xác nhiều lần thành Châu Chấu trưởng thành (biến thái không hoàn toàn).
Câu 8: Cách phòng chống giun sán kí sinh:
Vệ sinh nơi ở, thức ăn, cơ thể sạch sẽ
Ăn chin, uống sôi
Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
Không tiếp súc với nước bị ô nhiễm
Không đi chân đất ở những vùng có ấu trùng móc câu
Không ăn các loại rau, củ, quả tươi chưa được rửa sạch sẽ
Không đi chân đất vào nơi đất ẩm

Tài liệu đính kèm:

  • docxDE_ON_THI_SINH_HOC_LOP_7_HK_I.docx