THCS THANH TÂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KỲ 2 Năm học: 2015 – 2016 Môn: Vật Lý 8 Phần 1: Trắc nghiệm (3 điểm) (Mỗi câu đúng +0.25 điểm) 1. Nhận biết: (12 câu) Câu 1. Công suất không có đơn vị đo là: A. Oát (W) B. Jun trên giây (J/s) C. Kilô óat (KW) D. Kilô Jun (KJ) Câu 2. Động năng của vật phụ thuộc vào: A. Khối lượng và vị trí của vật B. Khối lượng và vận tốc của vật C. Vận tốc và vị trí của vật D. Vị trí của vật so với mặt đất Câu 3. Có 1 viên đạn đang bay trên cao thì có dạng năng lượng A. Động Năng B. Nhiệt năng C. Thế năng D. cả A, B, C đúng Câu 4: Trong thí nghiệm Brown (do nhà bác học Brown, người Anh thực hiện năm 1827) người ta quan sát được: A. Các phân tử nước chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía. B. Các nguyên tử nước chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía. C. Các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía. D. Các phân tử và nguyên tử nước chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía. Câu 5: Trong thí nghiệm Brown: A. Nếu tăng nhiệt độ của nước thì chuyển động của các hạt phấn hoa càng chậm. B. Nếu tăng nhiệt độ của các hạt phấn hoa thì chuyển động của các hạt phấn hoa nhanh. C. Nếu tăng nhiệt độ của nước thì chuyển động của các hạt phấn hoa càng nhanh. D. Nếu tăng nhiệt độ của các hạt phấn hoa thì có nhiều hạt phấn hoa chuyển động hơn. Câu 6: Khi đổ 50cm3 nước vào 50cm3 dung dịch đồng sunfat màu xanh, ta thu được một hỗn hợp mới có thể tích: A. bằng 100cm3. B. lớn hơn 100cm3. C. nhỏ hơn 100cm3. D. Không thể xác định được Câu 7: Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn là: A. Dẫn nhiệt. B. Đối lưu. C. Bức xạ nhiệt. D. Cả ba hình thức truyền nhiệt trên. Câu 8: Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra trong chất nào. Hãy chọn câu trả lời đúng: A. Chỉ ở chất lỏng. B. Chỉ ở chất lỏng và chất khí. C. Chỉ ở chất khí. D. Ở cả chất rắn, chất khí và chất lỏng. Câu 9. Trong một số nhà máy, người ta thường xây dựng những ống khói rất cao. Vì A. ống khói cao có tác dụng tạo ra sự truyền nhiệt tốt. B. ống khói cao có tác dụng tạo ra sự bức xạ nhiệt tốt. C. ống khói cao có tác dụng tạo ra sự đối lưu tốt. D. ống khói cao có tác dụng tạo ra sự dẫn nhiệt tốt Câu 10: Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. Để đun nóng 1kg nước tăng từ 10oC lên 15oC cần cung cấp một nhiệt lượng bằng: A. 4200J. B. 42kJ. C. 2100J. D. 21kJ. Câu 11. Jun là đơn vị đo của: A. Động năng B. Thế năng C. Nhiệt lượng D. Tất cả đều đúng Câu 12. Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt được gọi là: A. Nhiệt lượng B. Nhiệt kế C. Nhiệt năng D. Nhiệt độ 2. Thông hiểu: (12 câu) Câu 13: Một vật được gọi là có cơ năng khi: A. Trọng lượng của vật đó rất lớn. B. Vật có khối lượng rất lớn. C. Vật ấy có khả năng thực hiện công cơ học. D. Vật có kích thước rất lớn Câu 14. Công suất có đơn vị đo là: A. Oát (W) B. Jun trên giây (J/s) C. Jun (J) D. Kilô Jun (KJ) Câu 15: Trong các vật sau, vật nào không có động năng? A. Thuyền đang được chèo đi trên mặt hồ. B. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất không có động năng mà chỉ có thế năng. C. Hòn bi đang lăn trên mặt đất nằm ngang. D. Viên đạn đang bay. Câu 16: Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên? Hãy chọn câu đúng: A. Khối lượng của vật. B. Trọng lượng của vật. C. Cả khối lượng lẫn trọng lượng của vật. D. Nhiệt độ của vật. Câu 17: Hiện tượng khuếch tán xảy ra được bởi nguyên nhân gì? A. Do chuyển động nhiệt của các nguyên tử, phân tử. B. Do các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng. C. Do giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách. D. Do các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng và giữa chúng có khoảng cách. Câu 18: Chọn câu chính xác nhất. Chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Brao chứng tỏ: A. Hạt phấn hoa hút và đẩy các phân tử nước. B. Các phân tử nước lúc thì đứng yên, lúc thì chuyển động. C. Các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động không ngừng. D. Các phân tử nước hút và đẩy hạt phấn hoa Câu 19: Chọn câu trả lời đúng. Đối lưu nhiệt là hình thức truyền nhiệt có thể xảy ra: A. Chỉ ở chất khí và rắn,. B. Chỉ ở chất lỏng và rắn. C. Chỉ ở chất lỏng và khí. D. Ở cả chất rắn, lỏng và khí Câu 20: Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu ở môi trường nào? A. Khí và rắn. B. Rắn, lỏng, khí. C. Lỏng và khí. D. Lỏng và rắn. Câu 21: Vì sao vào mùa hè, nếu mặc áo tối màu đi ra đường lại cảm thấy người nóng hơn khi mặc áo sáng màu? A. Vì áo tối màu giúp đối lưu xảy ra dễ hơn. B. Vì áo tối màu hấp thụ nhiệt, dẫn nhiệt, đối lưu tốt hơn. C. Vì áo tối màu hấp thụ nhiệt tốt hơn. D. Vì áo tối màu dẫn nhiệt tốt hơn. Câu 22. Nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K có nghĩa là: A. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1kg nhôm tăng lên 10C là 880J/kg.K. B. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1g nhôm tăng lên 10C là 880J. C. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1kg nhôm tăng lên 10C là 880J/kg. D. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1kg nhôm tăng lên 10C là 880J Câu 23. Nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K có nghĩa là: A. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1kg nước tăng lên 10C là 4200J/kg.K. B. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1g nước tăng lên 10C là 4200J. C. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1kg nước tăng lên 10C là 4200J/kg. D. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1kg nước tăng lên 10C là 4200J Câu 24. Nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K có nghĩa là: A. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1kg đồng tăng lên 10C là 380J/kg.K. B. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1g đồng tăng lên 10C là 380J. C. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1kg đồng tăng lên 10C là 380J/kg. D. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1kg đồng tăng lên 10C là 380J 3. Vận dụng thấp: (12 câu) Câu 25: Một người công nhân trung bình 50s kéo được 20 viên gạch lên cao 5m, mỗi viên gạch có trọng lượng 20N . Công suất trung bình của người công nhân đó là: A. 40W B. 50W C. 30W D. 45W Câu 26. Một người kéo một gầu nước có trọng lượng 10N từ giếng sâu 7,5m hết 0,5 phút. Công suất của người đó: A. 150 W C. 74 W B. 2,5 W D. 5 W Câu 27. Một người kéo thùng hàng trên mặt đường với lực kéo 100N đi được quãng đường dài 2km. Hỏi công của người đó đã bỏ ra: A. 50 J C. 20 000 J B. 2 000 J D. 200 000 J Câu 28. Chuyển động của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có đặc điểm: A. Chuyển động cong C. Chuyển động tròn B. Chuyển động thẳng đều D. Chuyển động hỗn độn, không ngừng Câu 29. Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên: A. Khối lượng của vật C. Cả khối lượng và trọng lượng của vật B. Trọng lượng của vật D. Nhiệt độ của vật Câu 30. Trộn 100 cm3 nước với 100 cm3 rượu ta thu được hỗn hợp nước- rượu có thể tích: A. V = 200 cm3 C. V < 200 cm3 B. V > 200 cm3 D. V 200 cm3 Câu 31. Về mùa đông, mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một áo dày, vì: A. Áo dày nặng nề. B. Áo dày truyền nhiệt nhanh hơn. C. Áo mỏng nhẹ hơn. D. giữa các lớp áo mỏng có không khí nên dẫn nhiệt kém Câu 32. Hiện tượng khuếch tán xảy ra chậm dần trong các môi trường theo thứ tự A. Rắn - khí - lỏng B. Lỏng - rắn - khí C. Rắn - lỏng - khí D. Khí - lỏng - rắn Câu 33. Nhiệt truyền từ bếp lò đến người đứng gần bếp chủ yếu bằng hình thức A.Đối lưu B.Dẫn nhiệt C.Dẫn nhiệt và đối lưu D.Bức xạ nhiệt Câu 34: Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi 2kg nước ở 250C là: A. 6300000J B. 630000J C. 63000J D. 6300J Câu 35: Nhiệt lượng cần thiết để 2 kg nước tăng thêm 20C là: A. 4200J B. 8400J C. 16800J D. Tất cả sai. Câu 36: Nhiệt lượng cần thiết để 1 kg nước tăng thêm 20C là: A. 4200J B. 8400J C. 16800J D. Tất cả sai. Phần 2: Tự luận: (7 điểm) Thông hiểu: Câu 1: Công suất là gì? Viết công thức tính công suất? Đơn vị của công suất? Câu 2: Cơ năng là gì? Cơ năng có mấy dạng? Đơn vị của cơ năng? Câu 3: Động năng là gì? Động năng phụ thuộc gì? Câu 4: Tại sao đường tan trong nước nóng nhanh hơn tan trong nước lạnh. Câu 5: Tại sao quả bóng buột thật chặt sau 1 thời gian quả bóng bị xẹp. Câu 6: Trình bày sơ lược về thuyết cấu tạo chất. Câu 7: Hãy nêu các hình thức truyền nhiệt mà em biết? Trong cách hình thức đó hình thức truyền nhiệt nào truyền được trong chân không? Câu 8: Tại sao vào mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc 1 áo dày. Câu 9: Tại sao xoong nồi thường làm bằng kim loại, còn chén đĩa làm bằng sành sứ. Vận dụng thấp: Câu 10. Tính công suất của người đi bộ, nếu trong 2 giờ người đó bước đi 10000 bước và mỗi bước cần một công là 40J. Câu 11. Một con ngựa kéo xe chuyển động đều với 1 lực kéo là 600N. Trong 5 phút công thực hiện được là 360KJ. Tính vận tốc của xe. Câu 12: Một đầu máy xe lửa có công suất 1000 mã lực kéo 1 đoàn tàu chuyển động với vận tốc 36km/h. Tính lực kéo của đầu tàu. Tính công của đầu máy xe lửa thực hiện trong 1 phút. Biết 1 mã lực là 736W Câu 13: Muốn có 100 lít nước ở nhiệt độ 350C thì phải đổ bao nhiêu lít nước đang sôi vào bao nhiêu lít nước ở nhiệt độ 150C. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4190 J/kg.K Câu 14: Khối lượng của nước và bình nhôm là 1.2kg. Khi nhận được nhiệt lượng 86KJ nhiệt độ của bình tăng thêm 500C. Tính khối lượng của vỏ bình và khối lượng nước. Biết nhiệt dung riêng của nhôm và của nước lần lượt là 880J/kg.K và 4200J/kg.K Bài 15: Một khối lượng nước 1 kg được đựng trong 1 bình bằng đồng có khối lượng 1 kg. Sau khi nhận được nhiệt lượng 274.8KJ thì nhiệt độ của bình tăng thêm 600C. Tìm nhiệt dung riêng của nước và của đồng. Biết hiệu nhiệt dung riêng của nước và đồng là 3820J/kg.K Vận dụng cao: Câu 16: Trong khi làm thí nghiệm để xác định nhiệt dung riêng của chì, một học sinh thả một miếng chì có khối lượng 0,3kg được nung nóng tới 1000C vào 0,25kg nước ở 58,50C làm cho nước nóng lên đến 600C. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. a) Tính nhiệt lượng nước thu được. b) Tính nhiệt dung riêng của chì. Câu 17: Thà 1 quả cầu bằng nhôm có khối lượng 0.15kg được đun nóng tới 1000C vào 1 cốc nước ở 200C. Sau 1 thời gian nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 250C. Tính khối lượng nước, coi như chỉ có quả cầu và nước truyền nhiệt cho nhau. Nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K, của nước là 4200J/kg.K Câu 18: Người ta thả 1 miếng đồng có khối lượng 0.5kg vào 500g nước. Miếng đồng nguội từ 800C xuống 200C. Hỏi nước nhận được nhiệt lượng và bao nhiêu và nóng thêm bao nhiêu độ.Nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA Phần 1: Trắc nghiệm: (3 điểm) Nhận biết: (4 câu *0.25 điểm = 1 điểm) Thông hiểu: (4 câu * 0.25 điểm = 1 điểm) Vận dụng thấp: (4 câu * 0.25 điểm = 1 điểm) Phần 2: Tự luận: (7 điểm) 1. Thông hiểu: (3 câu *1 điểm = 3 điểm) Vận dụng thấp: (2 câu * 1 điểm = 2 điểm) Vận dụng cao: (1 câu * 2 điểm = 2 điểm)
Tài liệu đính kèm: