ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 9 HỌC KỲ II – NĂM HỌC: 2010 – 2011 VĂN BẢN: Văn nghị luận: Xem lại kiến thức của một số tác phẩm nghị luận chính trị - xã hội và nghị luận văn học như: Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi), Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm), Chó sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La-Phông-Ten (Hi-pô-lit Ten). Thơ hiện đại: Học thuộc lòng các bài thơ và xem nội dung phân tích: Con cò Mùa xuân nho nhỏ Viếng lăng Bác Sang thu Nói với con Mây và Sóng Chế Lan Viên. Thanh Hải. Viễn Phương. Hữu Thỉnh. Y Phương. Ta-Go Truyện hiện đại: Học các tác phẩm truyện + tóm tắt cốt truyện và nội dung phân tích: Làng. Lặng lẽ Sa Pa. Chiếc lược ngà Bến quê Những ngôi sao xa xôi Kim Lân. Nguyễn Thành Long. Nguyễn Quang Sáng. Nguyễn Minh Châu Lê Minh Khuê Và xem nội dung + cốt truyện của các tác phẩm: Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (Đ.Đi-phô), Bố của Xi–mông (Guy-đơ Mô-pa-xăng), Con chó Bấc (G.Lơn-đơn). TIẾNG VIỆT: Ôn tập các bài: Khởi ngữ, Các thành phần biệt lập, Liên kết câu và liên kết đoạn văn, Nghĩa tường minh và hàm ý. Xem lại: Chương trình địa phương Tiếng Việt. Ôn các kiến thức có liên quan đến Tổng kết về ngữ pháp. Thực hành lại các bài tập trong SGK TẬP LÀM VĂN: Ôn dàn ý các bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống ; nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý; nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích); nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Tập phân tích trước các bài nghị luận: Con cò, Mùa xuân nho nhỏ,Viếng lăng Bác, Sang thu, Nói với con, Mây&Sóng Những ngôi sao xa xôi, Bến quê HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC: TT TÊN BÀI THƠ TÁC GIẢ NĂM SÁNG TÁC THỂ LOẠI ĐẶC SẮC NỘI DUNG ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT 1 Đồng chí Chính Hữu (1926 –27/11/2007) 1948 Tự do Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lý tưởng chiến đấu, được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng. Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm. 2 Bài thơ về tiểu đội xe không kính Phạm Tiến Duật (1941 – 4/12/2007) 1969 Tự do Qua hình ảnh độc đáo – những chiếc xe không kính, khắc họa nổi bật hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam. Chất hiện thực sinh động hình ảnh độc đáo; giọng điệu tự nhiên, khỏe khoắn, giàu tính khẩu ngữ 3 Đoàn thuyền đánh cá Huy Cận (31/5/1919 – 20/2/2005) 1958 Thơ 7 chữ Những bức tranh đẹp, rộng lớn, tráng lệ về thiên nhiên, vũ trụ và người lao động trên biển theo hành trình chuyến ra khơi đánh cá của đoàn thuyền. Qua đó, thể hiện cảm xúc về thiên nhiên và lao động, niềm vui trong cuộc sống mới. Nhiều hình ảnh đẹp, rộng lớn, được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng âm hưởng khỏe khoắn, lạc quan. 4 Bếp lửa Bằng Việt (1941) 1963 Kết hợp thơ 7 chữ thơ 8 chữ Những kỷ niệm tràn đầy xúc động về bà và tình bà cháu, thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của cháu đối với bà; và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước. Kết hợp giữa biểu cảm với miêu tả & bình luận ; sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà. 5 Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Nguyễn Khoa Điềm (19/4/1943) 1971 Chủ yếu là thơ 8 chữ Thể hiện tình yêu thương con của người mẹ dân tộc Tà-Ôi gắn liền với lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu và khát vọng về tương lai Khai thác điệu ru ngọt ngào, trìu mến 6 Ánh trăng Nguyễn Duy 1948 1978 Thơ 5 chữ Từ hình ảnh ánh trăng trong thành phố, gợi lại những năm tháng đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên đất nước bình dị; nhắc nhở thái độ sống tình nghĩa thủy chung Hình ảnh bình dị mà giàu ý nghĩa biểu tượng; giọng điệu chân thành nhỏ nhẹ mà thấm sâu. 7 Con cò Chế Lan Viên (1920-1989) 1962 Tự do Từ hình tượng con cò trong những lời hát ru, ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa lời ru đối với đời sống của mỗi con người. Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu lời ru của ca dao. 8 Mùa xuân nho nhỏ Thanh Hải (1930-1980) 1980 Thơ 5 chữ Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên và đất nước, thể hiện ước nguyện chân thành góp mùa xuân nhỏ của đời mình vào cuộc đời chung. Thể thơ năm chữ có nhạc điệu trong sáng tha thiết, gắn với dân ca; hình ảnh giản dị, những so sánh, ẩn dụ sáng tạo. 9 Viếng lăng Bác Viễn Phương (1/5/1928 – 21/12/2005) 1976 Thơ 8 chữ Lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ trong một lần từ miền Nam ra viếng lăng Bác. Giọng điệu trang trọng và tha thiết; nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị cô đúc. 10 Sang thu Hữu Thỉnh (15/2/1942) 1977 Thơ 5 chữ Biến chuyển của thiên nhiên lúc giao mùa từ hạ sang thu qua sự gợi cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hình ảnh thiên nhiên được gợi tả bằng nhiều cảm giác tinh nhạy, ngôn ngữ chính xác gợi cảm. 11 Nói với con Y Phương (24/12/1948) Sau 1975 Tự do Bằng lời trò chuyện với con, bài thơ thể hiện sự gắn bó, niềm tự hào về quê hương và đạo lý sống của dân tộc. Cách nói giàu hình ảnh, vừa cụ thể, gợi cảm, vừa gợi ý nghĩa sâu xa. 12 Mây và Sóng Ra-bin -đra-nat Ta-go (1861-1941) Ấn Độ Trong tập thơ Trăng non 1909 Tự do Qua lời trò chuyện của bé với mẹ, thể hiện tình yêu mẹ vô ngần của em, ca ngợi tình mẹ con bất diệt và thiêng liêng. Kết cấu hai phần đối xứng và nối tiếp, độc thoại lồng đối thoại, giọng điệu hồn nhiên, nhiều hình ảnh đẹp bay bổng SẮP XẾP CÁC BÀI THƠ VIỆT NAM ĐÃ HỌC THEO TỪNG GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ: 1945à1954: Đồng chí. 1954à1964: Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Con cò. 1964à1975: Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. Sau 1975: Ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Nói với con, Sang thu. Các tác phẩm kể trên đã tái hiện cuộc sống đất nước và hình ảnh con người Việt Nam suốt một thời kỳ lịch sử từ sau CM/T8-1945, qua nhiều giai đoạn: Đất nước và con người Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ với nhiều gian khổ, hy sinh nhưng rất anh hùng (Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ). Công cuộc lao động, xây dựng đất nước và những quan hệ tốt đẹp của con người (Đoàn thuyền đánh cá, Mùa xuân nho nhỏ) Nhưng điều chủ yếu mà các tác phẩm thơ đã thể hiện chính là tâm hồn, tình cảm, tư tưởng của con người trong một thời kỳ lịch sử có nhiều biến động lớn lao, nhiều thay đổi sâu sắc: Tình cảm yêu nước, tình quê hương. Tình đồng chí, sự gắn bó, với cách mạng, lòng kính yêu Bác Hồ. Những tình cảm gần gũi, bền chặt của con người: tình mẹ con, bà cháu, trong sự thống nhất với những tình cảm chung rộng lớn. CHỦ ĐỀ TÌNH MẸ CON: Những nét chung và riêng trong 03 bài thơ: Con cò, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Mây và Sóng Nét chung: Ca ngợi tình mẹ con thiêng liêng, bất diệt. Sử dụng lời hát ru [lời ru của mẹ], lời của con với mẹ. Nét riêng: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ: Sự thống nhất gắn bó giữa tình yêu con với lòng yêu nước, gắn bó và trung thành với cách mạng của người mẹ Tà-Ôi trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Hình tượng sáng tạo: hát ru con lớn trên lưng mẹ. Con cò: Từ hình tượng con cò trong ca dao, trong lời ru con, phát triển và ca ngợi lòng mẹ, tình mẹ thương con, ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống con người. Mây và Sóng: Hóa thân vào lời trò chuyện hồn nhiên, ngây thơ và say sưa của bé với mẹ để thể hiện tình yêu mẹ thắm thiết của trẻ thơ. Tình yêu mẹ của bé là sâu nặng, hấp dẫn hơn tất cả những vẻ đẹp và sự hấp dẫn khác trong thiên nhiên và vũ trụ. HÌNH ẢNH NGƯỜI LÍNH & TÌNH ĐỒNG CHÍ, ĐỒNG ĐỘI: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ánh trăng Vẻ đẹp tính cách & tâm hồn của anh bộ đội cụ Hồ, người lính CM trong những hoàn cảnh khác nhau. Tình đồng chí, đồng đội gần gũi, giản dị, thiêng liêng của những người nông dân nghèo khổ trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp cùng chung cảnh ngộ, chia sẻ vui buồn. Tình cảm lạc quan, bình tĩnh, tư thế ngang tàng, ý chí kiên cường dũng cảm vượt qua khó khăn, nguy hiểm vì sự nghiệp giải phóng miền Nam của những người lái xe Trường Sơn trong những năm đánh Mỹ. Tâm sự của người lính sau chiến tranh, sống giữa thành phố, trong hòa bình: gợi lại những kỷ niệm gắn bó của người lính với thiên nhiên, đất nước, với đồng đội trong những năm tháng gian lao của chiến tranh. Từ đó, nhắc nhở về đạo lý nghĩa tình, thủy chung.. BÚT PHÁP SÁNG TẠO HÌNH ẢNH THƠ: Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận): Bút pháp lãng mạn, nhiều so sánh, liên tưởng, tưởng tượng bay bổng. Giọng thơ tươi vui, khỏe khoắn. Đó là bài ca lao động sôi nổi, phấn chấn, hào hùng. Hình ảnh đặc sắc: Đoàn thuyền đánh cá ra khơi, đánh cá, trở về. Đồng chí (Chính Hữu): Bút pháp hiện thực, hình ảnh chân thực, cụ thể, chọn lọc cô đúc. Hình ảnh đặc sắc: Đầu súng trăng treo. Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật): Bút pháp hiện thực, miêu tả cụ thể. Hình ảnh đặc sắc: Xe không kính. Ánh trăng (Nguyễn Duy): Bút pháp gợi nghĩ, gợi tả, ý nghĩa khái quát. Lời tự tình, độc thoại, ăn năn, ân hận với chính mình. Hình ảnh đặc sắc: Ánh trăng im phăng phắc. Con cò (Chế Lan Viên): Bút pháp dân tộc & hiện đại: phát triển hình ảnh con cò trong ca dao và lời hát ru. Hình ảnh đặc sắc: Con cò, cánh cò. Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải): Bút pháp hiện thực & lãng mạn, chất Huế đậm đà. Lời tâm nguyện trước lúc đi xa. Hình ảnh đặc sắc: Mùa xuân nho nhỏ. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC: TT TÊN TÁC PHẨM TÁC GIẢ NĂM SÁNG TÁC ĐẶC SẮC NỘI DUNG ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT 1 Làng Kim Lân (1920 – 20/7/2007) 1948 Qua tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo giặc, truyện thể hiện tình yêu làng quê sâu sắc thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân. Thành công trong việc xây dựng tình huống truyện & trong nghệ thuật miêu tả tâm ly và ngôn ngữ nhân vật. 2 Lặng lẽ Sa Pa Nguyễn Thành Long (1925 – 1991) 1970 Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông họa sỹ, cô kỹ sư mới ra trường với người thanh niên làm việc một mình tại trạm khí tượng trên núi cao Sa Pa. qua đó, truyện ca ngợi những con người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến sức mình cho đất nước. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện hợp lý, cách kể chuyện tự nhiên, kết hợp giữa tự sự, trữ tình và bình luận. 3 Chiếc lược ngà Nguyễn Quang Sáng (1932) 1966 Câu chuyện éo le và cảm động về hai cha con: ông Sáu và bé Thu trong lần ông về thăm nhà và ở khu căn cứ. qua đó truyện ca ngợi tình cha con thắm thiết trong hoàn cảnh chiến tranh. Thành công trong nghệ thuật miêu tả tâm lý và xây dựng tính cách nhân vật, mà nổi bật là nhân vật bé Thu. 4 Bến quê Nguyễn Minh Châu (20/10/1930 à 23/1/1989) In trong tập Bến quê (1985) Qua những cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật Nhĩ vào lúc cuối đời trên giường bệnh, truyện thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị, gần gũi của cuộc sống, của quê hương. Nghệ thuật viết văn tự sự phối hợp với miêu tả cảnh, miêu tả nội tâm đặc sắc và giàu triết lý. 5 Những ngôi sao xa xôi Lê Minh Khuê (1949) 1971 Cuộc sống, chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong trên một cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn trong những năm chiến tranh chống Mỹ cứu nước. truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của họ. Nghệ thuật kể chuyện và miêu tả đặc sắc. TÓM TẮT CỐT TRUYỆN ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT CHÍNH 1/. Làng [Kim Lân]: Ông Hai là một nông dân thật thà, chất phác, quê ở làng Chợ Dầu. Ông rất yêu làng của mình và có một thói quen “khoe làng”. Ông “khoe” đủ thứ về làng của ông, từ cái sinh phần viên Tổng Đốc, đến nhà cửa, đường làng, chòi kháng chiến với hầm hào, ụ chiến đấu Đi tản cư, nhớ làng, tối nào ông cũng qua nhà hàng xóm chuyện trở về làng Chợ Dầu của mình cho đỡ nhớ. Tin làng theo giặc, khiến ông đau dớn, xót xa. Ông xấu hổ, lo lắng đủ điều. tình cảm của ông bị giằng xé, để rồi ông đi đến quyết định dứt khoát “Làng theo Tây mất rồi phải thù”. Thế nhưng khi chuyện trò với đứa con, ông Hai vẫn dạy con về nguồn gốc, quê hương mình là làng Dầu. Khi tin đồn trên được cải chính, ông vui mừng, sung sướng và lại “khoe” về làng Chợ Dầu của mình Ông Hai: Tình yêu sâu nặng với làng Chợ Dầu. Tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng mà biểu tượng là cụ Hồ 2/. Lặng lẽ Sa Pa [Nguyễn Thành Long]: Truyện kể về cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, tình cờ của 4 nhân vật trên chuyến xe đi từ Hà Nội đến Lào Cai. Ông họa sỹ lớn tuổi sắp về hưu, cô kỹ sư trẻ trên đường nhận công tác được bác lái xe giới thiệu với anh thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m. Tranh thủ 30 phút hành khách nghỉ ngơi, anh thanh niên mời ông họa sỹ và cô kỹ sư lên thăm nơi ở và nơi làm việc của mình. Sau khi cắt hoa tặng cô gái, anh giới thiệu nơi ở và nơi làm việc của mình. Anh kể cho hai người khách nghe về công việc, cuộc sống và những suy nghĩ của bản thân. Ông họa sỹ vô cùng cảm phục và định vẽ chân dung của anh, nhưng anh từ chối và giới thiệu hai người khác cũng sống và làm việc như anh. Cô kỹ sư bàng hoàng trước cuộc sống của anh và dũng cảm hơn với quyết định của mình. Sắp hết giờ, ông họa sỹ và cô kỹ sư chia tay anh trong sự lưu luyến với món quà là làn trứng mà anh đã tặng Anh thanh niên: Sống có lý tưởng cao đẹp; sẵn sàng nhận nhiệm vụ nơi khó khăn. Ý thức về công việc và lòng yêu nghề. Có những suy nghĩ đúng đắn về công việc đối với cuộc sống, con người. Sống ngăn nắp, khoa học, ham học tập Chân thành, quý trọng. tình cảm của mọi người. Khiêm tốn, thành thật. 3/. Chiếc lược ngà [Nguyễn Quang Sáng]: Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm ba em không còn giống với người trong bức ảnh chụp mà em đã biết. Em đối xử với cha như người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc Ông Sáu phải ra đi. Ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý nhớ thương đứa con vào việc làm chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng. Trong một trận càn, ông hy sinh. Trước khi nhắm mắt ông còn kịp trao cây lược cho người bạn. “Anh Ba” – người bạn đồng đội của anh - hứa sẽ mang cây lược về trao tận tay cho Bé Thu. Bé Thu: Cô bé có tính cách cứng cỏi, ương ngạnh; yêu ghét rạch ròi. Rất thương cha. Anh Sáu: Một người cha rất thương con. Một người lính cách mạng giàu lòng yêu nước. 4/. Bến quê [Nguyễn Minh Châu]: Anh Nhĩ từng được đi khắp nơi trên trái đất, cuối đời căn bệnh hiểm nghèo buộc chặt anh vào giường bệnh, đến nỗi không thể tự mình dịch chuyển lấy vài mươi phân trên chiếc giường hẹp kê sát bên cửa sổ. Nhưng chính lúc này, Nhĩ phát hiện ra bãi bồi bên kia sông của quê hương mình thật đẹp, thật quyến rũ. Và cũng lúc này đây, anh mới cảm nhận hết nỗi vất vả, sự tần tảo, tình yêu và đức hy sinh thầm lặng của vợ mình – chị Liên. Nhĩ vô cùng khao khát được đặt chân một lần lên bãi bồi bên kia sông Hồng. Anh nhờ đứa con trai đi sang bên ấy một lần. Đứa con không hiểu ý bố nên nhận lời một cách miễn cưỡng. Trên đường đi, Tuấn sa vào đám chơi phá cờ thế trên hè phố và đã lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày. Từ việc này, Nhĩ chiêm nghiệm ra được cái quy luật phổ biến của đời người “con người ta trên đường đời thật khó tránh được cái điều vòng vèo hoặc chùng chình”. Cuối truyện, khi thấy con đò ngang chạm mũi vào bờ bên này, Nhĩ thu hết tàn lực cuối cùng của mình để đu người ra ngoài cửa sổ, giơ cánh tay gầy guộc ra khoát khoát, y như ra hiệu khẩn thiết cho một người nào đó. Nhĩ: là một người suốt đời bôn ba, cống hiến cho nhân dân, đất nước. Cuối đời trên giường bệnh, anh mới khao khát gắn bó với làng quê, gia đình; và anh muốn được một lần dạo quanh bên bờ sông thân thuộc. 5/. Những ngôi sao xa xôi [Lê Minh Khuê]: Ba nữ TNXP làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Họ gồm có hai cô gái trẻ là Phương Định và Nho, còn tổ trưởng là chị Thao hơi lớn tuổi. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất phải san lấp, đánh dấu vị trí bom chưa nổ và phá bom. Công việc hết sức nguy hiểm vì họ phải thường xuyên chạy trên cao điểm giữa ban ngày và phải đối diện với “Thần chết” trong mỗi lần phá bom. Họ ở trong một cái hang dưới chân cao điểm, tách xa đơn vị. Cuộc sống của ba cô gái ở nơi trọng điểm giữa chiến trường, dù khắc nghiệt và nguy hiểm nhưng vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, mơ mộng và đặc biệt là hết sức gắn bó thương yêu nhau trong tình đồng đội, dù mỗi người một cá tính. Phần cuối truyện miêu tả hành động và tâm trạng của các cô gái trẻ, nhất là của Phương Định, trong một lần phá bom, Nho bị thương, Thao và Phương Định vô cùng lo lắng, săn sóc bạn. Một trận mưa đá bất ngờ trên cao điểm khiến các cô hết sức vui thích. Phương Định: Một cô gái Hà Nội còn rất trẻ, nhạy cảm, hồn nhiên, hay mơ mộng và thích ca hát. Một chiến sỹ gan dạ, dũng cảm, có ý thức sẵn sàng hy sinh vì nhiệm vụ. Có tình đồng chí, đồng đội thân thiết, gắn bó. HÌNH ẢNH ĐẤT NƯỚC & CON NGƯỜI VIỆT NAM QUA CÁC TRUYỆN ĐÃ HỌC: Thời kháng Pháp [1945à1954]: Làng (Kim Lân). Thời chống Mỹ 1954à1975: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng), Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long), Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê). Sau 1975: Bến quê (Nguyễn Minh Châu). Các tác phẩm kể trên đã tái hiện cuộc sống đất nước và hình ảnh con người Việt Nam suốt một thời kỳ lịch sử từ sau CM/T8-1945 cho đến ngày đất nước thống nhất. Phản ánh cuộc sống, chiến đấu, lao động, gian khổ, thiếu thốn với hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Phẩm chất, tâm hồn cao đẹp của con người Việt Nam trong chiến đấu: yêu làng, yêu quê hương, đất nước, yêu công viêc, có tinh thần trách nhiệm cao, trọng nghĩa tình. NÉT CHÍNH VỀ NGHỆ THUẬT: Xây dựng nhân vật: điển hình, tư tưởng. Trần thuật theo ngôi kể: ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba. Sáng tạo tình huống truyện độc đáo. TT TÊN TÁC PHẨM THỂ LOẠI TÁC GIẢ NĂM SÁNG TÁC ĐẶC SẮC NỘI DUNG ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT 01 Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang Tiểu thuyết Đ. Đi-phô Anh TK/ XIII Cuộc sống khó khăn và tinh thần lạc quan của nhân vật Rô-bin-xơn giữa vùng hoang đảo xích đạo trên mười năm trời Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn của nhân vật xưng “Tôi” tự họa, kết hợp miêu tả. 02 Bố của Xi-mông Truyện Mô-pa-xăng Pháp TK/XIX Nỗi tuyệt vọng của Xi-mông, tình cảm chân thành của chị Blăng-sốt, sự bao dung của bác Phi-lip Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật; kết hợp tự sự với nghị luận. 03 Con chó Bấc Tiểu thuyết Giắc Lân-đơn Mỹ TK/XX Tình thương yêu loài vật của Giôn Thoóc-tơn và thế giới tâm hồn của con chó Bấc. Trí tưởng tượng phong phú khi đi sâu vào thế giới tâm hồn của con chó Bấc Truyện BÀI 1: LÀNG. A. Kiến thức cần nhớ. Tác giả - Kim Lân tên là Nguyễn Văn Tài, sinh năm 1920 quê ở làng Phù Lưu, huyện Từ Sơn, tỉnh Hà Bắc. - Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn. - Kim Lân am hiểu sâu sắc và gắn bó với nông thôn và người nông dân. Truyện của ông hầu như chỉ viết về sinh hoạt nông thôn và cảnh ngộ của người nông dân =>Chính hai đặc điểm trên đã tạo nên thành công của tác giả trong truyện “Làng”. B. Tập làm văn : Đề: Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp? Dàn ý. I. Tìm hiểu đề. - Yêu cầu cách thức nghị luận: suy nghĩ - Yêu cầu về vấn đề nghị luận: Những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp mà tiêu biểu là nhân vật ông Hai. II. Dàn ý: A. Mở bài : - Kim Lân là nhà văn am hiểu cuộc sống nông thôn và người dân Miền Bắc. Ông có sở trường viết truyện ngắn và truyện của ông thường viết về đề tài nông dân. Truyện ngắn “Làng” được ông sáng tác trong lúc cuộc kháng chiến chống Pháp đang bùng nổ trên quy mô toàn quốc. Đây là một tác phẩm xuất sắc thể hiện thành công hình ảnh người nông dân thời đại cách mạng và kháng chiến mà tình yêu làng quê đã hoà nhập tròng lòng yêu nước và tinh thần của người dân kháng chiến. Nhân vật ông Hai trong truyện có những nét tình cảm cao đẹp và đáng quý đó. B .Thân bài: Tình yêu làng nói chung: - Ở mỗi người nông dân, quả thực tình yêu làng quê là bản chất có tính truyền thống. Yêu làng, gắn bó với làng, tự hào về làng của mình vốn là tâm lý rất quen thuộc có tính gốc rễ. Vậy người nông dân thường tự hào, hãnh diện về làng: Làng ta phong cảnh hữu tình Dân cư giang khúc như hình con long Luận điểm bao trùm bài nghị luận : Ở nhân vật ông Hai, tình yêu quê hương, yêu làng Dầu đã quyện chặt với lòng yêu nước. Đây là vẻ đẹp đáng quý của nhân vật, cũng là điều tâm huyết nhất mà nhà văn muốn nói với người đọc. Luận điểm 1 : Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai khi đi tản cư. - Cũng như bao con người Việt Nam khác ông Hai cũng có một quê hương để yêu thương, gắn bó. Làng chợ Dầu luôn là niềm tự hào, kiêu hãnh của ông. Kháng chiến bùng nổ, người dân phải dời làng đi sơ tán, ông Hai cũng theo dòng người ấy sơ tán đến một miền quê xa xôi, hẻo lánh. Ông Hai thực sự buồn khi phải xa làng. Ở nơi tản cư, lòng ông đau đáu nhớ quê, cứ “ nghĩ về những ngày làm việc cùng anh em”, ông nhớ làng quá. - Ông Hai luôn khoe và tự hào về cái làng Dầu không chỉ vì nó đẹp mà còn bởi nó tham gia vào cuộc chiến đấu chung của dân tộc. - Ông luôn tìm cách nghe tin tức về kháng chiến “chẳng sót một câu nào”. Nghe được nhiều tin hay , những tin chiến thắng của quân ta, ruột gan ông cứ múa cả lên, náo nức, bao nhiêu ý nghĩ vui thích chen chúc trong đầu óc. Luận điểm 2: Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc: (Nhưng khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc thì bao nhiêu tình cảm tốt đẹp ấy trong ông Hai bỗng nhiên biến thành những nỗi lo âu, dằn vặt) - Khi nghe tin quá đột ngột, ông Hai sững sờ, xấu hổ và uất ức: “cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi tưởng như không thở được”. Khi trấn tĩnh lại được phần nào, ông còn cố chưa tin cái tin ấy”. Nhưng rồi những người tản cư đã kể rành rọt quá, lại khẳng định họ “vừa ở dưới ấy lên” làm ông không thể không tin. Niềm tự hào về làng thế là sụp đổ tan tành trước cái tin sét đánh ấy. Cái mà ông yêu quý nhất nay cũng đã lại quay lưng lại với ông. Không chỉ xấu hổ trước bà con mà ông cũng tự thấy ông mất đi hạnh phúc của riêng ông, cuộc đời ông cũng như chết mất một nửa. - Từ lúc ấy trong tâm trí ông Hai chỉ còn có cái tin dữ ấy xâm chiếm, nó thành một nỗi ám ảnh day dứt. Ông tìm cách lảng tránh những lời bàn tán và cúi gằm mặt xuống ra về. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông “cúi gằm mặt mà đi”, về đến nhà ông nằm vật ra giường, rồi tủi thân nhìn đàn con, “nước mắt ông lão cứ giàn ra”. Bao nhiêu câu hỏi dồn về xoắn xuýt, bủa vây làm tâm trạng ông rối bời trong cơn đau đớn, hụt hẫng đến mê dại, dữ dằn và gay gắt.. Ông cảm thấy như chính ông mang nỗi nhục của một tên bán nước theo giặc, cả các con ông cũng sẽ mang nỗi nhục ấy. - Suốt mấy ngày ông không dám đi đâu. Ông quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng tình hình bên ngoài. “Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa, ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ây”. Thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam –nhông là ông lủi ra một góc nhà, nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi!” - Nhưng chính lúc này, tình cảm đẹp trong con người ông Hai lại càng được bộc lộ rõ hơn bao giờ hết. Những đau đớn, dằn vặt, sự hổ thẹn đến tột cùng đã đẩy ông Hai vào một tình huống phải lựa chọn. Quê hương và Tổ Quốc, bên nào nặng hơn? Quê hương đáng yêu, đang tự hào... Nhưng giờ đây.... dường như mới chỉ nghĩ tới đó, lòng ông Hai đã nghẹn đắng lại. Tình yêu quê hương và tình yêu tổ quốc xung đột dữ dội trong lòng ông. Một ý nghĩ tiêu cực thoáng qua trong đầu: Hay là quay về làng. Nhưng rồi ông cảm thấy “rợn cả người”. Ông đã từng nhớ làng da diết, từng ao ước được trở về làng. Nhưng “vừa chớm nghĩ, lập tức ông lão phản đối ngay” bởi vì “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ”. Cuối cùng ông đã quyết định: “không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Như vậy,tình yêu làng dẫu có thiết tha, mãnh liệt đến đâu, cũng không thể mạnh hơn tình yêu đất nước. - Chuẩn mực cho tình yêu và niềm tự hào về quê hương, đối với ông Hai lúc bấy giờ là cuộc kháng chiến. Tuy đau xót tưởng chừng bế tắc nhưng trong cõi thẳm sâu của tấm lòng, người nông dân ấy vẫn hướng về kháng chiến, vẫn tin ở những điều tốt đẹp, cố giữ cho tâm hồn không vẩn đục, để đón đợi một điều gì đỡ đau đớn, tuyệt vọng hơn. + Khi tâm sự với đứa con nhỏ còn rất ngây thơ, nghe con nói: “Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh”, nước mắt ông Hai cứ giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má, giọng ông như nghẹn lại: “ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ?”. Phải chăng, trong tâm hồn người nông dân chất phác ấy vẫn không phút nào nguôi ngoai nỗi nhớ quê hương, yêu quê hương và nỗi đau đớn khi nghe tin quê hương rời xa công việc chiến đấu chung của đất nước bấy giờ? Tâm sự với đứa con, ông Hai muốn bảo con nhớ câu “nhà ta ở làng chợ Dầu”. Đồng thời ông nhắc con- cũng là tự nhắc mình “ủng hộ cụ Hồ Chí Minh”. Tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng thật sâu nặng, bền vững và thiêng liêng: “Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ đám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ đám đơn sai”. Luận điểm 3: Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai khi nghe tin làng kháng chiến (Niềm vui của ông Hai khi tin đồn được cải chính. - Đến khi biết đích xác làng Dầu yêu quý của ông không phải là làng Việt gian, nỗi vui mừng của ông Hai thật là vô bờ bến: “Ông cứ múa tay lên mà khoe cái tin ấy với mọi người”, mặt ông “tươi vui, rạng rỡ hẳn lên”. Đối với người nông dân, căn nhà là cơ nghiệp của cả một cuộc đời, vậy mà ông sung sướng hể hả loan báo cho mọi người biết cái tin “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ” một cách tự hào như một niềm hạnh phúc thực sự của mình. Đó là nỗi lòng sung sướng trào ra hồn nhiên như không thể kìm nén được của người dân quê khi được biết làng mình là làng yêu nước dẫu cho nhà mình bị giặc đốt. Tình yêu làng của ông Hai thật là sâu sắc và cảm động. - So với lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao trước cách mạng tháng Tám, rõ ràng ta thấy ông Hai có những điểm tiến bộ vượt bậc trong nhận thức, tâm hồn, tình cảm và tính cách. Đó chính là nhờ vào đường lối giác ngộ cách mạng của Đảng, Bác Hồ mà học có được. Lão Hạc và ông Hai có những điểm tính cách khác nhau nhưng họ vẫn có những phẩm chất của những người nông dân giống nhau, đều hiền lành, chất phác, lương thiện. Khi cách mạng tháng Tám thành công đã đem đến sự đổi đời cho mỗi người nông dân. Từ một thân phận nô lệ phụ thuộc họ trở thành một người tự do làm chủ cuộc đời, làm chủ đất nước. Từ đó đã củng cố và làm nền tảng vững chắc cho tình yêu quê hương, đất nước, trở thành một tình cảm vững bền, thiêng liêng sâu nặng, nồng cháy. => Trong hoàn cảnh toàn dân đang hướng tới cuộc kháng chiến chống pháp, bảo vệ độc lập dân tộc, ông Hai đã biết đặt tình yêu đất nước lên trên tình yêu cá nhân của mình với làng chợ Dầu, ông dành tất cả cho cách mạng. Đó chính là nét đẹp trong con người ông Hai nói riêng và người nông dân Việt Nam nói chung. - Văn hào I li a, E ren bua có nói: ” Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu đồng quê trở nên lòng yêu tổ quốc. Ông Hai đúng là một con người như thế. Niềm vui, nỗi buồn của ông đều gắn bó với làng. Lòng yêu làng của ông chính là cội nguồn của lòng yêu nước. Luận điểm 4: . Nghệ thuật xây dựng nhân vật ông Hai - Nhà văn Kim Lân đã khá thành công khi xây dựng nhân vật ông Hai, một lão nông cần cù, chất phác, yêu mến, gắn bó với làng quê như máu thịt. + Nhà văn đã chọn được một tình huống khá độc đáo là sự thử thách bên trong bộc lộ chiều sâu tâm trạng. + Tâm lý nhân vật được nhà văn miêu tả cụ thể, gợi cảm qua các diễn biến nội tâm, qua các ý nghĩ, cảm giác, hành vi, ngôn ngữ. Đặc biệt là nhà văn đã diễn tả đúng và gây được ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật. VD1 (tâm trạng) : Khi nghe tin làng theo giặc thì bị dằn vặt, đau khổ : « Đã ba bốn hôm nay, ông Hai không bước chân ra đến ngoài, cả đến bên bác Thứ ông cũng không dám sang. Suốt ngày ông chỉ quanh quẩn trong cái gian nhà chật chội ấy mà nghe ngóng. thôi lại chuyện ấy rồi ». Khi tin đồn được cải chính thì « cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên ». VD2 : Miêu tả đúng các « phản ứng » bằng hành động của một người nông dân hiền lành, chất phác và chưa đọc thông, viết thạo : Khi muốn biết tin tức thì : « ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm ». Khi nghe tin làng theo giặc thì « ông Hai cứ cúi gằm mặt xuống mà đi » rồi « nắm chặt hai bàn tay mà rít lên : « chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này ». Khi tin đồn được cải chính thì « ông lão cứ múa tay lên mà khoe cái tin đồn ấy với mọi người. VD3 : Ngoài ra còn phải kể đến các hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật ông Hai trong mối quan hệ với các nhân vật khác như : Bà Hai, các con, mụ chủ nhà. + Các hình thức trần thuật (đối thoại, độc thoại.) C. Kết bài: - Sức hấp dẫn của hình tượng nhân vật ông Hai. - Thành công của nhà văn khi xây dựng nhân vật ông Hai. VD: Qua truyện ngắn “Làng”, tác giả đã khắc hoạ thành công hình tượng một người nông dân yêu làng, yêu nước hồn nhiên chất phác nhưng xúc động. Hình tượng nhân vật ông Hai vừa phản ánh chân thực những nếp cảm, nếp nghĩ của người nông dân Việt Nam trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, vừa có ý nghĩa giáo dục sâu sắc đối với nhiều thế hệ bạn đọc. Qua truyện ngắn này, ta có thể hiểu được một cách sâu sắc thêm về hình ảnh những người dân kháng chiến Việt Nam với tình yêu quê hương đất nước. BÀI 2 : LẶNG LẼ SA PA. A. Kiến thức cần nhớ. I. Tác giả - Nguyễn Thành Long (1925 -1991), quờ ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Trong kháng chiến chống thực dân
Tài liệu đính kèm: