Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kỳ I môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2022-2023

doc 4 trang Người đăng daohongloan2k Ngày đăng 24/12/2022 Lượt xem 396Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kỳ I môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kỳ I môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2022-2023
TRƯỜNG THCS LTV
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
MÔN: HÓA HỌC 9
Năm học: 2022 - 2023
A. PHẦN TỰ LUẬN:
Bài 1. Cho các chất sau: Al, Cu, CaO, Fe2O3, SO3, CO2, HCl, H2SO4, NaOH, Ca(OH)2, Mg(OH)2, Na2SO4, BaCl2, CaCO3. Chất nào phản ứng được với:
a. nước. 	b. dung dịch H2SO4.	c. dung dịch NaOH.
Bài 2. Viết PTHH minh họa các tính chất hóa sau: 
a. Muối + axit → muối + axit
c. Bazơ + axit → muối + nước
b. Muối + bazơ → muối + bazơ
d. Bazơ + oxit axit → muối + nước
Bài 3. Cho 200 ml dung dịch muối natri sunfat (Na2SO4) 0,2M vào 200 ml dung dịch barihiđroxit Ba(OH)2 0,1M. 
1. Viết phương trình hoá học xảy ra. 
 2. Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng? (coi thể tích dung dịch phản ứng thay đổi không đáng kể)
Bài 4. Hoà tan hoàn toàn 14,6 (g) hỗn hợp gồm Zn và ZnO vào dung dịch HCl 10% vừa đủ. Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí ở (đktc)
a. Viết PTPƯ
b. Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu
c. Tính khối lượng dung dịch HCl cần dùng?
d. Tính C% dung dịch thu được sau phản ứng.
Bài 5: BT về nhận biết các dung dịch
Bài 6: BT hoàn thành PTHH các sơ đồ phản ứng
B. Bài tập trắc nghiệm Hóa 9 giữa học kì 1
Câu 1. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit axit?
A. SO2, Na2O, N2O5B. SO2, CO, N2O5C. SO2, CO2, P2O5D. SO2, K2O, CO2
Câu 2. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit bazơ
A. CO2, CaO, K2OB. CaO, K2O, Li2OC. SO2, BaO, MgOD. FeO, CO, CuO
Câu 3. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit tác dụng được với dung dịch HCl?
A. CaO, Na2O, SO2B. FeO, CaO, MgOC. CO2, CaO, BaOD. MgO, CaO, NO
Câu 4. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit tác dụng được với dung dịch KOH?
A. CO2, Na2O, SO3B. N2O, BaO, CO2C. N2O5, P2O5, CO2D. CuO, CO2, Na2O
Câu 5. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit tác dụng được với nước?
A. CaO, CuO, SO3, Na2OB. CaO, N2O5, K2O, CuOC. Na2O, BaO, N2O, FeOD. SO3, CO2, BaO, CaO
Câu 6. Cho các chất sau: H2O, Na2O, CO2, CuO và HCl. Số cặp chất phản ứng được với nhau là:
A. 4B. 5C. 6D. 3
Câu 7. Cho 16 gam bột CuO tác dụng hoàn toàn với 400ml dung dịch HCl. Nồng độ mol của dung dịch đã dùng là?
A. 0,1MB. 1MC. 0,2MD. 2M
Câu 8. Oxit bazơ nào sau đây được dùng để làm khô nhiều nhất?
A. CuOB. FeOC. CaOD. ZnO
Câu 9. Cho dãy các oxit sau: FeO, CaO, CuO, K2O, BaO, CaO, Li2O, Ag2O. Số chất tác dụng được vơi H2O tạo thành dung dịch bazơ?
A. 1B. 3C. 4D. 5
Câu 10. Cho các oxit sau: K2O, CO, SO2, CaO, CO2, Al2O3. Số cặp chất tác dụng được với nhau?
A. 5B. 3C. 4D. 2
Câu 11. Để làm sạch khí O2 từ hỗn hợp khí gồm SO2 và O2, có thể dùng chất nào dưới đây?
A. Ca(OH)2B. CaCl2C. NaHSO3D. H2SO4
Câu 12. Có thể dùng chất nào dưới đây làm khô khí O2 có lẫn hơi nước
A. SO3B. SO2C. CuOD. P2O5
Câu 13. Dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt được 2 chất bột P2O5 và CaO
A. H2OB. Dung dịch HClC. Dung dịch NaClD. CO2
Câu 14. Phản ứng giữa hai chất nào dưới đây không tạo thành khí lưu huỳnh đioxit?
A. Na2SO3 và HClB. Na2SO3 và Ca(OH)2C. S và O2 (đốt S)D. FeS2 và O2 (đốt quặng pirit sắt)
Câu 15. Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Ag, Fe, MgB. Fe, Cu, AlC. Al, Mg, ZnD. Zn, Cu, Mg
Câu 16. Để phân biệt 2 dung dịch H2SO4 loãng và HCl ta dùng hóa chất nào sau đây?
A. BaOB. AlC. K2OD. NaOH
Câu 17. Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 vào ống nghiệm đựng Cu(OH)2 thấy?
A. Cu(OH)2 không tan	B. Cu(OH)2 tan dần, dung dịch không màu.
C. Cu(OH)2 tan dần, dung dịch màu xanh lam và có khí bay ra
D. Cu(OH)2 tan dần, dung dịch có màu xanh lam.
Câu 18. Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong dung dịch?
A. HCl, KClB. HCl và Ca(OH)2C. H2SO4 và BaOD. NaOH và H2SO4
Câu 19. Dãy nào sau đây gồm tất cả các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl?
A. Mg, KOH, CuO, CaCO3B. NaOH, Zn, MgO, AgC. Cu, KOH, CaCl2, CaOD. Mg, KOH, CO2, CaCO3
Câu 20. Kim loại X tác dụng với H2SO4 loãng giải phóng khí Hidro. Dẫn toàn bộ lượng hidro trên qua ống nghiệm chứa oxit, nung nóng thu được kim loại Y. Hai chất X, Y lần lượt là:
A. Ca và ZnB. Mg và AgC. Na và MgD. Zn và Cu
Câu 21. Cho các chất: MgO, Mg(OH)2, MgCO3 và Mg. Chất nào sau đây phản ứng được với cả 4 chất trên?
A. H2OB. HClC. Na2OD. CO2
Câu 22. Sử dụng kim loại nào sau đây để nhận ra sự có mặt của HCl trong dung dịch gồm: HCl, KCl và H2O?
A. NaB. FeC. CuD. Ba
Câu 23. Dãy chất nào dưới đây tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng?
A. BaO, CuO, Cu, Fe2O3B. Fe, NaOH, BaCl2, BaO
C. Cu, NaOH, Cu(OH)2, Na2OD. P2O5, NaOH, Cu(OH)2, Ag
Câu 24. Chất nào dưới đây không tác dụng được với axit H2SO4 đặc nguội
A. CuB. AlC. MgD. Zn
Câu 25. Muối pha loãng axit sunfuric đặc người ta làm như thế nào?
A. Rót từ từ nước vào lọ đựng axitB. Rót từ từ axit đặc vào lọ đựng nước
C. Rót nhanh nước vào lọ đựng axitD. Rót nhanh axit đặc vào lọ đựng nước
Câu 26. Cho biết hiện tượng của phản ứng sau: Khi cho axit sunfuric đặc vào ống nghiệm đựng một lá đồng nhỏ và đun nóng nhẹ.
A. Kim loại đồng không tan.
B. Kim loại đồng tan dần, dung dịch màu xanh lam và có khí không màu thoát ra.
C. Kim loại đồng tan dần, dung dịch không màu có khí màu hắc thoát ra.
D. Kim loại đồng chuyển màu đen, sau đó tan dần, dung dịch có màu xanh lam và khí mùi hắc thoát ra.
Câu 27. Dãy nào sau đây gồm tất cả các chất đều tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nóng?
A. Mg, Cu(OH)2, CuO, FeOB. NaOH, Zn, MgO, Pt
C. Au, KOH, CaCl2, CaOD. Mg, KOH, P2O5, CaCO3
Câu 28. Khi nhỏ từ từ axit sunfuric đặc vào ống nghiệm đựng đường, thấy:
A. Sinh ra chất rắn màu đen, xốp bị bọt khí đẩy lên miệng ống nghiệm.
B. Sinh ra chất rắn màu vàng nâu.
C. Sinh ra chất rắn màu đen và hơi nước ở thành ống nghiệm.
D. Sinh ra chất rắn màu vàng nâu, xốp bị bọt khí đẩy lên miệng ống nghiệm.
Câu 29. Chất nào dưới đây không dùng để phân biệt dung dịch Na2SO4 và dung dịch H2SO4 loãng?
A. MgB. Mg(OH)2C. MgOD. Cu
Câu 30. Dãy dung dịch nào dưới đây không làm quỳ tím đổi thành màu xanh là:
A. NaOH, KOH, Cu(OH)2B. NaOH, Ca(OH)2, Cu(OH)2
C. KOH, Fe(OH)2, Ca(OH)2D. Cu(OH)2, Fe(OH)3, Mg(OH)2
Câu 31. Dung dịch kiềm không có những tính chất hóa học nào sau đây
A. Tác dụng với oxit bazơB. Tác dụng với axitC. Tác dụng với dung dịch oxit axitD. Bị nhiệt phân hủy
Câu 32. Dãy hóa chất nào dưới đây đều tác dụng được với dung dịch Ca(OH)2?
A. CO2, HCl, Na2O, CaCO3B. SO2, HCl, Ca(HCO3)2, NaCl
C. SO2, HCl, BaO, CO2D. SO2, P2O5, HCl, Na2CO3
Câu 33. Dãy chất gồm bazơ không bị nhiệt phân hủy là?
A. NaOH, Ca(OH)2, KOH, Cu(OH)2B. KOH, Fe(OH)2, Ba(OH)2, Mg(OH)2
C. NaOH, CaOH)2, Ba(OH)2, KOHD. KOH, Cu(OH)2, Mg(OH)2, Zn(OH)2
Câu 34. Dãy gồm bazơ tan trong nước là:
A. NaOH, Ca(OH)2, KOH và Cu(OH)2B. NaOH, Ca(OH)2, Cu(OH)2 và Zn(OH)2
C. NaOH, CaOH)2, Ba(OH)2 và KOHD. NaOH, KOH, Ca(OH)2 và Ba(OH)2
Câu 35. Có 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch không màu: Na2CO3, Ca(OH)2 và NaOH. Chỉ dùng 1 chất nào sau đây có thể nhận ra dung dịch trong mỗi lọ?
A. MgB. HClC. CaOD. NaCl
Câu 36. Dẫn từ từ 1,12 lít CO2 (đktc) vào 250 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau phản ứng thu được muối
A. Na2CO3B. Na2CO3 và NaHCO3C. NaHCO3D. NaHCO3, CO2
Câu 37. Cặp chất có thể tồn tại được trong cùng một dung dịch là:
A. NaCl và NaOHB. KOH và H2SO4C. Ca(OH)2 và HClD. NaOH và FeCl2
Câu 38. Dãy gồm chất tác dụng được với dung dịch CuCl2 là
A. NaOH, K2SO4 và ZnB. NaOH, AgNO3 và ZnC. K2SO4, KOH và FeD. HCl, Zn và AgNO3
Câu 39. Cặp chất nào dưới đây có thể cùng tồn tại trong một dung dịch
A. HCl và AgNO3B. NaOH và CuCl2C. H2SO4, BaCl2D. NaNO3 và KCl
Câu 40. Thuốc thử dùng để phân biệt 2 dung dịch Na2SO4 và Na2SO3 là?
A. Dung dịch HClB. Dung dịch NaOHC. Dung dịch PbCl2D. Dung dịch Ba(NO3)2
Câu 41. Dãy oxit tác dụng với dung dịch HCl tạo thành muối và nước là
A. SO2, CuO, CO2B. MgO, Al2O3, ZnOC. CO2, BaO, CuOD. P2O5, SO3, Al2O3
Câu 42. Cặp chất khi phản ứng không tạo ra chất kết tủa.
A. Na2CO3 và HClB. AgNO3 và BaCl2C. K2SO4 và BaCl2D. BaCO3 và HCl

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_hoa_hoc_lop_9_nam.doc