Đề cương ôn tập kiểm tra đọc văn 8 - Tiết 114

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 2162Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra đọc văn 8 - Tiết 114", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập kiểm tra đọc văn 8 - Tiết 114
TRƯỜNG THCS PHÚ HẢI
PHÒNG GD- ĐT PHÚ VANG
THỪA THIÊN HUẾ
 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA ĐỌC VĂN 8 - TIẾT 114
Học sinh cần nắm kĩ các nội dung phần đọc văn đã học
I. Các tác phẩm thơ
- Tác giả, tác phẩm, thể loại.
- Nội dung, đặc điểm về nghệ thuật của từng bài thơ cụ thể.
- Học thuộc lòng các bài thơ đã học.
II. Các tác phẩm nghị luận trung đại
- Xem lại bốn tác phẩm nghị luận trung đại đã học. Nắm vững về tác giả, thể loại; nội dung, đặc điểm nghệ thuật của từng văn bản cụ thể.
- Học thuộc lòng đoạn trích "Nước Đại Việt ta" của Nguyễn Trãi; chú ý đến nội dung, nghệ thuật của văn bản.
III. Tác phẩm nghị luận hiện đại
 Nắm kĩ ý nghĩa nhan đề, nội dụng, nghệ thuật của văn bản "Thuế máu" của Nguyễn Ái Quốc.
 Giáo viên bộ môn
 Nguyễn Văn Thành
 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỌC VĂN 8 - TIẾT 114
 Mức độ 
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng
Chủ đề 1. Các tác phẩm thơ.
Kể tên các tác phẩm thơ và tác giả đã học trong chương trình Ngữ Văn 8- HK II?(2đ)
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Chủ đề 2. Bài thơ Đi đường.
Chép thuộc lòng bài thơ.
Rút ra bài học triết lí cho bản thân?
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu: 0,5
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 0,5
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
Chủ đề 3. Hịch tướng sĩ
Trong bài "Hịch tướng sĩ" Trần Quốc Tuấn đã nêu lên các mối quan hệ nào giữa mình và các tướng sĩ dưới quyền, việc nhắc lại các mối quan hệ ấy có tác dụng như thế nào?(2đ)
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Chủ đề 4. Thuế máu
Giải thích ý nghĩa nhan đề Thuế máu trong văn bản cùng tên của Nguyễn Ái Quốc (1đ)
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Chủ đề 5. Nước Đại Việt ta
Giải thích tư tưởng “nhân- nghĩa” của Nguyễn Trãi? (2đ)
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Tổng
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu: 1,5
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
Số câu: 2
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
Số câu: 0,5
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 2 
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 5
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
 ĐỀ KIỂM TRA VĂN BẢN 8 - TIẾT 114
Câu 1. Kể tên các tác phẩm thơ và tác giả đã học trong chương trình Ngữ Văn 8 - HK II?(2đ)
Câu 2. Chép thuộc lòng bài thơ Đi Đường của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ nội dung ý nghĩa của bài thơ. rút ra bài học gì cho bản thân em trong cuộc sống?(3đ)
Câu 3. Trong bài "Hịch tướng sĩ" Trần Quốc Tuấn đã nêu lên các mối quan hệ nào giữa mình và các tướng sĩ dưới quyền, việc nhắc lại các mối quan hệ ấy có tác dụng như thế nào?(2đ)
Câu 4. Giải thích ý nghĩa nhan đề Thuế máu trong văn bản cùng tên của Nguyễn Ái Quốc (1đ)
Câu 5. Qua hai câu: "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
 Quân điếu phạt trước lo trừ bạo"
 Trình bày suy nghĩ của em về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi qua hai câu trên?(2đ)
 ĐÁP ÁN KIỂM TRA ĐỌC VĂN 8 - TIẾT 114
Câu 1. Học sinh cần trả lời đúng tến các tác phẩm thơ, tác giả đã học trong chương trình Ngữ Văn 8 (HK II):
- Nhớ rừng (0,1đ) - Thế Lữ (0,1đ)
- Quê Hương (0,1đ) - Tế Hanh (0,1đ)
- Khi con tu hú (0,1đ) - Tố Hữu (0,1đ)
- Tức cảnh Pác- Pó (0,1đ), Ngắm trăng (0,1đ), Đi đường (0,1đ) - Hồ Chí Minh (0,1đ)
Câu 2. - Học sinh chép đúng bài thơ Đi đường của chủ tịch Hồ Chí Minh (1đ)
 - Học sinh cần nêu lên được bài học triết lí mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát được qua bài thơ Đi đường: Con đường cuộc đời, con đường cách mạng không hề bằng phẳng mà đầy rẩy những trở ngại, khó khăn, gian truân, vất vả để thử thách ý chí và nghị lực của con người. Và nếu muốn thành công, thì con người không thể không vượt qua. (1đ)
 - Học sinh cần nêu lên được bài học cho mình trong học tập và trong cuộc sống là luôn rèn luyện ý chí, năng lực để phấn đấu, vươn lên trong mọi hoàn cảnh khó khăn để thành công trong học tập và trong tương lai sau này.(1đ)
Câu 3. Học sinh cần trình bày được hai mối quan hệ mà Trần Quốc Tuấn đã nêu lên trong bài Hịch tướng sĩ để nhắc nhở các tướng sĩ dưới quyền và tác dụng của nó:
- Quan hệ chủ- tớ: để khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của các tướng sĩ đối với đạo vua- tôi.
- Quan hệ người cùng cảnh ngộ: để khích lệ lòng ân nghĩa, thủy chung của những người có cùng chung cảnh ngộ.
 Từ đó ra sức luyện tập võ nghệ và học tập binh thư để chuẩn bị chiến đấu chống quân Nguyên xâm lược.
Câu 4. Học sinh cần giải thích được ý nghĩa nhan đề Thuế máu trong văn bản "Thuế máu" của Nguyễn Ái Quốc:
- Thuế máu là thuế đóng (nộp, thu) bằng xương máu tính mạng của con người. Nhan đề gợi nên sự đau thương, căm thù, tố cáo tính vô nhân đạo của thực dân Pháp.(0,5đ)
- Chúng đã lợi dụng xương máu, tính mạng của hàng triệu, chục triệu nhân dân lao động nghèo khổ của các nước thuộc địa trong cuộc chiến tranh thế giới lần I (1914- 1918).(0,5đ)
mọi hoàn cảnh khó khăn để thành công trong học tập và trong tương lai sau này.(1đ)
Câu 5. Học sinh cần viết một đoạn văn nghị luận, theo lối diễn dich hoặc quy nạp, làm rõ tư tưởng nhân nghĩa theo các nội dung sau:
- Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với yên dân và trừ bạo là làm cho nhân dân được an hưởng thái bình và hạnh phúc. Và muốn được yên dân thì phải trừ diệt mọi thế lực tàn bạo gây đau khổ cho nhân dân.
- Người dân mà Nguyễn Trãi nhắc đến đó là nhân dân của đất nước Đại Việt ở đầu thế kỉ XV. Và kẻ bạo ngược chính là giặc Minh xâm lược, kẻ đã cướp nước, đã gây nên đau khổ cho nhân dân Đại Việt suốt 20 năm.
 Giáo viên mộ môn
 Nguyễn Văn Thành

Tài liệu đính kèm:

  • docBo_de_kiem_tra_Doc_van_8_Tiet_114.doc