Đề cương ôn tập học kỳ II năm học 2015 - 2016 môn: Giáo dục công dân 6

doc 1 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 827Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ II năm học 2015 - 2016 môn: Giáo dục công dân 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kỳ II năm học 2015 - 2016 môn: Giáo dục công dân 6
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015-2016
MÔN: GDCD 6
I/ Lý thuyết 
Bài 14. Thực hiện trật tự an toàn giao thông
Nêu được những quy định của pháp luật đối với người đi bộ
- Liên hệ bản thân, đã thực hiện đúng quy định về trật tự an toàn giao thông chưa cho ví dụ.
Gợi ý : Em đã thực hiện tốt quy định về trật tự an toàn giao thông rồi 
 + Đi bộ phải đi về lề bên phải 
 + Đi xe đạp không được thả cả hai tay 
 + Không lạng lách đánh võng trên đường. 
Bài 15. Quyền và nghĩa vụ học tập
- Phân biệt được hành vi đúng và hành vi sai trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.
- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích câu nói của Bác: “Học đi đôi với hành” (tìm trên mạng)
- Giải thích lời khuyên của Bác Hồ về cách học : “Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau”. (tra cứu mạng)
Bài 16. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. 
- Nêu được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.
- Liên hệ bản thân em đã thực hiện tốt quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm hay chưa. Cho ví dụ. (HS tự tìm)
- Biết xử lý các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
- Nêu được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
- Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân 
Bài 18. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
- Nêu được nội dung cơ bản của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. 
- Phân biệt được hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm an toàn và bí mật thư tín điện thoại điện tín của công dân.
- Biết xử lý các tình huống phù hợp với quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
II/ Phần bài tập 
Bài 15. Quyền và nghĩa vụ học tập
(Đọc bài tập d, đ trong SGK trang 42)
Bài 16. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. 
(Đọc bài tập c, d SGK trang 46)
Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
(đọc bài tập tình huống, BT đ SGK trang 48)
Bài 18. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
(Đọc tình huống trong SGK và bài tập d SGK trang 50)
Bài tập tình huống
BT 1: Tình huống trong bài “Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại điện tín” SGK/ 49

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ CƯƠNG nộp 6.doc