Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn Hóa học 12

doc 13 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Lượt xem 419Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn Hóa học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn Hóa học 12
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II
Môn: Hóa học 12
Câu Cation R+ có cấu hình electron ngoài cùng là 2p6. Vị trí của R trong bảng tuần hoàn là
	A. ô thứ 20, nhóm IIA, chu kì 4	C. ô thứ 19, nhóm IA, chu kì 4
	B. ô thứ 11, nhóm IA, chu kì 3	D. ô thứ 13, nhóm IIIA, chu kì 3
Câu Hòa tan hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp gồm Na2CO3 và KHCO3 vào dung dịch HCl dư. Dẫn khí thoát ra vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng kết tủa tạo ra là
	A. 6,17 gam.	B. 8,2 gam.	C. 10 gam.	D. 11 gam.
Câu Cho 18,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại thuộc nhóm IIA ở 2 chu kì liên tiếp tác dụng hết với dung dịch HCl. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 20,6 gam muối khan. Hai kim loại đó là
	A. Sr, Ba.	B. Ca, Sr.	C. Mg, Ca.	D. Be, Mg.
Câu Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaHCO3 1M và Na2CO3 0,5M. Khối lượng kết tủa thu được là
	A. 147,75g.	B. 146,25g.	C. 145,75g.	D. 154,75g.
Câu Đổ 50 ml dung dịch AlCl3 1M vào 200 ml dung dịch NaOH thu được 1,56g kết tủa keo. Nồng độ của dung dịch NaOH là
	A. 0,3M.	B. 0,3 hoặc 0,9M.	C. 0,9M.	D. 1,2M.
Câu Khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 cần vừa đủ 4,48 lít khí CO (đktc). Khối lượng Fe thu được là
	A. 14,5 gam.	B. 15,5 gam.	C. 14,4 gam.	D. 16,5 gam.
Câu Hòa tan một lượng bột sắt vào lượng dư dung dịch HNO3 loãng thu được dung dịch X (không có muối amoni) và hỗn hợp khí gồm 0,015 mol N2O và 0,01 mol NO. Lượng sắt đã tham gia phản ứng là
	A. 0,56 gam.	B. 0,84 gam.	C. 2,80 gam.	D. 1,40 gam.
Câu Kim loại có những tính chất vật lý chung là
	A. Tính dẻo, tính dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy cao.
	B. Tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim.
	C. Tính dẫn điện và nhiệt, có khối lượng riêng lớn, có ánh kim.
	D. Tính dẻo, có ánh kim, độ cứng cao.
Câu Kim loại nào dưới đây có thể tan trong dung dịch HCl?
	A. Sn	B. Pt	C. Cu	D. Ag
Câu Tính chất đăc trưng của kim loại là tính khử vì
	A. nguyên tử kim loại thường có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng.
	B. nguyên tử kim loại có năng lượng ion hóa nhỏ.
	C. kim loại có xu hướng nhận thêm electron để đạt đến cấu trúc bền.
	D. nguyên tử kim loại có bán kính nguyên tử nhỏ so với phi kim.
Câu Cho dung dịch Fe2(SO4)3 tác dụng với kim loại Cu được FeSO4 và CuSO4. Cho dung dịch CuSO4 tác dụng với kim loại Fe được FeSO4 và Cu. Qua các phản ứng trên, dãy gồm các ion kim loại sắp xếp theo chiều tính oxi hóa giảm dần là
	A. Cu2+; Fe3+; Fe2+.	B. Fe3+; Cu2+; Fe2+.	C. Cu2+; Fe2+; Fe3+.	D. Fe2+; Cu2+; Fe3+.
Câu Để điều chế các kim loại Na, Mg, Ca trong công nghiệp, người ta dùng cách nào sau đây?
	A. Điện phân dung dịch muối clorua bão hòa tương ứng có vách ngăn.
	B. Dùng H2 hoặc CO khử oxit kim loại tương ứng ở nhiệt độ cao.
	C. Dùng kim loại K cho tác dụng với dung dịch muối clorua tương ứng.
	D. Điện phân nóng chảy muối clorua khan tương ứng.
Câu Trong pin điện hóa, xảy ra
	A. sự oxi hóa ở cực dương.
	B. sự khử ở cực âm.
	C. sự oxi hóa ở cực dương và sự khử ở cực âm.
	D. sự oxi hóa ở cực âm và sự khử ở cực dương.
Câu Dưới đây là những vật bằng sắt được mạ bằng những kim loại kẽm, niken, thiếc, đồng. Nếu các vật này đều bị sây sát sâu đến lớp sắt thì sắt bị ăn mòn chậm nhất ở vật nào?
	A. Sắt tráng kẽm.	B. Sắt tráng thiếc.	C. Sắt tráng niken.	D. Sắt tráng đồng.
Câu Cho cac thế điện cực chuẩn E° (Zn2+/Zn) = –0,76V; E° (Pb2+/Pb) = –0,13V. Suất điện động chuẩn của pin điện hóa Zn–Pb là
	A. +0,63V.	B. –0,63V.	C. –0,89V.	D. +0,89V.
Câu Khi điện phân dung dịch CuCl2 bằng điện cực trơ trong một giờ với cường độ dòng điện 5 A. Khối lượng đồng giải phóng ở catot là
	A. 5,97 g.	B. 5,57 g.	C. 7,59 g.	D. 7,95 g.
Câu Để bảo quản các kim loại kiềm cần
	A. ngâm chúng trong dung dịch muối.	B. giữ chúng trong lọ có đậy nắp kín.
	C. ngâm chúng trong cồn nguyên chất.	D. ngâm chúng trong dầu hỏa.
Câu Ion Na+ bị khử trong phản ứng nào sau đây?
	A. 4Na + O2 → 2Na2O.	B. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2.
	C. 4NaOH → 4Na + O2 + 2H2O.	D. 2Na + 2HCl → 2NaCl + H2.
Câu Nhóm các kim loại nào sau đây đều tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường tạo dung dịch kiềm
	A. Na, K, Mg, Ca.	B. Be, Al, Ca, Ba.	C. Ba, Na, K, Ca.	D. K, Na, Ca, Zn.
Câu Nung nóng 100 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khối lượng không thay đổi còn lại 69 gam chất rắn. Thành phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp đầu là
	A. 63% và 37%.	B. 16% và 84%.	C. 84% Và 16%.	D. 21% Và 79%.
Câu Dung dịch X chứa các ion Na+, Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+, Cl–. Phải dùng dung dịch chất nào sau đây để loại bỏ hết các ion Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+ ra khỏi dung dịch X.
	A. K2CO3.	B. NaOH.	C. Na2SO4.	D. AgNO3.
Câu Các loại nước cứng không gây ra tác hại nào dưới đây?
	A. Gây ngộ độc khi uống.
	B. Làm mất tính tẩy rửa của xà phòng, làm hư hại quần áo.
	C. Làm hỏng các dung dịch pha chế, làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị thực phẩm.
	D. Gây hao tổn nhiên liệu và mất an toàn cho các nồi hơi, làm tắc các ống dẫn nước.
Câu Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion
	A. Na+ và Mg2+.	B. Ba2+ và Ca2+.	C. Ca2+ và Mg2+.	D. Cl– và SO42–.
Câu Nung đến hoàn toàn 20 gam quặng đôlômit thấy thoát ra 5,6 lít khí (ở 0°C và 0,8 atm). Hàm lượng CaCO3.MgCO3 có trong quặng là
	A. 80%.	B. 75%.	C. 90%.	D. 92%.
Câu Cho 10 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm CO2 và 68,64% CO về thể tích đi qua 100 gam dung dịch Ca(OH)2 7,4% thấy tách ra m gam kết tủa. Giá trị của m là
	A. 10 gam.	B. 8 gam.	C. 6 gam.	D. 12 gam.
Câu So sánh thể tích V của khí H2 thoát ra khi cho Al tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH và thể tích V’ của khí N2 thoát ra (sản phẩm khử duy nhất) khi cho cùng lượng Al trên tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thì thấy
	A. V = 5V’.	B. V’ = 5V.	C. V = V’.	D. V = 5V’ / 2.
Câu Trường hợp nào dưới đây tạo ra kết tủa sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn?
	A. Thêm dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3.
	B. Thêm dư dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaOH.
	C. Thêm dư dung dịch HCl vào dung dịch Na[Al(OH)4].
	D. Sục CO2 dư vào dung dịch NaOH.
Câu Dùng m gam Al khử hết 1,6 gam Fe2O3 bằng phản ứng nhiệt nhôm. Sản phẩm thu được sau phản ứng tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH tạo 0,672 lít khí (đktc). Giá trị của m là
	A. 0,540.	B. 0,810.	C. 1,080.	D. 1,755.
Câu Thêm HCl vào dung dịch chứa 0,1 mol NaOH và 0,1 mol Na[Al(OH)4]. Khi kết tủa thu được là 0,08 mol thì số mol HCl đã dùng là
	A. 0,08 hoặc 0,16 mol.	B. 0,16 mol.
	C. 0,26 mol.	D. 0,18 hoặc 0,26 mol.
Câu Cho ba chất: Mg, Al, Al2O3. Có thể phân biệt ba chất bằng một thuốc thử là dung dịch
	A. HCl.	B. NaOH.	C. HNO3.	D. CuSO4.
Câu Dung dịch muối FeCl3 không tác dụng được với kim loại nào dưới đây?
	A. Cr	B. Fe	C. Cu	D. Ag
Câu Khối lượng quặng manhetit chứa 80% khối lượng Fe3O4 cần dùng để luyện được 800 tấn gang có hàm lượng sắt 95%, với lượng sắt bị hao hụt trong sản xuất bằng 1% là
	A. 1311,905 tấn.	B. 2351,16 tấn.	C. 3512,61 tấn.	D. 1325,156 tấn.
Câu Khử 4,8 gam một oxit kim loại ở nhiệt độ cao cần 2,016 lít hiđro (đktc). Kim loại thu được đem hòa tan hết trong dung dịch HCl thoát ra 1,344 lít khí (đktc). Công thức hóa học của oxit kim loại là
	A. CuO.	B. MnO2.	C. Fe3O4.	D. Fe2O3.
Câu Hòa tan hết 1,08 gam hỗn hợp Cr và Fe trong dung dịch HCl loãng, nóng thu được 448 ml khí (đktc). Khối lượng crom có trong hỗn hợp là
	A. 0,065 g.	B. 0,520 g.	C. 0,560 g.	D. 1,015 g.
Câu Thêm 0,02 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,01 mol CrCl2, rồi để trong không khí đến phản ứng hoàn toàn thì khối lượng kết tủa cuối cùng thu được là
	A. 0,86 g.	B. 1,03 g.	C. 1,72 g.	D. 2,06 g.
Câu Lượng Cl2 và NaOH tương ứng được sử dụng để oxi hóa hoàn toàn 0,01 mol CrCl3 thành CrO42– là
	A. 0,015 và 0,08.	B. 0,030 và 0,16.	C. 0,015 và 0,10.	D. 0,030 và 0,14.
Câu Cho 19,2 gam Cu vào 1,0 lít dung dịch gồm H2SO4 0,5M và KNO3 0,2M thấy giải phòng khí NO. Thể tích khí NO ở đktc thoát ra là
	A. 1,12 lít.	B. 2,24 lít.	C. 4,48 lít.	D. 3,36 lít.
Câu Cho 19,2 gam kim loại M tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 4,48 lít khí NO duy nhất (đktc). Kim loại M là
	A. Mg	B. Cu	C. Fe	D. Zn
Câu Đốt 12,8 gam đồng trong không khí thu được chất rắn X. Hòa tan chất rắn X trên vào dung dịch HNO3 0,5M thu được 448 ml khí NO (đktc). Khối lượng chất rắn X là
	A. 15,52 g.	B. 10,08 g.	C. 16,0 g.	D. 24,0 g.
Câu Ion nào dưới đây không có cấu hình electron của khí hiếm?
	A. Ca2+.	B. Mg2+.	C. Al3+.	D. Fe2+.
Câu Vai trò của criolit (Na3AlF6) trong quá trình sản xuất nhôm không phải là
	A. Làm chất xúc tác cho phản ứng sinh ra nhôm.
	B. Làm giảm nhiệt độ nóng chảy của oxit nhôm.
	C. Làm tăng độ dẫn điện của hỗn hợp điện phân.
	D. Ngăn cản O2 tiếp xúc với Al sinh ra.
Câu Hòa tan 10 gam một kim loại vào lượng nước dư, sau đó cân lại thấy dung dịch nặng thêm 9,5 gam so với lượng nước ban đầu. Kim loại đó là
	A. Na	B. K	C. Ca	D. Ba
Câu Hóa chất nào sau đây có thể làm mềm cả nước cứng tạm thời lẫn vĩnh cửu?
	A. NaOH.	B. Ca(OH)2.	C. Ba(OH)2.	D. Na2CO3.
Câu Nhúng một thanh kim loại vào 100 ml CuSO4 0,15M cho đến khi hết màu xanh của dung dịch thì thanh kim loại nặng thêm 0,12 gam. Kim loại đó là
	A. Zn	B. Fe	C. Mg	D. Al
Câu Sắt không tan được trong dung dịch
	A. CuSO4.	B. H2SO4 đặc, nguội.	C. HNO3 đặc, nóng.	D. HCl đặc, nguội.
Câu Khối lượng Fe tối thiểu phản ứng với 200 ml HNO3 2M sinh ra khí NO duy nhất là
	A. 5,6 gam.	B. 8,4 gam.	C. 11,2 gam.	D. 16,8 gam.
Câu Các nguyên tố của nhóm IIA chỉ có số oxi hóa
	A. +1	B. +2	C. +3	D. +4
Câu Hòa tan 64 gam Cu trong 100 ml H2SO4 98% (D = 1,8g/ml). Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng tinh thể CuSO4.5H2O thu được là
	A. 500 gam.	B. 100 gam.	C. 225 gam.	D. 200 gam.
Câu Điện phân NaCl nóng chảy với cường độ 1,93A trong thời gian 6 phút 40 giây, thu được 0,1472 gam Na. Hiệu suất của quá trình là
	A. 100%.	B. 90%.	C. 80%.	D. 70%.
Câu Trong các chất sau: Fe, FeSO4, Fe2(SO4)3, Fe3O4 chất mà trong đó nguyên tố sắt vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa là
	A. FeSO4 và Fe3O4.	B. FeSO4 và Fe2(SO4)3.
	C. Fe và Fe2(SO4)3.	D. FeSO4 và Fe.
Câu Một mẫu nước cứng có chứa các muối CaCl2 và Mg(HCO3)2. Chất có thể khử được độ cứng của mẫu nước trên là
	A. NaOH.	B. HCl.	C. Ca(OH)2.	D. Na2CO3.
Câu Hòa tan hoàn toàn 2,8 gam một kim loại bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,12 lít khí (ở đktc). Kim loại đó là
	A. Na	B. Mg	C. Al	D. Fe
Câu Cho X, Y, Z là các hợp chất của một kim loại, khi đốt nóng cho ngọn lửa màu vàng và tham gia các sơ đồ phản ứng: X + Y → Z + H2O (1); Y Z + H2O + T↑ (2); T + X → Y hoặc Z (T là hợp chất của cacbon) (3). Các hợp chất của X, Y, Z, T lần lượt là
	A. Ca(OH)2, Ca(HCO3)2, CaCO3, CO2.	B. KOH, KHCO3, K2CO3, CO2.
	C. NaOH, NaHCO3, Na2CO3, CO2.	D. Ba(OH)2, Ba(HCO3)2, BaCO3, CO2.
Câu Trong các dung dịch: Ba(NO3)2, Na2CO3, NaHCO3, CH3NH2, Ba(CH3COO)2, số dung dịch có pH > 7 là
	A. 1.	B. 4.	C. 3.	D. 2.
Câu Hòa tan 27,2 gam hỗn hợp Fe và FeO trong dung dịch H2SO4 loãng, sau đó làm bay hơi dung dịch thu được 111,2 gam chất rắn FeSO4.7H2O. Phần trăm khối lượng của Fe và FeO trong hỗn hợp đầu lần lượt là
	A. 25% và 75%.	B. 20,6% và 79,4%.	C. 50% và 50%.	D. 60% và 40%.
Câu Ba kim loại X, Y, Z tương ứng thuộc các nhóm IA, IIA, IIIA trong cùng một chu kì. Bán kính nguyên tử của các kim loại đó sẽ
	A. tăng dần.	B. giảm dần.	C. không thay đổi.	D. tăng rồi giảm.
Câu Cho các cặp thế điện cực: Fe2+/Fe; Ag+/Ag; Na+/Na; Fe3+/Fe2+; Cu2+/Cu. Các cặp oxi hóa khử được sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa của các ion là
	A. Na+/Na < Fe2+/Fe < Cu2+/Cu < Fe3+/Fe2+ < Ag+/Ag.
	B. Fe2+/Fe < Na+/Na < Fe3+/Fe2+ < Cu2+/Cu < Ag+/Ag.
	C. Fe2+/Fe < Na+/Na < Fe3+/Fe2+ < Ag+/Ag < Cu2+/Cu.
	D. Na+/Na < Fe2+/Fe < Cu2+/Cu < Ag+/Ag < Fe3+/Fe2+.
Câu Nung nóng một mẫu CaCO3 một thời gian đến khi khối lượng chất rắn thu được giảm đi 10% so với ban đầu. Phần trăm CaCO3 đã bị nhiệt phân hủy là
	A. 19,72%.	B. 20,72%.	C. 21,72%.	D. 22,72%.
Câu Dẫn 3,36 lít CO2 (ở đktc) vào 1 lít dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,5M và Ba(OH)2 0,2 M. Sau phản ứng, khối lượng kết tủa thu được là
	A. 20,77 g.	B. 19,70 g.	C. 29,55 g.	D. 30,61 g.
Câu Biết rằng ion Pb2+ có thể oxi hóa được Sn, khi nhúng cặp kim loại Pb và Sn nối với nhau qua dây dẫn vào dung dịch điện li thì
	A. Pb là kim loại bị ăn mòn.	B. Sn là kim loại bị ăn mòn.
	C. Cả hai kim loại đều bị ăn mòn.	D. Không kim loại nào bị ăn mòn.
Câu Để phân biệt 4 chất rắn Na2CO3, Na2SO4, CaSO4.2H2O và CaCO3 ta có thể dùng thuốc thử là
	A. dung dịch HCl.	B. dung dịch KOH.	C. nước.	D. dung dịch KCl.
Câu Cho phương trình sau: aFe3O4 + bHNO3 → cFe(NO3)3 + dNO + eH2O. Các hệ số cân bằng a, b, c, d, e của phương trình hóa học trên lần lượt là
	A. 3, 14, 3, 2 và 4	B. 1, 4, 3, 1 và 9	C. 3, 28, 9, 1 và 14	D. 3, 15, 9, 1 và 6
Câu Có những cặp kim loại sau đây tiếp xúc với nhau, khi xảy ra sự ăn mòn điện hóa thì trong cặp nào sắt không bị ăn mòn?
	A. Fe – Zn.	B. Fe – Sn.	C. Fe – Cu.	D. Fe – Pb.
Câu Khi hòa tan Zn vào dung dịch H2SO4 loãng thấy có bọt khí thoát ra. Thêm vài giọt dung dịch CuSO4 thì
	A. Không còn bọt khí thoát ra	B. Bọt khí thoát ra mạnh hơn
	C. Bọt khí thoát ra chậm hơn	D. không có gì thay đổi
Câu Cặp chất không xảy ra phản ứng là
	A. Fe + Cu(NO3)2.	B. Cu + AgNO3.	C. Zn + Pb(NO3)2.	D. Ag + Fe(NO3)3.
Câu Kim loại không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng là
	A. Zn	B. Fe	C. Cr	D. Cu
Câu Để điều chế kim loại Mg từ MgCl2 có thể
	A. Điện phân MgCl2 nóng chảy.	B. Điện phân dung dịch MgCl2.
	C. Dùng K khử Mg2+ trong dung dịch.	D. Nhiệt phân MgCl2.
Câu Dãy các kim loại sắp xếp theo chiều tính khử giảm dần là
	A. Na, Mg, Al, Fe.	B. Mg, Na, Al, Fe.	C. Fe, Mg, Al, Na.	D. Al, Fe, Mg, Na.
Câu Phản ứng nào sau đây không tạo ra kim loại?
	A. Na + dung dịch AlCl3.	B. Mg + dung dịch Pb(NO3)2.
	C. Fe + dung dịch CuCl2.	D. FeSO4 + dung dịch AgNO3.
Câu Fe bị ăn mòn điện hóa khi tiếp xúc với kim loại M trong không khí ẩm. Vậy M có thể là
	A. Sn	B. Cr	C. Al	D. Zn
Câu Cho khí CO dư đi qua hổn hợp gồm CuO, FeO, Al2O3 và MgO đun nóng. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm có
	A. Cu, Fe, Al2O3, Mg	B. Cu, FeO, Al2O3, MgO
	C. Cu, FeO, Al, MgO	D. Cu, Fe, Al2O3, MgO
Câu Để khử hoàn toàn 30 gam hỗn hợp gồm CuO, FeO, Fe3O4, Fe2O3, Fe, MgO cần dùng 5,6 lít CO (đktc). Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là
	A. 28 gam	B. 26 gam	C. 24 gam	D. 22 gam
Câu Hòa tan 6,72 gam một kim loại M trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 0,18 mol SO2. Kim loại M là
	A. Cu	B. Fe	C. Zn	D. Al
Câu Cation R+có cấu hình e ở phân lớp ngoài cùng là 3p6. Nguyên tử R là
	A. Ar	B. Na	C. K	D. Cl
Câu Để điều chế Na kim loại, có thể phương pháp nào trong các phương pháp sau:
	(a) điện phân dung dịch NaCl.	(b) Điện phân NaCl nóng chảy.
	(c) Cho K tác dụng với dung dịch NaCl.	(d) Khử Na2O bằng CO.
	A. a	B. b và c	C. d	D. b
Câu Cho 9,6 gam một kim loại M hòa tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 dư, sinh ra 2,24 lít khí NO (đktc). Kim loại M là
	A. Cu	B. Zn	C. Fe	D. Mg
Câu Điện phân nóng chảy hết 1,9 gam muối clorua của một kim loại hóa trị II, thu được 0,48 gam kim loại ở catot. Kim loại thu được là
	A. Zn	B. Mg	C. Cu	D. Fe
Câu Cho 12 gam hỗn hợp Fe và Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư thu được 11,2 lít NO2 (đktc). Khối lượng Fe và Cu trong hỗn hợp lần lượt là
	A. 2,8g và 9,2g	B. 5,6g và 6,4g	C. 8,4g và 3,6g	D. 6,0g và 6,0g
Câu Cho 1,04 gam hỗn hợp hai kim loại tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thấy có 0,672 lít khí thoát ra (đktc). Khối lượng hỗn hợp muối sunfat khan thu được là
	A. 3,92 g	B. 1,68 g	C. 0,46 g	D. 2,08 g	
Câu Hòa tan hoàn toàn 10g hỗn hợp hai kim loại trong dung dịch HCl dư thấy tạo ra 2,24 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
	A. 1,71g	B. 17,1g	C. 3,42g	D. 34,2g
CHƯƠNG 6: KIM LOẠI KIỀM, KIỀM THỔ VÀ NHÔM
Câu 1. Nhóm chất nào sau đây mà tất cả các chất không tan trong nước?
	A. CaO, Fe2O3, MgO.	B. K2O, MgO, Fe2O3.
	C. MgO, Al2O3, Na2O.	D. CuO, Al2O3, MgO.
Câu 2. Cho NaOH dư vào dung dịch 2 muối AlCl3 và FeCl3 thu được kết tủa A. Nung A được chất rắn B. Cho khí CO dư đi qua B nung nóng được chất rắn C. Chất rắn C là
	A. Al2O3 và Fe.	B. Al và Fe.	C. Fe	D. Al2O3 và FeO.
Câu 3. Kim loại Al không phản ứng với dung dịch
	A. FeCl2.	B. axit nitric đặc, nguội.
	C. H2SO4 loãng.	D. AgNO3.
Câu 4. Các hợp chất sau: CaO, CaCO3, CaSO4.2H2O, Ca(OH)2 có tên lần lượt là
	A. vôi tôi, đá vôi, thạch cao, vôi sống	B. vôi sống, đá vôi, thạch cao, vôi tôi
	C. vôi sống, thạch cao, đá vôi, vôi tôi	D. vôi sống, vôi tôi, thạch cao, đá vụn
Câu 5. Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Mg từ MgCl2 là
	A. điện phân nóng chảy.	B. điện phân dung dịch.
	C. phản ứng nhiệt nhôm.	D. dùng K khử Mg2+ trong dung dịch.
Câu 6. Phản ứng nhiệt phân nào sau đây đúng?
	A. 4KNO3 2K2O + 4NO2 + O2.	B. 4Al(NO3)3 2Al2O3 + 12NO2 + 3O2.
	C. NH4NO2 NH3 + HNO2.	D. Na2CO3 Na2O + CO2.
Câu 7. Nguyên tử Al có Z = 13, cấu hình electron của Al là
	A. 1s²2s²2p63s²3p1.	B. 1s²2s²2p63s³.	C. 1s²2s²2p63s³3p³.	D. 1s²2s²2p63s²3p².
Câu 8. Cho các chất Na3PO4, Ca(OH)2, NaCl, K2CO3, HCl. Số chất có khả năng làm mất tính cứng tạm thời của nước là
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 9. Cho các kim loại sau: Sr, Ba, Be, Ca, Mg. Dãy các chất xếp theo chiều tăng dần tính khử của các nguyên tố kim loại là
	A. Sr, Ba, Be, Ca, Mg.	B. Be, Ca, Mg, Sr, Ba.
	C. Be, Mg, Ca, Sr, Ba.	D. Ca, Sr, Ba, Be, Mg.
Câu 10. Oxit nào dưới đây có tính chất lưỡng tính?
	A. CaO.	B. Na2O.	C. Al2O3.	D. MgO.
Câu 11. Chất không có tính chất lưỡng tính là
	A. AlCl3.	B. Al2O3.	C. Al(OH)3.	D. KHCO3.
Câu 12. Muối vừa tác dụng với dung dịch HCl có khí thoát ra, vừa tác dụng với dung dịch NaOH có kết tủa là
	A. Na2CO3.	B. Ca(HCO3)2.	C. NaHCO3.	D. (NH4)2CO3.
Câu 13. Chỉ dùng dung dịch KOH để phân biệt được các chất riêng biệt của nhóm nào sau đây?
	A. Mg, Ca, Na.	B. Mg, Al2O3, Al.	C. Zn, ZnO, Al.	D. Fe, Al2O3, Mg.
Câu 14. Cho phản ứng: a Al + b HNO3 → c Al(NO3)3 + d NO + e H2O. Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, đơn giản nhất thì tổng (c + d) bằng
	A. 9	B. 2	C. 5	D. 11
Câu 15. Các chất vừa tác dụng với dung dịch axit mạnh vừa tác dụng với dung dịch kiềm mạnh là
	A. Al(OH)3, FeO, Al.	B. Al(OH)3, Al2O3, NaHCO3.
	C. CuO, Al, ZnO, FeO.	D. ZnO, Al, MgO, CaO.
Câu 16. Để phân biệt các chất rắn: Mg, Al, Al2O3 trong các lọ riêng biệt mất nhãn có thể dùng dung dịch
	A. H2SO4 loãng.	B. NaOH.	C. AgNO3.	D. HCl.
Câu 17. Nhóm mà tất cả các chất đều tan trong nước tạo ra dung dịch kiềm là
	A. Na2O, K2O và MgO.	B. Na2O, Fe2O3 và BaO.
	C. Na2O, K2O và BaO.	D. K2O, BaO và Al2O3.
Câu 18. Trường hợp nào sau có kết tủa sau khi phản ứng kết thúc?
	A. Thêm dư dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2.
	B. Sục CO2 dư vào dung dịch NaOH.
	C. Thêm dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3.
	D. Thêm dư dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaOH.
Câu 19. Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là
	A. Na, Ca, Ba, K.	B. Be, Na, Ca, Li.	C. Na, Fe, Ca, Al.	D. Na, Ca, Al, Mg.
Câu 20. Điện phân dung dịch NaCl, điện cực trơ, có màng ngăn giữa hai điện cực. Sản phẩm thu được ở anôt gồm
	A. khí Cl2 và H2.	B. NaOH, Cl2, H2.	C. khí Cl2.	D. NaOH và H2.
Câu 21. Chất phản ứng được với dung dịch NaOH dư đến cuối cùng thu được kết tủa là
	A. Na2SO4.	B. MgCl2.	C. AlCl3.	D. BaCl2.
Câu 22. Dung dịch với nồng độ thích hợp làm quì tím hóa đỏ là
	A. KHCO3.	B. Na2CO3.	C. FeCl3.	D. NaCl.
Câu 23. Cation M2+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng 3s² 3p6 là
	A. Mg2+.	B. Ca2+.	C. Zn2+.	D. Ba2+.
Câu 24. Cho bột nhôm tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 6,72 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng bột nhôm đã phản ứng là
	A. 5,4 g.	B. 16,2 g.	C. 10,4 g.	D. 2,7 g.
Câu 25. Oxit Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch là
	A. KCl, NaNO3.	B. NaCl, H2SO4.	C. Na2SO4, KOH.	D. NaOH, HCl.
Câu 26. Cho khí CO dư đi qua hổn hợp gồm CuO, Al2O3 và FeO, đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn gồm
	A. Cu, Al, FeO	B. CuO, Al, Fe	C. Cu, Al2O3, Fe	D. Cu, Al2O3, FeO
Câu 27. Dãy nào gồm các chất đều có thể làm mềm được nước cứng vĩnh cửu?
	A. NaHCO3 và Na3PO4.	B. Na2CO3 và Na3PO4.
	C. Na2CO3 và HCl.	D. Ca(OH)2 và Na2CO3.
Câu 28. Để phân biệt dung dịch AlCl3 và MgCl2 có thể dùng dung dịch
	A. KOH.	B. H2SO4.	C. KNO3.	D. NaCl.
Câu 29. Mô tả về tính chất của nhôm không chính xác là
	A. Al là kim loại nhẹ.
	B. Al là kim loại có tính khử mạnh hơn Fe và Cu.
	C. Al là kim loại màu trắng bạc.
	D. Al dẫn điện và dẫn nhiệt tốt hơn Fe và Cu.
Câu 30. Cho dãy các kim loại: Na, Cu, Fe, Ag, Zn. Có bao nhiêu kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl?
	A. 5.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 31. Hòa tan hỗn hợp gồm K2O, BaO, Al2O3, Fe3O4 vào nước dư, thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa là
	A. Fe(OH)3.	B. K2CO3.	C. Al(OH)3.	D. BaCO3.
Câu 32. Phèn chua có công thức là
	A. CuSO4.5H2O.	B. KFe(SO4)2.12H2O.
	C. (NH4)2SO4.Fe2(SO4)3.12H2O.	D. KAl(SO4)2.12H2O.
Câu 33. Dãy các ion nào sau đây đều có cấu hình electron là 1s² 2s² 2p6?
	A. Na+, Mg2+, Al3+.	B. Na+, K+, Al3+.	C. Al3+, Cl–, Ca2+.	D. K+, Cl–, Ca2+.
Câu 34. Để tách Al(OH)3 với lượng cực đại từ dung dịch AlCl3 có thể dùng lượng dư dung dịch
	A. NH3.	B. AgNO3.	C. HCl.	D. NaOH.
Câu 35. Nếu cho dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl3 thì
	A. có kết tủa màu xanh thẫm.	B. không có hiện tượng.
	C. có kết tủa màu trắng xanh.	D. có kết tủa màu nâu đỏ.
Câu 36. Tính bazơ của các hiđroxit được xếp theo thứ tự giảm dần từ trái sang phải là
	A. Mg(OH)2, Al(OH)3, NaOH.	B. Mg(OH)2, NaOH, Al(OH)3.
	C. NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3.	D. NaOH, Al(OH)3, Mg(OH)2.
Câu 37. Cho các chất sau: NaOH, NaHCO3, KCl, Ca(OH)2, Ba(HCO3)2, CaO, Al2O3, Al(OH)3, KHCO3, Na2O. Có bao nhiêu chất có tính chất lưỡng tính?
	A. 5.	B. 3.	C. 6.	D. 4.
Câu 38. Để điều chế Al người ta dùng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3 có trộn thêm
	A. Quặng pirit sắt	B. Than đá	C. Quặng boxit	D. Quặng criolit
Câu 39. Để làm mềm một loại nước cứng có chứa SO42– và HCO3– có thể dùng hóa chất là
	A. Ba(OH)2.	B. NaCl.	C. NaOH.	D. Na2CO3.
Câu 40. Thạch cao sống là chất ứng với công thức
	A. CaSO4.2H2O.	B. CaSO4.H2O.	C. 2CaSO4.H2O.	D. CaSO4.
Câu 41. Cấu hình electron của cation K+ (Z =19) là
	A. 1s² 2s² 2p6 3s².	B. 1s² 2s² 2p6 3s² 3p6.
	C. 1s² 2s² 2p6 3s² 3p6 4s1.	D. 1s² 2s² 2p6 3s² 3p6 4s².
Câu 42. Hai chất đều không thể dùng để làm mềm nước cứng tạm thời là
	A. Na2CO3 và Ca(OH)2.	B. NaOH và Ca(OH)2.
	C. Na2CO3 và NaOH.	D. NaHCO3 và NaCl.
Câu 43. Trường hợp nào sau đây sinh ra kim loại?
	A. Fe + dung dịch FeCl3.	B. Cu + dung dịch FeCl3.
	C. Fe + dung dịch CuCl2.	D. K + dung dịch CuSO4.
Câu 44. Nhôm không thể tan trong dung dịch
	A. NH3.	B. AgNO3.	C. NaOH.	D. H2SO4 loãng.
Câu 45. Các kim loại nào sau đây đều có phản ứng với dung dịch CuSO4?
	A. Mg, Al, Ag, Ni	B. Ba, Zn, Hg, Pb	C. Fe, Al, Zn, Pb	D. Mg, Au, Ni, Zn
Câu 46. Nguyên tử Al có Z = 13. Vị trí của Nhôm trong bảng tuần hoàn là
	A. Chu kì 3, nhóm IIIB	B. Chu kì 3, nhóm IVA
	C. Chu kì 3, nhóm IIIA	D. Chu kì 2, nhóm IIIA
Câu 47. Cation M+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vậy nguyên tử M là
	A. K	B. Na	C. Li	D. Cl
Câu 48. Cho từ từ từng lượng nhỏ Na kim loại vào dung dịch Al2(SO4)3 cho đến dư, hiện tượng xảy ra là
	A. Na tan, có bọt khí thoát ra và không xuất hiện kết tủa.
	B. Na tan, có bọt khí thoát ra, xuất hiện kết tủa keo không tan trong dung dịch.
	C. Na tan, có bọt khí thoát ra, xuất hiện kết tủa keo, rồi sau đó kết tủa tan dần.
	D. Na tan, không có bọt khí, xuất hiện kim loại mới là Al.
Câu 49. Nhận biết các dung dịch AlCl3, NaCl, MgSO4, FeCl3 đựng riêng biệt có thể dùng thêm thuốc thử là dung dịch
	A. AgNO3.	B. NaOH.	C. BaCl2.	D. HNO3.
Câu 50. Dung dịch NaOH có thể tác dụng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?
	A. CuSO4, BaCl2, HCl, CO2.	B. Al, HCl, CaCO3, CO2.
	C. FeCl3, HCl, Ca(OH)2, CO2.	D. FeCl2, Al(OH)3, CO2, HCl.
Câu 51. Chất được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương là
	A. CaSO4.2H2O	B. CaSO4.H2O	C. CaCO3.	D. CaSO4 khan.
Câu 52. Nguyên tử kim loại kiềm có số electron lớp ngoài cùng là
	A. 2	B. 1	C. 3	D. 4
Câu 53. Dung dịch có thể hòa tan được CaCO3 là
	A. KHCO3.	B. CuCl2.	C. Na2SO4.	D. KHSO4.
Câu 54. Cặp chất không xảy ra phản ứng là
	A. K2O và H2O.	B. dung dịch NaNO3 và MgCl2.
	C. dung dịch AgNO3 và KCl.	D. dung dịch NaOH và Al2O3.
Câu 55. Cho dãy các chất: FeCl2, KCl, CuSO4, Mg(NO3)2, BaCl2, KNO3. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là
	A. 3.	B. 1.	C. 4.	D. 2.
Câu 56. Dung dịch nào dưới đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh?
	A. KAl(SO4)2.12H2O.	B. AlCl3.
	C. NaAlO2.	D. KHSO4.
Câu 57. Cho phản ứng: a Al + b HNO3 → c Al(NO3)3 + d NO2 + e H2O. Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên tối giản thì tổng (c + e) bằng
	A. 9	B. 5	C. 4	D. 11
Câu 58. Cấu hình electron 1s² 2s² 2p6 3s² 3p6 4s2 là của nguyên tử
	A. Canxi	B. Natri	C. Bari	D. Magie
Câu 59. Cho lần lượt các kim loại Mg, Na và Al vào các dung dịch muối CuCl2, FeSO4. Kim loại khử hoàn toàn được cả hai cation trong dung dịch muối là
	A. Na; Al.	B. Na; Mg.	C. Mg, Na; Al.	D. Mg; Al.
Câu 60. Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch Al(NO3)3. Hiện tượng xảy ra là
	A. Có kết tủa keo trắng và có bọt khí bay ra.
	B. Chỉ có kết tủa keo trắng không tan.
	C. Có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.
	D. Không có kết tủa, chỉ có khí bay ra.
Câu 61. Cho khí CO2 đi từ từ đến dư vào dung dịch nước vôi trong. Hiện tượng xảy ra là
	A. không tạo ra kết tủa, mà chỉ có khí bay ra.
	B. tạo kết tủa trắng rồi tan một phần.
	C. tạo kết tủa trắng không tan.
	D. tạo kết tủa trắng rồi tan hết.
Câu 62. Cho 1,17 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước dư. Sau phản ứng thu được 0,336 lít khí (ở đktc). Kim loại kiềm là
	A. K	B. Li	C. Na	D. Rb
Câu 63. Cho 0,1 mol hỗn hợp Na2CO3 và KHCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl. Dẫn khí thoát ra vào dung dịch nước vôi trong dư thì khối lượng kết tủa thu được là
	A. 9 gam	B. 11 gam	C. 8 gam	D. 10 gam
Câu 64. Sục 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch có chứa 20,35 gam Ca(OH)2. Khối lượng kết tủa thu được là
	A. 15 gam	B. 25 gam	C. 10 gam	D. 20 gam
Câu 65. Hòa tan 5,4 gam Al bằng một lượng dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được dung dịch X và V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là
	A. 2,24 lít.	B. 4,48 lít.	C. 3,36 lít.	D. 6,72 lít.
Câu 66. Cho m gam Al và Cu phản ứng với dung dịch NaOH dư thì thu được 3,36 lít khí (ở đktc) và 2,5 gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
	A. 4,06.	B. 2,70.	C. 5,20.	D. 6,57.
Câu 67. Hòa tan m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng chỉ thu được hỗn hợp khí gồm 0,015 mol N2O và 0,01 mol NO. Giá trị của m là
	A. 8,10 g.	B. 1,53 g.	C. 1,35 g.	D. 13,50 g.
Câu 68. Hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm và một kim loại kiềm thổ tan hết trong nước tạo ra dung dịch Y và 0,12 mol khí. Thể tích dung dịch H2SO4 1M cần để trung hòa dung dịch Y là
	A. 60 ml	B. 1,2 lít	C. 120 ml	D. 240 ml
Câu 69. Hòa tan hoàn toàn m gam bột Al vào dung dịch HNO3 loãng dư chỉ thu được 8,96 lít hỗn hợp khí X gồm NO và N2O (đktc) có tỉ lệ mol là 1 : 3. Giá trị của m là
	A. 25,3	B. 42,3	C. 24,3	D. 25,7
Câu 70. Cho m gam hỗn hợp A gồm nhôm và natri vào nước dư thu được 4,48 lít H2 (đktc) và còn lại 10 gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
	A. 15,0 g	B. 12,7 g	C. 5,0 g	D. 19,2 g
Câu 71. Hòa tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp gồm Mg, Al trong dung dịch HCl dư thấy tạo ra 8,96 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
	A. 54,3 g	B. 36,2 g	C. 18,1 g	D. 63,2 g
Câu 72. Cho 5,0 gam CaCO3 phản ứng hết với axit CH3COOH dư, thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là
	A. 2,24.	B. 4,48.	C. 1,12.	D. 3,36.
Câu 73. Hấp thụ hết 6,72 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH 2M. Khối lượng muối natri có trong dung dịch X là
	A. 10,6 g	B. 15,9 g	C. 27,4 g	D. 21,2 g
Câu 74. Dẫn 17,6 gam CO2 vào 500 ml dung dịch nước vôi trong 0,6M. Phản ứng kết thúc thu được khối lượng kết tủa là
	A. 20 gam.	B. 30 gam.	C. 40 gam.	D. 25 gam.
Câu 75. Hòa tan hoàn toàn 9,2 gam một kim loại kiềm vào nước được dung dịch A và 4,48 lít H2 (đktc). Tên kim loại và thể tích dung dịch HCl 1M cần dùng để trung hòa dung dịch A lần lượt là
	A. K và 0,2 lít.	B. Na và 0,2 lít.	C. Na và 0,4 lít.	D. K và 0,4 lít.
Câu 76. Cho 14 gam NaOH vào 100 ml dung dịch AlCl3 1M. Sau khi phản ứng kết thúc thì khối lượng kết tủa thu được là
	A. 23,4 g	B. 7,8 g	C. 3,9 g	D. 15,5 g
Câu 77. Cho bột nhôm tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 10,08 lít khí (đktc). Khối lượng bột nhôm đã phản ứng là
	A. 10,4 g	B. 8,1 g	C. 5,4 g	D. 16,2 g
Câu 78. Khối lượng kết tủa tạo thành khi trộn lẫn dung dịch chứa 0,075 mol NaHCO3 với dung dịch chứa 0,1 mol Ba(OH)2 là
	A. 7,3875 g	B. 19,70 g	C. 14,775 g	D. 29,55 g.
Câu 79. Cho 7,8 gam hỗn hợp bột Mg và Al tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 0,4 mol khí H2. Khối lượng của Mg và Al trong 7,8 gam hỗn hợp trên lần lượt là
	A. 2,4 g và 5,4 g.	B. 2,7 g và 5,1 g.	C. 5,4 g và 2,4 g.	D. 7,2 g và 0,6 g.
Câu 80. Cho 18,4 gam hỗn hợp hai muối CaCO3 và MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít CO2 (đktc). Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là
	A. 20,6 g	B. 21,2 g	C. 20,4 g	D. 20,2 g
Câu 81. Cho 20 gam hỗn hợp Mg và BaO tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 3,808 lít khí (đktc). Phần trăm khối lượng của BaO có trong hỗn hợp là
	A. 89,8%.	B. 36,2%.	C. 79,6%.	D. 20,4%.
Câu 82. Nhiệt phân hoàn toàn 3,5g một muối cabonat kim loại hóa trị 2 được 1,96g chất rắn. Muối cacbonat của kim loại đã dùng là
	A. MgCO3.	B. BaCO3.	C. CaCO3.	D. FeCO3.
Câu 83. Hòa tan hoàn toàn 10g hỗn hợp Al và Al2O3 trong dung dịch NaOH dư thu được 6,72 lít khí (đktc). Phần trăm khối lượng nhôm trong hỗn hợp là
	A. 46%	B. 48%	C. 52%	D. 54%
Câu 84. Cho 4,4 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại nhóm IIA, thuộc 2 chu kì liên tiếp tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư cho 3,36 lít khí (đktc). Hai kim loại là
	A. Mg; Ca.	B. Ca; Sr.	C. Sr; Ba.	D. Be; Mg.
Câu 85. Hấp thụ hoàn toàn 3,584 lít CO2 (đktc) vào 2 lít dung dịch nước vôi trong 0,05M được kết tủa X và dung dịch Y. Khi đó khối lượng của dung dịch Y so với khối lượng của dung dịch nước vôi trong ban đầu sẽ
	A. tăng 3,04 gam.	B. giảm 6,0 gam.	C. giảm 4,0 gam.	D. tăng 7,04 gam.
Câu 86. Thêm từ từ đến hết dung dịch chứ

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ky_2_mon_hoa_hoc_12.doc