Đề cương ôn tập học kì I văn 7

docx 15 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1375Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I văn 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kì I văn 7
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I VĂN 7
A: PHẦN VĂN BẢN
 Văn bản Cổng trường mở ra
*Tác giả: Lý Lan
*Tác phẩm:- Trích từ báo “ Yêu trẻ” số 166 Thành phố HCM 1.9.2000
 - Là văn bản nhật dụng
*Thể loại: Bút kí
*Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm
*Nghệ thuật: 
- Kết hợp hài hòa giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm làm nổi bật vẻ đẹp trong sang, đôn hậu trong tâm hồn người mẹ
- Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm
*Nội dung: - Những tình cảm ngọt ngào của người mẹ dành cho con:
	+ Trìu mến quan sát những việc làm của cậu học trò ngày mai vào lớp Một ( giúp mẹ dọn dẹp đồ chơi, háo hức về ngày mai thức dậy cho kịp giờ)
	+ Vỗ về để con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con ngày đầu tiên đến trường
Tâm trạng của ngừời mẹ trước ngày khai trường không ngủ được:
+ Suy nghĩ về việc làm cho ngày đầu tiên con đi học thật sự có ý nghĩa
+ Hồi tưởng lại kỉ niệm sâu đậm, không thể nào quên của bản than về ngày đầu tiên đi học
+ Từ câu chuyện về ngày khai trường ở Nhật, suy nghĩ về vai trò của giáo dục đối với thế hệ trong tương lai
BÀI TẬP:
 Đọc kĩ văn bản, nắm được nội dung ,nghệ thuật chủ yếu của văn bản.
 Người mẹ nói: “ bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Đã bước qua cánh cổng trường, bay giờ em hiểu thế giới kì diệu là gì?
( Gợi ý câu trả lời: Thế giới kì diệu là:
Thế giới của tình thầy trò, tình bạn cao đẹp
Thế giới của điều hay lẽ phải của tình thương đạo lí làm người
Thế giới của ánh sang tri thức của hiểu bt lí thú, ở đây em bt đọc, bt viết, bt ghi lại tiếng nói của dân tộc.)
Hãy nhớ lại và viết thành đoạn văn ngắn ( 10- 12 dòng) về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên.
Vai trò của giáo dục trong nhà trường?
Văn bản Mẹ Tôi
*Tác giả: Et-môn-đô đơ A-mi-xi ( 1846-1908)
- Là nhà văn Ý thường viết về đề tài thiếu nhi và nhà trường về những tấm lòng nhân hậu
*Tác phẩm: - Là văn bản nhật dụng viết về người mẹ
 - In trong tập truyện: “Những tấm lòng cao cả”
*Là văn bản nhật dụng, thể loại bút kí
* Nghệ thuật: - Sáng tạo ra hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: En-ri-cô mắc lỗi
 - Lồng trong câu chuyện một bức thư 
 - Lựa chon hình thức biểu cảm trực tiếp có ý nghĩa giáo dục
*Nội dung: - Hòan cảnh bố viết thư
 - Nội dung bức thư:
 + Cảnh báo nghiêm khắc lỗi làm của En- ri- cô
 + Gợi lại hình ảnh lớn lao của người mẹ
 + Yêu cầu con sửa lỗi lầm
BÀI TẬP: 
Đọc kĩ văn bản nhớ tên TP, TG, nắm được nội dung, nghệ thuật chủ yếu của văn bản
Vì sao bố En- ri – cô lại chọn hình thức viết thư ? ( Theo em. tại sao người bố không nói trực tiếp với En- ri- cô mà lại viết thư)
Hãy kể lại một sự việc em lỡ gây ra khiến bố mẹ buồn phiên.
Văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê
*Tác giả: Khánh Hoài
*Tác phẩm:- Truyện ngắn được trao giải nhì trong cuộc thi thơ văn viết về quyên trẻ em tổ chức tại Thụy Điển 1992 của tác giả Khánh Hoài
 - Là văn bản nhật dụng viết về quyền trẻ em
*Ý nghĩa của tên truyện: 
- Tác giả mượn truyện của những con búp bê phải chia tay để nói lên một cách thấm thía nỗi đau xót và vô lí của cuộc chia tay hai an hem ( Thành – Thủy)
- Búp bê là những đồ chơi của tuổi nhỏ, gợi lên sự trong sang, ngây thơ vô tội. Cũng như Thành – Thủy không có lỗi lầm vậy mà phải chia tay nhau.
*Nghệ thuật: 
- Xây dựng tình huống tâm lí
- Lựa chọn ngôi kể thứ nhất để kể
- Khắc họa hình tượng nhân vật trẻ nhỏ qua đó gợi suy nghĩ, lựa chọn, ứng xử của người làm cha làm mẹ
- Lời kể tự nhiên.
* Nội dung:
- Hoàn cảnh xảy ra sự việc: Bố, mẹ Thành- Thủy li hôn
- Cuộc chia tay của 2 anh em Thành- Thủy
+ Những giọt những nước mắt của hai anh em trong đêm trước
+ Kỉ niệm về trong trí nhớ của anh
+ Diễn biến các sự việc
Hai an hem chia bê
Thủy chia tay lớp học
Hai an hem chia tay nhau.
BÀI TẬP
Đọc kĩ văn bản, nắm được nét đặc sắc về ND, NT chủ yếu của văn bản
Chú ý các dạng bài tập: cho đoạn văn trích trong văn bản -> Hỏi về xuất xứ , tác giả nằm trong văn bản nào,của ai, nội dung đoạn trích, tìm từ láyphương thức biểu đạt
Qua câu chuyện này, theo em, tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người điều gì?
Viết đoạn vắn ngắn( 10 – 12 dòng) trình bày suy nghĩ của bản thân em về tình cảm gia đình.
Ca dao, dân ca
*Khái niệm: + Ca dao là lời thơ của dân ca. Ca dao còn bao gồm cả những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ của dân ca 
 + Dân ca: Là nhữn sáng tác kết hợp lời và nhac, tức là những câu hát dan gian trong diễn xướng.
*Những câu hát tình cảm gia đình:
Bài 1: Là lời hát ru của người mẹ để đưa con vào giấc ngủ đồng thời khắc sâu trong trí óc, tình cảm của con về tình cảm công lao to lớn của cha mẹ
Bài 4: Là bài ca về tình cảm an hem, là lời nhắc nhở an hem hòa thuận, gia đình ấm êm, cha mẹ vui lòng
NT: So sánh
*Những câu hát về tình yêu quê hương đát nước
Bài 1: Là lời đối đáp của chàng trai với cô gái về các địa danh qua đó tể hiện tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc, bày tỏ tình cảm lứa đôi.
Bài 4: Cảnh thiện nhiên mêng mông bát ngát, vẻ đẹp thanh xuân đầy sức sống của con gái
Tình cảm dành cho quê hương đất nước, con người là tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng
Nghệ thuật: Hình thức đối đáp , dung từ địa phương
*Những câu hát than thân
Bài 2: Nỗi khổ đau nhiều bề của người nông dân trong xã hội cũa, tình cảm thương yêu, đồng cảm với nhau của những người cùng cảnh ngộ
Bài 3: Tiếng than của người con gái trước số phận long đong, phụ thuộc vào người khác
Nghệ thuật: + Sử dụng cách nói quen thuộc: Thân em
 + Sử dụng thành ngữ
 + Sử dụng so sánh, ẩn dụ
*Những câu hát châm biếm
Bài 1: Phê phán, giễu cợt thói lười nhác của nhân vật “ chú tôi” 
Bài 2: Bài ca là lời nhại của ông thầy bói nói với cô gái đi xem bói -> lật tẩy bản chất của ông thầy bói, phê phán nạn bói toán và cả sự tin mê muội của một số người trong xã hội
Nghệ thuật: Sử dụng hình thức giễu cợt, cách nói có hàm ý ->tạo nên cái cười châm biếm hài hước
Yêu cầu: Học thuộc lòng các bài ca dao, nắm được nội dung nghệ thuật chủ yếu, nêu cảm nhận của mình về các bài ca dao đã đựợc học
Văn bản Sông núi nước Nam
*Tác giả: Lí Thường Kiệt
*Tác phẩm: - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luât
*Nội dung: - Lời khẳng định về chủ quyền lãnh thổ đất nước
 - Ý chí kiên quyết bảo vệ tổ quốc
*Nghệ thuật: - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn , xúc tích để tuyên bố nên độc lập dân tộc
 - Giọng thơ dõng dạc, hùng hồn, đanh thép
=>Xứng đáng đựoc coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta
6. Văn bản Phò giá về kinh
*Tác giả: Trần Quang Khải có công rất lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông xâm lược
*Tác phẩm: - Sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử, giải phóng kinh đô năm 1285 tác gải phò giá hai vị vua Trần trở về Thăng Long và có cảm hứng sáng tác bài thơ này
 - Thể thơ: Ngũ ngôn tứ tuyệt
*Nội dung: 
- Hai câu đầu: Thể hiện hào khí chiến thắng của dân tộc đối với giặc Nguyên – Mông
- Hai câu cuối: Lời động viên xây dựng phát triênt đất nước trong thời bình và niềm tin sắt đá vào sự phát triển bền vững muôn đời của đất nước.
*Nghệ thuật:- Sd thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc
 - Giọng điệu sảng khoái, hân hoan
Yêu cầu: Học thuộc lòng 2 bài thơ cả phần phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ, nắm được nét cơ bản về tác giả, tác phẩm, nội dung và nghệ thuật, thể thơ và đặc điểm của thể thơ.
7 .Văn bản Bánh trôi nước
*Tác giả: Hồ Xuân Hương, được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm
*Tác phẩm:- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
*Nội dung: 
- Là bài thơ có nhiều tầng ý nghĩa:
+ Ý nghĩa tả thực: Hình ảnh bánh trôi nước trắng tròn, chìm nổi
+ Ý nghĩa sâu xa: Hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa
 *Cuộc đời số phận người phụ nữ
 *Ca ngợi nhan sắc phẩm hạnh của người phụ nữ
*Nghệ thuật:- Vận dụng điêu luyện quy tắc của thơ Đường 
 - Ngôn ngữ bình dị
 - Xây dựng hình ảnhcó nhiều tầng ý nghĩa
Yêu cầu: - Học thuộc lòng bài thơ, nắm được nội dung, nghệ thuật
 -Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp, thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa qua bài thơ. 
 -Hãy ghi lại những câu hát than thân đã học ở bài 4( kể cả phần đọc thêm) bắt đầu bằng 2 từ Thân em. Tù đó tìm mối lien quan trong cảm xúc giữa bài thơ “ Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương với các câu hát than thân thuộc ca dao dân ca.
8. Văn bản Qua Đèo Ngang
*Tác giả: Bà Huyện Thanh Quan
* Tác phẩm: Bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, gồm 8 câu mỗi câu 7 chữ. Chỉ gieo vần ở cuối mỗi câu 1, 2, 4,6, 8 giữa câu 5- 6 có luật bằng trắc. Bố cục gồm 4 phần( đề, thực, luận kết)
* Nội dung: 
- Bức tranh cảnh vật: 
+ Thời gian: buổi chiều tà
+ Không gian: trời, non, nước -> cao rộng bát ngát
+Cảnh vật: cỏ., cây, hoa, đá, tiếng chim kêu, nhà chợ bên sông -> tiêu điều , hoang sơ
-Tâm trạng con người:
+ Hoài cổ nhớ nước thương nhà
+ Buồn cô đơn
*Nghệ thuật: ( Xem lại vở ghi buổi sáng)
Yêu cầu: Học thuộc lòng bài thơ, nắm được nội dung, nghệ thuật thể thơ và đặc điểm của thể thơ.
9. Văn bản Bạn đến chơi nhà
*Tác giả: Nguyễn Khuyến ( 1835- 1909) quê ở thôn Vĩ Hạ, xã Yên Đổ, nay thuộc xã Trung Lương huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam. Ông là nhà thơ lớn của dân tộc, nhà thơ của làng cảnh Việt Nam
*Tác phẩm: thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật 
*Nội dung: 
- Lời chào bạn đến chơi nhà : xưng hô thân mật, trân trọng -> như một lời chào một tiếng reo vui
- Giãy bày hoàn cảnh sống nghèo với bạn : 6 câu giữa
- Câu thứ 8 và cụm từ “ ta với ta” nói lên tình bạn thắm thiết, đậm đà và sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách. Đây là câu thơ bộc lộ tình cảm của Nguyễn Khuyến đối với bạn mình -> Tình bạn thắm thiết đậm đà hiếm có
Yêu cầu: - Học thuộc lòng bài thơ, nắm đựoc nội dung, nghệ thuật của bài thơ
 -So sánh cụm từ “ ta với ta” trong bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến với cụm từ “ ta với ta” trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Qua
Gợi ý : so sánh cụm từ “ ta với ta” trong bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến và “ ta với ta” trong bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan
*Giống nhau: -Đều kết thúc bằng cụm từ “ ta với ta”
	-Trực tiếp thể hiện cảm xúc của tâm trạng trữ tình
*Khác nhau:- Qua Đèo Ngang: Hai từ ta nhưng chỉ 1, 1tâm trạng- Bà Huyện Thanh Quan với cái bóng của Bà với nỗi cô đơn thăm thẳm không biết chia sẻ cùng ai. Giữa cảnh thiên nhiên bao la hùng vĩ chốn sơn cùng của xứ Đàng Ngoài nỗi buồn nhớ nứoc thương nhà của tác giả lại càng thấm thía xót xa.
	-Bạn đến chơi nhà: Hai từ ta với ta là chỉ 2 người đó là tác giả và người bạn nghèo của Nguyễn Khuyến nhưng cùng chung một tâm trạng vui mừng vì lâu ngày mới gặp lại vài cả 2 vẫn còn trẻ vẫn còn nhớ tới nhau, cùng chung một sự u ẩn của những ông quan cáo quan về ở ẩn trước cảnh nước sắp mất về tay kẻ khác mình thì bất lực không giúp được gì cho Tổ quốc. Cho nên vui đấy mà vẫn buồn vẫn cô đơn. Chỉ còn lại niềm vui hiếm hoi củ người bạn nghèo cũ.
10. Thơ Đường
a. Văn bản Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
*Tác giả: Lí Bạch được mệnh danh là tiên thơ
*Tác phẩm: - Đề tài: Vọng nguyệt hoài hương
 - Thể thơ : Cổ thể ( mỗi câu thường có 5-7 chữ song không bị những quy tắc 
Chặt chẽ về niêm luật và đối rang buộc)
*Nội dung: 
- Hai câu đàu chủ yếu tả cảnh
+ Cảnh trăng đêm thanh tĩnh ánh trăng như sương mờ ảo, tràn ngập khắp phòng
+ Cảm nhận về ánh trăng: Ngỡ là sương mặt đất
-Hai câu cuối nghiêng về tả tình
+ Tâm trạng tư cố hương được thể hiện qua tư thế, cử chỉ ( ngẩng, cúi)
+Xúc cảm nhà thơ- chủ đề của tác phẩm thể hiện ở câu cuối của bài thơ
*Nghệ thuật: động từ, đối 
b. Văn bản Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
*Tác giả: Hạ Tri Chương ( 659- 744)
*Tác phẩm: 
- Bài thơ được ông viết khi ông cáo quan trở về quê hương sau bao năm xa cách
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
- Ý nghĩa nhan đề: Không chủ định làm thơ khi về quê hương nhưng tình huống nảy sinh -> Tình yêu quê hương khơi dậy
- Cấu tứ độc đáo: Cả đời xa quê nay về quê nỗi buồn lại dâng lên trong lòng nhà thơ khi bị lũ trẻ ở làng coi ông là “ khách”
*Nghệ thuật:( Xem lại vở ghi buổi sáng)
*Nội dung:
-Hai câu thơ đầu:
+ Lời kể của tác vềg quãng đời xa quê làm quan( từ lúc còn trẻ đến lúc về già)
+ Lòi tự nhận xét: Đi suốt cuộc đời vẫn nhớ quê hương, giọng nói không hề thay đổi mặc dù tóc mai đã rụng
-Hai câu sau:
+ Tình huống bất ngờ, trẻ nhỏ coi nhà thơ là khách lạ
+Cảm giác thấm thía của tác giả khi chợt thấy mình thành người xa lạ ngay trên mảnh đất quê hương mình.
Yêu cầu:- Học thuộc lòng 2 bài thơ trên cả 3 phần, nắm đựơc vài nét về tác giả, tác phẩm, nội dung , nghệ thuật, thể thơ và đặc điểm của thể thơ đó. 
 -Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về tình yêu quê hương đựơc thể hiện trong 2 bài thơ
11. Văn bản Cảnh khuya- Rằm tháng giêng
*Tác giả: Hồ Chí Minh ( 1890- 1969) là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và Cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh còn là một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà thơ lớn.
*Tác phẩm:- Bài “ Cảnh khuya” thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Về cấu trúc có chỗ khác biệt với mô hình chung ở cách ngắt nhịp ở câu 1 và câu 4( ¾; 2/5)
Bài “ Rằm tháng giêng” Phần phiên âm viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
 Phần dịch thơ của Xuân Thủy viết theo thể thở lục bát
*Nội dung:
a. Cảnh khuya:
- Cảnh núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng; âm thanh tiếng suối trong như tiếng hát xa, ánh trăng lồng cổ thụ bong lồng hoa
-> Nghệ thuật: So sánh, điệp từ lồng -> Cảnh vật sống động có đường nét hình khối đa dạng với hai mảng màu sáng, tối
- Con người: tinh tế cảm nhận cảnh đẹp của núi rừng Việt Bắc bằng cả tâm hồn, đồng thời vẫn canh cánh bên lòng nỗi niềm lo nước, cho cách mạng
NT: điệp từ “ chưa ngủ”, so sánh
b, Rằm tháng giêng:
-Cảnh bầu trời, dòng sông hiện lên lồng lộng sáng tỏ tràn ngập ánh trăng đêm rằm tháng giêng. Điệp từ “ xuân” -> Không gian bát ngát cao rộng và sắc xuân hòa quyện trong từng sự vật, trong dòng nước, trong màu trời.
-Hiện thực cuộc kháng chiến chống Pháp: Bác Hồ và các vị lãnh đạo Đảng và nhà nước ta “đang bàn việc quân” tại chiến khu Việt Bắc
Yêu cầu: -Học thuộc lòng 2 bài thơ, nắm được vài nét về tác giả, tác phẩm, nội dung, nghệ thuật, thể thơ. Chú ý sự kết hợp giữa tâm hồn nghệ sĩ- chiến sĩ trong hai bài thơ.
12. Văn bản Tiếng gà trưa
*Tác giả: Xuân Quỳnh ( 1942- 1988) quê ở La Khê. Tỉnh Hà Tây ( nay là Ha Nội) , là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ văn học hiện đại Việt Nam.
*Tác phẩm: - Bài thơ “ Tiếng gà trưa được viết trong honà cảnh của thời kì đầu cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, in lần đầu trong tập thơ “ Hoa dọc chiến hào” ( 1968)
 	-Bài thơ gợi lại những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu qua những chi tiết thật bình dị nhưng vẫn xúc động bởi sự chân thành.
*Nội dung: 
- Tiếng gà trưa gợi lại những hình ảnh trong kỉ niệm tuổi thơ không thể nào quên của người chiến sĩ:
+ Hình ảnh con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp như trong tranh
+Một kỉ niệm đẹp về tuổi thơ dại: xem trộm gà đẻ bị bà mắng
+Hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương, chắt chiu dành dụm lo cho cháu
+Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ được quần áo mới từ tiền bà bán gà, mong ước ấy đi vào cả giấc ngủ
Qua những kỉ niệm được gợi lại, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và tình cảm trân trọng, yêu quý đôid với bà
-Hình ảnh người bà và tình bà cháu:
+Tần taot chắt chiu trong hoàn cảnh nghèo
+Dành chọn vẹn tình yêu thương, chăm lo cho cháu
+ Bảo ban nhắc nhở cháu
Tình bà cháu sâu nặng thiết tha
-Tâm niệm người chiến sĩ trẻ trên đường ra trận vầ nghĩa vụ trách nhiệm chiến đấu cao cả
*Nghệ thuật: ( Xem lại vở ghi buổi sáng)
Yêu cầu: Học thuộc lòng bài thơ, nắm được và nét về tác giả, tác phẩm, nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
Chú ý các dạng bài tập liên quan đến bài thơ: 
Cho một đoạn thơ hỏi về xuất xứ, tác giả, yêu cầu viết tiếp đoạn thơ với một câu đã cho sẵn, tìm biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ đó, nêu tác dụng
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về tình bà cháu trong bài thơ 
 Gợi ý khi viết đoạn văn nêu tình cảm bà cháu trong bài thơ “ Tiếng gà trưa “ cần đảm bảo những ý sau:
 Bày tỏ tình cảm của em về tình cảm bà cháu ấm áp, giản dị thể hiện trong bài thơ:
+ Sự yêu quý đối với người bà đôn hậu, đầy lòng yêu thương. Bà chắt chiu, tần tảo trong cảnh nghèo , dành dụm chăm lo cho cháu, nhắc nhở cháu khi cháu dại khờ ( xem gà đẻ lang mặt)
+ Yêu quý người cháu với những kỉ niệm tuổi thơ hồng sắc trứng. Người cháu với lòng yêu thương, sự biết ơn và nhất là nỗi nhớ canh cánh bên lòng đối với bà của mình.
-Từ tình cảm bà cháu trong bài thơ lien hệ với tình cảm gia đình của em đối với bà nội , bà ngoại.
13. Văn bản Một thứ quà của lúa non: Cốm
*Tác giả: Thạch Lam
*Tác phẩm – Thể loại: tùy bút
*Nội dung: Cốm- là sản vật của tự nhiên mang đậm nét văn hóa, những cảm giác lắng đọng tinh tế của Thạc Lam vầ văn hóa và lối sống của người Hà Nội
*Nghệ thuật:( Xem lại vở ghi buổi sang)
Yêu cầu: Đọc kĩ tác phẩm, nắm được nét cơ bản vầ tác giả, tác phẩm, nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
Dạng bài tập:- Cho đoạn trích trong văn bản hỏi về xuất xứ tác giả của đoạn trích, nội dung đoạn trích, tìm từ láyphương thức biêu đạt
14. Văn bản Mùa Xuân của tôi
*Tác giả: Vũ Bằng
*Tác phẩm: thuộc thể loại tùy bút
*Nội dung: - Tình camt tự nhiên đối với mùa xuân của người Hà Nội
	-Nỗi nhớ cảnh sắc không khí đất trời và lòng người lúc mùa xuân sang
	- Nỗi nhớ cảnh sắc, không khí đất trời và lòng người sau rằm tháng giêng
Yêu cầu: Đọc kĩ tác phẩm, nắm được vài nét về tác giả, tác phẩm, nội dung và nghệ thuật
-Dạng bài tập: Cho đoạn trích nằm trong văn bản hỏi về tác giả, tác phẩm, xuất xứ, nội dung của đoạn trích, tìm từ láy, phương thức biêu đạt
B: PHẦN TIẾNG VIỆT
Từ ghép:-Khái niệm: Từ ghép là những từ do 2 hoặc nhiều tiếng có nghĩa tạo thành
*Chú ý: Trong tiếng việt phần lớn từ ghép có 2 tiếng.
-Phân loại:
+Từ ghép chính phụ: - tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau bổ sung nghĩa cho tiếng chính
	-Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn, cụ thể hơn nghĩa của tiếng chính
Ví dụ: Bút -> Bút máy, bút chì
*Từ ghép đẳng lập: - Giữa các tiếng dung để ghép có quan hệ bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp.
	-Nghĩa của từ ghép đẳng lập chung hơn, khái quát hơn nghĩa của các tiếng dung để ghép
Ví dụ: Áo + quần ->quần áo -> áo quần
Từ láy:
a, Khái niệm:- Từ láy là một kiêu từ phức đặc biệt có sự hào phối âm thanh, có tác dụng tạo nghĩa giữa các tiếng. Phần lớn từ láy tròn Tiếng việt được tạo ra bằng cách láy tiếng gốc có nghĩa.
Ví dụ: Khéo -> Khéo léo 
 b, Phân loại:
*Từ láy toàn bộ: - Láy toàn bộ giữ nguyên thanh điệu: ví dụ; xanh ->xanh xanh
 - Láy toàn bộ có biến đổi thanh điệu: ví dụ: đỏ -> đo đỏ
*Láy bộ phận: - Láy phụ âm đầu: ví dụ: Phất -> phất phơ
	- Láy vần: ví dụ: xao -> lao xao
c, Tác dụng: -Từ láy giàu giá trị gợi tả và biểu cảm. Có từ láy làm giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh sắc thái ý nghĩa so với từ. Từ láy gợi hình có ý nghĩa gợi tả đưoqng nét, hình dáng màu sắc của sự vật. Từ láy tượng thanh gợi tả âm thanh. Lúc nới và viết biết sử dụng từ láy sẽ làm cho câu văn câu thơ giàu hình tượng nhạc điệu.
Đại từ:
a, Khái niệm: - Đại từ là những từ dung để trỏ ( chỉ) hay hỏi về ngừoi và sự vật, hoạt động tính chất trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói.
b, Phân loại:
*Đại từ để trỏ:- Dùng để trỏ người, sự vật ( còn gọi là đại từ xưng hô, đại từ nhân xưng) gồm có: tôi,tớ, chúng tao, chún tớ, mày, chúng mày, nó, hắn.
Người ta chia đại từ xưng hô thành 3 ngôi:
Ngôi/ số
Số ít
Số nhiều
Ngôi thứ nhất
Tôi, tao, tớ, ta
Chúng tôi, chúng tao, chúng ta
Ngôi thứ hai
Mày, cậu
Chúng mày, các cậu
Ngôi thứ ba
Nó, hắn, y
Chúng nó, họ
-Đạt từ nhân xưng rất quan trọng trong lúc nói và viết. Dùng đại từ -nhân xưng có giá trị biểu cảm, cao, chỉ rõ thái độ than sợ, khinh trọng..
Chú ý: Lúc xưng hô một số danh tiừ chỉ người như: Ông bà, cha mẹ, cô, bác được sử dụng như đại từ nhân xưng
-Trỏ số lượng : bấy, bấy nhiêu..
- Trỏ sự vật không gian, thời gia: đây, đó , kia, ấy, này
-Trở hoạt động tính chất sự việc: vậy, thế
*Đại từ để hỏi
-Hỏi về ngừoi và sự vật: ai, cái gì
- Hỏi về số lượng: bao nhiêu, mấy
- Hỏi về khôbg gian, thời gian: đâu, bao giờ
4. Từ Hán Việt
- Đơn vị cấu tạo từ Hán việt -> Yếu tố Han Việt
- Phần lớn các yếu tố Han việt không được dung độc lập như từ mà chỉ dung để tạo từ ghép
- Có nhiều yếu tố Han Việt đồng âm nhưng nghĩa khác nhau
- Từ ghép Hán Việt có hai loại: Từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ
+ Từ ghép đẳng lập: Sơn hà, xâm phạm, giang sơn..
+ Từ ghép Hán việt chính phụ: - Yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau
 -Yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau
- Sử dụng từ Hán việt: 
+ Tạo sắc thái trang trọng , thể hiện thái độ tôn kính
+ Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giá ghê sợ, thô tục
+ Tạo sắc thái cổ, phù hợi với bầu không khí xã hội xa xưa
=>Khi noi, khi viết không nên lạm dụng từ địa phương, từ Hán việt, làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp ứoi hoàn cảnh gia tiếp.
5. Quan hệ từ:
a, Khái niệm: QHT dung để biểu thị các ý nghĩa so sánh, sở hữu, nhân quả, đẳng lập..
b, Sử dụng quan hệ từ: 
Có những trường hợp bắt buộc phải sử dụng quan hệ từ. Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa
Ví dụ: Lòng tin của nhân dân
Có những trường hợp không bắt buộc sử dụng quan hệ từ 
Víd ụ: Khuôn mặt của cô gái
Có một số quan hệ từ dùng thành cặp: Nếu.. thì; vì.. nên; tuy..nhưng.
Các lỗi vầ quan hệ từ:
+ Thiếu quan hệ từ
+Dùng QHT không thích hợp về nghĩa
+ Thừa quan hệ từ
+Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng lien kết
Từ đồng nhĩa
a,Khái niệm: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau
 -Một ừ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau
b, Các loại từ đồng nghĩa:
-Từ đồng nghĩa hoàn toàn: Không phân biệt nhau về sắc thái biểu cảm
-Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: Có sắc thái biểu cảm khác nhau
c, Sử dụng từ đồng nghĩa: Không phải bao giờ cá từu đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau. Khi nói khi viết cần cân nhắc để lựa chọn các từ đồng nghĩa những từ thực hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm.
Từ trái nghĩa:
a, Khái niệm:- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau
	-Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau
b, Sử dụng từ trái nghĩa: - Được sử dụng trong thể đối, tạo cá hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động
Từ đồng âm:
a, Khái niệm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về mặt âm thanh nhưng khác xa nhau về mặt nghĩa, không lien quan gì tới nhau.
b, Sử dụng từ đồng âm: - Cần: + Chú ý đến ngữ cảnh
	+ Tránh dùng từ với nghĩa nước đôi
Thành ngữ:
a, Khái niệm: là cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nhĩa hoàn chỉnh
b, Nghĩa của thành ngữ: Có thể bắt nguồn từ nghĩa trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyể nghĩa như ẩn dụ, so sánh
c, Sử dụng thành ngữ: -Thành ngữ có thể làn chủ ngữ. vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ
-Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tinhds biểu cảm cao.
10. Điệp ngữ:
a, Khái niệm: Khi nói, khi viết người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ ( hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp lai gọi là điệp ngữ
b, Các dạng điệp ngữ: - Điệp ngữ cách quãng
	 -Điệp ngữ chuyể tiếp
	 -Điệp ngữ nối tiếp
11. Chơi chữ:
a, Khái niệm: là lợi dụng đặc sắc về âm về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hướclàm cho câu văn hấp dẫn thú vị
b, CáC lối chơi chữ: 
-Dùng cách nói trại âm
-Dùng cách nói điệp âm
-Dùng cách nói lái
-Dùng cách nói trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa
12. Chuẩn mực sử dụng từ:
-Khi sử dụng từ cần chú ý: 
Sử dụng từ đúng âm, đúng chíh tả
VD: Em bé tập tẹ biết nói ( Tập tẹ- dùng sai)
Sửa lại: bập bẹ
Sử dụng từ đúng nghĩa
VD: Đất nước ta ngày càng sáng sủa
( sáng sủa- dùng sai => Sửa lại: tươi sáng)
Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp
VD: Đất nước phải giàu mạnh thật sự chứ không phải sự giả tạo phồn vinh => dùng sai
 TT DT
Sửa lại: Phồn vinh giả tạo
Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp với
Tình huống giao tiếp
VD: Quân Thanh do Tôn Nghị lãnh đạo sang xâm 
Lược nước ta => dùng sai
Sửa lại : Cầm đầu
Không lạm dụng từ HV và từ địa phương
VD: Xem lại bài từ HV
*Chú ý: Đối với các đơn vị kiến thức là từ ghép, từ láy, từ HV, đại từ, quan hệ từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm bài tập thường là tìm các từ đó trong đoạn văn cho sẵn hoặc đặt câu, viết đoạn văn ngắn có sử dụng loại từ đó
C: PHẦN TẬP LÀM VĂN
Viết bài văn hoàn chỉnh cho những đề sau:
Đề 1: Nêu cảm nghĩ của em về laòi cây em yêu
Đề 2: Nêu cảm nghĩ về nụ cừoi của mẹ
Đề 3: Nêu cảm nghĩ về người thân( ông, bà, cha, mẹ )
Đề 4: Cảm nghĩ về thầy cô giáo những người lái đò đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai
Đề 5: Cảm nghĩ về con vật nuôi
Đề 6: Nêu cảm nghĩ về mùa xuân
Đề 7: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “ Cảnh khuya” của Hồ CHí Minh
CHÚ Ý : ĐỌC THÊM MỘT SỐ ĐỀ PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC
	MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO
 Đề số 1:
Câu 1: 
a, Thế nào là từ đồng nghĩa.
b, Tìm từ đồng nghĩa với các từ sau:
Xe lửa	Gan dạ
Máy bay	Thi nhân
c, Xếp các nhóm từ say đây vào các nhóm từ đồn nghĩa với nhau: Nhìn, cho, chăm chỉ,hi sinh cần cù, nhòm, mất, siêng năng, tạ thế,liếc, thiệt mạng, tăng, dòm,chịu khó, biếu
Câu 2: 
a,Chép tiếp câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ cuối trong một bài thơ em đã học
	“ Cháu chiến đấu hôm nay 
	 ”
b, Khổ thơ trên nằm trong bài thơ nào? Của ai? Nhân vật trữ tình trong khổ thơ trên là ai?
Câu 3: ( 2 điểm) 
Xác định điệp ngữ va nêu giá trị của điệp ngữ trong khổ thơ em vừa chép?
Câu 4	
Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “ Canht khuya” của Hồ Chí Minh.
Đáp án:
Câu 1:
 a,Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
b, Từ đồng nghĩa với các từ sau:
Xe lửa – Tàu hỏa	Gan dạ - Dũng cảm
Máy bay – Phi cơ	Thi nhân – thi sĩ
c, Nhóm từ đồng nghĩa:
Nhìn, nhòm, liếc, dòm
Cho, tặng biếu,
Hi sinh, mất, tạ thế, thiệt mạng
Chăm chỉ, cần cù, siêng năng, chịu khó.
Câu 2: 
a,	 “ Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
 Vì xóm làng quen thuộc
 Bà ơi cũng vì bà
 Vì tiếng gà cục tác
 Ổ trứng hồng tuổi thơ.”
b, Khổ thơ trên nằm trong bài thơ “ Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh
Nhân vật trữ tình là người cháu- anh chiến sĩ
Câu 3: 
Điệp ngữ “ vì” ( 4lần)
Tác dụng: Khẳng định chiến đấu mục đích chiến đấu của người chiến sĩ cao cả, thiêng liêng nhưng cũng rất giản dị. Cháu chiến đấu vì Tổ quốc, vì xóm làng than thuộc vì người thân và cũng vì kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ.
Câu 4:
Mở bài: - Giới thiệu tác giả tác phẩm
 - Giới thiệu ấn tượng cảm xúc chung về tuổi thơ.
Thân bài:
 * Hai câu thơ đầu: Khung cảnh thiên nhiên đêm trăng với rừng Việt Bắc
- Nghệ thuật so sánh độc đáo” tiếng suối” với “ tiếng hát” khiến tiếng suối vốn lạnh lẹo trở nên trong trẻo, ấm áp gần gũi với con người. Tác giả lấy cái động để khắc họa cái tĩnh của cảnh đêm khuya và Bác nghe tiếng suối không chỉ bằng đôi tai mà bằng sự cảm nhận hết sức tinh tế bằng những rung động nhẹ nhàng của tâm hồn thi sĩ.
- Điệp từ “ lồng” sử dụng thật đắt, thật hay tạo ra bức tranh toàn cảnh với hoa, trăng, cây hòa hợp với nhau với nhau sống động. Ánh trăng chiếu rọi vào các vòm lá cổ thụ in bong xuống mặt đất như muôn ngàn bông hoa. TN núi rưngf có nhiều màu sắc , tầng bậc hòa hợp, quấn quýttạo nên vẻ đẹp lung linh huyền hảo. Bức tranh thiên nhiên đẹp đó được cảm nhận tinh tế tình yêu thiên nhiên tha thiết của nhà thơ.
*Hai câu thơ cuối: Bức chân dung người chiến sĩ cách mạng HCM đang thao thức không ngủ được.
- Hai từ “ chưa ngủ” ở câu thứ 3 được lặp lại ở câu thứ 4 cho thấy niềm say mê cảnh thiên nhiên và nỗi lo việc nước. Hai tâm trạng ấy thống nhất trong người Bác nhà thơ – người chiến sĩ
Kết bài: - Khẳng định gía trị nội dung và nghệ thuật
 - Tình cảm của em đối với Bác.
Đề số 2: 
Câu 1: Cho câu thơ sau: “ Đã bấy lâu nay Bác tới chơi nhà”
a, Chép tiếp 7 câu thơ còn lại để hào thành bài thơ trên
b,Bài thơ trên của ai? Viết theo thể gì? Và cho biết đặc điẻm của thể thơ đó
Câu 2: Hãy chỉ ra các phép nghệ thuật được sử dụng trong 2 bài ca dao( bài 1 và bài 4) về tình cảm gia đình. Nêu cái hay của việc sử dụng các biệp pháp nghệ thuật đó sau:
Câu 3: Chọn quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ 3 chấm trong những câu :
a, Em yêu những hang cây xanh tươi.chúng làm cho con đường tới trường của chúng em rợp bóng mát
b,Chị ấy báo tin vui.cho cha mẹ mừng
Câu 3: Viết bài văn nêu cảm nghĩ của em về một loài cây em yêu
Đáp án:
Câu 1:
a, Đã bấy lâu nay Bác tới chơi nhà
 Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
 Ao sâu nước cả khôn chài cá
 Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà
 Cải chửa ra cây cà mới nụ
 Bầu vừa rụng rốn mướ đương hoa
 Đầu trò tiếp khách, trầu không có
 Bác đến chơi đây ta với ta!
b, Bài thơ trên của Nguyễn Khuyến
 Viết thêo thể thơ thất ngôn bát cú
 Đặc điểm của thể thơ trên: gồm có 8 câu mỗi câu 7 chữ. Có gieo vần( chỉ một vần) ở các chữ cuối của câu 1, 2,4,6,8. Có phép đối giữa câu 3 và câu 4 câu 5 với câu 6( tức bốn câu giữa). Có luật bằng trắc. Không theo đúng như trên được coi là thất luật ( không đúng theo luật). 
Câu 2:
 -Các phép nghệ thuật được sử dụng trong bài 1 và bài 4 về tình cảm gia đình.
+ Phép so sánh ngang bằng, làm rõ đối tượng vốn là một lĩnh vực trừu tượng: ở bài 1, so sánh “ công cha với núi ngất trời, nghĩa mẹ với nước Biển Đông, ở bài 4 so sánh quan hệ an hem “ như thể chân với tay”, thể hiện sự gắn bó thiêng liêng của tình cảm an hem
Tất cả làm nổi bật sự không thể đếm được của tình cảm, công ơn cha mẹ và nhấn mạnh sự gắn bó đỡ đần của an hem.
-Phép điệp ngữ: “ núi, biển” ở bài 1 nhằm nhấn mạnh đối tượng, vừa tạo ra nhịp điệu cho câu thơ.
-Từ ngữ giản dị, các vật so sánh ần gũi cũng tạo cho những bài ca dao thấm vào lòng người.
Câu 3:
 a, Em yêu những hang cây xanh tươi vì chúng làm cho con đường tới trường của chúng em rợp bóng mát
b,Chị ấy báo tin vui để cho cha mẹ mừng
 Câu 4: 
Mở bài:- Tình cảm của em đối với loài cây đó như thế nào?
 -Trong số loài cây đó em yêu quý nhất ? Vì sao?
Thân bài: - Miêu tả những nét nổi bật của loài cây đó khiến em ấn tượng và yêu thích: thân, cành , lá
-Tình cảm, cảm xúc của em đối với lo

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap.docx