Đề cương ôn tập học kì 2 ( Môn: Văn)

doc 13 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1422Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 2 ( Môn: Văn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kì 2 ( Môn: Văn)
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 ( MÔN: VĂN)
I. Lý thuyết
BÀI. PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG
(Bạch Đằng giang phú)
TRƯƠNG HÁN SIÊU
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Trương Hán Siêu (? – 1354), tự là Thăng Phủ, quê ở thôn Phúc Am, xã Ninh Thành, nay thuộc thị xã Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Các vua Trần rất kính trọng Trương Hán Siêu, thường gọi ông là “thầy”. Là người tài đức vẹn toàn nên khi qua đời, ông được thờ ở Văn Miếu. Tác phẩm của Trương Hán Siêu có: Bạch Đằng giang phú, Dục Thuý sơn Linh Tế tháp kí (Bài kí ở tháp Linh Tế trên núi Dục Thuý), Khai Nghiêm tự bi kí (Bài kí trên bia chùa Khai Nghiêm) và Cúc hoa bách vịnh, Thơ văn Trương Hán Siêu thể hiện tình cảm yêu nước, ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm đối với xã tắc của một người đề cao Nho học.
2. Phú sông Bạch Đằng là loại phú cổ thể: mượn hình thức đối đáp chủ – khách để thể hiện nội dung, vận văn và tản văn xen nhau, kết thúc bằng một bài thơ. Loại phú cổ thể (có trước đời Đường) được làm theo lối văn biền ngẫu hoặc lối văn xuôi có vần, khác với phú Đường luật (có từ đời Đường) có vần, có đối, có luật bằng trắc chặt chẽ.
3. Bài Phú sông Bạch Đằng thể hiện niềm hoài niệm về chiến công của các anh hùng dân tộc, nêu cao vai trò của yếu tố con người với tinh thần ngoan cường, bất khuất trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
II. PHÂN TÍCH NỘI DUNG
1. Tìm hiểu xuất xứ bài phú
Gợi ý:
Phú sông Bạch Đằng có lẽ được Trương Hán Siêu sáng tác vào đời Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông, khi nhà Trần suy thoái, có nguy cơ sụp đổ. Khi có dịp du ngoạn trên sông Bạch Đằng, một nhánh sông Kinh Thầy đổ ra biển nằm giữa Quảng Ninh và Hải Phòng, nơi lưu dấu chiến tích lịch sử Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán và nhà Trần tiêu diệt quân Nguyên Mông, ông đã cảm khái mà làm thành bài phú này.
2. Phân tích bố cục của bài phú
Gợi ý:
Bài phú này có có kết cấu ba phần theo như lối kết cấu thường thấy ở thể phú:
-       Mở đầu: Giới thiệu nhân vật, nêu lí do sáng tác (từ đầu cho đến dấu vết luống còn lưu.).
-       Nội dung: Đối đáp (từ Bên sông các bô lão cho đến Nhớ người xa chừ lệ chan.).
-       Kết thúc: Lời từ biệt của khách (phần còn lại).
3. Cách miêu tả khái quát, ước lệ kết hợp với tả thực trong đoạn mở đầu:
-       Ước lệ: Nguyên Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt, đầm Vân Mộng; sóng kình, muôn dặm, đuôi trĩ, ba thu,
-       Cảnh thực: cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng, bờ lau san sát, bến lách đìu hiu,
4. Thủ pháp liệt kê trùng điệp được sử hiệu quả
-       Miêu tả không gian rộng lớn, thời gian liên hoàn: "giương buồm giong gió, lướt bể chơi trăng; sớm gõ thuyền, chiều lần thăm"
-        Cũng là bãi đất xa thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao"; "Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối,"-Làm nổi bật những kì tích: "Đây là chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã 
5. Các hình ảnh đối nhau diễn tả không khí bừng bừng chiến trận ("Thuyền bè muôn đội tinh kì phấp phới – Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói"), hay để miêu tả thế giằng co quyết liệt ("ánh nhật nguyệt chừ phải mờ – Bầu trời đất chừ sắp đổi").
6. Về nghệ thuật chọn lọc hình ảnh, sử dụng điển tích
Tác giả đã lựa chọn hình ảnh, điển tích diễn tả nổi bật sự thất bại của quân giặc, khẳng định một cách trang trọng tài trí của vua tôi nhà Trần:
-       "Trận Xích Bích quân Tào Tháo tan tác tro bay – Trận Hợp Phì, giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi."
-       "Hội nào bằng hội Mạnh Tân, có lương sư họ Lã – Trận nào bằng trận Dục Thuỷ, có quốc sĩ họ Hàn."
7. Vần trong đoạn 1 và 2:
-       Vần lưng: vơi – chơi, lâu - đâu
-       Vần chân: Việt – biết – thiết
-       Vần gián cách: nhiều – Triều – chiều, đối - đổi - dối - lối - nổi, Hàn – nhàn – chan.
8. Nhân vật “khách” – cái tôi của tác giả:
Sông Bạch Đằng và những hoài niệm về chiến công trên dòng sông này đều xuất phát từ sự quan sát của nhân vật “khách” – tác giả. Chính qua sự quan sát ấy, nhân vật khách hiện lên với vẻ đẹp phóng khoáng, mạnh mẽ của bậc tráng sĩ: "chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều mà lòng tráng sĩ bốn phương vẫn còn tha thiết". “Khách” ấy cũng là người thích ngao du, thăm thú và tìm hiểu lịch sử dân tộc:"Học Tử Trường chừ thú tiêu dao".
9. Nhân vật “bô lão” – hình ảnh của tập thể
Xuất hiện trong hình thức đối đáp ở đoạn hai như sự hô ứng, qua đó tái hiện lại kì tích xưa, bộc lộ niềm ngưỡng vọng, tự hào hùng tráng:
-       Những chiến thắng vĩ đại trên sông Bạch Đằng: Chiến thắng gắn với tên tuổi Ngô Quyền và chiến thắng gắn với tên tuổi Trần Hưng Đạo. Các chiến thắng vang dội này được đặc biệt tô đậm nhờ những hình ảnh, điển tích được chọn lựa hết sức đặc sắc: “tinh kì phấp phới, giáo gươm sáng chói”, “ánh nhật nguyệt... phải mờ, bầu trời đất... sắp đổi”, “tan tác tro bay,... hoàn toàn chết trụi...; Xích Bích, Hợp Phì,”
-       Ngẫm lại xưa, thấy chiến thắng oanh liệt là bởi “trời đất cho nơi hiểm trở”, “nhân tài giữ cuộc điện an” và “bởi đại vương coi thế giặc nhàn”, nghĩ đến nay chỉ thêm hoài tiếc: "Đến bên sông chừ hổ mặt – Nhớ người xa chừ lệ chan".
10. Đoạn cuối bài, trong lời thơ
“bô lão” và “khách” như hiện thân hô ứng của xưa – nay ca lên niềm tự hào về non sông hùng vĩ, bình luận về chiến thắng sông Bạch Đằng bằng khúc anh hùng ca về tinh thần ngoan cường, bất khuất của con người:
BÀI. ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ
(Bình Ngô đại cáo)
NGUYỄN TRÃI
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Về tác giả, xem bài trước
2. Cáo là thể văn có nguồn gốc từ Trung Quốc xa. Cáo được chuyên dùng để vua công bố việc lớn với muôn dân. Nguyễn Trãi dùng hai chữ đại cáo vốn là tên gọi một bài cáo cổ xưa nhất của Trung Quốc để thay lời Lê Lợi công bố với thiên hạ. Cáo thường hay dùng văn biền ngẫu. Văn biền ngẫu hay còn gọi là “biền văn”, “biền lệ văn” hoặc “văn tứ lục” (biền là ngựa đi sóng đôi; ngẫu là đôi, cặp). Văn biền ngẫu có năm đặc điểm:
-       Ngôn ngữ đối ngẫu: các vế đối nhau theo bằng trắc, từ loại;
-       Kiểu câu chỉnh tề, câu 4 chữ đối với câu 4 chữ, câu 6 chữ đối với câu 6 chữ hoặc câu 4/4 và câu 6/6 đối nhau;
-       Có vần điệu, bằng trắc hài hoà;
-       Sử dụng điển cố;
-       Sử dụng từ ngữ bóng bẩy có tính phô trương.
Trong bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi còn có loại câu 5 chữ, 7 chữ, 10 chữ, 14 chữ rất đa dạng.
3. Đại cáo bình Ngô là một bản anh hùng ca về sức mạnh của truyền thống yêu nước, tinh thần độc lập tự cường, tư tưởng đại nghĩa, ý chí của quân và dân ta trong trong cuộc chiến đấu thắng lợi vang dội trước giặc ngoại xâm, đem lại cuộc sống hoà bình, hạnh phúc cho toàn dân tộc ở thế kỉ XV.
II. PHÂN TÍCH NỘI DUNG
1. Tìm hiểu xuất xứ bài cáo
Cuối năm 1427, sau khi chiến thắng giặc Minh, Lê Lợi giao cho Nguyễn Trãi viết Đại cáo bình Ngô nhằm tổng kết toàn diện cuộc kháng chiến.
2. Tìm hiểu bố cục bài cáo
Bài cáo gồm 5 đoạn:
-       Đoạn 1 (từ Từng nghe...  đến Chứng cớ còn ghi): Nêu luận đề chính nghĩa.
-       Đoạn 2 (từ Vừa rồi...  đến Ai bảo thần dân chịu được?): Tố cáo tội ác của giặc.
-       Đoạn 3 (từ Ta đây...  đến lấy ít địch nhiều.): Lãnh tụ và nghĩa quân trong buổi đầu dấy nghiệp.
-       Đoạn 4 (từ Trọn hay... đến Cũng là cha thấy xưa nay): Quá trình kháng chiến đi đến thắng lợi.
-       Đoạn 5 (từ Xã tắc từ đây vững bền đến hết): Tuyên bố hoà bình, khẳng định ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
3. Tìm những từ ngữ, hình ảnh so sánh đặc sắc dùng để miêu tả thế chiến thắng của quân ta và sự thất bại của giặc.
Khí thế chiến thắng của ta
Sự thất bại nhục nhã của giặc
Đoạn từ Trọn hay...  đến cho tất cả thế gian.
sấm vang chớp giật
máu chảy thành sông
trúc chẻ tro bay
thây chất đầy nội
thừa thắng ruổi dài
phải bêu đầu
đất cũ thu về
đành bỏ mạng
hăng lại càng hăng
cháy lại càng cháy
mưu phạt tâm công
trí cùng lực kiệt
Đoạn từ Bởi thế...  đến chưa thấy xưa nay.
điều binh thủ hiểm
chặt mũi tiên phong
sai tướng chẹn đường
tuyệt nguồn lương thực
ngày mười tám
Liễu Thăng thất thế
ngày hai mươi
Liễu Thăng cụt đầu
ngày hăm lăm
Lương Minh bại trận tử vong
ngày hăm tám
Lí Khánh cùng kế tự vẫn
thuận đà ta đưa lưỡi dao tung phá
bí nước giặc quay mũi giáo đánh nhau
đánh một trận
sạch không kình ngạc
đánh hai trận
tan tác chim muông
Tuy cùng miêu tả chiến thắng của ta, thất bại của giặc nhưng ở những đoạn khác nhau mức độ khác nhau: chiến thắng mỗi lúc một lớn, khí thế càng ngày càng mạnh mẽ, dồn dập – càng ngoan cố, thất bại càng thảm hại, nhục nhã.
4. Phân tích những thủ pháp nghệ thuật đã được sử dụng nhằm làm nổi bật chiến thắng của ta và thất bại của giặc.
Các thủ pháp: liệt kê trùng điệp (những chiến thắng của ta, những thất bại của giặc),đối lập (khí thế, tư thế của bên chủ động, chiến thắng – kẻ tan tác, thất bại nặng nề, thảm khốc), so sánh tương phản dài, tiết tấu nhanh – chậm tạo ra những sắc thái biểu cảm đa dạng: khi thể hiện khí thế, sức mạnh của quân ta thì hào hùng, mạnh mẽ, với những câu văn ngắn gọn, đanh chắc (Gươm- (giữa chiến thắng của ta với thất bại của giặc), Các thủ pháp này kết hợp với sự thay đổi linh hoạt hình thức câu văn ngắn  mài đá, đá núi cũng mòn – Voi uống nước, nước sông phải cạn - Đánh một trận sạch không kình ngạc - Đánh hai trận tan tác chim muông); khi miêu tả sự thất bại của giặc thì thảm hại, tơi bời, với những câu văn dài, như sự những thất bại liên tiếp, kéo dài vô kể (Bị ta chẹn ở Lê Hoa, quân Vân Nam nghi ngờ khiếp vía mà vỡ mật ! – Thua quân ta ở Cần Trạm, quân Mộc Thạnh xéo lên nhau chạy để thoát thân).
5. Những luận điểm chính của đoạn trích:
-       Hình ảnh vị lãnh tụ nghĩa quân và những khó khăn trong buổi đầu dấy nghĩa.
-       Quá trình kháng chiến và thắng lợi vẻ vang.
-       Tuyên bố hoà bình và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa.
6. Về hình tượng người thủ lĩnh
Làm nên sức mạnh chiến thắng, còn phải kể đến vai trò của người thủ lĩnh hết lòng vì sự nghiệp chung, có tài trí, mưu lược: ý thức trách nhiệm cao đối với vận mệnh quốc gia, căm thù giặc sâu sắc, đặt nhiệm vụ cứu nước trở thành hoài bão, điều nung nấu của mình, trọng người hiền tài, thu phục được lòng người tạo thành sức mạnh đoàn kết, tinh thông binh pháp, chiến lược,
7. Tìm hiểu tư tưởng đại nghĩa trong bài cáo
Đối với nhân dân, đại nghĩa là vì nhân dân, đem lại cuộc sống yên ổn, hạnh phúc cho nhân dân, cũng tức là phải đánh đuổi kẻ thù ra khỏi bờ cõi (“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, khi chiến thắng rồi thì “lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức”); đại nghĩa trở thành phương châm, sức mạnh chiến đấu: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn – Lấy chí nhân để thay cường bạo”.
Đối với kẻ thù, đại nghĩa thể hiện ở chiến lược đánh bằng mưu lược, đánh vào lòng người: “Chẳng đánh mà người chịu khuất – Ta đây mưu phạt tâm công”. Hơn nữa, khi chiến thắng, chẳng những không giết mà còn cấp cho phương tiện để rút về nước: “Thần vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh – Mã Kì, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyềnVương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa”
-       Lời ca của “bô lão” khẳng định sự hằng tồn của dòng sông Bạch Đằng lịch sử, cũng là khẳng định chân lí: “Những người bất nghĩa tiêu vong – Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh”.
-       Lời ca của “khách” tiếp nối âm hưởng tự hào, tôn vinh ở lời ca của “bô lão” đồng thời nhấn mạnh đến vai trò của con người trong chiến công xa, cũng là chân lí thấm đẫm tinh thần nhân văn cho muôn đời.
BÀI. HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA
THÂN NHÂN TRUNG
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Thân Nhân Trung (1418 – 1499), tên chữ là Hậu Phủ, người Yên Ninh, Yên Dũng, nay thuộc tỉnh Bắc Giang, đỗ tiến sĩ năm 1469. Thân Nhân Trung từng là Tao đàn Phó Nguyên suý trong Hội Tao Đàn do Lê Thánh Tông sáng lập. Ngoài bài văn bia này ông còn sáng tác thơ.
2. Bài trích này nằm trong tác phẩm có tên là Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba, một trong 82 bài văn bia ở Văn Miếu Hà Nội.
Văn bia là loại văn khắc trên mặt đá nhằm ghi chép những sự việc trọng đại, hoặc tên tuổi, cuộc đời của những người có công đức lớn để lưu truyền cho đời sau. Bia có ba loại chính: bia ghi công đức, bia ghi việc xây dựng các công trình kiến trúc và bia lăng mộ. Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba thuộc loại văn bia đề danh, ghi công đức. Bia ghi công đức thường có phần tựa nêu lên lí do, quá trình làm bia; có phần ghi ngày tháng, họ tên người làm bia (viết bằng văn xuôi) và phần minh (viết bằng văn vần). Dần dần, phần tựa hoặc kí trở thành nội dung quan trọng nhất, thể hiện tư tưởng, quan điểm của người dựng bia. Bài văn bia này giữ vai trò như một lời tựa chung cho cả 82 tấm bia tiến sĩ ở Văn Miếu.
3. Khẳng định Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, tác giả Thân Nhân Trung đã phân tích vai trò của người hiền tài đối với vận mệnh của đất nước, đồng thời cũng chỉ rõ mục đích tốt đẹp của việc đề danh tiến sĩ.
II. PHÂN TÍCH NỘI DUNG
1. Tìm hiểu xuất xứ
Gợi ý: Bài văn bia này được Tiến sĩ Thân Nhân Trung viết năm 1484, thời Hồng Đức. Trước phần trích  có một đoạn dài kể việc từ khi Lê Thái Tổ dựng nước (1428 – 1484), tuy các vua Lê thuở ấy đều chú ý bồi dưỡng hiền tài nhưng chưa có điều kiện dựng bia tiến sĩ. Sau phần trích là danh sách 33 vị đỗ tiến sĩ khoa Nhâm Tuất.
+        Tìm hiểu bố cục đoạn trích
+       Đoạn 1: (từ Tôi dẫu nông cạn cho đến làm đến mức cao nhất): Nêu lên giá trị của hiền tài đối với đất nước.
+         Đoạn 2: (phần còn lại): Nêu ý nghĩa của việc dựng bia, khắc tên người hiền tài.
3. Nhận xét về kết cấu của đoạn trích
Mở đầu đoạn văn tác giả khẳng định vị trí “nguyên khí” của người hiền tài đối với quốc gia và kết thúc cũng khẳng định vai trò “củng cố mệnh mạch cho nhà nước”. Đây là lối kết cấu đồng tâm, nhằm nhấn mạnh vai trò của người hiền tài đối với quốc gia và khẳng định mục đích của việc dựng bia đề danh.
4. Cách diễn đạt đã làm nổi bật vai trò, mối quan hệ mật thiết của người hiền tài đối với quốc gia như thế nào?
+         Lập luận đối lập: “ nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”.
+         Liệt kê, trùng điệp đối lập: “kẻ ác lấy đó mà răn, người thiện theo đó mà gắng, dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho nhà nước”.
5. Phân tích ý nghĩa của câu “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”
Tác giả nói đến hiền tài là để chỉ những người có tài cao, học rộng và có đạo đức. Hiền tài là nguyên khí, nghĩa là khẳng định những người có tài cao, học rộng và có đạo đức chính là khí chất làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước, xã hội.
Mối quan hệ giữa hiền tài đối với vận mệnh đất nước: người hiền tài có vai trò quyết định đến sự thịnh – suy của một đất nước, hiền tài dồi dào thì đất nước hưng thịnh, hiền tài cạn kiệt thì đất nước suy yếu. Như vậy muốn cho nguyên khí thịnh, đất nước phát triển thì không thể không chăm chút, bồi dưỡng nhân tài.
6. Dựa vào đoạn trích, để chứng minh: “Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất”
Gợi ý: Câu này nói lên sự quan tâm, đãi ngộ hiền tài của những người đứng đầu đất nước:
+         Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng trước trật.
+         Nêu tên ở tháp Nhạn,  ban cho danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hỉ.
+         Dựng đá đề danh đặt ở cửa Hiền Quan
7. Việc dựng bia “đề danh tiến sĩ” ở Văn Miếu nhằm mục đích gì?
+         Lưu danh hiền tài muôn đời, thể hiện sự coi trọng, đề cao hiền tài của “thánh minh”.
+         Để kẻ sĩ trông vào những gương hiền tài được lưu danh mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua. Việc lưu danh bia đá không những để nêu gương mà còn để nhắc nhở và kêu gọi kẻ sĩ tự rèn đức luyện tài, cống hiến cho đất nước.
+         Việc lưu danh bia đá có thể khiến kẻ hiền tài lấy đó mà răn mình, tránh được hư hỏng, sa đoạ.
Tóm lại, lập bia lưu danh tiến sĩ là việc làm hết sức có ý nghĩa: kẻ ác lấy đó mà răn, người thiện theo đó mà gắng, dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho nhà nước.  
BÀI. TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ
(Trích Chinh phụ ngâm)
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tác giả Đặng Trần Côn - hiện không rõ năm sinh, năm mất, chỉ biết sống vào khoảng thế kỉ XVIII.Quê tại làng Nhân Mục thường gọi là làng Mọc, huyện Thanh Trì, nay là quận Thanh Xuân, Hà Nội. Đặng Trần Côn còn có nhiều tác phẩm, nổi tiếng hơn cả là Chinh phụ ngâm.  Ngoài Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn còn có mấy bài thơ vịnh tám cảnh đẹp ở Tiêu Tương (Tiêu Tương bát cảnh), và một số bài phú như Trương Hàn tư thuần lô (Trương Hàn nhớ rau thuần, cá vược), Trương Lương bố y (Trương Lương áo vải), Khấu môn thanh (Tiếng gõ cửa).
Bản diễn Nôm (giới thiệu trong sách giáo khoa) tương truyền là của Đoàn Thị Điểm. Dịch giả Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748), hiệu là Hồng Hà, người làng Giai Phạm xứ Kinh Bắc nay thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Cha là Đoàn Doãn Nghi, anh là Đoàn Doãn Luân, đều đậu hương cống, không ra làm quan, chỉ ở nhà dạy học. Đoàn Thị Điểm là một phụ nữ nhan sắc, tài hoa. Sáng tác tập thơ chữ Hán Truyền kì tân phả và bản dịch Chinh phụ ngâm bằng chữ Nôm. Đã từng làm nghề dạy học và trở thành nhà giáo phụ nữ đầu tiên thành đạt, học trò của bà rất đông, sau này có người đỗ đến đại khoa.
2. Ngâm khúc là thể loại thơ trữ tình trường thiên thuần tuý Việt Nam viết bằng thể thơ song thất lục bát với phương thức trữ tình dài hơi, sử dụng nhiều tiểu đối. Thể loại này phù hợp với việc bày tỏ tâm trạng, cảm xúc hồi tưởng, nhớ nhung, suy tư, sầu muộn, ai oán, xót thương của nhân vật trữ tình.
Thể thơ song thất lục bát là thể thơ mỗi khổ gồm hai câu 7 chữ, một câu 6 chữ, một câu 8 chữ. Bốn câu dài ngắn khác nhau kết lại thành một khổ và luân phiên kéo dài bao nhiêu khổ cũng được trong một bài thơ. Hai câu thất ngắt nhịp cố định 3 / 4 (khác với câu thất ngôn Đường luật ngắt nhịp 4 / 3); câu 6 và câu 8 ngắt nhịp tự do. Có thể gieo vần bằng hoặc trắc, ở cuối câu hoặc lưng chừng câu.
Chinh phụ ngâm là tác phẩm mở đầu, cũng là tác phẩm đặc sắc nhất của thể loại ngâm khúc, một thể loại trữ tình rất phát triển ở thế kỉ XVIII.
3. Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ tập trung khắc hoạ tình cảnh lẻ loi và nỗi nhớ thương da diết của người chinh phụ đối với chinh phu trong những ngày dài biền biệt xa cách; qua đó bộc lộ tinh thần nhân đạo sâu sắc của tác giả.
II. PHÂN TÍCH NỘI DUNG
1. Tìm hiểu xuất xứ
Theo Phan Huy Chú thì Đặng Trần Côn đã soạn khúc ngâm vào khoảng 1740 - 1742, và Đoàn Thị Điểm có thể dịch vào khoảng 1743 - 1745, trong thời gian ông Nguyễn Kiều (chồng bà) đi sứ.
Đoạn trích từ câu 193 đến câu 288: Sau buổi tiễn đưa, người chinh phụ trở về, tưởng tượng cảnh chiến trường đầy hiểm nguy và chết chóc mà xót xa, lo lắng cho chồng. Thương thân mình lẻ loi, cô đơn, một thân “nuôi già dạy trẻ” vò võ chờ chồng...  lại nhớ thương và lo lắng cho chồng. Tâm sự đó thể hiện rõ nét ở đoạn trích này.
2. Tìm hiểu khái quát về tác phẩm Chinh phụ ngâm
Gợi ý: Chinh phụ ngâm là lời thở than của người vợ có chồng ra trận. Khúc ngâm gồm có ba phần:
Phần mở đầu: Người chinh phụ nhớ lại cảnh người chinh phu lên đường. Trong con mắt của người vợ, hình ảnh của người chồng thật hào hùng, đẹp đẽ. Bởi theo suy nghĩ của nàng lúc đó thì việc chàng ra trận là bổn phận thiêng liêng và hứa hẹn ngày lập công chiến thắng cùng với vinh hoa, phú quý. Nhưng vì nhớ thương da diết nên trong tâm trạng nàng, bên cạnh niềm kiêu hãnh, tự hào là nỗi sầu oán: “Sầu lên ngọn ải, oán ra cửa phòng”.
Phần trung tâm của khúc ngâm là cuộc sống “Thiếp trong cánh cửa chàng ngoài chân mây”. Đến đây yếu tố tình cảm trở thành động lực chi phối cái nhìn chiến tranh của chinh phụ.
Nàng tưởng tượng ra cảnh chiến trường và cuộc sống của chinh phu ở chiến trường. Thay vì những chiến công, ở đây chỉ thấy những cuộc hành quân, những trận đánh liên miên với bao nhiêu khó khăn nguy hiểm. Chiến trường đồng nghĩa với “tử địa” (đất chết) đâu đâu cũng thê lương, ảm đạm. Còn những người chinh phu thì luôn phải đối diện với cái chết, bộ mặt lúc nào cũng mệt mỏi bi quan. Từ những gì đã phơi bày, người chinh phụ đặt câu hỏi:
Trên trướng gấm thấu chăng hay nhẽ,
Mặt chinh phu ai vẽ cho nên?
Lời chất vấn là thái độ oán trách nhằm vào chính quyền phong kiến đã gây ra chiến tranh nhưng lại không chút bận tâm đến số phận của người ra trận.
Cuộc sống đau khổ mà chinh phụ tự bộc lộ chủ yếu tập trung ở bi kịch nội tâm cô quạnh. Trạng thái biểu hiện của nội tâm đó thật nhiều vẻ: luyến tiếc, nhớ nhung, hi vọng, oán trách, ngóng đợi, lo lắng,...  tất cả đều nhuốm màu bi thương, kết thành khối sầu muộn chất đầy, ngưng đọng. Ý thức được nỗi khổ đau, chinh phụ từ chỗ đồng tình với việc chồng ra trận, đã hối hận, nhận ra sai lầm của mình:
Lúc ngoảnh lại ngắm màu dương liễu,
Thà khuyên chàng đừng chịu tước phong.
Phần kết: Chinh phụ mơ tưởng ngày chồng chiến thắng trở về, lập nên công trạng, vợ con được chung hưởng hiển vinh. Đây là hạn chế nhưng cũng là tâm lí phổ biến. Có giấc mơ nào không vươn đến điều tốt đẹp có tính lí tưởng. Đáng nói là trong cuộc sum họp đó âm hưởng tha thiết nhất đã ngân lên từ những cử chỉ âu yếm vợ chồng. Vì vậy ý nguyện sau chót được khắc sâu: “Giữ gìn nhau vui thuở thái bình” và hoàn toàn nhất quán với cái nhìn thay đổi về chiến tranh như đã nói trên.
Đoạn trích kể về tình cảnh người chinh phụ nhớ chồng ngày ngày ra vào trông ngóng không yên, đêm năm canh thao thức, đốt hương, soi gương, gảy đàn đều không nguôi vơi được nỗi nhớ. Muốn gửi tấm tình nhớ thương cho chồng mà cũng đành bất lực.
3. Nhận xét về nghệ thuật sử dụng từ láy trong đoạn trích
Gợi ý: Tác giả đã sử dụng nhiều từ láy giàu giá trị biểu cảm, gợi hình, tượng thanh.
-       “đằng đẵng” là tính từ chỉ độ dài thời gian vô hạn, đặt trong câu thơ, gắn với không gian “đường lên bằng trời”, con đường cũng dài vô hạn, miêu tả thật thành công nỗi nhớ vô cùng mà người chinh phụ dành cho chồng nơi chiến trận.
-       “dằng dặc”: chỉ độ dài thời gian mà thiếu phụ sống triền miên trong sầu muộn, nhớ thương và lo lắng.
-       “thăm thẳm”: Chỉ độ xa cách của không gian: “Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu”. Trời trong quan niệm của người xưa là đấng tối cao có uy quyền tuyệt đối, có khả năng thấu hiểu mọi sự. Nhưng vì thương nhớ chồng quá mà chinh phụ cảm nhận đến cả trời xanh cũng “thăm thẳm” không tỏ tường được nỗi nhớ của mình.
4. Chỉ ra và phân tích những hình ảnh thơ đặc sắc
Gợi ý: Hình ảnh thơ đặc sắc, giàu tính biểu trưng, đặc biệt là hình ảnh hoa, nguyệt trong phần cuối đoạn thơ. Những diễn biến phong phú, tinh vi của tình cảm được diễn tả trên cái nền tâm cảnh buồn khổ, lẻ loi. Cảnh và tình đan bện, làm nổi bật những diễn biến của tâm trạng con người.
Hoa nguyệt là những hình ảnh ẩn dụ để nói về tâm trạng của chinh phụ. Chinh phụ thì đang cô đơn đến tột cùng, vậy mà hoa nguyệt thì cứ sóng đôi quấn quýt. Hoa phô bày vẻ đẹp trước nguyệt, nguyệt chan hoà ánh sáng lên hoa. Đặc biệt hai chữ hoa và nguyệt khi thì được xếp ở đầu hai vế của câu thơ, khi thì gần sát nhau...  như biểu tượng về sự gắn kết, giao hoà “nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông”.  Tình cảnh ấy càng làm chinh phụ thấm thía sâu sắc nỗi cô đơn quạnh vắng của bản thân.
5. Nhận xét về nhịp điệu thơ
Gợi ý:
Nhịp điệu thơ linh hoạt, giàu nhạc điệu diễn tả dòng tâm trạng lúc thì buồn bã, thẫn thờ, khi thì tha thiết mong nhớ, trào dâng ước ao, của người chinh phụ: sự biến nhịp ở các câu lục bát và nhịp 3 / 4 lặp lại trùng trùng trong các câu thất.
6. Đối chiếu hai câu:
Bản chữ Nôm                                                     Bản chữ Hán
Khắc chờ đằng đẵng như niên                             Sầu tự hải.
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.                    Khắc như niên.           
(Sầu tựa biển, Khắc như năm)         
Gợi ý:
Một mặt, người diễn Nôm đã trung thành với cái hay của nguyên tác; đồng thời, trung thành mà vẫn sáng tạo. Nhất là sự sử dụng hết sức thành công các từ tiếng Việt như "đằng đẵng", "dằng dặc" để tô đậm cảm giác về thời gian và không gian chờ đợi, buồn thương. Ngoài ra, người diễn Nôm đã sắp xếp lại trật tự hai câu thơ: đảo ý "sầu tự hải" xuống dưới, chuyển ý "khắc như niên" lên trên; việc đảo đổi này đem lại một kết cấu mở, diễn tả được cảm giác thời gian chờ đợi dài vô cùng khiến nỗi sầu trở nên vô tận.
7. Tâm trạng của chinh phụ được thể hiện như thế nào trong hai khổ thơ mở đầu đoạn trích?
Cảnh hiện ra như một màn kịch:
+         Nhân vật: chinh phụ
+         Thời gian: ban đêm 
+         Quang cảnh xung quanh: căn phòng có rèm cửa, có ngọn đèn.
Chinh phụ bồn chồn đứng ngồi không yên, hết ra lại vào, thấy quang cảnh ngày cũng như đêm đâu đâu  cũng chỉ có nỗi cô đơn, buồn tẻ bủa vây. Cảnh ngoài căn phòng lẻ loi, trong phòng cũng vậy, ban ngày cũng như ban đêm, một mình một bóng. Rèm cửa và ngọn đèn là nhân chứng cho sự lẻ loi đơn chiếc của nàng. Có lúc nàng đã nghĩ không rõ ngọn đèn có biết tình cảnh của mình không, rồi lại nghĩ đèn và mình cùng chung cảnh ngộ đáng thương.
Hình ảnh trong phòng ngọn đèn cô đơn, ngoài hiên thiếu phụ một mình dạo bước cực tả sự lẻ loi, đơn chiếc, trống trải.
8. Phân tích diễn biến tâm trạng của chinh phụ trong đoạn thơ từ:“Gà eo óc gáy” đến “phím loan ngại trùng”
Gợi ý:
Đoạn từ “Gà eo óc gáy... ” đến “Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”:
Nếu đoạn trên là khát khao đồng cảm thì đến đoạn này tác giả lại tập trung diễn tả sự chờ đợi nặng nề khủng khiếp mà chinh phụ phải gánh chịu trong những ngày biền biệt xa chinh phu. Câu 1 và 2 là cảnh đêm và ngày, tình cảnh nào cũng lẻ bóng đơn côi. Không phải ngẫu nhiên tác giả đã xếp hai ý đêm ngày sóng đôi nhau, gợi nỗi thất vọng triền miên trong nỗi khát khao đồng cảm. Đêm thì tiếng gà eo óc gáy suốt năm canh, ngày thì bóng hoè lơ đãng chuyển hết bên này sang bên nọ. Thiên nhiên vạn vật phải chăng đang vô tình trước sự cô đơn lạnh lẽo của chinh phụ. Câu 3 và 4 là cảnh chờ đợi, thời gian chờ đợi dài như thời gian vô tận và không gian mênh mông.
Đoạn “Hương gượng đốt... ” đến “... phím loan ngại trùng” nói về những gắng gượng của chinh phụ để thoát khỏi tình cảnh cô đơn hiện tại nhưng không hiệu quả: Miễn cưỡng đem hương ra đốt nhưng như càng bị dấn sâu thêm vào nỗi sầu miên man; đem đàn ra gẩy hi vọng vơi nguôi nỗi buồn nhưng cũng không làm được: dây đàn kinh sợ mà đứt, phím đàn ngần ngại mà chùng. Như thế, mọi gắng gượng đều vô vọng, không vượt thoát được nỗi cô đơn đang bao trùm, vây bủa.
9. Phân tích diễn biến tâm trạng của chinh phụ trong đoạn thơ từ “Lòng này gửi gió đông... ” đến “nào xong”
Gợi ý:
Nếu trước đó đoạn thơ tập trung diễn tả cảnh lẻ loi đơn chiếc của chinh phụ thì đoạn này chuyển sang diễn tả nỗi lòng chinh phụ hướng về phương xa, nơi nàng hình dung có sự hiện diện của chinh phu. Không gian thay đổi, điểm nhìn thay đổi, từ căn phòng nhỏ hẹp chuyển sang không gian xa rộng và bát ngát không cùng:
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời.
Vì nỗi nhớ lớn quá mà nàng nảy sinh một ý nghĩ nên thơ: gửi gió đông đem lòng thương nhớ của mình đến nơi có người chồng đang chinh chiến. Nhưng đó cũng chỉ là một ước mơ vô vọng, không thể thực hiện được. Hỏi trời, trời không thấu và trời ở xa quá: “Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu”. Bởi thế, quả thật là chỉ có thời gian đằng đẵng và không gian mênh mông mới đo được nỗi nhớ của chinh phụ.
BÀI. TRAO DUYÊN
(Trích Truyện Kiều)
NGUYỄN DU
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Xem lại mục Tìm hiểu về tác giả ở bài Đọc Tiểu Thanh kí.
2. Với tài nghệ miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật của Nguyễn Du, đoạn trích Trao duyên ca ngợi tình yêu sâu sắc của Thuý Kiều đối với Kim Trọng qua việc thể hiện nỗi đau đớn tột cùng mà nàng phải chịu đựng khi phải trao duyên; qua đó thể hiện lòng cảm thông, thương yêu sâu sắc của Nguyễn Du đối với con người “bạc mệnh”.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tìm hiểu xuất xứ
Đây là một trong những đoạn ở vị trí mở đầu cho cuộc đời lưu lạc đầy đau khổ của Thuý Kiều. Khi Vương Ông và Vương Quan bị bắt giam do có kẻ vu oan, Thuý Kiều phải bán mình làm vợ  Mã Giám Sinh để lấy tiền đút lót quan lại cứu cha và em. Việc nhà đã tạm yên, Kiều mới nghĩ đến tình duyên lỡ dở của mình. Trước hết, nàng nghĩ cho người mình yêu, phận mình dù thế cũng đành, nhưng cảm thấy có lỗi với Kim Trọng. Phải làm thế nào cho người yêu đỡ khổ, suy nghĩ mãi, trong đêm cuối cùng, nàng quyết định nhờ em thay mình trả nghĩa cho KimTrọng.
Trao duyên trích từ câu 723 đến câu 756 trong Truyện Kiều.
2. Tìm hiểu bố cục đoạn trích
Có thể chia đoạn trích làm hai đoạn nhỏ:
-       Đoạn 1 (14 câu đầu): Thuý Kiều “trao duyên” cho Thuý Vân.
-       Kiều nói với em về nỗi bất hạnh của mình.
-       Nhờ em và trao kỉ vật tình yêu cho em.
-       Soạn 2 (20 câu còn lại): Tâm trạng Kiều sau khi “trao duyên”.
+         Kiều mong muốn “trở về” gặp lại người yêu.
+         Kiều hướng đến sự đồng cảm với người yêu.
+         Tâm trạng tuyệt vọng của Kiều bởi mâu thuẫn trong tâm hồn nàng (tình yêu sâu nặng và sự chia biệt vĩnh viễn) vẫn không thể giải quyết.
3. Phân tích nghệ thuật xây dựng lời thoại và độc thoại của nhân vật
Đoạn trích là một đoạn lời thoại hoàn chỉnh của nhân vật. Nhưng tính chất đối thoại đổi thay dần theo diễn biến tâm lí và cảm xúc của Kiều. Thoạt đầu xưng hô "chị em"; nhưng từ dòng 15 đến dòng 26, Kiều cảm thấy hạnh phúc đời mình đến đây chấm dứt nên tự xưng mình là “người mệnh bạc”, “người thác oan”, “hồn”. Từ dòng 27 cho đến hết, Kiều như quên đang nói với em, chuyển sang nói với Kim Trọng đang vắng mặt, đó là lời đối thoại đau đớn với người yêu trong tưởng tượng. Dòng 27 - 28 là lời than, dòng 29 - 30 là lời nói với Kim Trọng trong tưởng tượng, dòng 31 - 32 lại là lời than, dòng 33 - 34 lại nói với Kim Trọng trong tưởng tượng. Ở đây, dấu hiệu độc thoại nội tâm là người đối thoại trực tiếp (Thuý Vân) không hiện diện nữa. Cho dù Thuý Vân vẫn còn ngồi ở đó, nhưng lời của Kiều không hướng tới nàng. Kiều lúc này chỉ sống với chính mình, với người yêu của mình nên lời nàng hướng vào nội tâm, thể hiện nỗi đau đớn đến quằn quại của riêng nàng. Ở vào trạng thái đau đớn đến cùng cực, người ta mất luôn ý thức về thực tại. Lời độc thoại này có tác dụng thể hiện trạng thái tâm lí ấy. Và giọng thơ từ chỗ đau đớn bỗng oà thành tiếng khóc: “Ôi Kim lang ! Hỡi Kim lang ! – Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đâ

Tài liệu đính kèm:

  • docvan_10_hk2.doc