Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán Lớp 5

pdf 6 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 1409Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán Lớp 5
Đề cương ôn tập học kì I
Môn: Toán lớp 5
A. Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập và củng cồ về:
1. Phân số ; Số thập phân
- Ôn tập và củng cố cho học sinh các kiến thức về phân số, số thập phân.
- Nắm chắc cách cộng, trừ, nhân, chia phân số ; số thập phân.
- Bổ sung những kiến thức ban đầu cần thiết về phân số thập phân, hỗn số.
2. Bảng đơn vị đo:
- Nắm được các bảng đơn vị đo độ dài, khối lượng, diện tích.
- Biết cách chuyển đổi các đơn vị đo.
3. Giải toán:
- Ôn tập và củng cố lại các dạng toán: Tổng – Hiệu; Tổng – Tỉ; Hiệu – Tỉ; Tìm phân số
của một số; Tìm một số khi biết giá trị phân số của nó.
- Biết cách giải bài toán có liên quan đến tỉ lệ
- Biết cách giải bài toán có liên quan đến tỉ số phần trăm.
4. Hình học:
- Nắm được công thức tính diện tích của một số hình cơ bản đã học như: Hình chữ nhật,
Hình vuông, Hình thoi.
- Nhận dạng tam giác, hình thang và các yếu tố có liên quan như chiều cao, cạnh đáy, 
- Biết và nắm được công thức tính diện tích tam giác. áp dụng để giải các bài toán có
liên quan.
B. Nội dung ễN TẬP TOÁN LỚP 5
1. Phân số
a. Khái niệm về phân số
- Phân số gồm tử số và mẫu số ( khác 0 )
- Mọi số tự nhiên có thể viết thành phân số với mẫu số là 1 ( VD: 5 =
1
5 )
- Số 1 có thể viết thành phân số có tử số và mẫu số bằng nhau và khác 0 (VD: 1 =
100
100 )
- Số 0 có thể viết thành phân số có tử số bằng 0 và mẫu số khác 0 ( VD: 0 =
2012
0 )
b. Các tính chất của phân số:
- Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được
một phân số bằng phân số đã cho.
VD:
6
5 =
36
35

 =
18
15
- Nếu chia cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được
một phân số bằng phân số đã cho.
VD:
18
15 =
318
315

 =
6
5
- áp dụng tính chất cơ bản của phân số để:
+ Rút gọn phân số
+ Quy đồng mẫu số các phân số
c. So sánh hai phân số
- So sánh hai phân số có cùng mẫu số
- So sánh hai phân số khác mẫu: Quy đồng mẫu số
So sánh cùng tử số
- So sánh phân số với 1
d. Hỗn số
- Hỗn số gồm 2 phần: Phần nguyên và phần phân số
 Lưu ý: Phần phân số của hỗn số bao giờ cũng bé hơn đơn vị
- Cách chuyển hỗn số về phân số:
VD: 5
8
2 =
8
285  =
8
42
- Cách chuyển phân số về hỗn số:
VD:
3
16 = 5
3
1
e. Phân số thập phân
- Phân số thập phân là những phân số có mẫu số là 10, 100, 1000
 Lưu ý:Một phân số có thể viết thành phân số thập phân
VD:
4
5 =
254
255

 =
100
125 ;
300
3 =
3300
33

 =
100
1 ;
36
9 =
4
1 =
254
251

 =
100
25
f. Cộng, trừ, nhân, chia phân số
- Cộng, trừ hai phân số có cùng mẫu số: Tử số + Tử số
Mẫu số giữ nguyên
- Cộng trừ hai PS khác MS: Quy đồng mẫu số hai phân số
Cộng, trừ như cộng, trừ hai phân số có cùng mẫu số
- Nhân hai phân số: Tử số nhân tử số
Mẫu số nhân mẫu số
- Chia hai phân số: Lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược
Nhân hai phân số bình thường
 Lưu ý: Khi cộng, trừ, nhân, chia hỗn số ta phải chuyển về phân số rồi tiến hành làm
bình thường
VD: 1
6
19
6
10
6
9
3
5
2
3
3
1
1
2
1 
2. Bảng đơn vị đo
 Bảng đơn vị đo độ dài: km, hm, dam, m, dm, cm, mm
 Bảng đơn vị đo khối lượng: tấn, tạ, yến, kg, hg, dag, g
 Mối quan hệ: Hai đơn vị đo liền kề nhau:
- Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé
- Đơn vị bé bằng
10
1 đơn vị lớn
 Bảng đơn vị đo diện tích: km2, hm2, dam2, m2, dm2, cm2, mm2
 Mối liên hệ: Hai đơn vị đo liền kề nhau:
- Đơn vị lớn gấp 100 lần đơn vị bé
- Đơn vị bé bằng
100
1 lần đơn vị lớn
 Lưu ý: Héc – ta (ha) ứng với hm2
a ứng với dam2
3. Số thập phân:
- Khái niệm: số thập phân gồm: Phần nguyên
Phần thập phân
- Cách đọc viết số thập phân: Đọc (viết) từ hàng cao -> hàng thấp; đọc (viết) phần
nguyên -> dấu (,) -> phần thập phân
- Số thập phân bằng nhau: thêm 0 hoặc bớt các chữ số 0 tận cùng bên phải phần thập
phân thì được số thập phận mới bằng số thập phân đã cho
- So sánh số thập phân: So sánh phần nguyên
So sánh phần thập phân
 Lưu ý: Nếu phần nguyên bằng nhau thì ta so sánh đến các hàng
- Viết các số đo độ dài, khối lượng, diện tích dưới dạng số thập phân
 Lưu ý: Nhớ mối quan hệ giữa các đơn vị đo
đổi ra hôn số -> số thập phân
VD: 5 kg 5g = 5 kg +
1000
5 kg = 5
1000
5 kg = 5,005 kg
- Các phép tính với số thập phân
a. Phép cộng, trừ số thập phân:
- Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số cùng hàng thì thẳng cột
- Cộng, trừ như cộng, trừ các số tự nhiên
- Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng
 Lưu ý học sinh cách đặt tính ( Rèn kĩ)
b. Nhân số thập phân
 Nhân 1STP với 1 STN
- Nhân như nhân các STN
- Đếm xem PTP của STP có
bao nhiêu chữ số thì dùng
dấu (,) tách ở tích bấy
nhiêu chữ số kể từ phải
qua trái
 Nhân 1STP với 10, 100,
1000 với 0,1 ; 0,01 ;
0,001
- Nhân 1 STP với 10, 100,
1000 ta chỉ việc chuyển
dấu phẩy của số đó sang
bên phải lần lượt một, hai,
ba chữ số.
- Nhân 1STP với 0,1 ; 0,01 ;
0,001  ta chỉ việc chuyển
dấu phẩy của số đó sang
bên trái lần lượt một, hai,
ba  chữ số.
 Nhân 1STP với 1STP
- Nhân như nhân các STN
- Đếm xem phần thập phân
của cả 2 thừa số có bao
nhiêu chữ số rồi dùng dấu
phẩy tách ở tích bấy
nhiêu chữ số kể từ phải
qua trái
c. Phép chia số thập phân
- Chia 1STP cho 1STN
- Chia 1STP cho 10, 100, 1000 
- Chia 1STP cho 0,1 ; 0,01; 0,001
- Chia 1STN cho 1STN mà thương tìm được là 1STP
- Chia 1STP cho 1STP
 Lưu ý học sinh cách rèn kĩ năng :
+ Cách đặt tính, cách đánh dấu phẩy ở thương
+ Cách bỏ dấu phẩy để chia
+ Cách tìm số dư (PTP chỉ lấy đến 2 chữ số)
VD: 22,44 18
4 4 1,24
8 4
1 2
Cách 1: NX: chữ số 1 ở số dư
thuộc hàng phần mười
Chữ số 2 ở số dư thuộc hàng
phần trăm
=> Số dư : 0,12
Cách 2: dóng dấu (,) của số
bị chia thẳng xuống số dư ta
thấy:
Dấu (,) liền trước 12
=> Số dư : 0,12
4. Giải toán
a. Các dạng toán điển hình
Tìm 2 số khi biết tổng – hiệu Tìm 2 số khi biết tổng - tỉ Tìm 2 số khi biết hiệu – tỉ
- Vẽ sơ đồ
- Số lớn = ( tổng + hiệu) :2
- Số bé = (tổng – hiệu) : 2
* Lưu ý:
+ Nếu tìm được số lớn thì số
bé = Tổng – số lớn
Số lớn – Hiệu
+ Nếu tìm được số bé thì số
lớn = Tổng – số bé
Số bé + Hiệu
- Vẽ sơ đồ
- Tìm tổng số phần bằng nhau
- Tìm số lớn
- Tìm số bé
- Vẽ sơ đồ
- Tìm hiệu số phần bằng nhau
- Tìm số lớn
- Tìm số bé
b. Các bài toán có liên quan đến tỉ lệ
- Có 2 cách giải: Rút về đơn vị
Tìm tỉ số
 Lưu ý học sinh cách đặt lời giải, danh số của bài toán tỉ lệ
c. Các bài toán có liên quan đến tỉ số phần trăm
Tìm tỉ số % của hai số Tìm giá trị % của một số Tìm một số khi biết giá trị %
của số đó
B1: Tìm thương của 2 số
B2: Nhân thương đó với 100
và viết thêm kí hiệu % vào
bên phải tích tìm được
VD: Tìm tỉ số % của 2 và 5
Tỉ số % của 2 và 5 là:
2 : 5 = 0,4 = 40%
Đáp số: 40%
* Cách làm: Muốn tìm n%
của một số ta lấy số đó chia
cho 100 rồi nhân với n hoặc
lấy số đó nhân với n rồi chia
cho 100
VD: Tìm 34% của 4,5
34% của số 4,5 là:
C1: 4,5 : 100 x 34 = 1,53
C2: 4,5 x 34 : 100 = 1,53
Đáp số: 1,53
* Cách làm: Muốn tìm a, biết
n% của a là b ta lấy b chia
cho n rồi nhân với 100, hoặc
lấy b nhân với 100 rồi chia
cho n
VD: Tìm 1 số biết 4,5% của
số đó là 18
Số đó là:
C1: 18 : 4,5 x 100 = 400
C2: 18 x 100 : 4,5 = 400
Đáp số: 400
* Lưu ý: Khi chia dư thì phần thập phân chỉ lấy đến 4 chữ số
VD: 19 : 30 = 0,6333 = 63,33 %
* Lưu ý cách trình bày trong giải toán có lời văn
VD: Có 12 viên bi xanh và 24 viên bi vàng. Tìm tỉ số % của số bi vàng và tổng số bi?
Giải
Tổng số bi có là:
12 + 24 = 36 (viên)
Tỉ số phần trăm của số bi vàng và tổng số bi là:
24 : 36 = 0,6666
0,6666 = 66,66 %
Đáp số: 66,66%
5. Hình học
a. Công thức tính P, S các hình đã học
- Hình chữ nhật: P = (a + b) x 2 (a, b cùng đơn vị đo)
S = a x b
- Hình vuông: P = a x 4
S = a x a
- Hình thoi: S = m x n : 2 ( m, n là 2 đường chéo)
- AD để giải các bài toán liên quan
b. Hình tam iác
* Các dạng hình tam giác
A B B
B C A C A C
Tam giác có 3 góc
nhọn
Tam giác có 1 góc tù
và 2 góc nhọn
Tam giác có 1 góc
vuông và 2 góc nhọn
* Xác định các yếu tố liên quan
- Lưu ý: Đường cao hạ xuống cạnh nào thì cạnh đó là đáy
VD: A
B C
H
* Công thức tính diện tích tam giác
Trong đó S: diện tích
a: cạnh đáy (cùng đơn vị đo)
h: chiều cao
* áp dụng để giải các bài toán liên quan:
- Lưu ý: Diện tích tam giác vuông = tích hai cạnh góc vuông chia cho 2
c. Hình thang A B
D H C
- Hình thang có 1 cặp cạnh đối song song (AB // CD)
S =
2
ha
+ Cạnh đáy AB, cạnh đáy CD ( đáy bé AB, đáy lớn CD)
+ Cạnh bên AD, cạnh bên BC
+ AH là đường cao
- Lưu ý: Hình thang vuông là hình thang có
một cạnh bên vuông góc với hai cạnh đó ->
A B
D C
Tham khảo chi tiết đề thi học kỡ 1 lớp 5
https://vndoc.com/de-thi-hoc-ki-1-lop-5

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_hoc_ki_1_mon_toan_lop_5.pdf