Đề cương ôn tập giữa học kỳ I môn Hóa học Lớp 8

doc 2 trang Người đăng daohongloan2k Ngày đăng 23/12/2022 Lượt xem 358Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kỳ I môn Hóa học Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập giữa học kỳ I môn Hóa học Lớp 8
ÔN TẬP CHƯƠNG 1,2:
Họ và tên:..................................................................................................................Điểm: 
Trăc nghiệm:2 điểm
Câu 1: Phát biểu đúng là:
   	A. Khối lượng của nguyên tử được phân bố đều trong nguyên tử.
   	B. Khối lượng của proton xấp xỉ bằng khối lượng của electron.
   	C. Điện tích của electron bằng điện tích của nơtron.
  	D. Khối lượng của hạt nhân được coi bằng khối lượng của nguyên tử.
Câu 2: Cho thành phần các nguyên tử sau: A(17p,17e, 18 n), B(20p, 20n, 20e), C(17p,17e, 20 n), D(19p,19e, 20n). Có bao nhiêu nguyên tố hóa học:
 	A.1 	B. 2 	C. 3 	D.4
Câu 3: Một nguyên tử có tổng  số hạt là 52, trong đó số proton là 17, số electron và số nơtron lần lượt là
    	A. 18 và 17.        	C. 16 và 19.	B. 19 và 16.                        	 D. 17 và 18.
Câu 4: Tổng số hạt trong một nguyên tử là 28 và số hạt không mang điện chiếm xấp xỉ 35% thì số electron của nguyên tử là
  	A. 7                               C. 9	B. 8                                      	D. 10
Câu 5: Nguyên tố chiếm hàm lượng nhiều nhất trên trái đất là
    A) nguyên tố oxi.	B) nguyên tố hidro.	C) nguyên tố nhôm.	D) nguyên tố silic
Câu 6: Dãy nguyên tố phi kim là:
    A) Cl, O, N, Na, Ca.    	B) S, O, Cl, N, Na.    	C) S, O, Cl, N, C.    	 	D) C, Cu, O, N, Cl.
Câu 7: Cho các dữ kiện sau:
- Trong cơ thể người có chứa từ 63 đến 68% về khối lượng là nước.
- Hiện nay , xoong nồi làm bằng inox rất được ưa chuộng.
- Cốc nhựa thì khó vỡ hơn cốc thủy tinh.
Dãy chất trong các câu trên là:
  A    cốc thủy tinh, cốc nhựa, inox.  	B    thủy tinh, nước, inox, nhựa.
  C  thủy tinh, inox, soong nồi.  	D    cơ thể người, nước, xoong nồi.
Câu 8: Phân tử khối của hợp chất tạo ra từ 3 nguyên tử oxi và 2 nguyên tử R là 102 đvC. Nguyên tử khối của R là
  A    46.  	B    27.  	C    54.  	D   23.
Câu 9: Hợp chất Natri cacbonat có công thức hóa học là Na2CO3 thì tỉ lệ các nguyên tố theo thứ tự Na : C : O là
  A   2 : 0 : 3.  	B    1 : 2 : 3.  	C   2 : 1 : 3.  	D    3 : 2 : 1
Câu 10: Cho các dữ kiện sau:
	(1) Khí hidro do nguyên tố H tạo nên
	(2) Khí canbonic do 2 nguyên tố C và O tạo nên
	(3) Khí sunfurơ do 2 nguyên tố S và O tạo nên
	(4) Lưu huỳnh do nguyên tố S tạo nên
Hãy chọn thông tin đúng:
  A    (1) (2) : đơn chất  	B    (1) (4) : đơn chất  	C   (1) (2) (3) : đơn chất  	D   (2) (4) : đơn chất
Câu 11: Cho các dữ kiện sau:
	(1) Natri clorua rắn (muối ăn).	(2) Dung dịch natri clorua ( hay còn gọi là nước muối).
	(3) Sữa tươi.	(4) Nhôm.
	(5) Nước.	(6) Nước chanh.
Dãy chất tinh khiết là:
  A    (1), (3), (6). 	B    (2), (3), (6).	 C    (1), (4), (5). 	D    (3), (6).
Câu 12: Khối lượng thực của nguyên tố Oxi là (biết 1đvC = 1,6605.10-24g):
 A. 2,656 gam  	B. 1,656.10-23 gam  	C . 2,657 . 10-23 gam   	D.3,656 . 10-23 gam
Câu 13: Nguyên tử Ca so với nguyên tử O nặng hơn hay nhẹ hơn?
 A . nặng hơn 0,4 lần.  	B. nhẹ hơn 2,5 lần.	C.   nhẹ hơn 0,4 lần.  	D. nặng hơn 2,5 lần.
Câu 14: Trong các hiện tượng sau, đâu là hiện tượng hóa học?
 A. Rượu nhạt để lâu ngày chuyển thành giấm.
B. Dây sắt cắt nhỏ từng đoạn.
 C. Đá lạnh tan ra thành nước
D. Hiện tượng trái đất nóng lên.
Câu 15: Trong PTHH : 2H2 + O2® 2H2O, nếu khối lượng của H2 là 5 gam, khối lượng của O2 là 18 gam thì khối lượng của H2O là:
 	A. 10gam.	B. 15gam.	C. 20 gam.	 D. 23 gam.
Câu 16: Đốt sắt trong lưu huỳnh tạo thành sắt (II) sunfua. Phương trình nào biễu diễn đúng?
	 A. 2Fe + S2 2FeS	B. 2Fe + 3S Fe2S3
 	C. Fe + S FeS	D. Fe + 2S FeS2
Câu 17: Phương trình hóa học nào sau đây là đúng?
 	A. HCl + Zn à ZnCl2 + H2 	B. 3HCl + Zn à ZnCl2 + H2
 	C. 2HCl + Zn à ZnCl2 + H2 	D. 2HCl + 2Zn à 2ZnCl2 + H2
Câu 18: Có phương trình hóa học sau:
	2Al + 3CuO t0 	 Al2O3 + 3Cu
Tỉ lệ số nguyên tử, phân tử của các chất trong phương trình bằng:
 A. 2:3:2:3
B. 2:3:1:2
C. 2:3:1:3
D. 2:1:3:2
Câu 19: Điều kiện để xảy ra phản ứng hóa học là:
 A. Các chất phải tiếp xúc với nhau 	B. Một số phản ứng cần nhiệt độ
 C. Một số phản ứng cần chất xúc tác 	D. Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 20: Nung 100 tấn canxi cacbonat theo phương trình: CaCO3 t0 CaO + CO2
	-Khối lượng CaO thu được là:
 	A. 52 tấn 	B. 54 tấn 	C. 56 tấn 	D. 58 tấn
	-Khối lượng CO2 thu được là:
	 A. 41 tấn 	B. 42 tấn 	C. 43 tấn 	D. 44 tấn 
Tự luận:
Câu 1(1đ): Cho biết tổng số hạt proton, nơtron, electron tạo nên nguyên tử của một nguyên tố bằng 52. Trong đó số hạt không mang điện là 18.
	a, Tính số p, e trong nguyên tử, viết tên, kí hiệu hóa học và nguyên tử khối của nguyên tố.
	b, Vẽ sơ đồ nguyên tử, cho biết số lớp e, số e lớp ngoài cùng có gì giống và khác so với nguyên tử F.
Câu 2 (1,5đ): Viết công thức hóa học, gọi tên và tính phân tử khối của các hợp chất được hình thành bởi:
	1/ a, 1C và 4H 	b, 1C và 2 O	c, 1N và 3H	d, 1Ca và 1O	
	e, 1K, 1Mn và 4 O	f, 1Cu, 1S và 4 	g, Fe (III) và O	h, Na (I) và OH (I)	i, H và PO4 (III)	j, Mg và NO3 (I)
	2/ Tính hóa trị của Na, N, Ca, Al trong các hợp chất sau: 
	a, Na2O	b, NH3	c, Ca(OH)2	d, AlCl3	
Câu 3 (2đ): 1/ Hợp chất của nguyên tố X có hóa trị III với nguyên tố oxi, trong đó X chiếm 70% về khối lượng.
	a, Tìm nguyên tử khối, viết kí hiệu hóa học và tên nguyên tố X.
	b, Viết CTHH và tính phân tử khối của hợp chất.
	2/ Cho kim loại nhôm (Al) phản ứng vừa đủ với 2,3g axit clohidric (HCl), sau phản ứng thu được 6,8g nhôm clorua (AlCl3) và giải phóng 0,2g khí H2. Viết PTHH của phản ứng xảy ra, tính khối lượng nhôm đã tham gia phản ứng?
Câu 4 (1,5đ): a/ Cho các chất sau: AlS, Al3(SO4)2, Al(OH)2, NaCO3, NaO, KCl, Fe2O3, N5O2, P2O5. Chỉ ra công thức hóa học viết sai và sửa lại cho đúng. Biết S (II).
	b/ - Hãy tính thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất CaO?
 -Xác định CTHH của hợp chất được tạo bởi 2 nguyên tố: %P = 43,66%; còn lại là O và phân tử khối là 142 đvC.
Câu 5 (1đ):. Em hãy lập PTHH cho các sơ đồ phản ứng sau? 
	1. NaOH + Fe2(SO4)3 ---> Fe(OH)3 + 	Na2SO4
	2. Mg + AgNO3	---> Mg(NO3)2 + Ag
	3. Na + O2 	---> ..........	4. Al(OH)3 ---> Al2O3 + H2O
 5. Fe2O3 + CO ---> Fe + CO2	6. CuO + HCl -------> CuCl2 + H2O 
	7. Na2SO4 + Ba(NO3)2 -------> BaSO4 + NaNO3
	8. Al + CuCl2 -------> AlCl3 + Cu 	9. FexOy + H2 ------> Fe + H2O
	10. Fe(OH)3 + H2SO4 ® Fex(SO4)y + H2O
Cho nguyên tử khối: P=31; O=16; Fe=56; Ca=40; Al=27;Cl=35,5; Na=23; Cu=64; N=14; H=1; Mn=55; Mg=24; S=32.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_giua_hoc_ky_i_mon_hoa_hoc_lop_8.doc