Đề cương ôn tập giữa học kì II 1) Tên, đặc điểm chức năng các bộ phận của hoa là : - Đài: + Đặc điểm: màu xanh , phần loe ra ,trên đế và cuống hoa. + Chức năng: bảo vệ nhị và nhụy. - Tràng: + Đặc điểm: gồm nhiều cánh hoa , màu sắc khác nhau. + Chức năng: bảo vệ nhị và nhụy. - Nhị: + Đặc điểm: gồm chỉ nhị và bao phấn chứa hạt phấn mang tế bào sinh dục đực. + Chức năng: sinh sản. - Nhụy: + Đặc điểm: gồm đầu nhụy, vòi nhụy và bầu nhụy chứa noãn mang tế bào sinh dục cái. + Chức năng: sinh sản. Bộ phận quan trọng nhất là nhị và nhụy vì nhị chứa tế bào sinh dục đực, nhụy chứa tế bào sinh dục cái và hai bộ phận là cơ quan sinh sản chủ yếu của hoa. 2) Để phân biệt hoa lưỡng tính và hoa đơn tính, căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu: - Hoa lưỡng tính: có đủ nhị và nhụy. - Hoa đơn tính: chỉ có nhị là hoa đực hoặc chỉ có nhụy là hoa cái. 3) Những hoa nhỏ thường mọc thành cụm có tác dụng đối với sâu bọ là giúp sâu bọ dễ phát hiện từ xa và bay từ hoa này sang hoa khác lấy phấn hoa , hút mật dễ dàng, giúp nhiều hoa được thụ phấn. 4) Hoa tự thụ phấn là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó (thường xảy ra ở hoa lưỡng tính có nhụ cà nhụy chín cùng một lúc) Hoa giao phấn khác với hoa tự thụ phấn ở điểm: - Hoa tự thụ phấn: + Là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó. + Xảy ra ở hoa có nhị và nhụy chín cùng một lúc. - Hoa giao phấn: + Là hiện tượng hạt phấn của hoa này chuyển đến đầu nhụy của hoa khác. + Xảy ra ở hoa đơn tính hoặc hoa lưỡng tính có nhị và nhụy không chín cùng một lúc. 5) Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có đặc điểm là: có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt, tràng hoa hẹp, hạt phấn to và có gai, đầu nhụy có chất dính. 6) Những cây có hoa nở vào ban đêm như nhài, quỳnh, dạ hương có đặc điểm để thu hút sâu bọ là hoa có màu trắng có tác dụng giúp sâu bọ dễ phát hiện trong đêm tối, có hương thơm, mật ngọt. 7) – Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy. – Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực (tinh trùng) của hạt phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái (trứng) có trong noãn tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tử. *Thụ phấn là điều kiện cần nhưng chưa đủ của thụ tinh vì sau khi thụ phấn, hạt phấn sẽ hút dịch nhầy, trương lên và nảy mầm thành ống phấn đi xuyên qua đầu nhụy , vòi nhụy, đến bầu nhụy vào noãn gặp tế bào sinh dục cái thì mới xảy ra sự thụ tinh. 8) – Dựa vào đặc điểm của vỏ quả để phân biệt quả khô và quả thịt. + Quả khô: khi chín có vỏ khô, cứng, mỏng. + Quả thịt: khi chín thì mềm, vỏ dày chứa đầy thịt quả. – Để phân biệt quả mọng và quả hạch, dựa vào đặc điểm là: + Quả mọng chứa toàn thịt quả xen kẽ với hạt. + Quả hạch có hạch cứng bọc lấy hạt. 9) Người ta phải thu hoạch đỗ đen, đỗ xanh trước khi chín và khô vì đỗ đen và đỗ xanh thuộc loại quả khô nẻ nên khi chín sẽ tự tách ra, hạt sẽ rơi hết ra ngoài, năng suất thu hoạch thấp. 10) * Giống nhau: - Hạt đều có vỏ và phôi. - Phôi gồm các bộ phận: lá mầm, chồi mầm, thân mầm, rễ mầm. * Khác nhau: - Cây hai lá mầm: + Hạt không có phôi nhũ. + Phôi có hai lá mầm chứa chất dinh dưỡng dự trữ. - Cây một lá mầm: + Phôi có một lá mầm. + Có phôi nhũ chứa chất dinh dưỡng dự trữ. 11) Người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy- không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh vì: - Hạt to, mẩy, chắc: sẽ có nhiều chất dinh dưỡng và các bộ phận của phôi khỏe. - Hạt không bị sứt sẹo: đảm bảo cho hạt nảy mầm thành cây con, phát triển bình thường. Vì các bộ phận như vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ còn nguyên vẹn. -Hạt không bị sâu bệnh: sẽ tránh được những yếu tố gây hại cho cây con khi mới hình thành. 12) – Đặc điểm thích nghi với cách phát tán nhờ gió của quả và hạt: +Có cánh hoặc có túm lông để gió thổi đi xa. - Đặc điểm thích nghi với cách phát tán nhờ động vật của quả và hạt: +Có gai hoặc móc để dính vào da, lông của động vật. +Hoặc có hạch cứng không tiêu hóa được nên theo phân thải ra ngoài. - Đặc điểm thích nghi với cách tự phát tán của quả và hạt: +Vỏ quả khi chín khô có khả năng tự tách để tung ra ngoài. 13)- Điều kiện bên ngoài cần cho hạt nảy mầm là độ ẩm, không khí và nhiệt độ. - Điều kiện bên trong cần cho hạt nảy mầm là chất lượng của hạt. 14) So sánh đặc điểm cấu tạo của rêu với tảo: Giống: - Đều cấu tạo bằng tế bào. - Có chứa diệp lục. - Chưa có mạch dẫn. Khác: * Rêu: - Có màu xanh. - Gồm có thân, lá. - Sống trên cạn, chỗ ẩm ướt. - Cấu tạo đa bào. * Tảo: - Có nhiều màu. - Chưa có rễ, thân, lá thật sự. - Sống dưới nước. - Cấu tạo đơn bào hoặc đa bào. So sánh đặc điểm cấu tạo của rêu với cây có hoa: Giống: - Đều có cấu tạo bằng tế bào. - Có chứa diệp lục. Khác: * Rêu: - Gồm có thân , lá. - Có rễ giả. - Thân không phân nhánh. - Chưa có hoa. - Chưa có mạch dẫn. - Sinh sản bằng bào tử. * Cây có hoa: - Gồm có thân, rễ, lá. - Có rễ chính. - Thân có phân nhánh. - Có hoa. - Có mạch dẫn. - Sinh sản bằng hoa. *Rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt vì rêu có rễ giả, thân lá không có mạch dẫn, khả năng hút nước còn hạn chế. Việc lấy nước và muối khoáng thấm qua mọi bề mặt
Tài liệu đính kèm: