Đề cương ôn tập cuối học kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Kết nối tri thức và cuộc sống (Có đáp án)

Câu 1.  Có mấy bước để mô tả phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

 

2  B. 3  C. 4  D. 5

 

Câu 2: Chất nào sau đây không tan trong nước?

 

A. Muối ăn  B. Đá vôi (bột)  C. Đường  D. Bột canh

 

Câu 3: Hiện tượng nào là thảm họa thiên nhiên gây tác động xấu đến con người và môi trường?

 

Nước bay hơi  B. Cây nến cháy bị chảy lỏng

Hòa tan đường vào nước  D. Cháy rừng

 

Câu 4: Cân điện tử trong phòng thí nghiệm 5kg có thể đo được khối lượng của:

 

cuốn sách KHTN  B. 1 khối sắt

 

 C. 1 người trưởng thành  D. 1 chiếc oto tải

 

Câu 5: Đồ dùng học tập của học sinh (thước kẻ ) có thể đo được:

 

 A. chiều dài của 1 khu nhà  B. chiều dài của bể bơi

 

 C. 1 người trưởng thành  D. cuốn sách giáo khoa 

 

Câu 6: Có 4 nội dung sau:

 

Chuẩn bị các bước tiến hành;  (2) Kết quả thảo luận

 

(3) Mục đích báo cáo;  (4) Kết luận

 

Mỗi báo cáo thuyết trình cần tối thiểu 4 nội dung trên theo trật tự:

 

1, 2, 3, 4  B. 4,3,2,1  C. 3,1,2,4  D. 2,1,4 3

 

Hóa học

 

Câu 1. Phát biểu nào sau đây không mô tả đúng mô hình nguyên tử của Rơ - dơ-pho- Bo

 

A. Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm hạt nhân ở tâm nguyên tử và các electron ở vỏ nguyên tử

 

B. Nguyên tử có cấu tạo đặc khít, gồm hạt nhân nguyên tử và các electron.

 

C. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo xác định tạo thành các lớp electron

 

D. Hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương, electron mang điện tích âm

docx 9 trang Người đăng Mai Đào Ngày đăng 02/08/2024 Lượt xem 103Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập cuối học kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Kết nối tri thức và cuộc sống (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập cuối học kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Kết nối tri thức và cuộc sống  (Có đáp án)
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I KHTN 7
I.TRẮC NGHIỆM:Vật lí
Câu 1. Có mấy bước để mô tả phương pháp tìm hiểu tự nhiên?
2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 2: Chất nào sau đây không tan trong nước?
A. Muối ăn B. Đá vôi (bột) C. Đường D. Bột canh
Câu 3: Hiện tượng nào là thảm họa thiên nhiên gây tác động xấu đến con người và môi trường?
Nước bay hơi B. Cây nến cháy bị chảy lỏng
Hòa tan đường vào nước D. Cháy rừng
Câu 4: Cân điện tử trong phòng thí nghiệm 5kg có thể đo được khối lượng của:
cuốn sách KHTN B. 1 khối sắt
 C. 1 người trưởng thành D. 1 chiếc oto tải
Câu 5: Đồ dùng học tập của học sinh (thước kẻ ) có thể đo được:
 A. chiều dài của 1 khu nhà B. chiều dài của bể bơi
 C. 1 người trưởng thành D. cuốn sách giáo khoa 
Câu 6: Có 4 nội dung sau:
Chuẩn bị các bước tiến hành; (2) Kết quả thảo luận
(3) Mục đích báo cáo; (4) Kết luận
Mỗi báo cáo thuyết trình cần tối thiểu 4 nội dung trên theo trật tự:
1, 2, 3, 4 B. 4,3,2,1 C. 3,1,2,4 D. 2,1,4 3
Hóa học
Câu 1. Phát biểu nào sau đây không mô tả đúng mô hình nguyên tử của Rơ - dơ-pho- Bo
A. Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm hạt nhân ở tâm nguyên tử và các electron ở vỏ nguyên tử
B. Nguyên tử có cấu tạo đặc khít, gồm hạt nhân nguyên tử và các electron.
C. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo xác định tạo thành các lớp electron
D. Hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương, electron mang điện tích âm
Câu 2: Cho các phát biểu:
(1) Nguyên tử trung hòa về điện.
(2) Khối lượng nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạt nhân.
(3) Trong nguyên tử, số hạt mang điện tích dương bằng số hạt mang điện tích âm nên số hạt electron bằng số hạt neutron.
(4) Vỏ nguyên tử, gồm các lớp electron có khoảng cách khác nhau đối với hạt nhân.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1. 	B. 2. 	C. 3. 	D. 4.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây không mô tả đúng vỏ nguyên tử theo mô hình nguyên
tứ của Rơ-dơ-pho - Bo?
A. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo từng lớp khác nhau tạo thành các lớp electron.
B. Lớp electron trong cùng gần hạt nhân nhất có tối đa 2 electron, các lớp electron khác có chứa tối đa 8 electron hoặc nhiều hơn.
C. Lớp electron trong cùng gần hạt nhân nhất có tối đa 8 electron, các lớp
electron khác có chứa tối đa nhiều hơn 8 electron.
D. Các electron sắp xếp vào các lớp theo thứ tự từ trong ra ngoài cho đến hết.
Câu 4: Trừ hạt nhân của nguyên tử hydrogen, hạt nhân các nguyên tử còn lại được
tạo thành từ hạt
A. electron và proton.	B. electron, proton và neutron.
C. neutron và electron.	D. proton và neutron.
Câu 5: Kí hiệu của 3 hạt neutron, proton, electron lần lượt là:
A. n, p, e . 	B. e, p, n 	C. n, e, p 	D. p, n , e
Câu 6: Hạt nhân gồm có hạt
A. proton	B. neutron và electron
C. proton và electron 	D. proton và neutron.
Câu 7: Một nguyên tử có 10 proton trong hạt nhân. Theo mô hình nguyên tử của
Ro-dơ-pho - Bo, số lớp electron của nguyên tứ đó là
A. 1.  	B. 2. 	C. 3. 	D. 4.
Câu 8: Trong một nguyên tử có số proton bằng 5, số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử, viết từ lớp trong ra lớp ngoài, lần lượt là?
A. 1,8, 2. 	B. 2, 8, 1. 	C. 2,3. 	D. 3,2.
Câu 9: Nitơ (nitrogen) là nguyên tố hoá học phổ biến trong không khí. Trong hạt nhân nguyên tử nitơ có 7 proton. Số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử nitơ, viết từ lớp trong ra lớp ngoài, lần lượt là?
A. 7. 	B. 2,5. 	C. 2,2,3. 	D. 2,4,1.
Câu 10: Trong hạt nhân nguyên tử fluorine có 9 proton. Số electron ở lớp ngoài cùng của vỏ nguyên tử fluorine là
A. 2. 	B. 5. 	C. 7. 	D. 8.
Câu 11: Nguyên tử calcium có 20 electron ở vỏ nguyên tứ. Hạt nhân của nguyên tử
calcium có số proton là
A. 2.	B. 10. 	C.18. 	D. 20.
Câu 12: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là
A. electron và neutron. B. proton và neutron.
C. neutron và electron. D. electron, proton và neutron
Câu 13.Trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện là
A. electron. 	B. proton.	C. neutron. D. proton và electron
Câu 14. Nguyên tử luôn trung hoà về điện nên
A. số hạt proton = số hạt neutron. B. số hạt electron = số hạt neutron.
C. số hạt electron = số hạt proton. D. số hạt proton=số hạt electron=số hạt neutron.
Câu 15. Nguyên tử X có 19 proton. Số hạt electron của X là
A. 17.	B. 18.	C. 19.	D. 20.
Câu 16 . Nguyên tử X có 11 proton và 12 neutron. Tổng số hạt trong nguyên tử X là
A. 23.	B. 34.	C. 35.	D. 46.
Câu 17 . Nguyên tử X có tổng số hạt trong nguyên tử là 2. Biết số hạt proton là 1. Tìm số hạt neutron?
A. 0.	B. 1.	C. 2.	D. 3.
Câu 18. Nguyên tử X có tổng số hạt là 52, trong đó số proton là 17. Số electron và số nơtron của X lần lượt là
A. 18 và 17.	B. 19 và 16.	C. 16 và 19.	D. 17 và 18.
Câu 19. Số electron tối đa ở lớp electron thứ nhất là
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 8.
Câu 20. Nguyên tử X có tổng số hạt trong nguyên tử là 60. Biết số hạt electron bằng 20. Số hạt neutron của X là:
A. 17.	B. 18.	C. 19.	D. 20.
Câu 21: Nguyên tử nhôm (aluminium) có 13 electron ở vỏ. Số electron ở lớp trong cùng của nguyên tử nhôm là
A. 2.	B. 8.	C. 10.	D. 18.
Câu 22: Muối ăn chứa hai nguyên tố hóa học là natri (sodium) và chlorine. Trong hạt nhân nguyên tử của các nguyên tố natri và chlorine có lần lượt 11 và 17 proton. Số electron ở lớp ngoài cùng của vỏ nguyên tử natri và chlorine lần lượt là
A. 1 và 7.	B. 3 và 9.	C. 9 và 15.	D. 3 và 7.
Câu 23: Trong hạt nhân nguyên tử lưu huỳnh (sulfur) có 16 proton. Số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử sulfur, viết từ lớp trong ra lớp ngoài, lần lượt là
A. 2, 10, 6.	B. 2, 6, 8.	C. 2, 8, 6.	D. 2, 9, 5.
Câu 24: Hạt nhân một nguyên tử fluorine có 9 proton và 10 neutron. Khối lượng của một nguyên tử flourine xấp xỉ bằng
A. 9 amu.	B. 10 amu.	C. 19 amu	D. 28amu.
Câu 25: Muối ăn chứa 2 nguyên tố hóa học là natri và chlorine. Trong hạt nhân nguyên tử của các nguyên tố natri và chlorine có lần lượt 11 và 17 proton. Số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử natri và chlorine, viết từ lớp trong ra lớp ngoài, lần lượt là
A. 2, 9 và 2, 10, 5.	 B. 2, 9 và 2, 8, 7.	C. 2, 8, 1 và 2, 8, 7. D. 2, 8, 1 và 2, 8, 5.
Câu 26: Nguyên tố phổ biến nhất trong vỏ Trái Đất là
A. Nitrogen	B. Oxygen.	C. Silicon	D. Iron
Câu 27: Đồng (copper) và carbon là carbon là các
A. Hợp chất. 	B. Hỗn 	hợp.
C. Nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hoá học. 	D. Nguyên tố hoá học.
Câu 28 Nguyên tố hoá học có kí hiệu Cl là
A. Chlorine.	B. Carbon.	C. Đồng.	D. Calcium.
Câu 29: Kí hiệu nào sau đây là kí hiệu hoá học của nguyên tố magnesium?
A. MG. 	B. Mg. 	C. mg. 	D. mG.
Câu 30: Điền từ phù hợp vào chỗ trống: " Số ..... là số đặc trưng của một nguyên tố hóa học"
A. Electron	B. Proton.	C. Neutron	D. Neutro và electron
Câu 31: Phát biểu nào dưới đây SAI?
A. Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân
B. Nguyên tố hóa học được đặc trưng bởi số neutron có trong hạt nhân nguyên tử
C. Các nguyên tử của cùng nguyên tố hóa học có tính chất hóa học giống nhau
D. Nguyên tố hóa học nhân tạo là những nguyên tố do con người tổng hợp ra
Câu 32: Nguyên tố hoá học chiếm số nguyên tử nhiều nhất trong vũ trụ là
A. Hydrogen.	B. Oxygen.	C. Carbon.	D. Helium
Câu 33: Vàng và carbon có tính chất khác nhau vì vàng là nguyên tố kim loại còn carbon là nguyên tố
A. Phi kim.	B. Đơn chất 	C. Hợp chất 	D. Khí hiếm
Câu 34: Nguyên tố hoá học tham gia trong cấu tạo của xương và răng của người và động vật là
A. Calcium.	B. Sodium.	C. Magnesium.	D. Potassium.
Câu 35 : Nguyên tố Calsium có kí hiệu hóa học là
A. ca.	B. Ca.	C. cA. 	D. C.
Câu 36: Các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học có cùng thành phần nào?
A. Số protons. B. Số neutrons. C. Số electrons. D. khối lượng nguyên tử.
Câu 37: Tên gọi theo IUPAC của nguyên tố ứng với kí hiệu hóa học Na là
A. Natri.	B. Nitrogen.	C. Natrium. 	D. Sodium.
Câu 38 : Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Nguyên tố nitrogen có kí hiệu hóa học là N.
B. Những nguyên tử có cùng số protons thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
C. Tên gọi theo IUPAC của nguyên tố có kí hiệu hóa học Ca là Carbon.
D. Bốn nguyên tố carbon, oxygen, hdrogen và nitrogen chiếm khoảng 96% trọng lượng cơ thể người.
Câu 39 : Cho các nguyên tố hóa học sau: hydrogen, magnesium, oxygen, potassium, silicon. Số nguyên tố có kí hiệu hóa học gồm 1 chữ cái là
A. 2.	B. 3.	C. 4. 	D. 1.
Câu 40 : Cho mô hình cấu tạo của các nguyên tử A, B, D như sau:
A B D
Cho biết nguyên tử nào cùng thuộc một nguyên tố hóa học?
A. A, B, D.	B. A, B.	C. A, D. 	D. B, D.
Câu 41: Nguyên tử của nguyên tố aluminium có số hiệu nguyên tử là 13. Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Nguyên tử aluminium có 13 protons trong hạt nhân.
B. Nguyên tử aluminium có 13 electrons.
C. Nguyên tử aluminium có số đơn vị điện tích hạt nhân là 13.
D. Nguyên tử aluminium có 14 neutrons trong hạt nhân.
Câu 42 : Trong tự nhiên có hai loại nguyên tử đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học là Ne (Z = 10). Một loại là các nguyên tử Ne có khối lượng nguyên tử là 20 amu và loại còn lại là các nguyên tử Ne có khối lượng nguyên tử là 22 amu. Số hạt neutrons có trong hạt nhân của các nguyên tử Ne có khối lượng 22 amu là
A. 10.	B. 12.	C. 20. 	D. 22.
Câu 43 : Mặt trời chứa hydrogen, 25% helium và 2% các nguyên tố hóa học khác. Phần trăm nguyên tố hydrogen có trong Mặt Trời là
A. 27%.	B. 62%.	C. 25%. 	D. 73%.
Câu 44: Đến nay, con người đã tìm ra bao nhiêu nguyên tố hóa học?
A. 118.	B. 94 	C. 20 	D. 1 000 000
Câu 45: Cho biết nguyên tố nào có trong sữa Ensure là thành phần chính có lợi cho xương?
A. Copper.	B. Zinc.	C. Chlorine. 	D. Calcium.
II. TỰ LUẬN:
Câu 1. Điền từ vào chỗ trống
 Nguyên tử . là hạt vô cùng nhỏ tạo nên các chất.
Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương... và vỏ nguyên tử mang điện tích âm.
Nguyên tử trung hòa  về điện nên tổng số hạt proton bằngtổng số hạt electron.
Câu 2. Cho sơ đồ một số nguyên tử sau:
Nitrogen	 Magnesium
Hãy chỉ ra: Số p trong hạt nhân, số e trong nguyên tử, số lớp electron và số e lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử.
Đáp án

Số p trong hạt nhân
số e trong nguyên tử
số lớp electron
số e lớp ngoài cùng
Nitrogen
7
7
2
5
Magnesium
12
12
3
2
Câu 3: Vẽ sơ đồ nguyên tử sau:
Nguyên tử Aluminium (nhôm) có 13 proton trong hạt nhân 
Nguyên tử Sulfur có 16 proton trong hạt nhân 
Câu 4: Tổng số hạt proton, neutron, electron của một nguyên tố A là 18, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 6. Xác định tên nguyên tố A.
Đáp án :
Tổng số hạt = Số p + Số e + Số n = 18	(1)
Số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 6
→ Số p + Số e - Số n = 6	(2)
Nguyên tử trung hòa về điện. → Số e = Số p 	(3)
Từ (1), (2) và (3) suy ra Số p = Số e = 6; Số n = 6 	→ X là Carbon
Câu 5: Tổng số hạt trong nguyên tử nguyên tố X là 60. Số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Xác định tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố X.
Đáp án:
Tổng số hạt = Số p + Số e + Số n = 60	(1)
Tổng số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện
→ Số p + Số e = 2 . Số n	(2)
Nguyên tử trung hòa về điện. → Số e = Số p 	(3)
Từ (1), (2) và (3) suy ra Số p = Số e = Số n = 603 = 20 → X là Calcium (Ca)
Câu 6. Tổng số hạt proton, nơtron, electron của một nguyên tố X là 40, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12. Xác định số p, số n, số e của X và vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử của nguyên tố X.
Đáp án:
Tổng số hạt = Số p + Số e + Số n = 40	(1)
Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt
→ Số p + Số e – Số n = 12	(2)
Từ (1) và (2) suy ra Số n = 14
Nguyên tử trung hòa về điện nên tổng số hạt proton bằng tổng số hạt electron.
→ Số p = Số e = 40-142 = 13
Câu 7. Nguyên tố hóa học là gì?
Trả lời:
Tập hợp những nguyên tử có cùng số proton thuộc một nguyên tố hóa học.
Câu 8. Kí hiệu của nguyên tố hóa học là gì?
Trả lời:
Kí hiệu nguyên tố hóa học gồm một hoặc hai chữ cái có trong tên gọi của nguyên tố, trong đó chữ cái đầu được viết ở dạng chữ in hoa và chữ cái thứ hai viết thường
Ví dụ: Al, Fe, Cu..
Câu 9: Viết tên, kí hiệu hóa học và khối lượng nguyên tử (tính bằng amu) của 10 nguyên tố hóa học
Câu 10: Mặt Trời chứa khoảng 73% hydrogen và 25% helium, còn lại là các nguyên tố hóa học khác.
a) Phần trăm của các nguyên tố hóa học ngoài hydrogen và helium có trong Mặt Trời là bao nhiêu?
b) Một trong các nguyên tố khác có trong Mặt Trời là neon. Hạt nhân nguyên tử neon có 10 proton. Hãy cho biết số electron có trong lớp vỏ của neon. Hãy vẽ mô hình nguyên tử neon.
Đáp án: 
a) Phần trăm của các nguyên tố hóa học ngoài hydrogen và helium có trong Mặt Trời là:
100% - 73% - 25% = 2%.
b) Vì trong nguyên tử, số electron bằng số proton nên số electron trong lớp vỏ nguyên tử là 10. Mô hình nguyên tử neon:
Câu 11: Cho bảng số liệu sau:
Từ bảng số liệu, hãy cho biết:
a) Hạt nhân nguyên tử Na có bao nhiêu hạt proton?
b) Nguyên tử S có bao nhiêu electron?
c) Hạt nhân nguyên tử Cl có bao nhiêu hạt neutron?
d) Các nguyên tử nào thuộc cùng một nguyên tố hóa học?
Đáp án: 
a) Hạt nhân nguyên tử Na có 11 proton (do số proton bằng số hiệu nguyên tử);
b) Nguyên tử lưu huỳnh có 16 electron (do trong nguyên tử: số electron = số proton = số hiệu nguyên tử).
c) Hạt nhân nguyên tử Cl có 18 hạt neutron (số hạt neutron = 35 – 17 = 18 hạt).
d) Hai nguyên tử K có khối lượng nguyên tử là 39 và 40, nhưng đều có số hiệu nguyên tử là 19, đều thuộc nguyên tố K (kali hay potassium).
Câu 12: Cho các nguyên tố hóa học sau: carbon, hydrogen, oxygen, nitơ, phosphorus, chlorine, lưu huỳnh, calcium, kali, sắt, iodine và argon.
a) Kể tên 5 nguyên tố hóa học có trong không khí.
b) Kể tên 4 nguyên tố hóa học có trong nước biển.
c) Kể tên 4 nguyên tố hóa học chiếm thành phần phần trăm khối lượng lớn nhất trong cơ thể người.
Đáp án:
a) 5 nguyên tố hóa học có trong không khí: nitơ (nitrogen); oxygen, carbon, argon, hydrogen.
b) 4 nguyên tố hóa học có trong nước biển: hydrogen; oxygen; natri (sodium); chlorine (ngoài ra có thể kể thêm calcium và magnesium).
c) 4 nguyên tố hóa học chiếm phần trăm khối lượng lớn nhất cơ thể con người: carbon, oxygen, hydrogen, nitơ (nitrogen).
Câu 13 : Vẽ sơ đồ mô tả sự hình thành liên kết trong phân tử khí hidro ?
Câu 24. Bột thạch cao có nhiều ứng dụng quan trọng như: Tạo hình trong những công trình kiến trúc, làm vật liệu xây dựng, vữa trát tường, đúc tượng, làm khuôn đúc chịu nhiệt,  Trong y tế, nó còn dùng làm khung xương, bó bột, khuôn mẫu trong nha khoa, Thành phần chính của bột thạch cao là calcium sulfate (CaSO4)
a. Xác định phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất trên?
b. Hãy cho biết trong phân tử hợp chất trên, nguyên tố nào có phần trăm (%) lớn nhất?
Lời giải
a. - Khối lượng phân tử của calcium sulfate (CaSO4) bằng 40 + 32 + 16.4 = 136 (amu)
 - Phần trăm khối lượng các nguyên tố có trong calcium sulfate (CaSO4) là: 
b. Trong phân tử hợp chất trên, nguyên tố có phần trăm (%) lớn nhất là O ( oxygen)
Câu 25. Lập công thức hóa học và tính khối lượng phân tử của các chất trong các trường hợp sau: a. Al và O.	b. Mg và O	c. Al và OH 	
Lời giải
a. Al và O.
 Công thức dạng chung là: AlxOy
Theo quy tắc hóa trị ta có: III.x = II.y
 Chuyển tỉ lệ: 
Vậy x= 2, y =3 è CTHH : Al2O3
Khối lượng phân tử của Al2O3 bằng: 27.2+16.3= 102 (amu)
b. Mg và O	
Công thức dạng chung là: MgxOy
Theo quy tắc hóa trị ta có: II.x = II.y
 Chuyển tỉ lệ: 
Vậy x= 1, y = 1 è CTHH : MgO
Khối lượng phân tử của MgO bằng: 24+16= 40 (amu)
c. Al và OH 
Công thức dạng chung là: Alx(OH)y
Theo quy tắc hóa trị ta có: III.x = I.y
 Chuyển tỉ lệ: 
Vậy x= 1, y =3 è CTHH : Al(OH)3
Khối lượng phân tử của Al(OH)3 bằng: 27 +(16+1).3 = 78 (amu)
Câu 26. Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi sulfur và oxygen, trong đó sulfur chiếm 40% về khối lượng còn lại là oxi, biết khối lượng phân tử của hợp chất là 80 amu.
Lời giải
Gọi CT dạng chung là SxOy
%O = 100 – 40 = 60%
Khối lượng phân tử của SxOy bằng: 32.x + 16.y = 80
Vậy CTHH của hợp chất là SO3

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_cuoi_hoc_ki_i_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_sa.docx