ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CHUẨN BỊ KIỂM TRA GIỮA KÌ II LỚP 11 I. MỤC TIÊU ĐỌC HIỂU: Thơ hiện đại Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945 (ngữ liệu ngoài sách giáo khoa). Nhận biết: - Xác định đề tài, hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ/đoạn thơ. - Nhận diện được phương thức biểu đạt, thể thơ, các biện pháp tu từ... trong bài thơ/đoạn thơ. - Nhận diện được từ ngữ, chi tiết, hình ảnh,... trong bài thơ/đoạn thơ. Thông hiểu: - Hiểu được các thành phần nghĩa của câu; hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ. - Hiểu được một số đặc điểm cơ bản của thơ hiện đại Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 về thể loại, đề tài, cảm hứng, nghệ thuật biểu đạt được thể hiện trong bài thơ/đoạn thơ. Vận dụng: - Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ; bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong bài thơ/đoạn thơ. - Rút ra thông điệp/bài học cho bản thân. - Phân biệt thơ hiện đại và thơ trung đại. VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (Khoảng 150 chữ) Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí Nhận biết: - Xác định được tư tưởng, đạo lí cần bàn luận. - Xác định được cách thức trình bày đoạn văn. Thông hiểu: - Diễn giải về nội dung, ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí. Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận phù hợp để triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân về tư tưởng, đạo lí. Vận dụng cao: - Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng đạo lí. - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ: - Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu - Vội vàng (Xuân Diệu) Nhận biết: - Xác định được kiểu bài nghị luận; vấn đề nghị luận. - Giới thiệu tác giả, bài thơ, đoạn thơ. - Nêu nội dung cảm hứng, hình tượng nhân vật trữ tình, đặc điểm nghệ thuật nổi bật... của bài thơ/đoạn thơ. Thông hiểu: - Diễn giải những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ theo yêu cầu của đề: tình cảm quê hương, tư tưởng yêu nước; quan niệm thẩm mĩ và nhân sinh mới mẻ; sự kế thừa các thể thơ truyền thống và hiện đại hóa thơ ca về ngôn ngữ, thể loại, hình ảnh,... - Lí giải được một số đặc điểm của thơ hiện đại từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 được thể hiện trong bài thơ/đoạn thơ. Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ. - Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ; vị trí, đóng góp của tác giả. Vận dụng cao: - So sánh với các tác phẩm khác; liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận. - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, bài văn giàu sức thuyết phục. 2. Về năng lực Năng lực đặc thù: Đọc, Nói, Nghe -Tổng kết, ôn tập một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản về đọc hiểu, đoạn văn NLXH và văn học Việt Nam (Thơ hiện đại Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945) ; vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo những kiến thức đó. - Biết lựa chọn ngôn ngữ trong sáng, diễn đạt mạch lạc vấn đề trình bày; nắm bắt được những nội dung thuyết trình, nhận xét phần trình bày của bạn; biết cách đặt các câu hỏi phản biện - Trình bày được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về tác phẩm. - Biết trình bày báo cáo kết quả của bài soạn, bài tập, sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp. Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Giao tiếp và hợp tác - Biết xác định vấn đề, làm rõ thông tin, phân tích tình huống, đề xuất giải pháp, cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề phù hợp; biết phát hiện tình huống có vấn đề, không chấp nhận thông tin một chiều, hình thành ý tưởng mới. - Nắm được công việc cần thực hiện để hoàn thành các nhiệm vụ của nhóm. 3.Về phẩm chất: Trách nhiệm Có ý thức chăm chỉ ôn tập. II. NỘI DUNG 1.Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 150 chữ) Đối với đoạn văn Tổng – Phân - Hợp 1.1. Xây dựng câu mở đầu của đoạn văn Câu mở đoạn: Chỉ được dùng 01 câu (Câu tổng – chứa đựng thông tin của đề kiểm tra yêu cầu. Câu này mang tính khái quát cao). 1.2. Xây dựng phần thân của đoạn văn a. Phải giải thích các cụm từ khóa, giải thích cả câu (cần ngắn gọn, đơn giản) b. Bàn luận: - Đặt ra các câu hỏi – vì sao – tại sao – sau đó bình luận, chứng minh từng ý lớn, ý nhỏ. - Đưa ra dẫn chứng phù hợp, ngắn gọn, chính xác (tuyệt đối không kể chuyện dông dài, tán gẫu, sáo rỗng) - Đưa ra phản đề – mở rộng vấn đề – đồng tình, không đồng tình. 1.3. Câu kết đoạn Rút ra bài học nhận thức và hành động 2. Trình bày những nội dung và nghệ thuật của hai tác phẩm Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu), Vội vàng (Xuân Diệu). Từ đó, nhận xét quan niệm mới mẻ của mỗi nhà thơ được thể hiện trong tác phẩm. YÊU CẦU NỘI DUNG NGHỆ THUẬT QUAN NIỆM MỚI MẺ Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu) 1. Quan niệm về chí làm trai. 2. Khẳng định ý thức, trách nhiệm của cái tôi cá nhân trước thời cuộc. 3. Thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước và những tín điều xưa cũ. 4. Khát vọng và tư thế lên đường. - Ngôn ngữ khoáng đạt: hình ảnh kì vĩ sánh ngang tầm vũ trụ -> chí khí, quyết tâm, khát vọng. - Gịong thơ tâm huyết sâu lắng mà sục sôi, hào hùng -> động từ mạnh, ngắt nhịp dứt khoát, câu khẳng định, từ tình thái -> lời thơ rắn rỏi, cảm xúc mãnh liệt. Bài thơ thể hiện lí tưởng cứu nước cao cả, nhiệt huyết sôi sục, tư thế đẹp đẽ và khát vọng lên đường cháy bỏng của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước. Vội vàng (Xuân Diệu) 1. Tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết. 2. Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người 3. Lời giục giã sống cuống quýt để tận hưởng tuổi xuân. - Sự kết hợp giữa ,mạch cảm xúc và ,mạch luận lí. - Cách nhìn, cách cảm mới và những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ. - Sử dụng ngôn từ nhịp điệu dồn dập, sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt. Quan niệm nhân sinh, quan niệm thẫm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu- nghệ sĩ của niềm khao khát giao cảm với đời. LUYỆN TẬP – HS làm bài vào tập. Thời gian làm bài: 50 phút I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ: Mau với chứ, vội vàng lên với chứ, Em, em ơi, tình non đã già rồi; Con chim hồng, trái tim nhỏ của tôi, Mau với chứ! Thời gian không đứng đợi. Tình thổi gió, màu yêu lên phấp phới; Nhưng đôi ngày, tình mới đã thành xưa. Nắng mọc chưa tin, hoa rụng không ngờ, Tình yêu đến, tình yêu đi, ai biết! Trong gặp gỡ đã có mầm li biệt; Những vườn xưa, nay đoạn tuyệt dấu hài; Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai; Đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn (Trích Giục giã, Xuân Diệu – Gửi hương cho gió, NXB Hội nhà văn, 1992) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên. Câu 2. Theo tác giả, nhân vật “anh” sợ gì nhất? Câu 3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của điệp khúc “Mau với chứ!” Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan niệm sống của Xuân Diệu trong đoạn thơ trên không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải quý trọng thời gian. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận đoạn thơ sau: Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi. Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si; Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; (Trích Vội vàng – Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2007, tr.22) Từ đó nhận xét quan niệm của Xuan Diệu được thể hiện qua đoạn thơ. ----------HẾT---------
Tài liệu đính kèm: