Đề cương môn vật lí khối 10 học kỳ II năm học 2015 -2016

doc 14 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1529Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương môn vật lí khối 10 học kỳ II năm học 2015 -2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương môn vật lí khối 10 học kỳ II năm học 2015 -2016
 TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN NĂNG 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỔ LÝ – TIN - CN
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
 Thanh Bình, ngày tháng năm 2016
ĐỀ CƯƠNG MÔN VẬT LÍ KHỐI 10 HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015 -2016
 (A). PHẦN CHUNG CHO CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO:
 (I). Lý thuyết:
*Các định luật bảo toàn
(1). Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng: 
	- Viết được công thức tính động lượng và nêu được đơn vị đo động lượng 
	- Phát biểu và viết được hệ thức của định luật bảo toàn động lượng đối với hệ hai vật.
(2). Công và công suất : Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính công.
(3). Động năng. Định lý động năng : Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính động năng. Nêu được đơn vị đo động năng.
(4). Thế năng (thế năng hấp dẫn – Thế năng đàn hồi)
	- Phát biểu được định nghĩa thế năng trọng trường của một vật và viết được công thức tính thế năng này. Nêu được đơn vị đo thế năng.
	- Viết được công thức tính thế năng đàn hồi.
(5). Định luật bảo toàn cơ năng - Bảo toàn năng lượng. 
	- Phát biểu được định nghĩa cơ năng và viết được biểu thức của cơ năng.
	- Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng và viết được hệ thức của định luật này.
*Nhiệt hoc và chất khí
(1). Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử của chất khí :
	- Phát biểu được nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí.
	- Nêu được các đặc điểm của khí lí tưởng.
(2). Định luật Bôi lơ – Mariôt. Định luật Sac –lơ :
	- Phát biểu được định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt
	- Phát biểu được định luật Sác-lơ
(3). Phương trình trạng thái khí lí tưởng : Viết được phương trình trạng thái của khí lí tưởng
(4). Nội năng và sự biến thiên nội năng : 
	- Nêu được có lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật.
	- Nêu được nội năng gồm động năng của các hạt (nguyên tử, phân tử) và thế năng tương tác giữa chúng.
	- Nêu được ví dụ về hai cách làm thay đổi nội năng.
 (5). Nguyên lý I nhiệt động lực học. 
	- Phát biểu được nguyên lí I Nhiệt động lực học. Viết được hệ thức của nguyên lí I Nhiệt động lực học
	- Nêu được tên, đơn vị và quy ước về dấu của các đại lượng trong hệ thức này.	*Chất rắn, chất lỏng. Sự chuyển thể
(1). Sự nở vì nhiệt của chất rắn : Viết được các công thức nở dài và nở khối. 
(2). Chất lỏng: các hiện tượng bề mặt của chất lỏng (căng mặt ngoài, dính ướt, không dính ướt, mao dẫn) : 
	- Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng dính ướt và không dính ướt
	- Mô tả được hình dạng mặt thoáng của chất lỏng ở sát thành bình trong trường hợp chất lỏng dính ướt và không dính ướt
(II). Các dạng bài tập:
(1). Các bài tập về công, công suất, hiệu suất : Biết cách tính công, công suất và các đại lượng trong các công thức tính công và công suất.
(2). Các bài tập về các định luật bảo toàn: 
	- Vận dụng định luật bảo toàn động lượng để giải được các bài tập đối với hai vật va chạm mềm.
	- Biết cách tính động năng, thế năng, cơ năng và áp dụng định luật bảo toàn cơ năng để tính các đại lượng trong công thức của định luật bảo toàn cơ năng.
(3). Định lý động năng.
(4). Toán về chất khí (tìm các đại lượng p, V, t và đồ thị biến đổi trạng thái) : Biết cách phân tích, chỉ ra các thông số của các trạng thái chất khí và áp dụng phương trình trạng thái để tính được các đại lượng chưa biết.
(5). Toán về sự biến dạng cơ và biến dạng vì nhiệt : Vận dụng được công thức nở dài và nở khối của vật rắn để giải các bài tập đơn giản.
B). PHẦN RIÊNG CHO NÂNG CAO
I. Lý thuyết:
(1). Các định luật Kê-ple: Phát biểu và viết được hệ thức của ba định luật Kê-ple.
(2). Áp suất tĩnh. Nguyên lý Pa-xcan : 
	- Nêu được áp suất thủy tĩnh là gì và các đặc điểm của áp suất này.
	- Phát biểu và viết được hệ thức của nguyên lí Pa-xcan.
(3). Sư chảy thành dòng của chất lỏng và chất khí. Định luật Becnuli :
	- Nêu được chất lỏng lí tưởng là gì, ống dòng là gì. Nêu được mối quan hệ giữa tốc độ dòng chất lỏng và tiết diện của ống dòng.
	- Phát biểu được định luật Béc-nu-li và viết được hệ thức của định luật này. 
(4). Phương trình Clapâyron- Menđêlêep : Viết được phương trình Cla-pê-rôn – Men-đê-lê-ép. Chú thích các đại lượng trong phương trình.
II. Bài tập:
(1). Va chạm đàn hồi và không đàn hồi : Vận dụng định luật bảo toàn động lượng, bảo toàn năng lượng để giải được các bài tập đối với hai vật va chạm mềm, va chạm đàn hồi.
(2). Toán về cơ chất lưu : Vận dụng được định luật Béc-nu-li để giải một số bài tập đơn giản.
(3). Toán về chất khí : Vận dụng phương trình trạng thái của khí lí tưởng và phương trình Cla-pê-rôn – Men-đê-lê-ép để giải được các bài tập đơn giản.
CÂU HỎI LÝ THUYẾT
 (I). Lý thuyết:
CHƯƠNG IV:Các định luật bảo toàn
(1). Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng: 
	* Viết được công thức tính động lượng : 
	- Đơn vị đo động lượng: kgm/s
* Phát biểu định luật bảo toàn động lượng: “ Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng bảo toàn”.
- Hệ thức của định luật bảo toàn động lượng đối với hệ hai vật là = không đổi.
 (2). Công và công suất : 
Định nghĩa công: Khi lực không đổi tác dụng lên một vật & điểm đặt của lực đó chuyển dời một đoạn s theo hướng hợp với hướng của lực 1 góc thì công thức thực hiện bởi lực đó được tính theo công thức: 
(3). Động năng. Định lý động năng :.
Định nghĩa: Động năng là dạng năng lượng mà vật có được do nó đang chuyển động
	Công thức: Wđ = mv2
	Đơn vị của động năng là Jun
(4). Thế năng (thế năng hấp dẫn – Thế năng đàn hồi)
* Định nghĩa thế năng trọng trường của một vật: Là một dạng năng lượng mà vật có được do tương tác giữa Trái Đất và vật; nó phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường .
- Công thức tính thế năng trọng trường: 
- Đơn vị đo thế năng: Jun
* Công thức tính thế năng đàn hồi: Wt = k(Dl)2
(5). Định luật bảo toàn cơ năng - Bảo toàn năng lượng. 
	* Định nghĩa cơ năng: Tổng động năng và thế năng của vật là cơ năng của vật.
	- Biểu thức của cơ năng : W = Wđ + Wt .
	+ Cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường: W = Wđ + Wt = mv2 + mgz
 + Cơ năng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi: W = mv2 + k(Dl)2
* Định luật bảo toàn cơ năng: Trong quá trình chuyển động,nếu không có tác dụng của lực khác ( như lực cản, lực ma sát.) thì cơ năng của vật là một đại lượng bảo toàn.
- Hệ thức của định luật : W = Wđ + Wt = hằng số
PHẦN II: Nhiệt hoc 
CHƯƠNG V: CHẤT KHÍ
(1). Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử của chất khí :
	* Nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí:
	+ Chất khí được cấu tạo từ các phân tử có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng.
	+ Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng ; chuyển động này càng nhanh thì nhiệt độ của chất khí càng cao.
	+ Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử khí va chạm vào nhau và va chạm vào thành bình gây áp suất lên thành bình.
	* Khí lí tưởng.
- Chất khí trong đó các phân tử được coi là các chất điểm và chỉ tương tác khi va chạm gọi là khí lí tưởng.
- Chất khí lí tưởng tuân Theo đúng các định luật vê chất khí.
(2). Định luật Bôi lơ – Mariôt. Định luật Sac –lơ :
	* Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt: Trong quá trình đẵng nhiệt của một khối lượng khí xác định, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích.
p ~ hay pV = hằng số
Hoặc p1V1 = p2V2 = 
	* Định luật Sác-lơ: Trong quá trình đẵng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
Biểu thức: = hằng số hay = =
(3). Phương trình trạng thái khí lí tưởng : 
 	 Ta có : hay = hằng số
CHƯƠNG VI: Cơ sở của nhiệt động lực học
(4). Nội năng và sự biến thiên nội năng : 
	- Lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật:
	+ Giữa các phân tử cấu tạo nên vật có lực hút và lực đẩy.
	+ Khi khoảng cách giữa các phân tử nhỏ thì lực đẩy mạnh hơn lực hút, khi khoảng cách giữa các phân tử lớn thì lực hút mạnh hơn lực đẩy. Khi khoảng cách giữa các phân tử rất lớn thì lực tương tác không đáng kể.
	 * Nội năng của vật: Nội năng của vật là tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
 	 Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật : U = f(T, V)
	- Ví dụ về hai cách làm thay đổi nội năng:
	* Thực hiện công: Chà sát đồng xu
	* Truyền nhiệt: đun nóng vật
 (5). Nguyên lý I nhiệt động lực học. 
	* Nguyên lí I Nhiệt động lực học: Độ biến thiên nọi năng của một vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được.
* Hệ thức của nguyên lí I Nhiệt động lực học: DU = A + Q
 	 * Tên và qui ước dấu :
	- DU> 0: nội năng tăng; DU< 0: nội năng giảm.
	- A> 0: hệ nhận công; A< 0: hệ thực hiện công.
	- Q> 0: hệ nhận nhiệt; Q< 0: hệ truyền nhiệt.
	CHƯƠNG VII: Chất rắn, chất lỏng. Sự chuyển thể
(1). Sự nở vì nhiệt của chất rắn : 
	* Công thức nở dài: Dl = l – lo = aloDt
	* Công thức nở khối: DV = V – Vo = bloDt
(2). Chất lỏng: các hiện tượng bề mặt của chất lỏng (căng mặt ngoài, dính ướt, không dính ướt, mao dẫn) : 
	* Thí nghiệm về hiện tượng dính ướt và không dính ướt
	- Giọt nước nhỏ lên bản thuỷ tinh sẽ bị lan rộng ra thành một hình dạng bất kỳ, vì nước dính ướt thuỷ tinh.
 	- Giọt nước nhỏ lên bản thuỷ tinh phủ một lớp nilon sẽ vo tròn lại và bị dẹt xuống do tác dụng của trọng lực, vì nước không dính ướt với nilon.
 	* Hình dạng mặt thoáng của chất lỏng ở sát thành bình trong trường hợp chất lỏng dính ướt và không dính ướt.
	- Bề mặt chất lỏng ở sát thành bình chứa nó có dạng mặt khum lỏm khi thành bình bị dính ướt và có dạng mặt khum lồi khi thành bình không bị dính ướt.
Các dạng bài tập
(1). Các bài tập về công, công suất, hiệu suất 
1.1Một người kéo một thùng gỗ có khối lượng 50kg trượt trên một sàn nhà bằng một sợi dây có phương hợp với phương ngang một góc 30o. Lực tác dụng lên dây có độ lớn 250N. Công của lực kéo khi thùng gỗ trượt được 10m là bao nhiêu?
	1.2 Một gàu nước có khối lượng 10kg được kéo cho chuyển động đều lên độ cao 6m trong khoảng thời gian 2 phút. Lấy g=10m/s2. Công suất của lực kéo là bao nhiêu?
1.3. Một người kéo một hòm gỗ trượt trên sàn nhà bằng một sợi dây có phương hợp góc 600 so với phương nằm ngang. Lực tác dụng lên dây bằng 150N. Tính công của lực khi hòm trượt được 20m?
1.4. Một vật chịu tác dụng của một lực không đổi F = 5.103N, vật chuyển dời theo hướng của lực tác dụng và lực thực hiện một công 15.106J. Tính quãng đường mà vật chuyển dời được?
1.5 Một vật có khối lượng 2kg rơi từ độ cao 8m xuống độ cao 3m so với mặt đất, lấy g = 10m/s2. Công của trọng lực sinh ra trong quá trình này là bao nhiêu?
1.6Một vật chịu tác dụng một lực không đổi F = 5.103N, vật chuyển động theo phương của lực và lực thực hiện một công 15.106J. Vật dời được một đoạn đường là bao nhiêu?
1.7 Một vật được kéo đều trên sàn bằng lực F = 20N hợp với phương ngang một góc 300. Khi vật di chuyển 2m trên sàn, lực đó thực hiện được một công là bao nhiêu?
(2). Các bài tập về các định luật bảo toàn: 
	2.1 Vận dụng định luật bảo toàn động lượng để giải được các bài tập đối với hai vật va chạm mềm.
2.1.1 Một hệ cô lập gồm hai chất điểm có khối lượng m1 và m2 =2m1 chuyển động lần lượt với vận tốc và = − . Động lượng của hệ là?
2.1.2 Hai vật có khối lượng m1 = 1kg và m2 = 3kg chuyển động với vận tốc v1 = 3m/s và v2 = 1m/s. Khi hợp với một góc 1200 thì tổng động lượng của hệ là bao nhiêu?
	2.1.3 Một viên bi khối lượng m1 = 500g đang chuyển động với vận tốc v1 = 4m/s đến chạm vào bi thứ hai có khối lượng m2 = 300g. Sau va chạm chúng dính lại. Tìm vận tốc của hai bi sau va chạm?
	2.1.4 Một vật khối lượng m1 CĐ với v1 = 5m/s đến va chạm với m2 = 1kg, v2 = 1m/s. Sau va chạm 2 vật dính vào nhau và chuyển động với v = 2,5m/s. Tìm khối lượng m1.
2.2 Biết cách tính động năng, thế năng, cơ năng và áp dụng định luật bảo toàn cơ năng để tính các đại lượng trong công thức của định luật bảo toàn cơ năng.
	2.2.1 Một vật có khối lượng m = 500g chuyển động thẳng đều với vận tốc v = 5m/s thì động năng của vật là bao nhiêu?
	2.2.2.Một vật có trọng lượng 1,0N, có động năng 1,0J, gia tốc trọng trường g=10m/s2. Khi đó vận tốc của vật bằng bao nhiêu?
	2.2.3. Một vật có trọng lượng 5N chuyển động với v = 7,2m/s. Tìm động năng của vật, g = 10m/s2.
	2.2.4. Ôtô có khối lượng 1500kg đang chạy với vận tốc 80km/h thì động năng của ôtô là bao nhiêu?
	2.2.5. Một vật có khối lượng 10 kg, lấy g = 10 m/s2.
a/ Tính thế năng của vật tại A cách mặt đất 3m về phía trên và tại đáy giếng cách mặt đất 5m với gốc thế năng tại mặt đất.
b/ Nếu lấy mốc thế năng tại đáy giếng, hãy tính lại kết quả câu trên
2.2.6 Một lò xo nằm ngang có k = 250N/m, khi tác dụng lực hãm lò xo dãn ra 2cm thì thế năng đàn hồi là bao nhiêu?
2.2.7. Một vật khối lượng 1,0 kg có thế năng 1,0 J đối với mặt đất. Lấy g = 9,8 m/s2. Khi đó, vật ở độ cao bao nhiêu?
2.2.8. Một vật được ném lên từ độ cao 1m so với mặt đất với vận tốc đầu 2 m/s. Biết khối lượng của vật bằng 0,5 kg (Lấy g = 10m/s2). Cơ năng của vật so với mặt đất bằng bao nhiêu?
2.2.9 Từ mặt đất, một vật có khối lượng m = 200g được ném lên theo phương thẳng đứng với vận tốc 30m/s. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10ms-2.
a. Tìm cơ năng của vật.
b. Xác định độ cao cực đại mà vật đạt được.
c. Tại vị trí nào vật có động năng bằng thế năng? Xác định vận tốc của vật tại vị trí đó.
d. Tại vị trí nào vật có động năng bằng ba lần thế năng? Xác định vận tốc của vật tại vị trí đó.	
(3). Định lý động năng.
3.1. Một ôtô có khối lượng 1100 kg đang chạy với vận tốc 24 m/s.
a/ Độ biến thiên động năng của ôtô bằng bao nhiêu khi vận tốc hãm là 10 m /s?
b/ Tính lực hãm trung bình trên quãng đường ôtô chạy 60m.
3.2. Một vật có khối lượng 500 g chuyển động trên một mặt phẳng nằm ngang với vận tốc v1 = 8 m/s. Khi đi được quãng đường 4 m thì vận tốc còn là v2 = 6 m/s. Biết trong quá trình chuyển động lực cản luôn luôn không đổi. Hãy dùng định lý động năng để tính lực cản tác dụng lên vật.
(4). Toán về chất khí (tìm các đại lượng p, V, t và đồ thị biến đổi trạng thái) :
4.1 Dưới áp suất 105 Pa một lượng khí có thể tích là 10 lít. Nếu nhiệt độ được giữ không đổi và áp suất tăng lên 1,25. 105 Pa thì thể tích của lượng khí này là bao nhiêu?
4.2 Một xilanh chứa 100 cm3 khí ở áp suất 2.105 Pa. Pit tông nén đẳng nhiệt khí trong xilanh xuống còn 50 cm3. Áp suất của khí trong xilanh lúc này là bao nhiêu ?
4.3 Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 9 lít đến thể tích 6 lít thì áp suất tăng một lượng Δp = 50kPa. Áp suất ban đầu của khí đó là bao nhiêu?
4.4. Một bình kín chứa khí ôxi ở nhiệt độ 270C và áp suất 105Pa. Nếu đem bình phơi nắng ở nhiệt độ 1770C thì áp suất trong bình sẽ là bao nhiêu ?
4.5 Một khối khí đựng trong bình kín ở 270C có áp suất 1,5 atm. Áp suất khí trong bình là bao nhiêu khi ta đun nóng khí đến 870C bao nhiêu?
4.6 Một bình chứa một lượng khí ở nhiệt độ 270C và ở áp suất 2.105 Pa. Nếu áp suất tăng gấp đôi thì nhiệt độ của khối khí là bao nhiêu ?
4.7 Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế được 40 cm3 khí ôxi ở áp suất 750 mmHg và nhiệt độ 3000K. Khi áp suất là 1500 mmHg, nhiệt độ 1500K thì thể tích của lượng khí đó là bao nhiêu ?
4.8 Một lượng khí đựng trong một xilanh có pittông chuyển động được. Các thông số trạng thái của lượng khí này là: 2 at, 15lít, 300K. Khi pittông nén khí, áp suất của khí tăng lên tới 3,5 at, thể tích giảm còn 12lít. Nhiệt độ của khí nén là bao nhiêu ?
4.9 Nén 10 lít khí ở nhiệt độ 270C để thể tích của nó giảm chỉ còn 4 lít, quá trình nén nhanh nên nhiệt độ tăng đến 600C. Áp suất khí đã tăng bao nhiêu lần?
4.10 Một khối khí ở 270C có thể tích 10 lít và áp suất 2 at.Phải ở nhiệt độ bao nhiêu để thể tích tăng gấp đôi và áp suất là 3 at?
(5). Toán về sự biến dạng cơ và biến dạng vì nhiệt : Vận dụng được công thức nở dài và nở khối của vật rắn để giải các bài tập đơn giản.
	5.1 Một thước thép ở 200C có độ dài 1m, hệ số nở dài của thép là a = 11.10-6 K-1. Khi nhiệt độ tăng đến 400C, thước thép này dài thêm là bao nhiêu?
	5.2. Dây dẫn điện ở 400C có độ dài 1800 m. Hãy xác định độ nở dài của dây khi tăng nhiệt độ lên 800C. Biết hệ số nở dài của dây điện là 11,5.10-6 K-1.
	5.3 Một cái thước dài 1 m ở 00C. Tính chiều dài của thanh thước này ở 200C. Biết hệ số nở dài là 18,5.10-6 K-1.
	5.4 Cho một khối sắt ở 00C có thể tích 1000 cm3. Tính thể tích của nó ở 1000C. Biết hệ số nở dài của sắt là 12,2.10-6K-1. 
	5.5 Một bể bằng bê tông có dung tích là 2m3 ở 00C .Khi ở 300C thì dung tích của nó tăng thêm 2,16 lít.Hãy tìm hệ số nở dài của bê tông.
MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO
ĐỀ 1
A. LÝ THUYẾT
Câu 1 (1,0 điểm) 
	Phát biểu và viết biểu thức định luật bảo toàn động lượng.
Câu 2 (1,0 điểm) 
	Viết công thức tính công suất và nêu đơn vị của công suất.
Câu 3 (1,0 điểm) 
	Nêu các nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí.
Câu 4 (1,0 điểm) 
Thế nào là đường đẳng tích? Vẽ đồ thị của đường đẳng tích trong hệ tọa độ (p,T).
B. BÀI TẬP
Bài 1 (1,0 điểm) 
	Người ta dùng một lực F = 25 N để kéo một vật chuyển động đều trên mặt phẳng ngang. Biết rằng dây kéo hợp với phương ngang một góc α = 600. Tính công của lực kéo khi vật đi được quãng đường s = 10 m.
Bài 2 (2,0 điểm) 
	Một vật có khối lượng m = 1 kg được thả rơi tự do từ độ cao 80 m so với mặt đất tại nơi có g = 10 m/s2.
a) Tính cơ năng ban đầu của vật.
b) Tính vận tốc của vật tại vị trí thế năng bằng 3 lần động năng.
Bài 3 (1,0 điểm) 
	Trước khi nén, hỗn hợp khí trong xilanh của động cơ có áp suất 1atm, ở nhiệt độ 370C và thể tích 40cm3. Sau khi nén, thể tích giảm còn 4cm3 và áp suất là 15atm. Tính nhiệt độ sau khi nén?
Bài 4 (2,0 điểm) 
	Một lượng khí lý tưởng có thể tích 10 lít, áp suất 1atm, nhiệt độ 210C biến đổi qua hai giai đoạn
a) Biến đổi đẳng áp đến nhiệt độ 1680C. Lúc này thể tích của khí bằng bao nhiêu?
b) Sau đó, người ta biến đổi đẳng nhiệt với thể tích sau cùng của khí là 30 lít. Tính áp suất sau cùng của khí?
-----------------HẾT----------------
ĐỀ THAM KHẢO 1
( Đề thi gồm 01 trang)
I. PHẦN CHUNG DÀNH CHO CẢ 2 BAN ( 7đ )
Câu 1: ( 1đ )
Động năng là gì? Viết biểu thức tính động năng.
Câu 2:( 1đ )
Phát biểu nội dung và viết biểu thức của định luật Bôi-lơ- Ma-ri-ốt.
Câu 3:( 1đ )
Nội năng là gì?Có mấy cách làm thay đổi nội năng của vật?
Câu 4:( 1đ )
	Một vật có khối lượng m = 400 g và động năng 20 J. Khi đó vận tốc của vật là bao nhiêu?
Câu 5:( 2đ )
	Từ mặt đất, một vật được ném lên thẳng đứng với vận tốc ban đầu v0 = 10m/s. Bỏ qua sức cản của không khí. Cho g = 10m/s2 ( chọn gốc thế năng tại mặt đất ). Hỏi:
	a. Độ cao cực đại mà vật đạt được là bao nhiêu?
	b. Ở độ cao nào thì thế năng bằng động năng? 
Câu 6:( 1đ )
	Một lượng khí có áp suất 750mmHg, nhiệt độ 270C và thể tích 76cm3. Tính thể tích của lượng khí ở điều kiện chuẩn ( 00C và 760mmHg)?
II. PHẦN RIÊNG DÀNH CHO BAN CƠ BẢN ( 3đ)
Câu 7: ( 2đ )
	Thả một miếng đồng khối lượng 600 g nhiệt dung riêng 400 J/kgđộ ở nhiệt độ 1200 C vào 500 g nước nhiệt dung riêng 4,2 kJ/(kgK) ở nhiệt độ 200 C. Nhiệt độ cân bằng là bao nhiêu?
Câu 8:( 1đ )
	Khi bị nén 3cm một lò xo có thế năng đàn hồi bằng 0,18J. Độ cứng của lò xo bằng bao nhiêu trong trường hợp này?
---HẾT---
ĐỀ THAM KHẢO 2
I. PHẦN CHUNG DÀNH CHO CẢ 2 BAN ( 7đ )
Câu 1: ( 1đ )
Cơ năng là gì? Viết biểu thức tính cơ năng trọng trường.
Câu 2:( 1đ )
Phát biểu nội dung và viết biểu thức của định luật Sác-lơ.
Câu 3:( 1đ )
Phát biểu và viết biểu thức của nguyên lý I nhiệt động lực học.
Câu 4:( 1đ )
	Một vật có khối lượng m = 400 g và thế năng 20 J. Khi đó độ cao của vật là bao nhiêu? Lấy g = 10m/s2.
Câu 5:( 2đ )
	Từ mặt đất, một vật được ném lên thẳng đứng với vận tốc ban đầu v0 = 15m/s. Bỏ qua sức cản của không khí. Cho g = 10m/s2 ( chọn gốc thế năng tại mặt đất ). Hỏi:
	a. Độ cao cực đại mà vật đạt được là bao nhiêu?
	b. Ở độ cao nào thì thế năng bằng 2 lần động năng? 
Câu 6:( 1đ )
	Một lượng khí có áp suất 10atm, nhiệt độ 270C và thể tích 76cm3. Tính thể tích của lượng khí ở 00C và áp suất 20atm?
II. PHẦN RIÊNG DÀNH CHO BAN CƠ BẢN ( 3đ)
Câu 7: ( 2đ )
Một khối khí lí tưởng không đổi có thể tích 4 lít, nhiệt độ 170C, áp suất 2at biến đổi theo hai quá trình. Quá trình 1: đẳng tích, áp suất tăng 1,5 lần. Quá trình 2: đẳng áp, thể tích sau cùng là 8lít. Nhiệt độ sau cùng của khí là bao nhiêu?
Câu 8:( 1đ )
	Khi bị nén 5cm một lò xo có thế năng đàn hồi bằng 0,2J. Độ cứng của lò xo bằng bao nhiêu trong trường hợp này?---HẾT---
ĐỀ THAM KHẢO 3
I. PHẦN CHUNG DÀNH CHO CẢ 2 BAN ( 7đ )
Câu 1: ( 1đ )
Động lượng là gì? Viết biểu thức tính động lượng.
Câu 2:( 1đ )
Viết biểu thức tính công trong trường hợp tổng quát. Cho biết tên gọi và đơn vị của từng đại lượng có trong biểu thức.
Câu 3:( 1đ )
Phát biểu và viết biểu thức của nguyên lý I nhiệt động lực học.
Câu 4:( 1đ )
	Một vật có khối lượng m = 400 g và động năng 20 J. Khi đó vận tốc của vật là bao nhiêu? 
Câu 5:( 2đ )
	Từ mặt đất, một vật được ném lên thẳng đứng với vận tốc ban đầu v0 = 20m/s. Bỏ qua sức cản của không khí. Cho g = 10m/s2 ( chọn gốc thế năng tại mặt đất ). Hỏi:
	a. Độ cao cực đại mà vật đạt được là bao nhiêu?
	b. Ở độ cao nào thì thế năng bằng 3 lần động năng? 
Câu 6:( 1đ )
Một bóng đèn dây tóc chứa khí trơ ở 270C và áp suất 0,6atm. Khi đèn sáng, áp suất không khí trong bình là 1atm và không làm vỡ bóng đèn. Coi dung tích của bóng đèn không đổi, nhiệt độ của khí trong đèn khi cháy sáng là bao nhiêu?
II. PHẦN RIÊNG DÀNH CHO BAN CƠ BẢN ( 3đ)
Câu 7: ( 2đ )
Chiếc xe chạy trên đường ngang với vận tốc 10m/s va chạm mềm vào một chiếc xe khác đang đứng yên và có cùng khối lượng. Biết va chạm là va chạm mềm, sau va chạm vận tốc hai xe là bao nhiêu ?
Câu 8:( 1đ )
Một thanh ray dài 12,5m được lắp trên đường sắt ở nhiệt độ 200C. Cho hệ số nở dài của sắt làm ray là a = 1,2.10-5 K-1. Khi thanh ray nóng đến 500C mà vẫn không bị uốn cong thì phải để hở một khe ở đầu thanh ray với bề rộng Dl bằng bao nhiêu?	---HẾT---
ĐỀ THAM KHẢO 4
I. PHẦN CHUNG DÀNH CHO CẢ 2 BAN ( 7đ )
Câu 1: ( 1đ )
Hiện tượng mao dẫn là gì?
Câu 2:( 1đ )
Công suất là gì? Viết công thức tính công suất.
Câu 3:( 1đ )
Phát biểu định luật bảo toàn động lượng.
Câu 4:( 1đ )
	Khí trong xilanh nở ra sinh một công 1000J. Nếu nội năng của khí tăng một lượng 500J thì nhiệt lượng mà khí nhận vào là bao nhiêu?
Câu 5:( 2đ )
	Từ mặt đất, một vật được ném lên thẳng đứng với vận tốc ban đầu v0 = 20m/s. Bỏ qua sức cản của không khí. Cho g = 10m/s2 ( chọn gốc thế năng tại mặt đất ). Hỏi:
	a. Độ cao cực đại mà vật đạt được là bao nhiêu?
	b. Ở độ cao nào thì thế năng bằng 1/2 lần động năng? 
Câu 6:( 1đ )
Một cái bơm chứa 100cm3 không khí ở nhiệt độ 270C và áp suất 105 Pa. Khi không khí bị nén xuống còn 20cm3 và nhiệt độ tăng lên tới 3270 C thì áp suất của không khí trong bơm là bao nhiêu ?
II. PHẦN RIÊNG DÀNH CHO BAN CƠ BẢN ( 3đ)
Câu 7: ( 2đ )
Chiếc xe chạy trên đường ngang với vận tốc 10m/s va chạm mềm vào một chiếc xe khác đang đứng yên và có cùng khối lượng. Biết va chạm là va chạm mềm, sau va chạm vận tốc hai xe là bao nhiêu ?
Câu 8:( 1đ )
Một động cơ điện cung cấp công suất 15kW cho 1 cần cẩu nâng vật 1000kg chuyển động đều lên cao 30m. Lấy g = 10m/s2. Thời gian tối thiểu để thực hiện công việc đó là bao nhiêu?	---HẾT---
ĐỀ THAM KHẢO 5
I. PHẦN CHUNG DÀNH CHO CẢ 2 BAN ( 7đ )
Câu 1: ( 1đ )
Hiện tượng dính ướt là gì? Ứng dụng của hiện tượng dính ướt?
Câu 2:( 1đ )
Viết biểu thức tính thế năng đàn hồi,cho biết tên gọi và đơn vị của từng đại lượng có trong biểu thức.
Câu 3:( 1đ )
Phát biểu định luật bảo toàn cơ năng.
Câu 4:( 1,5đ )
	Một thước nhôm dài 80 cm ở 250C. Cần nung thước đến nhiệt độ bao nhiêu để thước thước có độ dài là 80,096 cm ? Biết nhôm có hệ số nở dài là 24.10-6 K-1.
Câu 5:( 2đ )
	Từ mặt đất, một vật được ném lên thẳng đứng với vận tốc ban đầu v0 = 36km/h. Bỏ qua sức cản của không khí. Cho g = 10m/s2 ( chọn gốc thế năng tại mặt đất ). Hỏi:
	a. Độ cao cực đại mà vật đạt được là bao nhiêu?
	b. Ở độ cao nào thì thế năng bằng 3/2 lần động năng? 
Câu 6:( 1đ )
Một cái bơm chứa 100cm3 không khí ở nhiệt độ 500C và áp suất 105 Pa. Khi không khí bị nén xuống còn 20cm3 và nhiệt độ tăng lên tới 3270 C thì áp suất của không khí trong bơm là bao nhiêu ?
II. PHẦN RIÊNG DÀNH CHO BAN CƠ BẢN ( 3đ)
Câu 7: ( 1,5đ )
Chiếc xe chạy trên đường ngang với vận tốc 10m/s va chạm mềm vào một chiếc xe khác đang đứng yên và có cùng khối lượng. Biết va chạm là va chạm mềm, sau va chạm vận tốc hai xe là bao nhiêu ?
Câu 8:( 1đ )
Mộ cần cẩu nâng vật 1000kg chuyển động đều lên cao 30m. Lấy g = 10m/s2. Công tối thiểu để thực hiện công việc đó là bao nhiêu?	---HẾT---
ĐỀ THAM KHẢO 6
I. PHẦN CHUNG DÀNH CHO CẢ 2 BAN ( 7đ )
Câu 1: ( 1đ )
Hiện tượng mao dẫn là gì? Ứng dụng của hiện tượng mao dẫn?
Câu 2:( 1đ )
Viết biểu thức tính thế năng trọng trường,cho biết tên gọi và đơn vị của từng đại lượng có trong biểu thức.
Câu 3:( 1,5đ )
Phát biểu nội dung thuyết động học phân tử chất khí.
Câu 4:( 1đ )
	Một lượng khí ở nhiệt độ 270C có áp suất 1atm và thể tích 10 lít, khi nhiệt độ của lượng khí này là 3270C và thể tích của nó là 5 lít thì áp suất của lượng khí này là bao nhiêu?
Câu 5:( 1,5đ )
	Từ mặt đất, một vật được ném lên thẳng đứng với vận tốc ban đầu v0 = 36km/h. Bỏ qua sức cản của không khí. Cho g = 10m/s2 ( chọn gốc thế năng tại mặt đất ). Hỏi:
	a. Độ cao cực đại mà vật đạt được là bao nhiêu?
	b. Ở độ cao nào thì thế năng bằng 1/3 lần động năng? 
Câu 6:( 1đ )
Một cái bơm chứa 100cm3 không khí ở nhiệt độ 500C và áp suất 105 Pa. Khi không khí bị nén xuống còn 20cm3 và nhiệt độ tăng lên tới 3270 C thì áp suất của không khí trong bơm là bao nhiêu ?
II. PHẦN RIÊNG DÀNH CHO BAN CƠ BẢN ( 3đ)
Câu 7: ( 1,0đ )
Chiếc xe chạy trên đường ngang với vận tốc 10m/s va chạm mềm vào một chiếc xe khác đang đứng yên và có cùng khối lượng. Biết va chạm là va chạm mềm, sau va chạm vận tốc hai xe là bao nhiêu ?
Câu 8:( 2,0đ )
Mộ cần cẩu nâng vật 1000kg chuyển động đều lên cao 30m. Lấy g = 10m/s2. Công suất để cần cẩu nâng vật đó trong thời gian 20s là bao nhiêu?	
	---HẾT---
ĐỀTHAM KHẢO 7
I. PHẦN CHUNG DÀNH CHO CẢ 2 BAN ( 7đ )
Câu 1: ( 1đ )
Thế nào là khí lý tưởng?
Câu 2:( 1đ )
Viết biểu thức tính độ nở dài của vật rắn,cho biết tên gọi và đơn vị của từng đại lượng có trong biểu thức.
Câu 3:( 1,5đ )
Phát biểu nội dung và viết biểu thức nguyên lý I của nhiệt động lực học. Cho biết quy ước về dấu của các đại lượng.
Câu 4:( 1đ )
	Một lượng khí ở nhiệt độ 500C có áp suất 2atm và thể tích 15 lít, khi nhiệt độ của lượng khí này là 3270C và thể tích của nó là 5 lít thì áp suất của lượng khí này là bao nhiêu?
Câu 5:( 1,5đ )
	Từ mặt đất, một vật được ném lên thẳng đứng với vận tốc ban đầu v0 = 72km/h. Bỏ qua sức cản của không khí. Cho g = 10m/s2 ( chọn gốc thế năng tại mặt đất ). Hỏi:
	a. Độ cao cực đại mà vật đạt được là bao nhiêu?
	b. Ở độ cao nào thì thế năng bằng 2/3 lần động năng? 
Câu 6:( 1đ )
Một lượng khí trong xi lanh thực hiện một công 200J lên pít tông và tỏa ra môi trường xung quanh một nhiệt lượng 100J. Tính độ biến thiên nội năng của lượng khí đó?
II. PHẦN RIÊNG DÀNH CHO BAN CƠ BẢN ( 3đ)
Câu 7: ( 2,0đ )
Một khẩu súng có khối lượng 4kg (không kể khối lượng viên đạn) bắn ra viên đạn có khối lượng 50g theo phương ngang. Lúc thoát khỏi nòng súng, đạn có vận tốc 800m/s. Vận tốc giật lùi của súng (theo phương ngang) là bao nhiêu?
Câu 8:( 1,0đ )
Một thanh ray dài 10m được lắp lên đường sắt ở nhiệt độ 200C. phải chừa một khe hở ở đầu thanh ray với bề rộng là bao nhiêu, nếu thanh ray nóng đến 500C thì vẫn đủ chỗ cho thanh dãn ra. ( Biết hệ số nở dài của sắt làm thanh ray là = 12. 10-6 k-1 ).
ĐỀ THAM KHẢO 8
I.Phần chung:cho cả cơ bản và nâng cao.
Câu 1. (2đ) Nêu định nghĩa công cơ học và viết biểu thức.Biện luận các trường hợp 
Câu 2.(1đ) Nêu định luật Sác-lơ và viết biểu thức.
Câu 3.(1đ) Nêu nguyên lí I của nhiệt động lực học.
Câu 4.(1,5đ) Nêu khái niệm và viết biểu thức độ nở dài.
Câu 5.(1.5đ) Thả một vật nặng m=1 kg rơi không vận tốc đầu từ độ cao 125 m so với mặt đất.Coi trong quá trình rơi sự mất mát năng lượng là không đáng kể. Lấy g =10 m/s.Chọn mốc thế năng ở mặt đất.
a.Tính cơ năng của vật .
b.Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng để tính vận tốc của vật lúc chạm đất.
Câu 6.(1đ) Một lượng khí đựng trong một xilanh có pit-tông chuyển động được.Các thông số trạng thái của lượng khí này là :2 atm, 15 lít ,300 K .Khi pit-tông nén khí,áp suất của khí tăng lên tới 3,5 atm,thể tích giảm còn 12 lít.Xác định nhiệt độ của khí nén.
Câu 7(1đ). Một thanh nhôm hình trụ có chiều dài 2,5 m ở 30C .Hỏi chiều dài của thanh nhôm ở nhiệt độ 60C.Cho biết hệ số nở dài của nhôm là .
II.Phần riêng:Chọn câu 8a hoặc 8b
Câu 8a(1đ). (ban cơ bản) Một ô tô chạy trên đường nằm ngang với vận tốc 36 km/h tới một điểm A thì đi lên dốc. Góc nghiêng của mặt dốc so với mặt ngang là 300. Hỏi ô tô đi lên dốc được một đoạn bằng bao nhiêu mét thì dừng? biết mặt dốc không có ma sát, g = 10 m/s2
ĐỀ THAM KHẢO 9
Câu 1 (4 điểm). 
 a. Nêu nội dung và viết công thức định luật Bôi-lơ _ Ma-ri-ốt.
 b. Một lượng khí có thể tích 7 lít và áp suất là 1atm. Người ta nén đẳng nhiệt khí tới áp suất 3,5 atm. Tính thể tích khí sau khi nén.
Câu 2 (2 điểm). Một vật có khối lượng m1 = 4 kg, chuyển động trên mặt phẳng ngang nhẵn với vận tốc 3 m/s, đến va chạm với vật m2 = 1 kg đang chuyển động ngược chiều với vận tốc 2 m/s. Sau va chạm hai vật nhập làm một, chuyển động cùng một vận tốc. Xác định vận tốc và chiều chuyển động của hai vật sau va chạm.
Câu 3 (4 điểm). Một vật có khối lượng 200 g, được ném thẳng đứng xuống với vận tốc 3 m/s từ độ cao 8 m so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2.
 a. Xác định động năng, thế năng, cơ năng tại vị trí ném vật. 
 b. Bỏ qua lực cản không khí. Xác định vận tốc của vật khi chạm đất. .Hết....

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_CUONG_HK2_VAT_LI_10CB.doc