Đề cương học kỳ 2 môn Lịch sử khối 9

docx 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1258Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương học kỳ 2 môn Lịch sử khối 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương học kỳ 2 môn Lịch sử khối 9
ĐỀ CƯƠNG HỌC KỲ 2 MÔN LỊCH SỬ 2015-2016
Khối 9
A. LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG :
1.Nêu các sự kiện ngày 10.7.1956; ngày 7.9.1963 ; ngày 29.3.1972 trong cuộc đấu tranh của nhân dân Sài gòn?
- 10.7.1956: hơn 70% nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn bãi công, bãi thị khiến cho các hoạt động trong thành phố bị đình trệ.
- 7.9.1963: Sinh viên, học sinh Sài Gòn biểu tình phản đối chính sách khủng bố tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm. Cảnh sát nổ súng đàn áp, nữ sinh Quách Thị Trang hy sinh.
- 29.3.1972: hàng ngàn sinh viên, học sinh biểu tình trước trụ sở Quốc hội Sài Gòn phản đối tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đưa sinh viên ra xét xử trước toà án quân sự và đòi trả tự do cho họ.
2.Nêu khái niệm về lực lượng biệt động và lực lượng đặc công, nhiệm vụ chính của họ ?
- Lực lượng biệt động và đặc công là lực lượng đặc biệt của quân giải phóng, chuyên bí mật luồn sâu trong lòng địch để phá hoại các công sự, tàu thuyền, tiêu diệt sĩ quan, binh lính địch.
B. TỰ LUẬN:
Câu 1.Những biện pháp giải quyết khó khăn: giặc đói, giặc dốt, khó khăn tài chính của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh sau CM/8:
+ Giặc đói:  lập hủ gạo cứu đói, thực hiện “ngày đồng tâm” và đẩy mạnh tăng gia sản xuất. Kết quả: nạn đói đã được đẩy lùi.
+ Giặc dốt:  Phát động phong trào xoá nạn mù chữ. Kết quả: trong vòng 1 năm (9-1945 đến 9-1946 ) có hơn 2 triệu người thoát nạn mù chữ.
+ Tài chính: Xây dựng “ Quỹ độc lập”, phong trào “ Tuần lễ vàng”. Kết quả : ngày 23.11.1946, đồng tiền Việt Nam được lưu hành trong cả nước.
 Câu 2: Trình bày diễn biến, kết quả và ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 ?
Tháng 12.1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ.
A/ Diễn biến:   Chiến dịch bắt đầu từ ngày 13-3 và kết thúc vào ngày 7-5-1954, gồm 3 đợt tấn công.
*Đợt 1:  Ta tiêu diệt toàn bộ phân khu Bắc .
* Đợt 2:  Ta tiêu diệt các cứ điểm phía đông phân khu trung tâm .
*Đợt 3:  Ta tiêu diệt các cứ điểm còn lại ở phân khu trung tâm và phân khu Nam. Chiều ngày 7-5-1954 tướng Đờ-cat- xtơ-ri và ban tham mưu của địch đầu hàng.
B / Kết quả:
-  Ta tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm ĐBP, phá huỷ và thu được toàn bộ các phương tiện chiến tranh.
C/ Ý nghĩa:
- Đập tan kế hoạch Na-va.
- Buộc Pháp phải ký với ta Hiệp định Giơ-ne-vơ.
 Câu 3: Ý nghĩa của Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954:
- Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ ở Đông Dương.
- Là văn bản mang tính pháp lý quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của các nước Đông Dương, buộc
Pháp phải rút hết quân về nước, Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng
. Câu 4:  Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp ( 1945-1954)?
A/ Ý nghĩa lịch sử :
- Chấm dứt gần một thế kỷ ách thống trị của thực dân Pháp trên đất nước ta.
- Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN. Tạo điều kiện giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước sau này.
- Là nguồn cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
B/ Nguyên nhân thắng lợi:
- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.
- Sự ủng hộ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN
Câu 5: Phong trào “Đồng Khởi”(1959-1960) :
a/Hoàn cảnh lịch sử:
- 1957 -1959 : Mỹ – Diệm tăng cường khủng bố đàn áp nhân dân ta, thi hành luật  phản động 10-59.
- Hội nghị Trung ương lần thứ 15 của Đảng (đầu năm1959) đã xác định con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.
b/ Diễn biến:
- Từ một số cuộc nổi dậy lẻ tẻ ở Bình Định, Quảng Ngãi đã trở thành một cao trào “ Đồng Khởi” mà tiêu biểu nhất là ở Bến Tre (17-1-1960).
- Từ Bến Tre phong trào đã lan rộng khắp miền Nam.
c/ Kết quả và ý nghĩa:
- Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.
- Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của CM miền Nam, chuyển cách mạng miền Nam sang thế tiến công.
- Ngày 20-12-1960: Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.
Câu 6:  So sánh chiến lược “chiến tranh đặc biệt “ và chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ.
Nội dung
Chiến tranh đặc biệt
(1961-1965)
Chiến tranh cục bộ
(1965-1968)
Âm mưu cơ bản
Dùng Người Việt đánh người Việt
Dùng người Mỹ và Đồng minh đánh người Việt
Vai trò của Mỹ
Cố vấn quân sự, cung cấp vũ khí, tiền
Cố vấn quân sự, cung cấp vũ khí, tiền và trực tiếp tham chiến
Vai trò của lực lượng Sài gòn
Làm nòng cốt
Phối hợp với Mỹ và Đồng minh
Đối với Miền Nam
Dồn dân lập ấp chiến lược
Phản công tìm diệt và bình định
Đối với Miền Bắc
Phá hoại bằng tình báo, gián điệp, phong tỏa
Dùng không quân, hải quân đánh phá rộng.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_lich_su_9_hoc_ki_2.docx