Đề cương học kì 2 môn Vật lý 9 - Năm học 2021-2022

doc 6 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 15/06/2022 Lượt xem 456Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương học kì 2 môn Vật lý 9 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương học kì 2 môn Vật lý 9 - Năm học 2021-2022
ĐỀ CƯƠNG VẬT LÝ 9 HK II – NĂM HỌC 2021 -2022
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM
***** BIẾT *****
Câu 1: Đinamô ở xe đạp có cấu tạo gồm:
A. Nam châm và cuộn dây dẫn.	B. Điện tích và cuộn dây dẫn.
C. Nam châm và điện tích.	D. Nam châm điện và điện tích
Câu 2: Ta có thể dùng nam châm nào để tạo ra dòng điện?
A. Nam châm vĩnh cửu.	B. Nam châm điện.
C. Cả nam châm điện và nam châm vĩnh cửu .	D. Không có loại nam châm nào cả.
Câu 3: Trong trường hợp nào dưới đây, trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng ?
A. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín lớn.
B. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín được giữ không thay đổi.
C. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín thay đổi.
D. Từ trường xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín mạnh.
Câu 4: Dòng điện xoay chiều là:
A. dòng điện luân phiên đổi chiều.	B. dòng điện không đổi.
C. dòng điện có chiều từ trái qua phải.	D. dòng điện có một chiều cố định.
Câu 5: Máy biến thế là thiết bị:
A. Giữ hiệu điện thế không đổi.	B. Giữ cường độ dòng điện không đổi.
C. Biến đổi hiệu điện thế xoay chiều.	D. Biến đổi cường độ dòng điện không đổi.
Câu 6: Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc khúc xạ r là góc tạo bởi:
A. tia khúc xạ và pháp tuyến tại điểm tới.	B. tia khúc xạ và tia tới.
C. tia khúc xạ và mặt phân cách.	D. tia khúc xạ và điểm tới.
Câu 7: Thấu kính hội tụ có đặc điểm biến đổi chùm tia tới song song thành
A. chùm tia phản xạ.	B. chùm tia ló hội tụ.
C. chùm tia ló phân kỳ.	D. chùm tia ló song song khác.
Câu 8: Thấu kính phân kì là loại thấu kính:
A. có phần rìa dày hơn phần giữa.
B. có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
C. biến chùm tia tới song song thành chùm tia ló hộ tụ.
D. có thể làm bằng chất rắn trong suốt.
Câu 9: Dùng thấu kính phân kì quan sát dòng chữ, ta thấy:
A. Dòng chữ lớn hơn so với khi nhìn bình thường.
B. Dòng chữ như khi nhìn bình thường.
C. Dòng chữ nhỏ hơn so với khi nhìn bình thường.
D. Không nhìn được dòng chữ.
Câu 10: Bộ phận quan trọng nhất của mắt là:
A. thể thủy tinh và thấu kính.	B. thể thủy tinh và màng lưới.
C. màng lưới và võng mạc. 	D. con ngươi và thấu kính.
Câu 11: Khi nhìn rõ một vật thì ảnh của vật đó nằm ở:
A. thể thủy tinh của mắt.	B. võng mạc của mắt.
C. con ngươi của mắt.	D. lòng đen của mắt.
Câu 12: Biểu hiện của mắt cận là:
A. chỉ nhìn rõ các vật ở gần mắt, không nhìn rõ các vật ở xa mắt.
B. chỉ nhìn rõ các vật ở xa mắt, không nhìn rõ các vật ở gần mắt.
C. nhìn rõ các vật trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn.
D. không nhìn rõ các vật ở gần mắt.
Câu 13: Biểu hiện của mắt lão là:
A. chỉ nhìn rõ các vật ở gần mắt, không nhìn rõ các vật ở xa mắt.
B. chỉ nhìn rõ các vật ở xa mắt, không nhìn rõ các vật ở gần mắt.
C. nhìn rõ các vật trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn.
D. không nhìn rõ các vật ở xa mắt.
Câu 14: Để khắc phục tật mắt lão, ta cần đeo loại kính có tính chất như
A. kính phân kì	B. kính hội tụ
C. kính mát	D. kính râm
Câu 15: Kính lúp là thấu kính hội tụ có:	
A. tiêu cự dài dùng để quan sát các vật nhỏ.
B. tiêu cự dài dùng để quan sát các vật có hình dạng phức tạp.
C. tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật nhỏ.
D. tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật lớn.
Câu 16: Số bội giác và tiêu cự (đo bằng đơn vị xentimet) của một kính lúp có hệ thức:
A. G = 25f	B.  	C. 	D. G = 25 – f
Câu 17: Khi quan sát một vật bằng kính lúp, để mắt nhìn thấy một ảnh ảo lớn hơn vật ta cần phải:
A. đặt vật ngoài khoảng tiêu cự.	B. đặt vật trong khoảng tiêu cự.
C. đặt vật sát vào mặt kính.	D. đặt vật bất cứ vị trí nào.
Câu 18: Khi chiếu ánh sáng từ nguồn ánh sáng trắng qua lăng kính, ta thu được:
A. Ánh sáng màu trắng.
B. Một dải màu xếp liền nhau: Đỏ - da cam – vàng – lục – lam – chàm – tím.
C. Một khối có màu của ba màu cơ bản: Đỏ - lục – lam.
D. Ánh sáng đỏ.
Câu 19: Có thể phân tích một chùm sáng trắng thành những chùm sáng màu khác nhau bằng cách cho chùm sáng trắng:
A. Qua một lăng kính hoặc qua một thấu kính hội tụ.
B. Qua một thấu kính hội tụ hoặc qua một thấu kính phân kì.
C. Phản xạ trên mặt ghi của một đĩa CD hoặc qua một lăng kính.
D. Qua một thấu kính phân kì hoặc phản xạ trên mặt ghi của một đĩa CD.
Câu 20: Ta có thể nhận biết được các dạng năng lượng như hóa năng, quang năng, điện năng khi chúng được biến đổi thành
A. Cơ năng	B. Nhiệt năng	C. Năng lượng hạt nhân	D. A hoặc B
Câu 21: Những trường hợp nào dưới đây là biểu hiện của nhiệt năng?
A. làm cho vật nóng lên	B. truyền được âm
C. phản chiếu được ánh sáng	D. làm cho vật chuyển động
Câu 22: Trong nồi cơm điện, năng lượng nào đã được chuyển hóa thành nhiệt năng?
A. Cơ năng	B. Điện năng	C. Hóa năng	D. Quang năng
Câu 23: Trong các hiện tượng tự nhiên, thường có biến đổi giữa
A. điện năng và thế năng	B. thế năng và động năng
C. quang năng và động năng	D. hóa năng và điện năng
Câu 24: Trong động cơ điện, phần lớn điện năng chuyển hóa thành
A. Điện năng	B. Hóa năng	C. Quang năng	D. Cơ năng
***** HIỂU *****
Câu 25: Cách nào dưới đây không thể tạo ra dòng điện?
A. Quay nam châm vĩnh cửu trước ống dây dẫn kín.
B. Đặt nam châm vĩnh cửu trước ống dây dẫn kín.
C. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.
D. Rút cuộn dây ra xa nam châm vĩnh cửu.
Câu 26: Khi nào thì dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín đổi chiều?
A. Nam châm đang chuyển động thì dừng lại.
B. Cuộn dây dẫn đang quay thì dừng lại.
C. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây đang tăng thì giảm hoặc ngược lại.
D. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây liên tục tăng hoặc liên tục giảm.
Câu 27: Thiết bị nào sau đây có thể hoạt động tốt đối với dòng điện một chiều lẫn dòng điện xoay chiều?
A. Đèn điện	B. Máy sấy tóc	C. Tủ lạnh	D. Đồng hồ treo tường chạy bằng pin
Câu 28: Chiếu một tia sáng vào một thấu kình hội tụ. Tia ló ra khỏi thấu kính sẽ song song với trục chính, nếu:
A. Tia tới đi qua quang tâm mà không trùng với trục chính.
B. Tia tới đi qua tiêu điểm nằm ở trước thấu kính.
C. Tia tới song song với trục chính.
D. Tia tới bất kì.
Câu 29: Cho một thấu kính hội tụ có khoảng cách giữa hai tiêu điểm là 60 cm. Tiêu cự của thấu kính là:
A. 60 cm	B. 120 cm	C. 30 cm	D. 90 cm
Câu 30: Cho một thấu kính có tiêu cự là 20 cm. Độ dài FF’ giữa hai tiêu điểm của thấu kính là:
A. 20 cm	B. 40 cm	C. 10 cm	D. 50 cm
Câu 31: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’, ảnh và vật nằm về cùng một phía đối với thấu kính. Ảnh A’B’
A. là ảnh thật, lớn hơn vật.	B. là ảnh ảo, nhỏ hơn vật.
C. ngược chiều với vật.	D. là ảnh ảo, cùng chiều với vật
Câu 32: Ảnh A’B’ của một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính tại A và ở trong khoảng tiêu cự của một thấu kính hội tụ là:
A. ảnh ảo ngược chiều vật.	B. ảnh ảo cùng chiều vật.
C. ảnh thật cùng chiều vật.	D. ảnh thật ngược chiều vật.
Câu 33: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’, ảnh và vật nằm về hai phía đối với thấu kính thì ảnh đó là:
A. thật, ngược chiều với vật.	B. thật, luôn lớn hơn vật.
C. ảo, cùng chiều với vật.	D. thật, luôn cao bằng vật.
Câu 34: Một vật AB cao 3 cm đặt trước một thấu kính hội tụ. Ta thu được một ảnh cao 4,5cm. Ảnh đó là:
A. Ảnh thật	B. Ảnh ảo	C. Có thể thật hoặc ảo	D. Cùng chiều vật
Câu 35: Một vật sáng được đặt tại tiêu điểm của thấu kính phân kì. Khoảng cách giữa ảnh và thấu kính là:
A.  	B.  	C. 2f	D. f
Câu 36: Kính cận thích hợp là kính phân kì có tiêu điểm F
A. trùng với điểm cực cận của mắt.
B. trùng với điểm cực viễn của mắt.
C. nằm giữa điểm cực cận và điểm cực viễn của mắt.
D. nằm giữa điểm cực cận và thể thủy tinh của mắt.
Câu 37: Mắt cận có điểm cực viễn
A. ở rất xa mắt.
B. xa mắt hơn điểm cực viễn của mắt bình thường.
C. gần mắt hơn điểm cực viễn của mắt bình thường.
D. xa mắt hơn điểm cực viễn của mắt lão.
Câu 38: Tác dụng của kính cận là để
A. tạo ảnh ảo nằm ngoài khoảng cực viễn của mắt.
B. tạo ảnh ảo nằm trong khoảng cực viễn của mắt.
C. tạo ảnh thật nằm ngoài khoảng cực viễn của mắt.
D. tạo ảnh thật nằm trong khoảng cực viễn của mắt.
Câu 39: Một người cận phải đeo kính có tiêu cự 25cm. Hỏi khi không đeo kính thì người đó nhìn rõ được vật cách xa mắt nhất là bao nhiêu?
A. 25cm	B. 15cm	C. 75cm	D. 50cm
Câu 40: Mắt của một người chỉ nhìn rõ được các vật cách mắt từ 10cm đến 100cm. Mắt này có tật gì và phải đeo kính nào ?
A. Mắt cận, đeo kính hội tụ.	B. Mắt lão, đeo kính phân kì.
C. Mắt lão, đeo kính hội tụ.	D. Mắt cận, đeo kính phân kì.
Câu 41: Có thể dùng kính lúp để quan sát:
A. trận bóng đá trên sân vận động.	B. một con vi trùng.
C. các chi tiết máy của đồng hồ đeo tay.	D. kích thước của nguyên tử.
Câu 42: Hiện tượng nào trong các hiện tượng sau không phải là hiện tượng phân tích ánh sáng?
A. Hiện tượng cầu vồng.
B. Ánh sáng màu trên váng dầu.
C. Bong bóng xà phòng.
D. Ánh sáng đi qua lăng kính bị lệch về phía đáy.
II. PHÂN TỰ LUẬN
* VẬN DỤNG THẤP*
Câu 1: (1,0 điểm) Một chiếc quạt trần treo trên trần nhà cách mặt đất một khoảng h. Hãy cho biết: 
a/ Khi quạt đứng yên, quạt có cơ năng không? Tại sao?
b/ Khi quạt hoạt động, quạt có cơ năng không? Lúc đó năng lượng đã được chuyển hóa như thế nào?
Đáp án
a/ Khi quạt đứng yên, quạt có cơ năng vì quạt có độ cao so với mặt đất.
b/ Khi quạt hoạt động, quạt có cơ năng. Điện năng đã chuyển hoá thành cơ năng và nhiệt năng.
Câu 2: (1,0 điểm) Trong tay em có một thấu kính hãy nêu cách nhận biết đó là thấu kính hội tụ hay phân kì.
Đáp án : Dùng tay sờ thấu kính nếu thấu kính có:
- Phần rìa mỏng hơn phần giữa thì đó là thấu kính hội tụ. Đọc chữ qua thấu kính, nếu chữ đọc được lớn hơn chữ thật thì đó là thấu kính hội tụ.
- Phần rìa dày hơn phần giữa thì đó là thấu kính phân kì. Đọc chữ qua thấu kính, nếu chữ đọc được nhỏ hơn chữ thật thì đó là thấu kính phân kì.
* VẬN DỤNG THẤP VÀ CAO*
Câu 3: Một vật sáng cao 3cm, đặt thẳng góc với trục chính và cách thấu kính hội tụ một đoạn 5cm. Biết thấu kính có tiêu cự là 10cm.
a/ Xác định vị trí, tính chất của ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ (vận dụng thấp)
F
F’
O
A
B
A’
B’
I
b/ Tìm độ cao của ảnh. (vận dụng cao)
Tóm tắt
h = 3 cm
d = 5 cm
f = 10 cm
tính h’, d’
Giải
Ta có : A’B’O ~ ABO
Ta được: ó (1) 
 A’B’F’ ~OIF’
Ta có: (A’F’ = OA’+OF’) 
ó (2) 
Từ (1) và (2) : => ó => d’ = 10 cm 
Thế d’ = 10 cm vào (1) ta được : => h’ = 6 cm 
Vậy ảnh A’B’ cao 6 cm, khoảng cách từ ảnh đến thấu kính là 10 cm
Câu 4: Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm, A nằm trên tục chính và cách thấu kính 15cm.
a. Dựng ảnh A’B’ của AB và nêu tính chất của ảnh. (vận dụng thấp)
A’
B’
I
A
O
B
.
F
F’
.
.
b. Tính khoảng cách từ vật đến ảnh. (vận dụng cao)
Giải
f= 10cm; d= 15cm; d+d’=?
a.Tính chất của ảnh : 
Ảnh thât, ngược chiều với vật và lớn hơn vật. 
b. Ta có : A’B’O ~ ABO
Ta được: ó (1) 
 A’B’F’ ~OIF’
Ta có: (A’F’ = OA’- OF’) 
ó (2) (0,25đ)
Từ (1) và (2) : => ó => d’ = 30 cm 
d’ = 30cm 
Mà d+d’ =15+30=45cm 
Câu 5: Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì có tiêu cự 10cm, cách thấu kính 15cm.
a) Hãy dựng ảnh A’B’ của AB và cho biết A’B’ là ảnh thật hay ảnh ảo, cùng chiều hay ngược chiều với vật ? (vận dụng thấp)
b) Tính khoảng cách OA’ từ ảnh tới thấu kính. (vận dụng cao)
Giải: 
a) Dựng ảnh như hình vẽ: 
- A’B’ là ảnh ảo. 
- Ảnh A’B’ cùng chiều với vật AB. 
b) Tính khoảng cách OA’:
D OAB đồng dạng D OA’B’ 
 Ta có : (1) 
DOIF đồng dạng D A’B’F 
Ta có : 	
Từ (1) & (2) :
Thế OA = 15cm, OF = 10cm vào (*) tính được OA’ = 6 cm 
Câu 6: Vật sáng AB cao 2cm đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự 16cm, điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng 24cm .
a/ Hãy dựng ảnh A’B’ của vật AB qua thấu kính hội tụ (theo tỉ lệ) và nêu đặc điểm của ảnh. (vận dụng thấp)
b/ Vận dụng kiến thức hình học, tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính, chiều cao của ảnh, khoảng cách từ ảnh đến vật. (vận dụng cao)
F
F’
A
B
A’
B’
I
O
Giải: h= 2cm; f= 16cm; d= 24cm
Đặc điểm của ảnh :Ảnh thật, ngược chiều với vật, lớn hơn vật 
b. Ta có : A’B’O ~ ABO
Ta được: ó (1) 
 A’B’F’ ~OIF’
Ta có: (A’F’ = OA’- OF’) 
ó (2) 
Từ (1) và (2) : => ó => d’ = 48 cm 
 Thay d’ = 48cm vào (1), ta được : h’= = 4(cm) 
Khoảng cách từ ảnh đến vật : d+d’ =24+48= 72(cm)

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_hoc_ki_2_mon_vat_ly_9_nam_hoc_2021_2022.doc