Đề cương học kì 2 Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Năm học 2021-2022

docx 6 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 15/06/2022 Lượt xem 378Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương học kì 2 Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương học kì 2 Khoa học tự nhiên Lớp 6  - Năm học 2021-2022
ĐỀ CƯƠNG KHTN 6 HK II 2021 – 2022
* NHẬN BIẾT
Câu 1: Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật không xương sống với nhóm động vật có xương sống là?
A. Hình thái đa dạng.               	B. Không có xương sống.	
C. Kích thước cơ thể lớn.          	D. Sống lâu.
Câu 2: Hoạt động cung cấp ôxi và thức ăn cho các tế bào và các cơ quan của châu chấu là do
A. Hệ thống ống khí từ các lỗ thở ở hai bên thành bụng	
B. Sự nâng lên hạ xuống của các cơ ngực
C. Hệ thống ống khí từ các lỗ thở ở hai bên thành ngực	
D. Sự phát triển của hệ tuần hoàn
Câu 3: Động vật nào dưới đây ở giai đoạn trưởng thành giúp thụ phấn cho hoa, nhưng trong giai đoạn sâu non lại gây hại cây trồng?
A. Ong mật.	B. Bướm.   	C. Nhện đỏ.	D. Bọ cạp.
Câu 4: San hô là đại diện của ngành động vật không xương sống nào?
A. Ruột khoang            	B. Thân mềm	C. Chân khớp       	D. Các ngành Giun
Câu 5: Nhóm động vật nào sau đây có số lượng loài lớn nhất?
A. Nhóm chân khớp   	B. Nhóm thân mềm	C. Nhóm ruột khoang	D. Nhóm giun
Câu 6: Môi trường sống cơ bản của động vật bao gồm:
A. Dưới nước và trên cạn	B. Dưới nước, trên cạn và trên không	
C. Trên cạn và trên không	D. Dưới nước và trên không
Câu 7: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của các ngành giun?
A. Bộ xương ngoài bằng kitin, các chân phân đốt, khớp động với nhau	
B. Cơ thể dài, đối xứng hai bên, phân biệt đầu, thân
C. Cơ thể mềm, không phân đốt, có vỏ cứng bao bên ngoài	
D. Cơ thể đối xứng tỏa tròn, ruột hình túi
Câu 8: Ngành Thân mềm có số lượng loài là
A. khoảng 50 nghìn loài.	B. khoảng 70 nghìn loài.	
C. khoảng 60 nghìn loài.	D. khoảng 80 nghìn loài.
Câu 9: Loài nào dưới đây không thuộc ngành Thân mềm?
A. Mực	B. Ốc sên	C. Sứa        	D. Hàu
Câu 10: Động vật có xương sống bao gồm:
A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú	B. Cá, chân khớp, bò sát, chim, thú
C. Cá, lưỡng cư, bò sát, ruột khoang, thú 	D. Thân mềm, lưỡng cư, bò sát, chim, thú
Câu 11: Môi trường nào có đa dạng sinh học lớn nhất
A. Đới lạnh	B. Nhiệt đới khí hậu nóng ẩm	C. Hoang mạc đới nóng	D. Cả a và b đúng
Câu 12: Đặc điểm nào sau đây thường gặp ở động vật sống ở môi trường đới lạnh?
A. Lông chuyển sang màu trắng vào mùa đông.	B. Thường hoạt động vào ban đêm.
C. Móng rộng, đệm thịt dày.	D. Chân cao, dài.
Câu 13: Cá heo là đại diện của nhóm động vật nào sau đây?
A. Thú              	B. Cá	C. Lưỡng cư	D. Bò sát
Câu 14: Tiêu chí nào dưới đây biểu thị sự đa dạng sinh học? 
A. Số lượng loài.	B. Số lượng cá thể trong quần xã.
C. Số lượng loài trong quần thể.	D. Số lượng cá thể trong một loài.
Câu 15: Loài chim nào dưới đây có khả năng bơi và lặn tốt nhất?
A. Chim thiên nga	B. Chim cánh cụt  	C. Chim sâm cầm	D. Chim mòng biển
Câu 16: Cá cóc Tam đảo là đại biện của nhóm động vật nào sau đây?
A. Cá                   	B. Lưỡng cư                   	C. Bò sát                        	D. Thú
Câu 17 : Sinh cảnh nào dưới đây có độ đa dạng sinh học thấp nhất?
A. Thảo nguyên              B. Rừng mưa nhiệt đới	C. Hoang mạc 	D. Rừng ôn đới
Lực
Câu 18: Chọn phát biểu đúng:
A. Lực là nguyên nhân làm cho vật chuyển động.
B. Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi chuyển động.
C. Khi không có lực tác dụng lên vật thì vật đứng yên.
D. Lực không làm cho vật bị biến dạng.
Câu 19: Trong các chuyển động sau, chuyển động nào đã bị biến đổi?
A. Một chiếc xe đạp đang đi, bỗng hãm phanh, xe dừng lại.
B. Một máy bay đang bay thẳng với vận tốc không đổi 500 km/h.
C. Một chiếc xe máy đang chạy với tốc độ đều đặn.
D. Quả bóng đang nằm yên trên mặt đất.
Câu 20: Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực . với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.
A. nằm gần nhau	B. cách xa nhau	C. không tiếp xúc	D. có sự tiếp xúc
Câu 21: Trong hình dưới, hai nam châm này hút hay đẩy nhau? Lực giữa 2 nam châm là lực tiếp xúc hay không tiếp xúc?
A. đẩy nhau, lực tiếp xúc.	B. hút nhau, lực tiếp xúc.
C. đẩy nhau, lực không tiếp xúc.	D. hút nhau, lực không tiếp xúc.
Câu 22: Chọn câu đúng khi nói về lực ma sát:
A. Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật.
B. Khi vật chuyển động nhanh dần lên, lực ma sát lớn hơn lực đẩy.
C. Khi một vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy.
D. Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này trên mặt vật kia.
Câu 23: Khi xe đang chuyển động, muốn xe đứng lại, người ta dùng phanh xe để
A. tăng ma sát nghỉ      B. tăng ma sát trượt        C. tăng quán tính  	D. tăng ma sát lăn
Năng lượng
Câu 24: Năng lượng tích trữ bên trong một lò xo đang bị nén tồn tại ở dạng nào?
A. nhiệt năng	B. động năng	C. thế năng đàn hồi	D. thế năng hấp dẫn
Câu 25: Trường hợp nào sau đây là biểu hiện của một vật có động năng?
A. Đun nóng vật.	B. Làm lạnh vật.	C. Chiếu sáng vật.	D. Cho vật chuyển động.
Câu 26: Trường hợp nào dưới đây vật không có năng lượng?
A. Tảng đá nằm yên trên mặt đất.	B. Tảng đá ở một độ cao so với mặt đất.
C. Con thuyền đang chạy trên mặt nước	D. Viên phấn rơi từ trên bàn xuống đất.
Câu 27: Những trường hợp nào dưới đây là biểu hiện của nhiệt năng?
A. làm cho vật nóng lên	B. truyền được âm
C. phản chiếu được ánh sáng	D. làm cho vật chuyển động
Câu 28: Trong hệ SI, năng lượng có đơn vị là
A. Jun (J)	B. calo (cal)	C. kilocalo (kcal)	D. kilooat giờ (kWh)
Câu 29: Bàn là (bàn ủi) khi hoạt động đã có sự chuyển hóa từ
A. điện năng chủ yếu sang động năng	B. điện năng chủ yếu sang nhiệt năng
C. nhiệt năng chủ yếu sang động năng	D. nhiệt năng chủ yếu sang quang năng
Câu 30: Phát biểu nào sau đây là đúng về sự chuyển hóa năng lượng trong các dụng cụ sau?
A. Quạt điện: điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng.
B. Nồi cơm điện: điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng và quang năng.
C. Đèn LED: quang năng biến đổi thành nhiệt năng
D. Máy bơm nước: động năng biến đổi thành điện năng và nhiệt năng
Câu 31: Vật liệu nào sau đây không phải là nhiên liệu?
A. Than củi	B. Xăng	C. Hơi nước	D. Dầu hỏa
Câu 32: Nhiên liệu là gì?
A. Nhiên liệu là  vật liệu khi bị đốt cháy tạo ra nhiệt lượng.
B. Nhiên liệu là vật liệu khi bị đốt cháy phát ra ánh sáng.
C. Nhiên liệu là  vật liệu khi bị đốt cháy tạo ra năng lượng nhiệt và ánh sáng.
D. Nhiên liệu là vật liệu khi bị đốt cháy phát ra âm thanh.
Thiên văn
Câu 33: Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng nào?
A. Từ hướng Đông sang hướng Tây	B. Từ hướng Tây sang hướng Đông
C. Từ hướng Nam sang hướng Bắc	D. Từ hướng Bắc sang hướng Nam
Câu 34: Sau khoảng thời gian bao lâu thì ngày và đêm sẽ lặp lại?
A. Khoảng 6 giờ	B. Khoảng 12 giờ	C. Khoảng 24 giờ	D. Khoảng 36 giờ
Câu 35: Ta thường thấy Mặt Trăng khi nào?
A. Ban ngày	B. Ban đêm	C. Giữa trưa	D. Nửa đêm
Câu 36: Quan sát hình và cho biết, tên gọi tương ứng với pha của Mặt Trăng?
A. Trăng khuyết đầu tháng	B. Trăng khuyết cuối tháng
	C. Trăng lưỡi liềm	D. Trăng bán nguyệt
Bài 35
Câu 37: Trái Đất đứng thứ mấy trong hệ Mặt Trời tính từ Mặt Trời ra xa?
A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 38: Sao chổi là loại thiên thể chuyển động quanh Mặt Trời theo những quỹ đạo
A. thẳng	B. rất dẹt	C. cong	D. tròn
* THÔNG HIỂU
Câu 39: Đặc điểm nào KHÔNG phải là đặc điểm chung của ngành Chân khớp?
A. Có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ, che chở	B. Qua lột xác để tăng trưởng cơ thể	
C. Các chân phân đốt khớp động	D. Có mắt kép
Câu 40: Nhóm nào dưới đây gồm toàn những chân khớp có tập tính dự trữ thức ăn?
A. Tôm sông, nhện, ve sầu.	B. Kiến, ong mật, nhện.	
C. Kiến, nhện, tôm ở nhờ.	D. Ong mật, tôm sông, tôm ở nhờ.
Câu 41: Hoạt động cung cấp ôxi và thức ăn cho các tế bào và các cơ quan của châu chấu là do
A. Hệ thống ống khí từ các lỗ thở ở hai bên thành bụng	
B. Sự nâng lên hạ xuống của các cơ ngực
C. Hệ thống ống khí từ các lỗ thở ở hai bên thành ngực	
D. Sự phát triển của hệ tuần hoàn
Câu 42: Nhờ đâu mà Chân khớp đa dạng về cấu tạo cơ thể
A. Có nhiều loài	B. Thần kinh phát triển cao	
C. Sự thích nghi với điều kiện sống và môi trường khác nhau	D. Có số lượng cá thể lớn
Câu 43: Loài côn trùng nào sau đây có khả năng bay “điệu nghệ” nhất?
A. Ong	B. Chuồn chuồn 	C. Ve sầu	D. Ruồi
Câu 44: Ngành thân mềm có cơ thể mềm và rất dễ bị tổn thương. Đặc điểm cấu tạo nào sau đây giúp chúng có thể hạn chế được nhược điểm đó của cơ thể?
A. Tốc độ di chuyển nhanh	B. Có nọc độc	
C. Có lớp vỏ cứng bên ngoài cơ thể	D. Có bộ xương ngoài bằng kitin
Câu 45: Loài nào dưới đây là loài giun kí sinh?
A. Giun quế   	B. Giun đất  	C. Giun kim 	D. Rươi
Câu 46: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm của lớp Chim?
A. Có lông vũ bao phủ cơ thể, đi bằng hai chân, chi trước biến đổi thành cánh
B. Da trần, luôn ẩm ướt, dễ thấm nước, hô hấp bằng da và phổi
C. Có lông mao bao phủ khắp cơ thể, có răng, đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ
D. Da khô, phủ vảy sừng, hô hấp bằng phổi, đẻ trứng
Câu 47: Đặc điểm của đa số các loài lưỡng cư có độc là gì?
A. Kích thước lớn	B. Có màu sắc sặc sỡ
C. Cơ thể có gai	D. Sống ở những nơi khí hậu khắc nghiệt
Lực 
Câu 48: Hoạt động nào dưới đây không cần dùng đến lực?
A. Đọc một trang sách.	B. Kéo một gàu nước.
C. Nâng một tấm gỗ.	D. Đẩy một chiếc xe.
Câu 49: Một quả bóng nằm yên được tác dụng một lực đẩy, khẳng định nào sau đây đúng?
A. Quả bóng chỉ bị biến đổi chuyển động.
B. Quả bóng chỉ bị biến đổi hình dạng.
C. Quả bóng vừa bị biến đổi hình dạng, vừa bị biến đổi chuyển động.
D. Quả bóng không bị biến đổi.
Câu 50: Trong các hoạt động sau, hoạt động nào xuất hiện lực tiếp xúc?
A. Bạn Lan cầm quyển vở đọc bài.	B. Viên đá rơi.
C. Nam châm hút viên bi sắt.	D. Mặt trăng quay quanh Mặt Trời.
Câu 51: Mặt lốp ô tô, xe máy, xe đạp có khía rãnh để:
A. tăng ma sát	B. giảm ma sát	C. tăng quán tính	D. giảm quán tính
Câu 52: Một túi đường có khối lượng 2kg thì có trọng lượng gần bằng:
A. 2N	B. 20N	C. 200N	D. 2000N
Năng lượng
Câu 53: Trong nồi cơm điện, năng lượng nào đã được chuyển hóa thành nhiệt năng?
A. Cơ năng	B. Điện năng	C. Hóa năng	D. Quang năng
Câu 54: Khi máy bơm nước hoạt động, điện năng biến đổi chủ yếu thành dạng năng lượng nào?
A. năng lượng ánh sáng	B. nhiệt năng	C. động năng	D. hóa năng
Câu 55: Trong những dạng năng lượng sau thì dạng nào không phải là năng lượng tái tạo?
A. Năng lượng Mặt Trời	B. Năng lượng từ dầu mỏ
C. Năng lượng thủy triều	D. Năng lượng sóng biển
Câu 56: Trong những dạng năng lượng sau đây, dạng năng lượng nào là năng lượng tái tạo?
A. Năng lượng gió	B. Năng lượng từ than đá
C. Năng lượng từ khí tự nhiên	D. Năng lượng từ dầu mỏ
Thiên văn
Câu 57: Người ở vị trí B trong hình, khi ánh sáng Mặt Trời vừa chiếu tới, sẽ quan sát thấy hiện tượng gì?
A. Mặt Trời mọc	B. Mặt Trời lặn	C. Mặt Trăng khuyết	D. Mặt Trăng tròn
Câu 58: Người ở vị trí C trong hình, khi ánh sáng Mặt Trời vừa chiếu tới, sẽ quan sát thấy hiện tượng gì?
A. Mặt Trời mọc	B. Mặt Trời lặn	C. Mặt Trăng khuyết	D. Mặt Trăng tròn
Câu 59: Vào đêm không Trăng, chúng ta không nhìn thấy Mặt Trăng vì:
A. Mặt Trời không chiếu sáng Mặt Trăng
B. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng Mặt Trời
C. Ánh sáng phản xạ từ Mặt Trăng không chiếu tới Trái Đất
D. Mặt Trăng bị che khuất bởi Mặt Trời.
Câu 60: Đài thiên văn là công cụ dùng để ngắm vật nào sau đây?
A. Mặt Trời mọc	B. Mặt Trăng	C. Mây	D. Các thiên thể trên bầu trời
* VẬN DỤNG THẤP
Câu 1: Khi sử dụng quạt điện, năng lượng điện đã chuyển hóa thành những dạng năng lượng nào? Và chỉ ra năng lượng hao phí.
- động năng giúp cánh quạt chuyển động tạo gió mát.
- năng lượng ánh sáng ở đèn báo hiệu.
- năng lượng âm thanh khi cánh quạt chạy ma sát với không khí.
- năng lượng nhiệt làm nóng động cơ quạt.
=> Năng lượng hao phí khi sử dụng quạt điện là: năng lượng nhiệt, năng lượng ánh sáng và năng lượng âm thanh.
Câu 2: Ghép một ô chữ ở cột A với một ô chữ ở cột B để được câu hoàn chỉnh.
Cột A
Cột B
1. Một lò xo đang biến dạng
a. có thế năng hấp dẫn 
2. Tiếng còi xe ôtô
b. có năng lượng âm thanh.
3. Xăng, dầu mỏ
c. có thế năng đàn hồi.
4. Ngọn nến đang cháy
d. có năng lượng hóa học.
5. Máy bay đang chuyển động
e. cung cấp năng lượng nhiệt và năng lượng ánh sáng.
6. Quả táo nằm yên trên mặt bàn
f. có động năng.
1 – c, 2 – b, 3 – d, 4 – e, 5 – f, 6 -a
Câu 3: Hãy ghép mỗi thông tin cho trong cột A với mỗi thông tin cho trong cột B để được phát biểu đúng về hiện tượng mọc và lặn hằng ngày của Mặt Trời.
Cột A
Cột B
1. Từ Trái Đất thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày là do
A. ở phía đông vào lúc sáng sớm.
2. Mặt Trời mọc
B. ở phía tây vào lúc chiều tối.
3. Mặt Trời lặn
C. Trái Đất quay xung quanh trục của nó từ phía tây sang phía đông hằng ngày.
4. Trái Đất quay xung quanh trục của nó
D. một vòng hết gần một ngày đêm.
Lời giải:
1 – C, 2 – A, 3 – B, 4 – D
Câu 4: Bạn Hiếu Minh làm thí nghiệm đo chiều dài bóng của một cái cọc in trên mặt đất vào sau một số thời điểm trong một ngày trời nắng và thu được kết quả cho trong bảng sau:
Thời điểm
10 giờ
11 giờ
12 giờ
13 giờ
14 giờ
Chiều dài bóng (cm)
90
45
25
50
85
Em hãy nhận xét về sự thay đổi chiều dài bóng in trên mặt đất của cái cọc trong khoảng thời gian từ 10 giờ đến 14 giờ.
Lời giải:
Qua kết quả thu được trong bảng ta thấy:
+ Chiều dài bóng in trên mặt đất của cái cọc giảm dần từ 10 giờ đến 12 giờ trưa.
+ Tăng dần từ 12 giờ trưa đến 14 giờ chiều.
* VẬN DỤNG CAO
Câu 5: Hãy tìm ba vật trong cuộc sống quanh em có rất ít ma sát khi tiếp xúc với các vật khác.
Lời giải:
- Hòn bi ve có bề mặt bằng thủy tinh khi đặt trên mặt sàn rất dễ chuyển động vì lực ma sát xuất hiện khi đó là lực ma sát lăn có độ cản trở chuyển động nhỏ hơn các lực ma sát khác.
- Sàn đá hoa khi vừa được lau lúc đó bề mặt đá hoa rất nhẵn, bằng phẳng và ít ma sát nhất.
- Bánh xà phòng khi vừa sử dụng khi đó bề mặt bánh xà phòng đã được bao phủ một lớp bong bóng xà phòng nên rất trơn và khó cầm.
Câu 6: Hãy nêu tên các dạng năng lượng tương ứng với các vật dưới đây.
A. Dây cao su đang bị giãn.
B. Khúc gỗ đang trôi theo dòng nước.
C. Ngọn lửa đang cháy.
D. Quả táo trên mặt bàn.
Tl 
A – vật có thế năng đàn hồi.
B – vật có động năng.
C – vật có nhiệt năng.
D – vật có thế năng hấp dẫn.
Câu 7: Trước một chiếc cầu có biển báo như hình 29.2. Theo em, nếu không làm đúng như biển báo thì gây hại cho cầu như thế nào?
Trả lời:
- Trước một chiếc cầu có biển báo như hình 29.2 thể hiện cầu chỉ chịu được khối lượng tối đa cho xe đi qua cầu là 10 tấn.
- Nếu không làm đúng như biển báo, xe có khối lượng lớn hơn 10 tấn đi qua cầu sẽ làm cầu bị sập.
Câu 8: Trong nhà em có một chiếc cân để kiểm tra sức khỏe. Nhà em có một con mèo rất nghịch ngợm. Em hãy ước lượng khối lượng của con mèo và đề xuất cách cân con mèo đó.
Lời giải:
- Ước lượng khối lượng con mèo: 2kg
- Cách cân mèo sử dụng cân để kiểm tra sức khỏe (thường là cân điện tử):
Bước 1: Em ôm con mèo cùng đứng lên cân, đọc số chỉ của cân: m1 (kg).
Bước 2: Một mình em đứng lên cân, đọc số chỉ của cân: m2 (kg).
Bước 3: Tính khối lượng mèo bằng công thức m = m1 – m2 (kg).

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_hoc_ki_2_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_nam_hoc_2021_2022.docx