UBND HUYỆN TAM ĐƯỜNG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015-2016 Môn: Ngữ văn 6 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian chép đề) ĐỀ BÀI (Đề bài gồm 3 câu) Câu 1 (3,0 điểm) Chép thuộc lòng khổ thơ thứ hai và thứ ba của bài thơ Lượm (Tố Hữu) và cho biết nội dung chính của bài thơ ? Câu 2 (2,0 điểm) So sánh là gì ? đặt một câu có sử dụng phép so sánh và cho biết chúng thuộc kiểu so sánh nào ? Câu 3 (5,0 điểm) Em hãy tả lại một người thân trong gia đình mà em yêu quý (người thân đó có thể là: ông, bà, cha,mẹ, anh chị em) _________HẾT_________ (Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm) UBND HUYỆN TAM ĐƯỜNG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015-2016 Môn: Ngữ văn 6 Câu Ý Nội dung Điểm Câu 1 ( 3 điểm) a * Chép thuộc lòng khổ thơ thứ hai và thứ ba của bài thơ Lượm: Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng * Nội dung: Bằng cách kết hợp miêu tả và kể chuyện và biểu hiện cảm xúc , bài thơ khắc họa hình ảnh một chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh em còn mãi với quê hương đất nước và trong lòng mọi người. 1,0 1,0 1,0 Câu 2 ( 2 điểm) a a. Khái niệm so sánh : - So sánh là đối chiếu sự vật,sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. - Đặt được 1 câu có sử dụng phép so sánh. - Chỉ ra kiểu so sánh của câu đó. (VD: Môi đỏ như son. -> so sánh ngang bằng) 1,0 0,5 0,5 - Hình thức: Bài làm sạch đẹp, khoa học, chữ viết rõ ràng, bố cục đảm bảo, không sai lỗi chính tả. - Nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được các ý sau: Câu 3 ( 5 điểm) a. Mở bài: - Giới thiệu chung về đối tượng miêu tả. (Người được miêu tả là ai? Quan hệ với em như thế nào?) b. Thân bài - Miêu tả ngoại hình: Giới thiệu về tuổi, nghề nghiệp, dáng người, khuôn mặt, mái tóc, trang phục,... làm toát lên vẻ đẹp về hình dáng của người được tả... - Tả cử chỉ: Tùy theo đối tượng được chọn tả để miêu tả cử chỉ khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau...,và nêu cảm nghĩ của bản thân về những cử chỉ đó... - Tả hành động: Miêu tả lại một số hành động của người được tả...,hành động đó nói lên điều gì? - Lời nói: Khi bình thường, khi động viên, an ủi, lúc nghiêm khắc...Thể hiện sự quan tâm của người đó đối với em như thế nào? c. Kết bài: - Cảm nghĩ về đối tượng miêu tả: Yêu mến, gắn bó, học được nhiều điều hay, tốt 1,0 0,75 0,75 0,75 0,75 1,0 Ghi chú: - Điểm bài kiểm tra là tổng điểm của các câu thành phần. Thang điểm toàn bài là 10 điểm (điểm lẻ từng ý trong một câu nhỏ nhất là 0,25) và được làm tròn theo nguyên tắc: + 0,25 làm tròn thành 0,5 + 0,75 làm tròn thành 1,0 - Khuyến khích những bài văn có sự sáng tạo. -----------HẾT------------- DUYỆT ĐỀ Lê Thị Bích Thủy Bùi Thị Quyên
Tài liệu đính kèm: