SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT AN NHƠN I ĐỀ THI HỌC KỲ II MÔN: VĂN- 11 Thời gian làm bài:90 phút; MÃ ĐỀ841 I. PhÇn tr¾c nghiÖm kh¸ch quan: chän ph¬ng ¸n tr¶ lêi A, B, C hoÆc D t¬ng øng víi néi dung c©u hái: (3đ) 1. Những cụm từ sau đây, đâu là một sự kết hợp từ độc đáo, sáng tạo của Huy Cận? A. Lơ thơ cồn nhỏ B. Bến cô liêu C. Gió đìu hiu D. Sâu chót vót 2. Câu thơ Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo biểu hiện loại nghĩa sự việc gì? A.Biểu hiện tư thế B. Biểu hiện sự tồn tại C. Biểu hiện quá trình D. Biểu hiện sự chuyển động 3. Trong các văn bản sau, văn bản nào thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận? A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến; Việt Nam đi tới; Tuyên ngôn độc lập B. Về luân lí xã hội ở nuớc ta; Một thời đại trong thi ca; Từ ấy C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến; Về luân lí xã hội ở nuớc ta; Từ ấy D. Việt Nam đi tới; Tuyên ngôn độc lập; Một thời đại trong thi ca 4. Qua hình tượng nhân vật Bêlicốp (Người trong bao). SêKhốp đã phê phán điều gì? A. Phê phán lối sông xa hoa, hoan lạc của giai cấp thượng lưu quí tộc B. Phê phán sâu sắc lối sống bạt nhược, hèn nhát, bảo thủ, và ích kỉ của một bộ phận tri thức Nga cuối thế kỉ XIX C. Phê phán những con người sống không sống cho đúng nghĩa con người D. Tất cả đều sai 5. Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ nào? A. Ngôn ngữ đơn lập B. Ngôn ngữ tổng hợp C. Ngôn ngữ đa tuyến tính D. Ngôn ngữ hòa kết 6. Trong các văn bản sau, văn bản nào là văn nghị luận? A. Người cầm quyền khôi phục uy quyền B. Chiều tối C. Về luân lí xã hội ở nước ta D. Vội vàng 7. Bài thơ “Vội vàng” in trong tập thơ nào của ai? A. Gởi hương cho gió – Xuân Diệu B. Lửa thiêng – Huy Cận C. Trường ca – Xuân Diệu D. Thơ thơ – Xuân Diệu 8. Trong “Về luân lí xã hội ở nước ta”, theo Phan Chu Trinh , vì sao nước ta chưa có luân lí xã hội? A. Vì nhân dân ta chưa đoàn kết để chống lại Thực dân xâm lược B. Vì nhân dân ta không đoàn kết, không quan tâm đến nhau C. Vì nước ta có bộ máy Nhà nước phong kiến thối nát, bạo tàn D. Vì nước ta chưa có ý thức gây dựng đoàn thể 9. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau để có được câu thơ đúng nói về nhân vật này: Trời sinh ra bác,..Quê hương thì có, cửa nhà thì không? A. Huy Cận B. Nguyễn Bính C. Tản Đà D. Xuân Diệu 10. Trong các tác giả sau, tác giả nào được mệnh danh là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới? A. Xuân Diệu B. Tản Đà C. Huy cận D. Hàn Mặc Tử 11. Điệp khúc “Tôi yêu em” (Trong “Tôi yêu em”- Puskin ) được lặp đi lặp lại rất nhiều lần có tác dụng gì? A. Đó là biểu hiện cho tấm lòng yêu đương chân thành, khát khao B. Vừa là một khẳng định không chút hoài nghi, băn khoăn, tự do; vừa là một sự thú nhận với tất cả sự chân thành thốt lên tự đáy lòng của một tình yêu chân chính C. Thể hiện một tình yêu thiết tha, nồng thắm D. Thể hiện một tình yêu mãnh liệt, cháy bỏng 12. Các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ chính luận? A. Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận B. Tất cả đều đúng C. Tính công khai về quan điểm chính trị D. Tính truyền cảm và thuyết phục II- Tự luận: (7 điểm) Câu 1(1đ) Trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền, nhân vật Giăng Van-giăng đã nói câu nói gì mà Phăngtin đang đi vào cõi chết vẫn cười không sao tả được và gương mặt sáng rỡ một cách lạ lùng? Nêu ý nghĩa? Câu 2 (5đ) Cảm nhận của anh/chị về taâm trạng nhân vật trữ tình trong đoạn thơ sau: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời. (Trích Từ ấy của Tố Hữu, SGK Ngữ văn 11, tr.44) -----------------HẾT----------------- Học sinh không sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm
Tài liệu đính kèm: