Đề 4 thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt năm học: 2015 - 2016 môn: Ngữ văn thời gian làm bài : 120 phút

doc 8 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1079Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 4 thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt năm học: 2015 - 2016 môn: Ngữ văn thời gian làm bài : 120 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 4 thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt năm học: 2015 - 2016 môn: Ngữ văn thời gian làm bài : 120 phút
MÃ KÍ HIỆU ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT 
 Năm học: 2015 - 2016
 MÔN: Ngữ văn 
 Thời gian làm bài : 120 phút
 (Đề thi gồm 09 câu , 02 trang)
I. Phần đọc hiểu ( 3,0 điểm)
 Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi.
“ Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
 Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
 Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka- lưi
 Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ
 Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi
 Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
 Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng
 - Ngủ ngon a- kay ơi, ngủ ngon a- kay hỡi
 Mẹ thương a- kay, mẹ thương làng đói
 Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều
 Mai sau con lớn phát mười ka- lưi”
 ( Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm - Ngữ văn 9 tập 1 NXB Giáo dục, 2005, trang 152). 
 Câu 1: Tác giả của đoạn thơ trên là một nhà thơ lãng mạn, giai đoạn 1930 - 1945?
 A. Đúng B. Sai
 Câu 2: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Thể thơ tự do B. Thể thơ ngũ ngôn
Thể thơ thất ngôn D.Thể thơ lục bát
Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
 Câu 3: Qua đoạn thơ trên, vẻ đẹp của người mẹ thể hiện rõ nét ở những khía cạnh nào?
Thắm thiết yêu thương con
Nặng tình yêu thương buôn làng, quê hương
Nặng tình yêu thương đồng đội
Nặng tình yêu thương các em nhỏ.
Nặng tình yêu thương bộ đội.
 Câu 4: Từ “ mặt trời” trong câu thơ : “ Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng” sử dụng biện pháp tu từ nào ?
 A. Nhân hóa B. Hoán dụ
 C. So sánh D. Điệp từ
 E. Ẩn dụ
 Câu 5 :Từ việc sử dụng phép tu từ đó cho ta thấy đứa con là:(1)và (2)..của đời mẹ .
giấc mơ đẹp
vai trò to lớn
nguồn hạnh phúc ấm áp
d. gần gũi, thiêng liêng
 Câu 6: Cụm từ “con mơ cho mẹ” trong câu thơ: “ Con mơ cho mẹ, hạt bắp lên đều” có ý nghĩa gì?
 Câu 7: Đọc đoạn thơ, bằng 3 - 5 câu văn nêu suy nghĩ của em về cách ứng xử của con cái đối với cha mẹ trong xã hội hiện nay?.
II. Phần Làm văn ( 7,0điểm) 
 Câu 1: (3,0điểm )
 Hãy phân tích những điều người cha nói với con về những đức tính tốt đẹp của người đồng minh qua khổ thơ sau:
 “ Người đồng mình thô sơ da thịt
 Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
 Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
 Còn quê hương thì làm phong tục. ”
 ( Nói với con – Y Phương– Ngữ văn 9 tập 2 NXB Giáo dục, trang 73)
 Câu 2: ( 4,0 điểm): Bày tỏ suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
..........................Hết.........................
MÃ KÍ HIỆU ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
. Năm học: 2015 - 2016
 MÔN: Ngữ văn 
 ( Hướng dẫn chấm gồm 05 trang )
 - Điểm bài thi : 10 điểm 
Phần Đọc hiểu ( 3,0 điểm)
 Câu 
 Đáp án
Biểuđiểm 
 1
- Mức độ tối đa: HS chọn đáp án B
- Mức độ không đạt: Chọn A hoặc không có phương án trả lời
 0,25 điểm
 2
- Mức độ tối đa: A
- Mức độ không đạt: Các phương án khác hoặc không có phương án trả lời
0,25 điểm
 3
- Mức độ tối đa: HS chọn đáp án A, B
- Mức độ chưa đạt: HS chọn A hoặc B
- Mức độ không đạt: Phương án khác hoặc không có phương án trả lời
0,25 điểm
 4
- Mức độ tối đa: HS chọn đáp án E
- Mức độ không đạt: Các phương án khác hoặc không có phương án trả lời
0, 25 điểm
 5
- Mức độ tối đa: HS nối 1 - c, 2 - d
- Mức độ chưa đạt: HS chọn 1- c hoặc 2 - d
 - Mức độ không đạt: Các phương án khác hoặc không có phương án trả lời
0,5 điểm
 6
- Mức độ tối đa: HS nêu đươc: Người mẹ đã gửi chọn niềm mong mỏi vào giấc mơ của đứa con. 
- Mức độ chưa đạt: HS chỉ nêu được : Người mẹ gửi niềm mong mỏi vào đứa con, hoặc tình cảm của mẹ gửi vào giấc mơ của con.
- Mức độ không đạt: Không có câu trả lời hoặc có câu trả lời khác.
0,5 điểm
 7
- Mức độ tối đa: Hiện nay trong xã hội con cái hiếu thảo chăm ngoan học tập nghe lời cha mẹ làm bố mẹ rất vui lòng. Tuy nhiên có một bộ phận nhỏ những người làm con có cách ứng xử chưa tốt với cha mẹ, họ bị suy thoái đạo đức , có những hành vi đi ngược truyền thống đạo lí của dân tộc, chà đạp lên tình mẫu tử, thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗi con người.Qua những lời nói, hành vi không tốt với cha mẹ cần phải lên án trừng trị. Mọi người đặc biệt thế hệ trẻ ngày nay cần nhận thức rằng : Tình mẫu tử là cao quý, thiêng liêng . Vậy hãy làm những gì tốt đẹp nhất đem lại niềm vui và hạnh phúc để báo hiếu cha mẹ..
- Mức chưa đạt: HS chỉ thực hiện được 1/2 yêu càu ở mức độ tối đa hoặc có cách lập luận khác.
- Mức độ không đạt: Không có câu trả lời hoặc câu trả lời khác.
1,0 điểm
 II Phần Làm văn ( 7 điểm )
Câu 1: ( 3,0 điểm)
 Câu 
 Đáp án
 Biểu điểm 
 1
- Mức độ tối đa: 
* Về phương diện nội dung:
- Đúng kiểu bài nghị luận văn học: Nghị luận về một nội dung được thể hiện ở trong đoạn thơ.
- Bài viết nổi bật lên vẻ đẹp của người đồng mình qua lời người cha nói với con trong khổ thơ trích trong bài thơ: Nói với con của tác giả Y Phương .
( HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt chuẩn kiến thức sau:)
a. Mở bài : 
- Vài nét về Y Phương và bài thơ: Nói với con.	
- Nêu vấn đề cần nghị luận : Đoạn thơ đã thể hiện vẻ đẹp của người đồng mình qua lời của người cha nói với con.
0, 5 điểm
b. Thân bài : 
- Người cha đã ca ngợi đức tính cao đẹp của “ người đồng mình “ bằng những hình ảnh đầy ấn tượng:
 “Người đồng mình thô sơ da thịt
 Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
 Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
 Còn quê hương thì làm phong tục.”
+ Y Phương dùng cách nói cụ thể của bà con dân tộc Tày” người đồng mình thô sơ da thịt”: là những con người chân thật khỏe khoắn . Hình ảnh thơ đã khẳng định phẩm chất của người đồng mình họ hiền lành như hạt lúa , củ khoai nhưng “ Chẳng mấy ai nhỏ bé”. Họ không hề tầm thường trước thiên hạ bởi họ có trái tim nhân hậu, giàu tình yêu thương , bởi họ luôn có ý chí vượt lên gian khổ, tự mình xây dựng quê hương đẹp giàu.
+ Hình ảnh “ Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương” vừa mang tính tả thực (chỉ truyền thống làm nhà kê đá cho cao của người miền núi), vừa mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc . Người đồng mình tự tay xây dựng nên truyền thống quê hương đẹp giàu sánh tầm với các miền quê khác. Câu thơ ngầm chứa niềm tự hào kiêu hãnh bởi họ vẫn giữ được bản sắc dân tộc.
+ Họ yêu quê hương , lấy quê hương làm chỗ dựa tâm hồn.
=> Nói với con về những điều đó, người cha mong con biết tự hào về truyền thống của quê hương, tự hào về dân tộc để tự tin vào cuộc sống .. 
- Liên hệ thêm về sợi dây tình cảm trong gia đình hiện nay.
1,75 điểm
 0,25 điểm
 c. Kết luận: 
- Giọng thơ thiết tha, trìu mến nhưng lại trang nghiêm. Các hình ảnh thơ cụ thể mà có tính khái quát , mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ.
- Đoạn thơ chứa chan ý nghĩa mộc mạc, đằm thắm mà sâu sắc. Lời thơ tâm tình của người cha sẽ là hành trang đi theo con suốt cuộc đời và là bài học niềm tin, nghị lực, ý chí vươn lên.
 0, 5 điểm 
* Về phương diện hình thức: Bài văn không mắc lỗi diễn đạt , chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Mức độ chưa tối đa: HS cảm nhận vẻ đẹp của người đồng mình trên một hai phương diện nào đó, còn mắc lỗi diễn đạt, sai chính tả.
- Mức độ không đạt: HS không làm bài hoặc làm lạc đề.
 Câu 2: ( 4 điểm) 
 Câu 
 Đáp án
 Biểu điểm 
 2
 Mức độ tối đa: 
* Về phương diện nội dung:
- Đúng kiểu bài nghị luận văn học: Nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện 
- Bài viết nổi bật lên vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm “ Lặng Lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
( HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt chuẩn kiến thức sau:)
a.Mở bài:
- Vài nét về nhà văn Nguyễn Thành Long và truyện ngắn: “Lặng lẽ Sa Pa”
- Giới thiệu nhân vật anh thanh niên
0,5điểm
b.Thân bài:
- Giới thiệu nhân vật: Anh thanh niên đươc khắc họa qua cái nhìn của nhiều nhân vật :
+ Truyện đã đưa người đọc nhập vào tình huống sâu sắc: Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn – Sa Pa. 
+ Xuất hiện trong lời kể của bác lái xe ( đây là người từng trải, đi nhiều, biết nhiều, thạo văn hóa): Qua lời kể đây là anh con trai trẻ tuổi cho nên cuộc sống một mình là một thử thách . Đây là con người hoàn toàn bình thường như mọi người bình thường khác , cũng muốn đông vui nhưng anh đã trót yêu công việc. 
+ Anh hiện ra qua cuộc gặp gỡ chốc lát của các nhân vật khi xe của họ rừng lại để nghỉ ngơi , nhưng đã đủ để các nhân vật khác kịp ghi nhận một ấn tượng “ một kí họa chân dung” về anh rồi anh lại khuất vào với mây mù bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thủa của núi non Sa Pa.
- Dưới ngòi bút miêu tả của Nguyễn Thành Long, nhân vật anh thanh niên đã hiện lên với những nét đẹp tỏa sáng từ ý nghĩa công việc , từ cách sống, cách suy nghĩ, cách biểu lộ tình cảm với mọi người.
+ Anh thanh niên là người có tinh thần trách nhiệm và niềm say mê đối với công việc . Đây là phẩm chất lí tưởng của thanh niên lúc bấy giờ: Anh quê ở Lào Cai , tình nguyện lên sống và làm việc trên đỉnh Yên Sơn. Công việc của anh “ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, mỗi ngày báo về nhà bằng máy bộ đàm bốn lần ... Một công việc đòi hỏi chính xác, tỉ mỉ , phải có tinh thần trách nhiệm cao
+ Anh có những suy nghĩ sâu sắc về công việc và cuộc sống: Suy nghĩ về công việc “ khi ta làm việc ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được. Đó là suy nghĩ đúng đắn về lao động. Lao động sẽ đem đến cảm giác tự hào và tự trọng , niềm vui sự say mê. Anh nhận ra mối liên quan của mình đến công việc lao động.
+ Anh thanh niên là người yêu đời biết tạo ra một cuộc sống nề nếp thơ mộng.: Trong cuộc sống lẻ loi của mình anh biết tìm đến những nguồn vui, tự tạo sự thú vị. Cuộc sống của anh không hề cô đơn (anh trồn hoa, nuôi gà, đọc sách). Đây là con người vươn lên một lối văn hóa. Con người sống đẹp, biết làm đẹp cuộc đời .
+ Là một người giàu tình yêu thương và chan hòa với mọi người : Anh luôn kháo khát được gặp và trò truyeenj với tất cả mọi người. Anh rất giàu tình cảm
 ( kiếm thuốc cho vợ bác lái xe, tặng hoa cho cô gái, pha chè cho ông họa sĩ) ... Anh thanh niên có nhiều điều khiến chúng ta phải suy nghĩ bởi vẻ đẹp giản dị , mộc mạc làm rung động mọi người.
+ Ở anh thanh niên còn tỏa sáng đó là người khiêm tốn và bình tâm. Anh luôn thấy mình ở giữa mọi người, luôn tìm thấy mọi người, luôn vui sướng vì cảm nhận những đóng góp bé nhỏ của mình cho cuộc sống . Sống có ích cho đời là nguồn vui, nguồn khích lệ cao quý , thanh sạch . Điều đó là cội nguồn của hạnh phúc.
- Liên hệ từ nhân vật anh thanh niên trình bày một vài suy nghĩ về lí tưởng sống của thanh niên hiện nay: Sống đẹp, có hoài bão và cống hiến cho đất nước.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật : 
Nghệ thuật xây dựng nhân vật chân dung , nhân vật được ghi lại, đánh giá qua những cảm nhận trực tiếp nhưng không hề nhạt nhòa vì được khắc hoạ qua nhiều điểm nhìn.
Xây dựng tình huống hợp lí, cốt truyện đơn giản, cách kể chuyện tự nhiên.
Nghệ thuật miêu tả giàu chất thơ và chất họa.
 0,7 5 điểm
1,25.điểm 
0, 5 điểm 
 0,5 điểm 
c. Kết luận: 
- Anh thanh niên là nhân vật chính tiêu biểu cho thanh niên Việt nam trong năm tháng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
- Qua nhân vật, nhà văn Nguyễn Thành Long muốn gửi gắm đến người đọc một bức thông điệp.
0, 5 điểm
* Về phương diện hình thức: Bài văn không mắc lỗi diễn đạt , chính tả, dùng từ , đặt câu.
- Mức độ chưa tối đa: HS suy nghĩ trên một hai phương diện nào đó, còn mắc lỗi diễn đạt, sai chính tả.
- Mức độ không đạt: HS không làm bài hoặc làm lạc đề.
PHẦN KÍ XÁC NHẬN
 TÊN FILE ĐỀ THI: ĐỀ THI MÔN NGŨ VĂN
 MÃ ĐỀ THI : .....................................
 TỔNG SỐ TRANG ( ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ) LÀ : 07 TRANG

Tài liệu đính kèm:

  • docV6.doc