UBND HUYỆN TAM ĐƯỜNG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015-2016 Môn: Sinh Học Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian chép đề) ĐỀ BÀI (Đề bài gồm 4 câu) Câu 1 (4,0 điêm) Trình bày các đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn? Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm ? Câu 2: (2,0 điểm) Trình bày đặc điểm chung của lớp thú? Câu 3: (2.0 điểm) Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học? Nêu các biện pháp đấu tranh sinh học? Câu 4: (2,0 điểm) Nêu vai trò của lớp chim? _________HẾT_________ (Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung Điểm Câu 1 4 điểm * Cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn: - Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống ở nước: + Đầu dẹp nhọn khớp với thân thành một khối rẽ nước khi bơi. + Chi sau có màng bơi. + Da tiết chất nhầy làm giảm ma sát khi bơi. - Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống ở cạn: + Di chuyển nhờ bốn chi có ngón . + Thở bằng phổi và qua lớp da ẩm + Mắt có mi, tai có màng nhĩ. * Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm vì : - Ếch hô hấp qua da là chủ yếu, nếu da khô cơ thể mất nước thì ếch sẽ chết. - Ếch bắt mồi về đêm vì thức ăn trên cạn của ếch là sâu bọ, khi đó là thời gian sâu bọ đi kiếm ăn nên ếch dễ dàng bắt được mồi. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 2 2 điểm Đặc điểm chung của lớp thú: * Thú là ĐVCXS có tổ chức cao nhất : - Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ - Có lông mao bao phủ cơ thể - Bộ răng phân hóa thành 3 loại: Răng cửa, răng nanh, răng hàm - Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn. Máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi - Bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não - Thú là động vật hằng nhiệt. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 Câu 3 2 điểm Đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do các sinh vật có hại gây ra. - Có 3 biện pháp đấu tranh sinh học: + Thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại. + Thiên đich đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng sâu hại. + Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm diệt sinh vật gây hại. 0,75 0,25 0,5 0,5 Câu 4 2 điểm - Lợi ích + Ăn sâu bọ và động vật gặm nhấm + Cung cấp thực phẩm + Làm chăn, đệm, đồ trang trí, làm cảnh + Huấn luyện để săn mồi, phục vụ du lịch + Giúp phán tán cây rừng - Có hại + Ăn hạt, quả, cá ... + Là động vật trung gian truyền bệnh 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25
Tài liệu đính kèm: