Đề 3 thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút

doc 8 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1196Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 3 thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 3 thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút
MÃ KÍ HIỆU 
..
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT 
Năm học..2015 - 2016
MÔN: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút
( Đề thi gồm 9 .câu, 02trang)
I. ĐỌC HIỂU
Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi .
“ .Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non - những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ. Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến - cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình..”
Câu 1 (0,25 điểm). Đoạn văn trên trích trong văn bảncủa tác giả Nguyễn Minh Châu
Câu 2. (0,25 điểm). Đoạn văn có sử dụng phương thức biểu đạt ?
 A. Tự sự. B. Miêu tả. C. Biểu cảm. D. Nghị luận. E. Thuyết minh
Câu 3. (0,25 điểm). Những từ: “gần gũi”, “xa lắc” trong câu: “Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến - cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình..” thuộc từ loại..
Câu 4. (02,5 điểm). Phần gạch chân trong câu : : “Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến - cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình..” là thành phần gì ?
Câu 5 (0,5điểm) . Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu “Vòm trời cũng như cao hơn” thuộc kiểu câu.Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu đó.
Câu 6.(0,5điểm) Từ cảnh ngộ của anh Nhĩ và cái nhìn của anh về cảnh vật nơi quê hương gợi cho em suy nghĩ gì?
Câu 7.(1 điểm)
 Ở cuối truyện , nhân vật Nhĩ đã rút ra một quy luật của đời người: “Con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi những điều vòng vèo hoặc chùng chình” 
Em hiểu gì về “Con đường” trong tâm thức của anh Nhĩ? Và những suy nghĩ ấy của anh đã thức tỉnh được em điều gì trong cuộc sống hiện nay.?
II. LÀM VĂN (7điểm)
Câu 1.(3 điểm) Suy nghĩ của em về đoạn thơ sau:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!”
 	 (Trích “Viếng lăng Bác”-Viễn Phương ,Ngữ Văn 9, Tập 2)
 Câu 2.(4 điểm)Tình cha con sâu sắc và cảm động trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. ( Ngữ văn 9- Tập 1)
 ------------Hết----------
MÃ KÍ HIỆU
(PHẦN NÀY DO SỞ GD&ĐT GHI)
ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO 10 THPT
Năm học. 2015 - 2016
MÔN: Ngữ văn
 (Hướng dẫn chấm gồm 05.trang)
 Chú ý:
Thí sinh làm theo cách khác nếu đúng thì cho điểm tối đa
Điểm bài thi.: 10 
PHẦN 1: Phần đọc hiểu (3đ)
Câu
Đáp án
Điểm
1
Mức độ tối đa: HS trả lời đúng đoạn văn được trích trong văn bản “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu
 Mức độ không đạt : Không trả lời hoặc có câu trả lời khác
0,25 điểm
2
Mức độ tối đa: HS chọn đáp án A,B
 Mức độ chưa tối đa: học sinh chỉ chọn đúng một đáp án.
Mức độ không đạt : Không trả lời hoặc có câu trả lời khác
0,25 điểm
3
Mức độ tối đa: HS trả lời đúng “Gần gũi”, “xa lắc” là tính từ
Mức độ không đạt : Không trả lời hoặc có câu trả lời khác
0,25 điểm
4
Mức độ tối đa: HS trả lời đúng thành phần biệt lập: Thành phần phụ chú
Mức độ không đạt : Không trả lời hoặc có câu trả lời khác
0,25 điểm
5
 - Mức độ tối đa: HS xác định đúng kiểu câu: Câu đơn
 Phân tích cấu tạo ngữ pháp : Vòm trời cũng như cao hơn.
 CN VN 
-Mức độ chưa tối đa: học sinh trả lời thiếu hoặc phân tích chưa đầy đủ cấu tạo ngữ pháp của câu
0,5điểm
6
-Mức độ tối đa: HS trả lời được :
+Từ cảnh ngộ và cái nhìn của anh Nhĩ giúp em nhận ra rằng cuộc sống chứa đầy những điều bất thường, vượt ra ngoài những dự định, ước muốn của mình, phải qua trải nghiệm mới thấm thía.
+Suy nghĩ của anh Nhĩ như nhắc nhở em phải biết trân trọng, nâng niu những vẻ đẹp bình dị, thân thuộc của quê nhà.
 -Mức độ chưa tối đa: học sinh trả lời còn thiếu ý, hoặc trả lời theo cách diễn đạt khác nhưng nội dung đảm bảo các ý đã nêu trên.
-Mức độ không đạt : Không trả lời hoặc có câu trả lời khác
0,5điểm
7
 -Mức độ tối đa: HS trình bày được bằng hình thức một đoạn văn
 +Con đường trong tâm thức Nhĩ là “vòng vèo” là “chùng chình”, tức là những suy nghĩ và việc làm lệch lạc khiến người ta bị lạc đường, lạc hướng, bị cám dỗ vào những thú vui vô bổ mà không nhận ra “hấp dẫn” ở phía trước trên đường đời.
 + Suy nghĩ của anh Nhĩ như thức tỉnh mọi người hãy thoát ra khỏi những cái “vòng vèo”, “chùng chình” trong cuộc sống mà chúng ta đang sa vào để hướng tới những giá trị đích thực, bền vững mà gần gũi trong đời thường.
-Mức độ chưa tối đa: học sinh trả lời còn thiếu ý, hoặc trả lời theo cách diễn đạt khác nhưng nội dung đảm bảo các ý đã nêu trên.
-Mức độ không đạt: Học sinh không có câu trả lời
1 điểm
II. LÀM VĂN (7điểm)
Câu 1 (3 điểm)
Tiêu chí 
 Yêu cầu cần đạt 
Thang điểm 
A. Kĩ năng 
a,Mức độ tối đa :HS nắm được kĩ năng làm bài văn nghị luận 
- Biết vận dụng thể loại nghị luận kết hợp miêu tả và biểu cảm để làm bài.
- Sử dụng ngôi hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, cụ thể, lập luận chặt chẽ 
- Bố cục bài chặt chẽ, hợp lí, kể hấp dẫn.
- Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, lời văn trong sáng, giàu cảm xúc. Viết câu, chữ cẩn thận, ít sai sót, trình bày cần đối, hài hoà. 
B,Kiến thức 
 I. Mở bài: giới thiệu vị trí đoạn thơ trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của đoạn.
 -Viếng lăng Bác của Viễn Phương là bài thơ nói lên một cách thiết tha, cảm động những Tình cảm thiêng liêng, thành kính của đồng bào miền Nam với Bác. Đây là khổ thứ 2 và khổ thứ 3 của bài thơ. 
 -ND đoạn thơ khẳng định Bác bất tử, trường tồn cùng núi sông, dân tộc và tình cảm thành kính, thiêng liêng,sâu sắc mà nhân dân dành cho Người là vĩnh viễn.
 II. Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về ND và NT của đoạn thơ:
1.Tác giả như muốn khẳng định: Bác còn đó và còn mãi giữa non sông đất nước, giữa lòng dân tộc và nhân loại. 
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
- sử dụng điệp ngữ “ngày ngày đi qua, đi trong” diễn tả dòng chảy của thời gian ngày tiếp ngày vô tận. Trong cái vô tận của thời gian ấy là cái vĩnh viễn, bất tử của tên tuổi Người.
- Hai hình ảnh “mặt trời” - một hình ảnh tả thực và một hình ảnh ẩn dụ - được nối với nhau bằng chứ “thấy” là một sáng tạo: Người và thiên nhiên vũ trụ vô cùng gần gũi; đồng thời liên tưởng này còn nói lên được một cách sâu sắc vẻ đẹp, sức sống và ý nghĩa cuộc đời của Bác với dân tộc và nhân loại. 
2. Nhà thơ cảm nhận sâu sắc lòng thương nhớ vô tận của con người VN và nhân loại với Bác.
- hình ảnh giàu giá trị biểu cảm “dòng người đi trong thương nhớ” vừa chân thực vừa có ý 
 nghĩa khái quát:Tình cảm nhân dân dành cho Người có cội rễ bền lâu như dòng sông không bao giờ cạn.
- liên tưởng “kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” là một liên tưởng độc đáo, phù hợp với khung cảnh viếng lăng Người làm cho hình tượng thơ thêm cao quý lộng lẫy.
 3. Ở khổ thơ tiếp theo
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
 Chủ đạo vẫn là mạch cảm xúc trở về với niềm xót xa thương tiếc khi nghĩ về sự ra đi của Người. 
-Nhà thơ đã viết những dòng thơ giàu nhạc tính với những hình ảnh gầngũi: ”giấc ngủ bình yên vầng trăng dịu hiền” tạo tình cảm tự nhiên, thân thuộc.
-Nhưng dẫu biết “trời xanh là mãi mãi”, sự thật về việc Bác không còn nữa làm những
 giọt lệ thương tiếc lặng thầm vẫn cứ rưng rưng và con tim chợt nhói đau khó tả. Bác nằm trong lăng như đang trong giấc ngủ bình yên, có vầng trăng dịu hiền làm bạn. Nhưng cũng chính vì nhận ra sự vĩnh hằng ấy mà nhà thơ đau đớn hiểu rằng chúng ta sẽ vĩnh viễn xa Người.
-Hai hình ảnh “vầng trăng, trời xanh” là những ẩn dụ đặc sắc nối tiếp nhau xuất hiện khiến ta suy ngẫm về cái bất diệt vô tận của vũ trụ đến cái bất tử vô cùng cao cả của con Người.
*Đánh giá: Đoạn thơ đẹp cả về nội dung và nghệ thuật, gợi niềm trân trọng, yêu mến và tự hào về Bác
 III. Kết bài: khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ
-Đoạn thơ mang trọn âm hưởng chủ đạo của bài thơ: Đó là tấm lòng thành kính, thiêng liêng 
không chỉ của riêng nhà thơ mà còn của cả miền Nam với Bác Hồ; là nỗi tiếc thương vô hạn không dấu được cùng với cảm thức về sự vĩnh hằng bất tử tên tuổi của Người.
Mức độ chưa tối đa: Học sinh thực hiện không đầy đủ các yêu cầu trên
Mức độ không đạt: Học sinh không viết bài hoặc viết hoàn toàn sang vấn đề khác
(0,25 điểm)
(0,25 điểm)
(0,25 điểm)
(0,25 điểm)
(0,25 điểm)
(0,25 điểm)
(0,25 điểm)
(0,25 điểm)
(0,25 điểm)
(0,25 điểm)
(0,25 điểm)
(0,25 điểm)
Tổng 
3,0 điểm
Câu 2 (4 điểm)
Tiêu chí 
 Yêu cầu cần đạt 
Thang điểm 
A. Kĩ năng 
a,Mức độ tối đa :HS nắm được kĩ năng làm bài văn nghị luận 
- Biết vận dụng thể loại nghị luận kết hợp miêu tả và biểu cảm để làm bài.
- Sử dụng ngôi hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, cụ thể, lập luận chặt chẽ 
- Bố cục bài chặt chẽ, hợp lí, kể hấp dẫn.
- Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, lời văn trong sáng, giàu cảm xúc. Viết câu, chữ cẩn thận, ít sai sót, trình bày cần đối, hài hoà. 
B,Kiến thức 
1.Mở bài 
- Giới thiệu về truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng : tác phẩm viết về tình cha con của người cán bộ kháng chiến đã hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc.
2.Thân bài
* Tình cảm của bé Thu dành cho cha thật cảm động và sâu sắc :
- Bé Thu là cô bé ương ngạnh bướng bỉnh nhưng rất đáng yêu : Thu không chịu nhận ông Sáu là cha, sợ hãi bỏ chạy khi ông dang tay định ôm em, quyết không chịu mời ông là ba khi ăn cơm và khi nhờ ông chắt nước cơm giùm, bị ba mắng nó im rồi bỏ sang nhà ngoại Đó là sự phản ứng tự nhiên của đứa trẻ khi gần 8 năm xa ba. Người đàn ông xuất hiện với hình hài khác khiến nó không chịu nhận vì nó đang tôn thờ và nâng niu hình ảnh người cha trong bức ảnh. Tình cảm đó khiến người đọc day dứt và càng thêm đau xót cho bao gia đình vì chiến tranh phải chia lìa, yêu bé Thu vì nó đang dành cho cha nó một tình cảm chân thành và đầy kiêu hãnh.
- Khi chia tay, phút giây nó kịp nhận ra ông Sáu là người cha trong bức ảnh, nó oà khóc tức tưởi cùng tiếng gọi như xé gan ruột mọi người khiến chúng ta cảm động. Những hành động ôm hôn ba của bé Thu gây xúc động mạnh cho người đọc.
* Tình cảm của người lính dành cho con sâu sắc :
- Ông Sáu yêu con, ở chiến trường nỗi nhớ con luôn giày vò ông. Chính vì vậy về tới quê, nhìn thấy Thu, ông đã nhảy vội lên bờ khi xuồng chưa kịp cặp bến và định ôm hôn con cho thoả nỗi nhớ mong. Sự phản ứng của Thu khiến ông khựng lại, đau tê tái.
- Mấy ngày về phép, ông luôn tìm cách gần gũi con mong bù lại cho con những tháng ngày xa cách nhưng con bé bướng bỉnh khiến ông chạnh lòng. Bực phải đánh con song vẫn kiên trì thuyết phục nó. Sự hụt hẫng của người cha khiến ta càng cảm thông và chia sẻ những thiệt thòi mà người lính phải chịu đựng, nhận thấy sự hi sinh của các anh thật lớn lao.
- Phút giây ông được hưởng hạnh phúc thật ngắn ngủi và trong cảnh éo le : lúc ông ra đi bé Thu mới nhận ra ba và để ba ôm, trao cho nó tình thương ông hằng ấp ủ trong lòng mấy năm trời.
3. Đánh giá:
- Tác phẩm thành công trong nghệ thuật xây dựng 
nhân vật , nhân vật được ghi lại, được đánh giá qua 
nhân vật bác Ba, người chứng kiến câu chuyện nên thật
 chân thực và cảm động
Truyễn ngắn " Chiếc lược ngà" gợi niềm xúc động về tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
II. Kết bài
- Khái quát lại vấn đề nghị luận
- suy nghĩ của bản thân
Mức độ chưa tối đa: Học sinh thực hiện không đầy đủ các yêu cầu trên
Mức độ không đạt: Học sinh không viết bài hoặc viết hoàn toàn sang vấn đề khác
(0,25 điểm)
(1, 0 điểm)
(0, 5 điểm)
(0, 5 điểm)
(0, 5 điểm)
((0, 5 điểm)
(0, 5 điểm)
(0,25 điểm)
Tổng 
4,0 điểm
PHẦN KÝ XÁC NHẬN:
 TÊN FILE ĐỀ THI:
 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN (2015 – 2016) 
MÃ ĐỀ THI (DO SỞ GD&ĐT GHI):..
TỔNG SỐ TRANG (ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM) LÀ: 08 TRANG.
------------Hết----------

Tài liệu đính kèm:

  • docV5.doc