Đề 3 thi chọn học sinh giỏi môn: Ngữ văn 7 thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1138Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 3 thi chọn học sinh giỏi môn: Ngữ văn 7 thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 3 thi chọn học sinh giỏi môn: Ngữ văn 7 thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
------------------------------
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 
 Thời gian : 120 phút ( Không kể thời gian giao đề) 
Câu 1 : ( 3 đ ) 
 Trong văn bản mùa xuân của tôi của tác giả Vũ Bằng , nhà văn chủ yếu sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào trong việc miêu tả mùa xuân ? nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó . 
Câu 2: (7 điểm)
 Đánh giá về ca dao, có ý kiến cho rằng:
“Ca ngợi tình cảm gia đình đằm thắm, tình yêu quê hương đất nước thiết tha là một nội dung đặc sắc của ca dao”.
 Qua các bài ca dao đã học và những hiểu biết của em về ca dao, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
------------------- Hết ---------------------
UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
---------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG MÔN : NGỮ VĂN LỚP 7
 Câu 
 Đáp án 
 Điểm 
 1
Nhà văn Vũ Bằng sử dụng kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật trong khi miêu tả cảnh mùa xuân . 
Đầu tiên là phép lặp từ ngữ : đừng thương , ai cấm . Nhiều dấu phẩy và dấu chấm phẩy tạo các câu văn ngắn đầy cảm xúc , lời văn tha thiết , mềm mại để nhẫn mạnh tình cảm của con người dàn cho mùa xuân ; khẳng định tình cảm mùa xuân là qui luật không thể khác .
-Tác giả dùng phép liệt kê để tả : đó là mùa xuân rất riêng , mùa xuân ở trong tôi , do tôi cảm nhận : có mưa riêu riêu , gió lành lạnh : Có tiếng nhận kêu ; Có trống chèo có câu hát huê tình  Biện pháp liệt kê nhấn mạnh các đấ hiệu điển hình của mùa xuân đất Bắc .
- Cuối cùng nhà văn sử dụng hình thức so sánh : So sánh giai điệu sôi nổi , êm ái thiết tha của mùa xuân để diễn tả sinh động hấp dẫn sức sống mùa xuân . Qua đó nhà văn thể hiện sự hân hoan , biết ơn thương nhớ mùa xuân đất Bắc . 
1đ
1đ
1đ
 2
1) Yêu cầu:
a/ Về hình thức: Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lí, diễn đạt tốt, trôi chảy, có cảm xúc.
b/ Về nội dung:
Học sinh trình bày trên cơ sở hiểu biết về ý nghĩa của ca dao, làm nổi bật được: “Tình cảm gia đình đằm thắm, tình yêu quê hương đất nước” trong ca dao.
A. Mở bài : 
Dẫn dắt vấn đề - Trích dẫn ý kiến 
B. Thân bài : (6đ ) 
* Giải thích: 
Nước ta có một nền văn hóa nước lâu đời. Cuộc sống của nhân dân luôn gắn liền với làng quê, cây đa, bến nước, con đò và đồng quê thẳng cánh cò bay. Từ khi cất tiếng khóc chào đời người nông dân xưa đã gắn bó với làng quê và với họ ca dao là những câu hát dân gian phản ánh tâm tư, tình cảm trong đời sống , trong lao động, là “ bài ca sinh ra từ trái tim.” Qua ca dao, họ gửi trọn tình yêu cho những người thân ruột thịt của mình, cho ruộng đồng, lũy tre, cho quê hương, đất nước.
 * Chứng minh tình cảm trong ca dao được thể hiện:
Tình cảm gia đình đằm thắm được ca dao thể hiện qua:
+ Lòng kính yêu với ông bà, cha mẹ. (dẫn chứng – phân tích)
+ Tình cảm anh em, tình nghĩa vợ chồng. (dẫn chứng – phân tích)
Tình yêu quê hương đất nước được ca dao thể hiện qua:
+ Lòng tự hào yêu mến, gắn bó với xóm làng thân thuộc, với cảnh vật tươi đẹp của quê hương, đất nước. (dẫn chứng – phân tích)
+ Niềm tự hào, yêu mến, gắn bó với nếp sống, phong tục, tập quán tốt đẹp và những địa danh nổi tiếng của đất nước. (dẫn chứng – phân tích)
Þ Đánh giá: Tình cảm gia đình đằm thắm và tình yêu quê hương đất nước được nhân dân ta thể hiện trong ca dao rất phong phú và đa dạng. Nó được thể hiện ở nhiều phương diên, nhiều cung bậc tình cảm khác nhau. Đọc ca dao ta không chỉ hiểu, yêu mến, tự hào về phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình, về cảnh đẹp làng quê, non sông đất nước mình mà còn cảm phục, trân trọng tình nghĩa sâu nặng, cao đẹp của người dân lao động.
 C. Kết bài : 
- Khẳng định ý nghĩa của ca dao .
- Liên hệ cảm nghĩ bản thân .
(Lưu ý: Học sinh phải biết lựa chọn và phân tích dẫn chứng phù hợp với luận điểm. Việc phân tích mỗi dẫn chứng phải thể hiện được các ý nhỏ trong luận điểm và thể hiện được khả năng cảm nhận văn học)
2) Thang điểm
- Điểm 7: Đáp ứng được những yêu cầu nêu trên. Văn viết có cảm xúc, dẫn chứng phong phú, phân tích và bình giá tốt, làm nổi bật được trọng tâm, diễn đạt trong sáng. Có thể còn một vài lỗi nhỏ.
- Điểm 6: Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, phân tích và bình giá chưa thật sâu sắc.
- Điểm 4: Bài làm có bố cục, có luận điểm nhưng dẫn chứng chưa phong phú, văn viết chưa hay, còn một vài lỗi về diễn đạt, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 2: Bài làm thể hiện được luận điểm nhưng dẫn chứng quá sơ sài hoặc chưa lấy được dẫn chứng, chỉ bàn luận chung chung, dẫn chứng mang tính liệt kê. Bố cục lộn xộn, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc cả về nội dung và phương pháp.
Các điểm 1,3, 5: Giám khảo cân nhắc các mức thang điểm trên cho điểm phù hợp.
0, 5 đ
1đ
1đ
1đ
1đ
1đ
1đ
0,5 đ
 ----------------------------------------- Hết -------------------------- 

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_HSG_VAN_74.doc