Đề 3 thi chọn học sinh giỏi lớp 9 môn thi : Lịch sử năm học: 2015 - 2016 (thời gian làm bài:150 phút không kể thời gian giao đề)

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 710Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 3 thi chọn học sinh giỏi lớp 9 môn thi : Lịch sử năm học: 2015 - 2016 (thời gian làm bài:150 phút không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 3 thi chọn học sinh giỏi lớp 9 môn thi : Lịch sử năm học: 2015 - 2016 (thời gian làm bài:150 phút không kể thời gian giao đề)
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
THANH OAI
TRƯỜNG THCS CAO DƯƠNG
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Môn thi : Lịch sử
Năm học: 2015-2016
(Thời gian làm bài:150 phút không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (5 điểm ):Phân tích quá trình khủng hoảng và sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô. Phân tích nguyên nhân sự sụp đổ đó?.
Câu 2 (5điểm): Hoàn cảnh ra đời, mục tiêu của ASEAN? Vì sao có thể nói từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX: “Một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”?
Câu 3 (3 điểm):
Ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai?
Câu 4 (2 điểm): Quan hệ Mĩ - Liên Xô trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai có gì khác nhau? Tại sao có sự khác nhau đó?
Câu 5 (5 điểm): Nêu những nét nổi bật của tình hình Mĩ la tinh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay?
------------------Hết--------------
PHÒNG GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO
THANH OAI
TRƯỜNG THCS CAO DƯƠNG
HƯỚNG DÂN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI Môn thi : Lịch sử 9
Năm học: 2015-2016
Câu1 (5 điểm ):
* Học sinh nêu và phân tích được những nét lớn của quá trình khủng hoảng, sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô với các ý chính sau: (3điểm)
- Bắt đầu từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 tiếp đến là những cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế, tài chình,...Mở đầu là cuộc khủng hoảng chung trên toàn thế giới đòi hỏi các nước phải cải cách.(0,5 điểm)
- Cơ chế cũ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô vẫn tồn tại nhiều sai lầm thiếu xót và ngày càng trở nên không phù hợp dẫn đến tình trạng đất nước khủng hoảng toàn diện..., tệ nạn quan liêu thiếu dân chủ gia tăng, pháp chế bị vi phạm nghiêm trọng khiến nhân dân bất mãn. (0,5 điểm)
- Tháng 3 – 1985 Gioóc – Ba – Chốp lên nắm quyền và tiến hành cải tổ, công cuộc cải tổ gặp khó khăn bế tắc dẫn đến sự suy sụp nghiêm trọng về kinh tế kéo theo khủng hoảng về chính trị, xã hội ( chính quyền bất lực, tệ nạn xã hội gia tăng, nội bộ Đảng cộng sản lục đục,...) (0,5 điểm)
- Ngày 19/8/1991 diễn ra cuộc đảo chính lật đổ Gioóc – Ba – Chốp hậu quả cực kì nghiêm trọng ( Đảng cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động, chính phủ Xô Viết bị giải thể, 11 nước cộng hoà đòi tách khỏi liên bang,...) 
(0,5 điểm)
- Ngày 21/12/1991 lãnh đạo 11 nước kí hiệp định giải tán liên bang Xô Viết thành lập khối SNG. (0,25điểm)
- Ngày 25/12/1991 Gioóc – Ba – Chốp từ chức, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ sau 74 năm tồn tại. (0,25điểm)
* Phân tích được các nguyên nhân sau: (2điểm)
- Mô hình chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng chưa đúng đắn, phù hợp,..
- Chậm thay đổi trước những biến động lớn trên thế giới ...
- Một số lãnh đạo Đảng, Nhà nước tha hoá biến chất...
- Các thế lực chống chủ nghĩa xã hội chống phá quyết liệt...
Câu 2 (5 điểm):
Hoàn cảnh ra đời ( 2 điểm)
- Nhận thức rõ sự cần thiết cùng nhau hợp tác để phát triển( 1điểm) 
- Ngày 8/8/1967 hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) thành lập
( 1điểm).
b. Mục tiêu: Phát triển kinh tế văn hoá thông qua hợp tác ( 1 điểm)
c. Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX: “Một chương mới đã mở ra” 
( 2 điểm)
- Từ đầu những năm 90 ASEAN đã có xu hướng mở rộng thành viên đến 04/1999, 10 nước đều là thành viên của ASEAN( 1điểm)
- Trên cơ sở ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế thành lập( AFTA, ARF) ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển kinh tế.( 1 điểm)
Câu 3 (3 điểm): 
 Ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật
	* Tích cực: (2 điểm)
	+ Cách mạng khoa học-kĩ thuật đó mang lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kỳ diệu làm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người.
	+ Cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về năng xuất lao động.
	+ Thay đổi cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư trong các ngành dịch vụ tăng dần.
	+ Đưa loài người sang nền văn minh thứ ba, nền văn minh sau thời kỳ công nghiệp hoá, lấy vi tính, điện tử, thông tin và khoa sinh hoá làm cơ sở.
	+ Làm cho sự giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật...ngày càng quốc tế hóa cao.
	* Tiêu cực:(1 điểm)
	+ Chế tạo các loại vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và huỷ diệt sự sống.
	+ Nạn ô nhiễm môi trường: ô nhiễm khí quyển, đại dương, sông hồ...
	+ Nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, tai nạn giao thông gắn liền với kĩ thuật mới, dịch bệnh và tệ nạn xã hội..
Câu 4 ( 2 điểm):
Quan hệ Mĩ - Liên Xô trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai có gì khác nhau? Tại sao lại có sự khác nhau đó?)
* Quan hệ Mĩ - Liên Xô:  Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ và Liên Xô là đồng minh. Sau chiến tranh, Mĩ và Liên Xô nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu và đi tới tình trạng “chiến tranh lạnh”. (1 điểm)
* Giải thích
- Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa phát xít là kẻ thù chung của cả Liên Xô và Mĩ nên hai nước buộc phải liên minh với nhau. (0,5 điểm)
- Sau chiến tranh, Mĩ và Liên Xô có sự đối lập về mục tiêu và chiến lược: Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình và an ninh thế giới, bảo vệ thành quả của CNXH; Mĩ chống phá Liên Xô và các nước XHCN, âm mưu làm bá chủ thế giới. Từ sự đối lập trên, Mĩ và Liên Xô đã nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu. (0,5 điểm)
Câu 5 ( 5 điểm ):
- Trước chiến tranh Thế giới thứ hai các nước Mĩ La Tinh ở trong vòng lệ thuộc và trở thành "sân sau" của Đế quốc Mĩ. Từ sau chiến tranh Thế giới thứ hai tình hình Mĩ La Tinh có nhiều biến chuyển mạnh mẽ. Được mở đầu bằng cuộc cách mạng CuBa 1959, từ đầu những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX một cao trào đấu tranh vũ trang đã bùng nổ ở Mĩ La Tinh và khu vực này được ví như "Lục địa bùng cháy". (2điểm)
- Kết quả là chính quyền độc tài phản động ở nhiều nước đã bị lật đổ, các chính phủ dân tộc dân chủ được thiết lập và đã tiến hành nhiều cải cách tiến bộ tiêu biểu ở Chi-lê và Ni-ca-ra-goa. (1 điểm)
- Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, các nước Mĩ La Tinh đã thu được nhiều thành tựu quan trọng, củng cố độc lập chủ quyền dân chủ hoá sinh hoạt chính trị, tiến hành các cải cách kinh tế và thành lập các tổ chức liên minh khu vực để hợp tác và phát triển kinh tế. Tuy nhiên từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX do nhiều nguyên nhân, tình hình kinh tế chính trị ở nhiều nước Mĩ La Tinh gặp nhiều khó khăn, thậm chí có lúc căng thẳng. (2điểm)
 Cao Dương ngày 20 tháng 10 năm 2015
 DUYỆT CỦA BGH Người ra đề
 Nguyễn Thị Liên

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HSG_Su_9_CD_1516.doc