MÃ KÍ HIỆU . ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT Năm học 2015 - 2016 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (Đề thi gồm 09 câu, 02 trang) I. Phần đọc hiểu (3đ) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rung rung như là đồng là bể như là sông là rừng Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. (Ngữ văn 9, tập 1) Câu 1. (0,25đ) Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Ánh trăng -Chính Hữu C. Ánh trăng -Nguyễn Duy Ánh trăng -Huy Cận D. Ánh trăng -Nguyễn Khoa Điềm Câu 2. (0,25đ) Bài thơ có đoạn thơ trên được sáng tác năm 1978. Đúng B. Sai. Câu 3. (0,25đ) Trong khổ thơ “Ngửa mặt lên nhìn mặt là rừng” sử dụng những phép tu từ nào? A. Nhân hóa B. Hoán dụ C. Ẩn dụ D. Liệt kê. Câu 4. (0,25đ) Trong các dòng sau, dòng nào có chứa từ không phải là từ láy? A.Thình lình, rưng rưng, vành vạnh B.Trần trụi, phăng phắc, thình lình C.Trần trụi, thiên nhiên, rưng rưng D. Rưng rung, vành vạnh, phăng phắc. Câu 5. (0,5đ) Nội dung chính của đoạn thơ trên? Tác giả phê phán những người sống quay lưng với quá khứ của mình. Từ câu chuyện riêng tư của cá nhân, nhà thơ muốn nhắn gửi mọi người phải biết yêu thiên nhiên. Là lời nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Là lời nhắc nhở mọi người về thái độ sống có tình nghĩa đối với quá khứ. Câu 6. (0,5đ) Ý nghĩa của hình tượng ánh trăng? Là biểu tượng cho quá khứ đẹp đẽ hiền hậu, nghĩa tình, nhân nghĩa, thủy chung. Đánh thức lương tâm mỗi người, hướng con người đến những điều tốt đẹp, đến đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”. Thiên nhiên không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người. Biểu tượng cho hòa bình. Câu 7. (1,0đ) Bài học cuộc sống mà em nhận được từ bài thơ trên? Hãy trình bày bằng một đoạn văn ngắn từ 3-5 dòng. II. Làm văn (7đ) Câu 8. (3đ) Vẻ đẹp của ba câu thơ cuối bài thơ Đồng Chí – Chính Hữu Câu 9. (4đ) Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. --------Hết-------- MÃ KÍ HIỆU . ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT Năm học 2015 - 2016 MÔN: NGỮ VĂN (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang) I. Phần đọc hiểu: 3đ Câu 1: 0,25đ -Mức độ tối đa: Học sinh chọn đáp án C - Mức độ không đạt: Không trả lời hoặc có câu trả lời khác. Câu 2: 0,25đ -Mức độ tối đa: Học sinh chọn đáp án A - Mức độ không đạt: Không trả lời hoặc có câu trả lời khác. Câu 3: 0,25đ -Mức độ tối đa: Học sinh chọn đáp án A, D -Mức độ chưa tối đa: Học sinh chọn đáp án A hoặc D - Mức độ không đạt: Không trả lời hoặc có câu trả lời khác. Câu 4: 0,25đ -Mức độ tối đa: Học sinh chọn đáp án C - Mức độ không đạt: Không trả lời hoặc có câu trả lời khác. Câu 5: 0,5đ -Mức độ tối đa: Học sinh chọn đáp án C,D -Mức độ chưa tối đa: Học sinh chọn đáp án C hoặc D - Mức độ không đạt: Không trả lời hoặc có câu trả lời khác. Câu 6: 0,5đ -Mức độ tối đa: Học sinh chọn đáp án A,B -Mức độ chưa tối đa: Học sinh chọn đáp án A hoặc B - Mức độ không đạt: Không trả lời hoặc có câu trả lời khác. Câu 7: 1đ Học sinh cảm nhận được bài học cuộc sống từ bài thơ: + Con người không nên sống vô tình, hãy luôn nhớ và tự hào về quá khứ tốt đẹp. +Phải biết sống ân nghĩa thủy chung, biết “uống nước nhớ nguồn”.Tích cực học tập và rèn luyện để góp phần xây dựng quê hương, đất nước +Có thái độ phê phán lối sống vong ân bội nghĩa hoặc thái độ vọng ngoại, quên cội nguồn, quên bản sắc dân tộc. -Mức độ tối đa: Học sinh cảm nhận được 3 ý trên -Mức độ chưa tối đa: Học sinh cảm nhận được một trong 3 ý - Mức độ không đạt: Không trả lời hoặc có câu trả lời khác. II. Làm văn: 7đ Câu 1:3đ Mức độ tối đa * Về phương diện nội dung: - Đúng kiểu bài nghị luận văn học về một đoạn thơ (Bài thơ) - Làm rõ được vẻ đẹp của ba câu thơ cuối bài thơ Đồng chí: Là bức tranh đẹp về tình đồng chí đồng đội, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ. Cụ thể: Mở bài ( 0,25đ) Giới thiệu được tác giả, tác phẩm và ba câu cuối: Là bức tranh đẹp về tình đồng chí đồng đội, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ Thân bài ( 2,5đ) Học sinh làm rõ những ý sau: -Một khung cảnh có sự kết hợp hài hòa giữa chất hiện thực và lãng mạn. Người lính trong tư thế chủ động chờ giặc ( Chờ giặc tới) Sức mạnh của tình đồng chí sưởi ấm lòng những người lính, giúp họ vượt lên những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ thiếu thốn. Chất lãng mạn đọng lại ở câu cuối bằng một hình ảnh bất ngờ: Đầu súng trăng treo. Đó là sự hòa quyện giữa hiện thực và lãng mạn. Đây là một hình ảnh đặc sắc: + Súng và trăng kết hợp với nhau; là gần và xa; thực tại và mơ mộng; chất chiến đấu và trữ tình; chiến sĩ và thi sĩ; chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn. +Tạo nhịp lắc, gợi hình ảnh của một cái gì đó lơ lửng, chông chênh trong sự bát ngát. Chính Hữu đã lấy hình ảnh “Đầu súng trăng treo” cho cả tập thơ của mình. Là sự kết hợp kì diệu của thơ cách mạng Việt Nam góp phần lý giải sức mạnh của người lính trong những năm kháng chiến chống pháp. c. Kết bài (0,25đ) -Khái quát về vẻ đẹp 3 câu thơ cuối bài. - Nêu suy nghĩ của bản thân về sức mạnh của anh bộ đội Cụ Hồ. * Về phương diện hình thức: - Bài văn không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, dung từ, đặt câu. Bố cục chặt chẽ đủ 3 phần. - Thực hiện được các thao tác nghị luận. Mức độ chưa tối đa: Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp trên một vài phương diện nào đó; còn mắc lỗi diễn đạt, sai chính tả. Mức độ không đạt: Học sinh không làm bài hoặc làm lạc đề. Câu 2: 4đ Mức độ tối đa * Về phương diện nội dung: - Đúng kiểu bài nghị luận văn học về một đoạn thơ (Bài thơ) - Bài viết phải làm nổi bật được phẩm chất cao đẹp của anh thanh niên và bày tỏ thái độ của bản thân trước vẻ đẹp ấy. Cụ thể: Mở bài : 0,5đ Giới thiệu về tác giả, hoàn cảnh sáng tác tác phẩm. Tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp của những con người lao động thầm lặng cống hiến cho đất nước mà nhân vật chính là anh thanh niên đã để lại cho người đọc những ấn tượng khó phai mờ. Thân bài : 3đ HS nêu được những ý sau: -Anh thanh niên là nhân vật chính của truyện, là người tiêu biểu cho tầng lớp thanh niên trong công cuộc xây dựng đất nước ở những nơi khó nhăn gian khổ. - Nêu hoàn cảnh sống của nhân vật anh thanh niên: 0,5đ + Quê ở Lào Cai , tình nguyện sống và làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m quanh năm chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo. Công việc của anh là làm khí tượng kiêm vật lý địa cầu. Cụ thể: “Đo gió, đo mưa, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo thời tiết hang ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Anh có những phẩm chất rất đáng quý: + Một con người có ý thức, trách nhiệm cao với công việc.Anh có quan niệm đúng đắn về hạnh phúc, về lẽ sống: Hạnh phúc là được cống hiến cho cuộc đời, thấy những đóng góp của mình là nhỏ bé. + Một con người có hành động đẹp, có những suy nghĩ sâu sắc về công việc và cuộc sống: Làm việc tự giác, có tinh thần trách nhiệm cao.Anh suy nghĩ về công việc: “Khi là việc ta với công việc là đôi sao lại gọi là một được”. + Một người có lối sống đẹp, anh biết tạo ra cho mình một cuộc sống nề nếp, văn minh, thơ mộng: Anh sắp xếp cuộc sống ngăn nắp, làm đẹp nơi ở bằng cách trồng hoa, nuôi gà, tự học và đọc sách. Đây là con người biết vươn lên lối sống văn hóa. + Một người có cách cư xử đẹp, luôn yêu thương, gần gũi, quan tâm và chan hòa với mọi người: Anh chân thành, cởi mở, quan tâm đến người khác. Anh mời trà cho khách, hái hoa tặng cô gái, tặng trứng cho ông họa sĩ, củ tam thất cho vợ bác lái xe. Anh khao khát được nói chuyện với mọi người, có lần anh chặt cây ngáng xe để được gặp người. + Một người khiêm tốn, thành thực. Anh thấy những đóng góp của mình bình thường nhỏ bé so với người khác. Anh ngượng ngùng khi thấy ông họa sĩ già phác thảo chân dung mình và hào hứng giới thiệu cho ông họa sĩ ngững người đáng vẽ hơn mình. Đánh giá, liên hệ. + Vẻ đẹp của anh thanh niên là vẻ đẹp bình dị mà cao quý, một vẻ đẹp đậm chất lý tưởng. Đó là lối sống của con người thế hệ mới. Anh là đại diện cho những con người đang ngày đêm lao động hang say để cống hiến cho đất nước. + Thấm thía hơn câu thơ của Thanh Hải: Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. Về nghệ thuật: +Cốt truyện đơn giản, phẩm chất nhân vật đự hiện lên qua cái nhìn nhiều chiều. + Chất thơ toát ra từ vẻ đẹp thiên nhiên, từ những suy nghĩ đẹp của con người. Kết bài -Nêu những đánh giá chung về nhân vật. - Liên hệ về lối sống của thanh niên trong giai đoạn hiện nay. * Về phương diện hình thức: - Bài văn không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, dung từ, đặt câu. Bố cục chặt chẽ đủ 3 phần. - Thực hiện được các thao tác nghị luận. Mức độ chưa tối đa: Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp trên một vài phương diện nào đó; còn mắc lỗi diễn đạt, sai chính tả. Mức độ không đạt: Học sinh không làm bài hoặc làm lạc đề. PHẦN KÝ XÁC NHẬN ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN: NGỮ VĂN MÃ ĐỀ THI: TỔNG SỐ TRANG (ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM) LÀ: 06 TRANG
Tài liệu đính kèm: