Đề 1 thi thử vào lớp 10 năm học: 2013 - 2014 ( thời gian làm bài 120 phút) môn thi: Ngữ văn lớp 9

doc 8 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1818Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 1 thi thử vào lớp 10 năm học: 2013 - 2014 ( thời gian làm bài 120 phút) môn thi: Ngữ văn lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1 thi thử vào lớp 10 năm học: 2013 - 2014 ( thời gian làm bài 120 phút) môn thi: Ngữ văn lớp 9
PHÒNG GD – ĐT TRỰC NINH ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10
TRƯỜNG THCS TRỰC HƯNG NĂM HỌC: 2013 - 2014
 ( Thời gian làm bài 120 phút)
	 Môn thi: Ngữ văn lớp 9
Phần I: Trắc nghiệm ( 2 điểm ) Chọn đáp án đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau và ghi lại vào tờ giấy thi
Câu 1: Ngôi kể của chuyện “ Chiếc lược ngà ” ( Nguyễn Quang Sáng ) giống với ngôi kể trong tác phẩm nào? 
Bến quê 	C. Những ngôi sao xa xôi
Làng 	D. Lặng lẽ Sa Pa 
Câu 2: Tác phẩm nào sau đây không thuộc văn học thời kỳ trung đại? 
A. Truyện người con gái Nam Xương C. Đồng chí 
B. Hoàng lê nhất thống chí 	D. Truyện Kiều 
Câu 3: Từ nào sau đây không phải là từ tượng thanh.
A. Xôn xao 	C. Tí tách 
B. Lênh khênh 	D. Rì rầm 
Câu 4: Chỉ ra phép liên kết câu trong đoạn văn sau “ Chi Thao thổi còi. Như thế là đã 20 phút trôi qua. Tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi ”
( Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê ) 
A. Phép nối 	C. Phép lặp
B. Phép thế 	D. Phép đồng nghĩa
Câu 5: Truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” chủ yếu được kể qua cái nhìn của ai? 
A. Tác giả 	C. Ông hoạ sĩ 
B. Anh thanh niên 	D. Cô gái 
Câu 6: Từ “ăn” trong câu “ Nghề riềng ăn đứt hồ cầm một chương” được hiẻu theo nghĩa nào trong các nghĩa sau:
A. Phải nhận lấy chịu lấy	C. Hợp với nhau tạo thành một cái gì hài hoà 
B. Vượt trội, hơn hẳn 	D. Thấm vào bản thân 
Câu 7: Thành phần gạch chân trong câu “ Chưa đến bực cửa, ông lão đã bô bô” là thành phần gì? 
A. Trạng ngữ 	C. Khởi ngữ
B. Chủ ngữ 	D. Bổ ngữ 
Câu 8: Văn bản nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống khác văn bản nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý ở điểm nào? 
A. Khác nhau về sự vận dụng thao tác lập luận	C. Khác về cấu trúc nghị luận
B. Khác về ngôn ngữ diễn đạt	D. Khác về nội dung văn bản 
Phần II: Tự luận: ( 8 điểm ) 
Câu 1: ( 2,5 điểm ) 
a. Dựng đoạn văn ( dài không quá 10 câu ) có câu chủ đề “ Học sinh ngày nay không chỉ mang lại niềm vui còn có nỗi buồn và cả sự lo âu” có dùng khởi ngữ và thành phần biệt lập.
b. Chỉ ra phép liên kết và các phương tiện liên kết trong đoạn văn vừa dựng.
c. Chỉ ra ít nhất 1 câu bị động trong đoạn vừa dựng. 
Câu 2: ( 5,5 điểm ) 
Phân tích bài “ Sang thu” của Hữu Thỉnh để làm nổi bật nhan đề bài thơ 
-------------------Hết-----------------
PHÒNG GD – ĐT TRỰC NINH ĐÁP ÁN ĐỀ THI VÀO LỚP 10
TRƯỜNG THCS TRỰC HƯNG NĂM HỌC: 2013 - 2014
 	 Môn thi: Ngữ văn lớp 9
Phần I: Trắc nghiệm ( 2 điểm ) 
 Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
C
B
B
A
B
A
D
Phần II: Tự luận ( 8 điểm ) 
Câu 1 ( 2,5 điểm )
Câu
Ý
Cần đạt
Điểm
1
a
Phải là đoạn văn dài không quá 1 trang giấy thi, có cấu tạo theo mô hình diễn dịch.
Có ít nhất một câu chứa khởi ngữ 
1 câu có thành phần phụ chú 
1 câu có thành phần tình thái 
Phương thức biểu đạt: Lập luận .
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
b
Liên kết nội dung ( Tất cả các câu đều đề cập đến điểm tốt và chưa tốt của học sinh ).
Liên kết về hình thức
Các phép lặp. Ví dụ ( Học sinh ) 
Phép thế. Ví dụ ( Chúng ta ) 
Phép nối . 
0,25
0,25
0,25
0,25
c
Chỉ ra một câu có chứa bị, được và động từ ngoại động phân tích thành phần câu.
0,25
2
Phân tích bài “ Sang thu” của Hữu thỉnh để làm nổi bật nhan đề bài thơ. 
5,5
a
Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm
Hữu thỉnh vừa là thi sĩ vừa là chiến sĩ. Ông luân khám phá đất trời, làng quê một cách tinh tế với tình yêu thiên nhiên sâu sắc
Bài thơ là sự khám phá sự chuyển mình của đất trời hạ sang thu một cách tinh tế. 
0,25
b
Phân tích:
Khổ thứ 1: Sự chuyển mùa từ hạ sang thu được cảm nhận một cách bất ngờ từ những hiện tượng thiên nhiên (Hương ổi chín, làn sương, cảm giác xe lạnh) tất cả hiển hiện trong cơn gió phả. 
Sự hiển hiện ấy được cảm nhận qua khứu giác, vị giác, thị giác, nhưng với tác giả sự cảm nhận như mơ hồ chưa chắc chắn lắm “ Hình như” 
 Hay đó chính là bức tranh mùa hạ, đã thấp thoáng hương vị, màu sắc của mùa thu ở miền bắc Việt Nam mà mỗi ai cũng có thể cảm nhận được từ lúc trẻ thơ gắn với những kỷ niệm ngọt ngào
 *Khổ thứ 2: Sự chuyển mùa từ hạ sang thu hiển hiện qua những hình ảnh của thiên nhiên rất cụ thể và có tính đồng bộ ( Chim vội vã, sông dềnh dàng, đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu ) 
 Chất thu đã hiện hữu qua hình ảnh từng đàn chim hối hả bay vào phương Nam tránh rét, với từ láy “vội vã” dù sự vội vã ấy mới chỉ bắt đầu nhưng chúng ta cũng cảm nhận được cái lạnh giá, không còn cái “ se” của mỗi đợt gió.
Cùng hiện hữu với đàn chim, còn có hình ảnh của dong sông sau những ngày oằn mình với những khối nước khổng lồ đỏ nặng phù sa từ thượng nguồn lao về xuôi. Nay vẫn con sông ấy nhưng dòng nước kia đã đến lúc thư thả hơn, dịu dàng hơn không còn hung dữ như trước ấy. Với hình ảnh ấy qua bút pháp của Hữu Thỉnh như vẽ ra trước mắt bạn đọc dòng sông do thượng nguồn đã ít mưa hay đó chính là dòng sông thu.
 Hai hình ảnh, một trên trời một dưới sông, một vội vã, một thư thả tưởng như đối lập nhau, nhưng đó lại là sự tương hỗ, hay làm nền cho hình ảnh đám mây mùa hạ đã nửa mình sang thu “ vắt nửa mình sang thu” xuất hiện như khẳng định đó là bức tranh thu hoàn hảo với không gian vũ trụ bao la.
 Với những hình ảnh được thể hiện qua các từ láy ( Dềnh dàng, vội vã), cùng từ gợi hình đã hoạ lên bức tranh thu sống động ở miền Bắc Việt Nam.
* Khổ thứ ba: Vẫn những hình ảnh của thiên nhiên, nhưng tác động trực tiếp đến không khí ( Nắng, Mưa, Sấm, Cây) dường như tiếp nối bút pháp ở khổ hai: Nắng vẫn còn nhiều, nhưng mưa đã vơi dần và sấm đã trở lên quen thuộc, quen thuộc bề dầy của cây.
 Với những câu khẳng định, gợi lên hình bức tranh thu khá đậm nét, bởi dường như hình bóng của mùa hạ đã trở lên mờ nhạt.
 Đặc biệt hơn như ở cuối bài hình ảnh hành cây như chứng kiến sự chuyển mình của thiên nhiên. Sự chuyển mình ấy đã quá quen thuộc, gần gũi, nên với hàng cây không còn bất ngờ trước sự dữ dằn của thiên nhiên, từ quy luật đó làm ta liên tưởng đến quy luật của xã hội. Mỗi chúng ta nếu tích cực rèn luyện sẽ sớm làm quen, thích ứng với sung quanh.
* Mở rộng, nâng cao
- Hình ảnh thiên nhiên của mùa thu được phản ánh từ nhàn nhạt, thoang thoảng sang đậm đặc, từ mơ hồ đến cụ thể. Hình ảnh ấy dẫn dắt theo hành trình cảm nhận thiên nhiên đến quy luật của tự nhiên, của con người.
- Với sự phát triển của cảm xúc cùng những hình ảnh thiên nhiên, những từ láy gợi hình, hình ảnh gợi liên tưởng đã đem đến thành công của bài thơ. Từ sự thành công ấy “ Sang thu” của Hữu Thỉnh đã góp vào thi ca Việt Nam một thi Thu đặc sắc.
 Hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa tượng trưng đã mang lại ý nghĩa cụ thể vừa có ý nghĩa triết lý cuộc sống sâu sắc. Mỗi chúng ta cần phải tìm hiểu tự nhiên, xã hội để khỏi bỡ ngỡ trước những hiện tượng diễn ra trong cuộc sống. Còn để hoà nhập với môi trường sống. 
4
0,5
0,5
0,25
0,5
0,5
0,5
0,25
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
Trình bày sạch đẹp, bố cục rõ ràng 
0,25
PHÒNG GD – ĐT TRỰC NINH ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10
TRƯỜNG THCS TRỰC HƯNG NĂM HỌC: 2013 - 2014
 ( Thời gian làm bài 120 phút)
	 Môn thi: Ngữ văn lớp 9
Phần I: Trắc nghiệm ( 2 điểm ) Chọn đáp án đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau và ghi lại vào tờ giấy thi
Câu 1: Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải ra đời trong khoảng thời gian nào? 
Cuộc kháng chiến chống Pháp. 
Khi miền Bắc hoà bình và đang xây dựng chủ nghĩa xã hội
Khi đất nước đã thống nhất 
Cuộc kháng chiến chống Mỹ 
Câu 2: Từ “lộc” trong bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” được hiểu theo nghĩa nào? 
Lợi lộc
May mắn
Chồi non, đem mùa xuân đến cho mọi nơi trên đất nước.
Tất cả đều sai. 
Câu 3: Câu thơ nào sau đây có tính triết lý đúc kết một quy luật của cuộc sống? 
Mọc giữa dòng sông xanh 
 Một bông hoa tím biếc
Quê hương anh nước mặn đồng chua 
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Con dù lớn vẫn là con của mẹ 
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con 
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát 
Câu 4: Truyện “ Những ngôi sao xa xôi” được viết ở thời kỳ nào? 
Thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp 
Cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt 
Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi
Thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ 
Câu 5: Dòng thơ nào mang nghĩa tường minh? 
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương 
Đêm nay rừng hoang sương muối 
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Một mùa xuân nho nhỏ 
 Lặng lẽ dâng cho đời 
Câu 6: Phần in đậm trong câu văn sau “ Sát bên bờ của dải đất lở dốc đứng bên này, một đám đông khách đợi đò đứng nhìn sang” là thành phần gì? 
Khởi ngữ 
Bộ phận kết nối câu với câu trước nó
Thành phần chủ ngữ của câu
Thành phần trạng ngữ của câu 
Câu 7: Hình ảnh ẩn dụ “ hàng tre” trong bài thơ Viếng lăng Bác nới với ta điều gì? 
Là hình ảnh toàn dân tộc Việt Nam 
Là hình ảnh làng quê đất nước
Là hình ảnh nhân dân đoàn kết bên Bác
Là hình ảnh các dân tộc trên đất nước ta.
Câu 8: Xác định câu chứa thành phần khởi ngữ 
Làm bài thì anh ấy cẩn thận lắm.
Sáng nay, tôi đi về ngoại
Trời ơi chỉ còn có 5 phút
Ồ, sao bạn vui thế.
PHẦN II: TỰ LUẬN ( 8 điểm ) 
Câu 1: 3 điểm 
Cho câu thơ sau: Kiều càng sắc sảo mặn mà
Chép tiếp những câu thơ tả sắc đẹp của Thuý Kiều 
Em hiểu như thế nào về hình tượng ước lệ thu thuỷ xuân sơn. Cách nói “ Làn thu thuỷ nét xuân sơn” dùng nghệ thuật ẩn dụ hay hoán dụ? Giải thích vì sao em lại lựa chọn nghệ thuất ấy? 
Nói khi tả vẻ đẹp của Thuý Kiều tác giả đã dự báo trước cuộc đời và số phận của nàng đúng không. Hãy nêu ý kiến của em? 
Câu 2: 5 điểm 
Phân tích tinh thần trách nhiệm, lòng dũng cảm trong công việc và tình cảm đồng đội của Phương Định trong truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. 
----------------------Hết---------------------
PHÒNG GD – ĐT TRỰC NINH ĐÁP ÁN ĐỀ THI VÀO LỚP 10
TRƯỜNG THCS TRỰC HƯNG NĂM HỌC: 2013 - 2014
 	 Môn thi: Ngữ văn lớp 9
Phần I: Trắc nghiệm ( 2 điểm ) 
 Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
C
C
B
B
D
C
A
Phần II: Tự luận ( 8 điểm )
Câu 1: ( 3 điểm ) 
a. ( 1 điểm ) Học sinh chép đủ chính xác các câu thơ tả sắc đẹp của Thuý Kiều
b. ( 1 điểm ) Hình tượng nghệ thuật ước lệ được hiểu như sau: 
	- thu thuỷ là làn nước hồ mùa thu, tả vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt
	- Xuân sơn ( núi mùa xuân ): Gợi lên hình ảnh đôi nông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung đầy sức sống.
	* Cách nói “ Làn thu thuỷ nét xuân sơn” là cách nói ẩn dụ vì vế so sánh đôi mắt và đôi lông mày ẩn đi chỉ xuất hiện vế được so sánh là làn nước mùa thu, nét xuân sơn? 
c. ( 1 điểm ) Khi tả vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều tác giả đã dự báo trước cuộc đời và số phận của hai nhân vật này 
	Trước hết khi viết về Thuý Kiều, Nguyển Du đã nhận định rất rõ về cuộc đời thăng trầm, sóng gió của nàng. Bởi vì vẻ đẹp của nàng là vẻ đẹp khiến cho tạo hoá phải ghen gét đố kỵ. “ Hoa ghen” vì không tươi thắm bằng nàng, liễu hờn bởi kém xanh. Nàng sắc sảo như vậy tránh sao được bất hạnh khổ đau? Ngược lại với Thuý Kiều khi miêu tả Thuý Vân, tác giả viết: “ Mây thu nước tóc”. Vẻ đẹp cuả Thuý Vân hoà hợp với thiên nhiên được tạo hoá ca ngợi, dự báo một cuộc đời yên bình hạnh phúc của nàng. Tả chân dung để dự báo tính cách số phận, Nguyễn Du quả là bậc thầy trong nghệ thuật miêu tả 
Câu 2: ( 5 điểm ) 
	* Mở bài: Giới thiệu nhân vật, tác giả, tác phẩm. Nêu khái quát về tinh thần trách nhiệm dũng cảm và tình đồng đội của nhân vật Phương Định (0,5 điểm) 
	* Thân bài: ( 4 điểm ): Phân tích ngắn gọn tình huống truyện
	Luận điểm 1: Tinh thần trách nhiệm, lòng dũng cảm trong công việc
	- Tuy bị thương nhưng Phương Định không lùi lại tuyến sau, muốn ở lại cao điểm cùng được phá bom với đồng đội
	- Trong lúc phá bom: Cô không đi khom vì không muốn bị coi thường là nhút nhát, sợ hãi 
	- Bên quả bom, kề sát với cái chết, Phương Định cảm nhận được nỗi rùng mình sắc lạnh khi lưỡi xẻng chạm vào quả bom nhưng cô không sợ hãi mà bình tĩnh tự giục mình nhanh hơn
	- Cô có nghĩ tới cái chết nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể
	 Luận điểm 2: Tình cảm đồng đội
Giây phút trực điện thoại cô lo cho đồng đội của mình 
Khi Nho bị thưong, Phương Định chăm sóc tận tình .
- Đánh giá
* Kết bài: ( 0,5 điểm ) 
	+ Vẻ đẹp phẩm chất của Phương Định tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm chống Mỹ 
	+ Gắn nhân vật với tác phẩm để bảy tỏ thái độ, tình cảm
----------------------Hết------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTHUNG.doc