Đề 1 Ôn tập kiểm tra học kì 2 môn vật lý 7

docx 8 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1860Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 1 Ôn tập kiểm tra học kì 2 môn vật lý 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1 Ôn tập kiểm tra học kì 2 môn vật lý 7
ĐỀ SỐ 1
Câu 1:
Đưa các vật nhiễn điện cùng loại, khác loại lại gần nhau thì có hiện tượng gì?
Đưa thanh nhựa sẫm màu sau khi cọ xát với vải khô lại gần quả cầu treo trên giá thì thanh nhựa đẩy quả cầu. Hỏi quả cầu nhiễm điện tích gì?
Câu 2: 
Thế nào là dòng điện trong kim loại? Phát biểu chiều dòng điện theo qui ước?
Vì sao lõi dây điện thường làm bằng đồng?
Câu 3: 
Kể tên các tác dụng chính của dòng điện. Các dụng cụ điện sau đây khi hoạt động đã sử dụng tác dụng nào của dòng điện: cần cẩu điện, máy châm cứu điện.
Muốn mạ vàng cho vỏ chiếc điện thoại, người ta sử dụng tác dụng nào của dòng điện? Vỏ điện thoại nối với cực nào của nguồn điện? Nhúng nó vào dung dịch gì?
Câu 4: Trong mạch điện gia đình người ta thường lắp cầu chì cho mỗi dụng cụ điện.
Cầu chì hoạt động dựa vào tác dụng nào của dòng điện?
Khi dòng điện chạy qua mạch quá lớn làm nhiệt độ dây chì nóng lên trên 3270C (3270C là nhiệt độ nóng chảy của chì) thì có hiện tượng gì xảy ra với cầu chì và mạch điện?
Cầu chì có tác dụng gì trong mạch điện?
Câu 5: 
Vẽ sơ đồ mạch điện gồm bộ pin, hai khóa K1 và K2, hai bóng đèn Đ1 và Đ2 sao cho 2 đèn có thể mở, tắt riêng biệt. Dùng mũi tên biểu diễn chiều dòng diện chạy trong mạch.
Nếu khi khóa K đóng mà 1 trong 2 đèn bị hỏng thì đèn còn lại có sáng không? Vì sao?
----o0o----
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Vật bị nhiễm điện có khả năng gì? Vì sao quạt máy khi hoạt động thổi bụi bay đi nhưng sau 1 thời gian ta thấy có bụi bám trên cánh quạt, đặc biệt là mép cánh quạt có nhiều bụi hơn?
Câu 2: Thế nào là chất dẫn điện? Nêu 1 ví dụ về chất dẫn điện và nêu ứng dụng về điện của chất này trong đời sống. Vì sao kim loại dẫn điện tốt?
Câu 3: Kể tên các tác dụng của dòng điện. Để mạ bạc một chiếc nhẫn bằng đồng ta sử dụng tác dụng nào của dòng điện? Nối nhẫn với cực nào của nguồn điện? Dung dịch để mạ là dung dịch gì?
Câu 4: Khi nào các vật nhiễm điện đặt gần nhau đẩy nhau? Khi chảy tóc, tóc và lược nhựa cọ xát với nhau. Biết lược nhựa nhiễm điện âm, hỏi tóc nhiễm điện gì và khi đó electron truyền từ vật nào sang vật nào?
Câu 5: Có 3 quả cầu A, B, C đều bị nhiễm điện. Biết quả cầu B khi để gần 1 thanh thủy tinh đã cọ xát với vải lụa thì chúng hút nhau. Quả cầu A để gần quả cầu B thì chúng hút nhau. Quả cầu A để gần quả cầu C thì chúng đẩy nhau. Xác định điện tích của mỗi quả cầu (có giải thích).
Câu 6: Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 2 pin nối tiếp, 1 khóa K đóng, dây dẫn, 1 đèn. Biểu diễn chiều dòng điện trong mạch điện. 
Câu 7: Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ sau gồm: 1 nguồn điện 2 pin, 2 bóng đèn Đ1 và Đ2, 3 công tắc K1, K2, K3 được biểu diễn thành các chữ cái A, B, C, D, E, F. Biết: 
Khi K1 đóng, K2 đóng, K3 mở: không có đèn nào sáng.
Khi K1 đóng, K3 đóng, K2 mở: đèn Đ2 sáng.
Khi K2 đóng, K3 đóng, K1 mở: đèn Đ1 sáng.
Vẽ sơ đồ mạch điện có đầy đủ các thiết bị điện và hoạt động theo đúng yêu cầu nêu trên.
----o0o----
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: 
Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào? 
Nêu một cách phát hiện một vật có thể bị nhiễm điện hay không? 
Câu 2: 
Nêu qui ước về chiều dòng điện.
So sánh chiều qui ước của dòng điện với chiều dịch chuyển có hướng của các electron tự do trong dây dẫn.
Câu 3: 
Trên vỏ của 1 pin còn mới có ghi 1,5V. Số vôn này cho biết điều gì?
Trên 1 bóng đèn có số ghi 2,5V. Số vôn cho ta biết điều gì? 
Câu 4: Đổi đơn vị:
0,375A = mA 
208mA = A
1,25V = Mv
500kV = V
Câu 5: Vào những ngày thời tiết khô ráo, khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ bằng khăn bông khô, ta vẫn thấy bụi vải bám vào chúng. Giải thích.
Câu 6: 
Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 2 pin nối tiếp, 1 công tắc K, 1 bóng đèn, 1 ampe kế đo cường độ dòng điện qua đèn và 1 vôn kế đo hiệu điện thế của đèn.
Vẽ chiều dòng điện.
Câu 7: Cho mạch điện sau, khi khóa K đóng thì các đèn đều sáng.
Hãy so sánh cường độ dòng điện qua các đèn.
Biết U13 = 4,8V, U23 = 2,5V. Tính U12.
----o0o----
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật bị nhiễm điện có khả năng gì?
Câu 2: Hiện tượng nào chứng tỏ dòng điện có tác dụng từ? Nêu 2 ứng dụng.
Câu 3: Đổi đơn vị: 
0,05V = mV 
250mA = A
0,1A = mA 
500mA = A
Câu 4: Trong đoạn mạch nối tiếp, cường độ dòng điện và hiệu điện thế có liên hệ gì với nhau?
Câu 5: Nêu 2 vật sử dụng tác dụng nhiệt? Nhiệt của dòng điện được dụng cụ đó sử dụng để làm gì? 
Câu 6: Cho mạch điện sau: 
Vẽ chiều dòng điện và điền các dấu (+), (−) cho ampe kế và vôn kế.
Ampe kế chỉ 0,35A. Tính cường độ dòng điện qua đèn 1 và đèn 2.
Nguồn điện có hiệu điện thế 6V, vôn kế chỉ 2,8V. Tính hiệu điện thế của đèn còn lại.
Nếu 1 đèn bị hỏng thì đèn còn lại như thế nào?
----o0o----
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Dòng điện là gì? Cường độ dòng điện là gì? Kí hiệu cường độ dòng điện. Người ta dùng dụng cụ gì để đo cường độ dòng điện?
Câu 2: Đổi đơn vị: 
0,75A = mA 
200mA = A
12V = mV 
Câu 3: Số vôn ghi trên nguồn điện khác với số vôn ghi trên dụng cụ điện như thế nào? Dùng dụng cụ gì để đo số vôn trên nguồn điện?
Câu 4: Kể tên 2 loại điện tích đã học. Thanh thủy tinh sau khi cọ xát vào mảnh lụa thì thanh thủy tinh nhiễm điện gì? Lúc này mảnh lụa đã nhận thêm hay mất bớt electron tự do? Vì sao?
Câu 5: 
Thế nào là chất dẫn điện? Cho ví dụ.
Hình bên là cấu tạo của bóng đèn dây tóc. Hỏi với dây tóc, dây trục và trụ thủy tinh thì bộ phận nào là chất dẫn điện, chất cách điện?
Câu 6: Cho hình sau:
Từ hình bên hãy vẽ sơ đồ mạch điện?
Vẽ thêm các yêu cầu sau: chiều dòng điện, vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu nguồn điện và ampe kế đo cường độ dòng điện qua mạch.
Khi ngắt khóa K thì dụng cụ đo điện nào có chỉ số khác 0?
-----o0o-----
ĐỀ SỐ 6
Câu 1:
Mô tả sơ lược về cấu tạo nguyên tử.
Một vật không nhiễm điện, nếu nhận thêm electron sẽ nhiễm điện loại nào? Nếu mất bớt electron sẽ nhiễm điện loại nào?
Câu 2: Có 4 thanh A, B, C và D. Thanh A đẩy thanh B và hút thanh C; còn thanh C đẩy thanh D. Cho biết thanh D là thanh thủy tinh được nhiễm điện sau khi cọ xát với lụa. Hỏi các thanh A, B, C, D mang điện tích gì?
Câu 3:
Thế nào là sơ đồ mạch điện?
Hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm nguồn điện 2 pin mắc nối tiếp, 2 đèn Đ1 và Đ2, 2 khóa K1, K2 sao cho mỗi đèn đều có thể bật tắt riêng biệt.
Câu 4:
Đại lượng cho biết độ mạnh yếu của dòng điện có tên gọi là gì? Nêu kí hiệu và đơn vị của đại lượng này?
Đổi đơn vị:
1,375A = mA
125mA = A
0,25A = mA
40mA = A
Câu 5:
Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện cho biết điều gì?
Trên một bóng đèn có ghi 12V, hãy cho biết ý nghĩa của số ghi đó.
Nếu mắc đèn 12V này vào nguồn điện có hiệu điện thế 18V thì hiện tượng gì xảy ra?
Câu 6:
Thế nào là chất dẫn điện, là chất cách điện?
Nước nguyên chất là chất dẫn điện hay cách điện?
----o0o----
ĐỀ SỐ 7
Câu 1: Xung quanh hạt nhân của nguyên tử có các hạt gì? Các hạt đó mang điện tích gì?
Câu 2: Tại sao cánh quạt điện thổi gió mạnh, sau một thời gian lại có nhiều bụi bám vào cánh quạt?
Câu 3: Thế nào là chất cách điện? Kể tên 4 chất cách điện?
Câu 4: Cho dòng điện chạy qua dung dịch muối đồng sunfat có hiện tượng gì xảy ra?
Câu 5: So sánh ampe kế và vôn kế trong phòng thí nghiệm về công dụng và cách nhận biết.
Câu 6: Một mạch điện gồm: 2 pin mắc nối tiếp, 1 bóng đèn, 1 công tắc. Khi ta đóng công tắc, đèn không sáng. Hãy kể 3 nguyên nhân làm đèn không sáng.
Câu 7: Đổi đơn vị:
0,35A = mA
740mA = A
1200mV = V
kV = V
Câu 8: Vẽ sơ đồ mạch điện gồm: 3 pin mắc nối tiếp, một bóng đèn, một công tắc, một ampe kế để đo cường độ dòng điện qua bóng đèn, một vôn kế đo hiệu điện thế giữa 2 đầu bóng đèn. Vẽ chiều dòng điện trong mạch.
----o0o----
ĐỀ SỐ 8
Câu 1: Đổi đơn vị:
0,5A = mA
280mA = A
12,5V = mV
110V = kV
Câu 2: Làm thế nào để một vật bình thường trở thành vật nhiễm điện? Thanh thủy tinh cọ xát với lụa thì thanh thủy tinh mang điện gì? Khi nào một vật bình thường trở thành vật nhiễm điện âm?
Câu 3: Kể tên các tác dụng của dòng điện. Bếp điện, chuông điện hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện?
Câu 4:
Vôn kế dùng để đo đại lượng vật lý nào?
Cho biết giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất và giá trị số chỉ của vôn kế ở hình bên.
Câu 5: Mạch điện gồm: nguồn điện 2 pin, khóa K, 2 bóng đèn Đ1 và Đ2 mắc nối tiếp, 1 ampe kế mắc vào mạch để đo cường độ dòng điện qua mạch.
Vẽ sơ đồ mạch điện khi khóa K đóng và có vẽ chiều ḍng điện chạy trong mạch.
Ampe kế chỉ 0,3A. Hỏi cường độ dòng điện qua các bóng đèn bao nhiêu?
Hiệu điện thế giữa 2 đầu bóng đèn Đ1 và Đ2 là 3V. Hiệu điện thế hai đầu bóng đèn Đ1 là 1,2V. Tính hiệu điện thế giữa 2 đầu bóng đèn Đ2.
----o0o----
ĐỀ SỐ 9
Câu 1: Có mấy loại điện tích, chúng có tên gọi là gì? Nêu đặc điểm về lực tương tác giữa hai vật nhiễm điện cùng loại và khác loại?
Câu 2: Đổi các đơn vị sau:
0,2A =.mA
2500mV = V
0,75kV = .V
60mA = A
Câu 3: 
So sánh chiều dòng điện với chiều dòng điện trong kim loại?
b) Bộ phận quan trọng nhất của bàn là, bếp điện là dây may so. Dây may so là ứng dụng về tác dụng gì của dòng điện? Khi chế tạo dây may so, người ta phải chọn kim loại có các tính chất cơ bản nào?
c) Có 3 nguồn điện loại: 12V ; 6V ; 3V và hai bóng đèn cùng loại đều ghi 3V. Hãy trình bày và vẽ sơ đồ cách mắc hai đèn vào một trong ba nguồn trên để cả hai đèn đều sáng bình thường?
Câu 4: 
Hiện nay khi đi trong thành phố, ta thấy đa số các cột đèn tín hiệu giao thông, những bảng quảng cáo đều đã dùng đèn LED thay cho những đèn sợi đốt, đèn neon, đèn huỳnh quang. Em hãy cho biết tại sao người ta lại làm như vậy?
Trong các cuộc thi đấu thể thao, người chiến thắng được trao huy chương vàng. Các huy chương thường được chế tạo bằng phương pháp mạ điện. Em hãy cho biết phương pháp này dựa trên tác dụng nào của dòng điện? Người ta nhúng chiếc huy chương vào dung dịch gì? Gắn huy chương vào cực nào của nguồn điện?
Câu 5: Cho mạch điện gồm: 1 pin, 2 bóng đèn giống nhau mắc nối tiếp, 1 công tắc (đóng), 1 ampe kế đo cường độ dòng điện của mạch điện, 1 vôn kế đo hiệu điện thế 2 đầu của đèn 1.
Hãy vẽ sơ đồ mạch điện trên.
Hãy ghi dấu (+), (-) vào mỗi cực của nguồn điện, các chốt của ampe kế, vôn kế để mạch điện trên được mắc đúng.
Hãy biểu diễn chiều dòng điện trong mạch.
---o0o---
ĐỀ SỐ 10
Câu 1: 
a. Hãy nêu những biểu hiện của cơ thể khi vô ý cho dòng điện chạy qua.
b. Hãy lấy 1 ví dụ chứng tỏ tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích, 1 ví dụ chứng tỏ tác dụng nhiệt là vô ích.
Câu 2: Ampe kế dùng để làm gì? Vôn kế dùng để làm gì? Khi dùng 2 dụng cụ này để đo thì phải mắc chốt dương (+) của chúng với cực nào của nguồn điện?
Câu 3: Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện cho biết điều gì? Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện biết điều gì? Con số 12 V ghi trên bóng đèn có ý nghĩa gì?
Câu 4: Đổi các đơn vị sau:
a/ 0,24 A = . mA
b/ 90 mA =  A
c/ 220 V =  mV
d/ 400 mV = V
Câu 5: Cho các dụng cụ sau: nguồn điện có 2 pin, khóa K, 2 đèn Đ1 và Đ2, ampe kế A và vôn kế V1.
a. Vẽ sơ đồ mạch điện nối tiếp gồm nguồn điện có 2 pin, khóa K đóng, hai đèn Đ1 và Đ2, ampe kế A. Vôn kế V1 mắc để đo hiệu điện thế của đèn Đ1. (Yêu cầu: có ký hiệu cực +, - của nguồn, chốt +, - của ampe kế và vôn kế; có đánh dấu chiều dòng điện )
b. Ampe kế chỉ 0,15A. Hỏi cường độ dòng điện qua đèn Đ1 là bao nhiêu? Giải thích.
---o0o---
ĐỀ SỐ 11
Câu 1: Nêu tính chất của vật bị nhiễm điện? Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát dễ xảy ra vào mùa nào?
Câu 2: 
Bóng đèn dây tóc phát sáng chứng tỏ điều gì?
Mộ bóng đèn dây tóc có ghi 220V. Đặt hai đầu bóng đèn các hiệu điện thế: 110V, 150V, 220V, 240V. Hỏi ở giá trị hiệu điện thế nào đèn sẽ sáng bình thường, giá trị hiệu điện thế nào đèn sẽ sáng yếu, giá trị hiệu điện thế nào dây tóc đèn sẽ bị đứt?
Giới hạn nguy hiểm của hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với cơ thể người là bao nhiêu?
Một nguyên tử có 18 electron quay quanh hạt nhân, sau khi cọ xát mất đi 2 electron. Vậy điện tích trong hạt nhân nguyên tử này là bao nhiêu?  
Câu 3: Ngành công nghệ sơn hiện đại (gọi là sơn tĩnh điện) dùng để sơn ô tô, mô tô và các vật khác. Trước khi sơn người ta thường làm cho sơn và vật cần sơn mang điện tích trái dấu. Làm như vậy có lợi gì?
Câu 4: Cho hình vẽ như hình 4:
Hình 4
a. Đây là mặt số của dụng cụ đo nào? Vì sao? 
b. GHĐ và ĐCNN của dụng cụ là bao nhiêu? Vì sao?
c. Số chỉ trên dụng cụ ở vị trí (1) và (2) của kim chỉ thị là 
bao nhiêu?
Câu 5: Cho đèn 1 và đèn 2 cùng loại, 1 nguồn điện, công tắc và dây dẫn. 
a. Vẽ sơ đồ mạch điện gồm hai đèn mắc nối tiếp, công tắc đóng.
b. Khi đóng công tắc mà đèn vẫn không sáng. Nêu hai trông số những chổ hở mạch và cho biết cách khắc phục?
c. Trong mạch điện trên khi tháo bớt một đèn thì đèn còn lại có sáng không? Vì sao?
d. Mắc thêm một dụng cụ để đo hiệu điện thế của đèn 2. Vẽ sơ đồ mạch điện và xác định chiều dòng điện trên sơ đồ.
Câu 6: Treo một mẫu thước nhựa bằng một sợi chỉ mảnh sau đó dùng vải khô cọ xát với thước nhựa:
a) Sau khi cọ xát mẫu nhựa và vải khô nhiễm điện cùng loại hay khác loại? Vì sao?
b) Biết rằng vải khô nhiễm điện dương, thước nhựa nhiễm điện gì? Lúc này electron di chuyển từ vật nào sang vật nào?

Tài liệu đính kèm:

  • docx11_de_kiem_tra_hk2.docx