Đề 1 kiểm tra học kỳ II năm học : 2015 - 2016 môn: Ngữ văn 7 thơì gian : 90 phút

doc 6 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 946Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 1 kiểm tra học kỳ II năm học : 2015 - 2016 môn: Ngữ văn 7 thơì gian : 90 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1 kiểm tra học kỳ II năm học : 2015 - 2016 môn: Ngữ văn 7 thơì gian : 90 phút
PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO VŨNG LIÊM	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
TRƯƠNG THCS LƯU VĂN MÓI 	 NĂM HỌC :2015-2016	
 GV: TẠ VĂN YỂM Môn:NGỮ VĂN 7 
	 Thơì gian : 90 phút
 I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức:
Giúp học sinh củng cố kiến thức đã học ở học kì 2.
 2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng phát hiện lỗi, lựa chọn và sử dụng từ ngữ thích hợp khi làm bài; cách đặt câu và tạo lập văn bản.
 3. Thái độ:
Có ý thức ôn tập và làm bài thi nghiêm túc.
II. HÌNH THỨC
- Hình thức: trắc nghiệm kết hợp tự luận.
- Cách tổ chức kiểm tra: trên lớp.
 III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
 Cấp ðộ
Tên 
chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp ðộ thấp
Cấp ðộ cao
Ðọc hiểu 
Nhận biết kiến thức văn học tiếng Việt 
-Hiểu vận dụng các kiến thức ðã học ,tự rút ra bài học 
Nắm các kiến thức ðã học , biết vận dụng làm BT
Số câu 
Số ðiểm, .
3( 2TN, 1TL)
1,5đ
3( 2TN, 1TL)
1,5đ
1
1đ
7
4đ
Tạo lập vãn bản 
Viết bài vãn nghị luận 
Số câu
Số ðiểm , . 
1
6đ
1
6đ
Tổng số câu
Tổng số ðiểm
3
1,5đ
3
1,5đ
1
1đ
1
6đ
8
10đ
 Đề 1: 
I Trắc nghiệm :( mỗi câu 0.25 điềm)
 Câu 1: Câu 'Ăn quả nhớ kẻ trồng cây' có ý nghĩa gì?
 A.Vong ơn,bội nghĩa B.Ghi nhớ công lao của những ngưởi tạo ra thành quả .
 C Hưởng thụ một cách tự do D.Sự quý trọng người già.
Câu 2: Trạng ngữ đứng vị trí nào trong câu?
 A. Ở đầu câu. B. Ở giữa câu
 C. Ở cuối câu. D. Ở cả ba vị trí trên
 Câu 3: Yếu tố nào không có trong văn nghị luận?
A . Luận điểm B. Cốt truyện
C. Các kiểu lập luận. D. Luận cứ
Câu 4: Đáp án nào sau đây không phải là phép lập luận trong văn nghị luận? 
A. Chứng minh B. Phân tích
C. Kể chuyện D. Giải thích
II/ Tự luận :
Câu 1: Qua bài: '' Đức tính giản dị của Bác Hồ"tác giả đã nêu nổi bật sự giản dị của Bác ở những phương diện nào? (1 điểm)
Câu 2: Thế nào là câu đặc biệt?
 Tìm câu đặc biệt dưới ví dụ sau:
Một đêm mùa xuân. Trên dòng sông êm ả cái đò cũ của bác tài Phán từ từ trôi.(1 điểm)
Câu 3: Nêu các bước làm bài văn lập luận giải thích.(1 điểm)
Câu 4 : Làm văn ( 6 điểm)
Hãy giải thích câu tục ngữ :" Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
Đề 2: 
Câu 1: Trường hợp nào không nên dùng câu rút gọn.
	A.Chị nói với em 	B.Cha nói với con.	
	C.Học sinh nói chuyện với thầy giáo	D.Bạn bè nói chuyện với nhau.	
Câu 2: Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” rút gọn thành phần nào?
	A.Chủ ngữ B.vị ngữ C.Cả chủ ngữ lẫn vị ngữ D.Cả a, b, c đều sai 
Câu 3: Yếu tố nào không có trong văn bản nghị luận ?
	A. Luận điểm.
B.Cốt truyện.
C. Các kiểu lập luận.
D, cả 3 yếu tố trên 
Câu 4: Tục ngữ là một thể loại của bộ phận văn học nào ?
	A. Văn học dân gian
	B. Văn học viết
	C. Văn học thời kỳ kháng chiến chống Pháp
	D. Văn học thời kỳ kháng chiến chống Mĩ
II/ Tự luận :
Câu 1: Tục ngữ là gì ? cho ví dụ ( 1đ )
Câu 2: Thế nào là câu rút gọn ? Ví dụ 1 câu rút gọn ? 1đ
 Câu 3: Thế nào là văn bản nghị luận ? Dàn bài văn lập luận chứng minh ? 1đ
Câu 4: Em hãy giải thích câu ca dao: 6đ
 " Nhiễu điều phủ lấy giá gương
 Người trong một nước phải thương nhau cùng."
( Đề đã thẩm định )
Đề 3: 
Câu 1: Câu đặc biệt:Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay. Dùng để làm gì?
	A.Bộc lộ cảm xúc	B.Nêu lên thời gian, nơi chốn 
	C.Liệt kê, miêu tả, thông báo về sự vật, hiện tượng D.Gọi đáp
.
Câu 2: Trạng ngữ đứng ở vị trí nào trong câu?
	A.Đầu câu	B.Giữa câu	 C.Cuối câu D.Cả ba vị trí trên.
Câu 3: Trong những câu sau đây, câu nào là câu tục ngữ ?
A. Đẽo cày giữa đường. B. Có công mài sắt có ngày nên kim.
C. Dây cà ra dây muống. D. Lúng búng như ngậm hạt thị.
Câu 4: “: Câu «  Có chí thì nên » nói về vấn đề gì ?
A. Có chí hướng thì sẽ thành công. B. Tính kiên trì.
C. Vội vàng, hấp tấp. D. Nhẫn nhịn, chăm chỉ.
II/ Tự luận :
Câu 1: Trình bày ý nghĩa của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ? 1đ 
Câu 2: Đặc điểm của trạng ngữ ? Ví dụ 1 trạng ngữ chỉ thời gian ? 1đ
 Câu 3: Thế nào là giải thích trong văn nghị luận ? Dàn bài của bài văn giải thích gồm mấy phần? Nêu nội dung từng phần?
 Câu 4: Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê- nin: Học, học nữa, học mãi.? 6đ
HƯỚNG DẪN CHẤM 
Đề 1:
 I Trắc nghiệm:
 Câu1: B Câu 2: D Câu 3: B Câu 4: C
II Tự luận 
 Câu1: Học sinh cần nêu: 
 - Giản dị trong lối sống.
 -Giản dị trong quan hệ với mọi người
 - Giản dị trong lời nói
 - Giản dị trong bài viết
( Mỗi ý 0,25 điểm)
 Câu 2: Nêu đúng khái niệm ( 0.5 điểm)
 Tìm đúng câu đặc biệt ; ( 0.5điểm)
 Một đêm mùa xuân.
 Câu 4: Các bước làm văn giải thích .
 -Tìm hiều đề, tìm ý.
 -Lập dàn bài 
 -Viết bài
 -Đọc lại và sửa bài
( Mỗi ý 0,25 điểm)
Câu 4: làm văn
 1 / Mở bài (1 điểm)
Giới thiệu câu tục ngữ về đạo lí làm người cho con cháu và việc làm thường xuyên và có tính chất truyền thống của ta từ xưa đến nay,từ thế hệ này sang thế hệ khác.
 2/ Thân bài.( 4 đ )
 Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:nghĩa đen,nghĩa bóng.
+Tại sao”ăn quả nhớ kẻ trồng cây”?”ăn quả là thế nào?” “Trồng cây là hình ảnh gì”?
+ Mở rộng liên hệ.
+Phê phán thái độ sai trái với quan điểm trên.
 3/ Kết bài (1 điểm)
 Khẳng định ý nghĩa câu tục ngữ là hoàn toàn đúng trong mọi hoàn cảnh.
II Đáp án - Biểu điểm:
Điểm 6,: Bài viết đầy đủ bố cục của văn GT . Văn phong sáng sủa, mạch lạc, biết dùng lý lẽ dẫn chứng giải thích rõ vấn đề sai không quá 3 lỗi chính tả.
Điểm 4,5 : Bài viết đủ bố cục văn GT . Văn viết mạch lạc, biết dùng lý lẽ dẫn chứng giải thích rõ vấn đề .mắc không quá 4 lỗi chính tả, còn mắc 1 số lỗi dùng từ đặt câu. 
Điểm 2, 3: Bài viết đủ bố cục văn GT . Văn viết chưa mạch lạc, đôi chỗ còn lộn xộn, dùng lý lẽ dẫn chứng chưa thuyết phục . Lỗi chính tả còn nhiều.
Điểm 1: Bài viết có nội dung song chưa có bố cục, chi tiết lẫn lộn nhau, diễn đạt lúng túng, Đáp ứng không được yêu cầu của đề Lỗi chính tả còn nhiều
Điểm 0: Lạc đề, bỏ giấy trắng
Đề 2:
 I. Trắc nghiệm:
 Câu1: C Câu 2: A Câu 3: B Câu 4: A
II Tự luận 
 Câu 1: Học sinh cần nêu: 
-Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn,ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt, được vận dụng vào đời sống. (0,5 đ)
- Học sinh cho ví dụ đúng đạt 0,5 điểm.
Câu 2: Nêu đúng khái niệm .( 0,5đ) 
 Nêu đúng ví dụ ( 0,5 đ) 
 Câu 3: - Nêu đúng khái niệm 0,5đ
 - Dàn bài bài văn CM ( 3 phần –kể rõ nhiệm vụ từng phần ) 0,5đ
Câu 4:
 I/MB: 1đ
- Giới thiệu nội dung nghị luận
- Dẫn câu ca dao
II/TB: 4đ
1. Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ: 1đ
" Nhiễu " là thứ vải tơ, cầm thấy nặng tay. " Điều " là màu đỏ. " Nhiễu điều " là một thứ vải quý, được dùng để may áo đẹp hay lót trên bàn, trên kệ, trên khay để đặt những đồ quý. " Giá gương " là cái khung bằng gỗ để ngừơi ta đặt cái gương lên...
Thông qua những hình ảnh đẹp đẽ, gợi cảm của câu ca dao muốn ca ngợi những tình cảm trong sáng như tấm lụa điều và chiếc gương. Hãy nghĩ đến tình đồng hương, đồng bào, để rồi nhiệt tình cứu giúp nhau...
2. Ý nghĩa của câu ca dao dân ca trên 1đ
Yêu thương giúp đỡ lẫn nhau là truyền thống đạo lý tốt đẹp , là bổn phận trách nhiệm của mỗi người
Mọi người yêu thương giúp đỡ lẫn nhau làm cho XH thêm văn minh, tốt đẹp 
3. Truyền thống đã đựơc nhân ta thể hiện như thế nào? 1đ
- Tình làng nghĩa xóm...
- Mọi người tương trợ lẫn nhau qua chiến dịch "Mùa hè xanh"...
- Giúp đỡ đồng bào bị lũ lũt...
Phê phán thái độ sai trái 
4. Người học sinh đã thể hiện tốt truyền thống ấy như thế nào trong gia đình, nhà trường?1đ
- Thể hiện lòng yêu thương, tinh thần đoàn kết qua những việc gì?
- Còn ngoài xã hội? (nêu dẫn chứng)
III/ KB: 1đ
- Khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao.
- Từ đó rút ra bài học cho bản thân.
Đề đã thẩm định
II Đáp án - Biểu điểm:
Điểm 6,: Bài viết đầy đủ bố cục của văn GT . Văn phong sáng sủa, mạch lạc, biết dùng lý lẽ dẫn chứng giải thích rõ vấn đề sai không quá 3 lỗi chính tả
Điểm 4,5 : Bài viết đủ bố cục văn văn GT . Văn viết mạch lạc, biết dùng lý lẽ dẫn chứng giải thích rõ vấn đề .mắc không quá 4 lỗi chính tả, còn mắc 1 số lỗi dùng từ đặt câu 
Điểm 2, 3: Bài viết đủ bố cục văn văn GT . Văn viết chưa mạch lạc, đôi chỗ còn lộn xộn, dùng lý lẽ dẫn chứng chưa thuyết phục Lỗi chính tả còn nhiều
Điểm 1: Bài viết có nội dung song chưa có bố cục, chi tiết lẫn lộn nhau, diễn đạt lúng túng, Đáp ứng không được yêu cầu của đề Lỗi chính tả còn nhiều
Điểm 0: Lạc đề, bỏ giấy trắng
Đề 3:
 I Trắc nghiệm:
 Câu1: C Câu 2: D Câu 3: B Câu 4 : A
II Tự luận 
 Câu 1: Học sinh 
Trình bày đúng ý nghĩa, nghệ thuật: 1đ
Câu 2: - Nêu đúng đặc điểm về nội dung, hình thức của trạng ngữ 0,5 đ
 - Ví dụ đúng yêu cầu 0,5 đ
 Câu 3:- Nêu đúng khái niệm giải thích trong văn nghị luận 0,5đ
 - Dàn bài bài văn GT ( 3 phần –kể rõ nhiệm vụ từng phần ) 0,5đ
 Câu 4: 6đ
- MB: 1đ
- Thời đại mới, XH mới đòi hỏi mọi người
phải học tập mới tồn tại được. Trích câu nói của Lê-nin.
2-TB: 4đ
- Yêu cầu của XH hiện đại, đòi hỏi mọi người phải học tập.
- Học tập những gì : Học mọi điều cần cho cuộc sống của mình.
- Học tập ở đâu: Học ở thầy, ở bạn, ở sách, ở đời.
- Học tập như thế nào: Học tập không ngừng để vươn lên đến đỉnh cao của tri thức, phải tự học là chính.
- Lấy dẫn chứng về những tấm gương tự học thành công.
3-Kết bài: 1đ
- Câu nói của Lê-nin giáo dục tinh thần phấn đấu trong học tập khi ở nhà trường và khi bước vào đời.
- Liên hệ bản thân đã thực hiện lời khuyên đó như thế nào ?
II Đáp án - Biểu điểm:
Điểm 6,: Bài viết đầy đủ bố cục của văn GT . Văn phong sáng sủa, mạch lạc, biết dùng lý lẽ dẫn chứng giải thích rõ vấn đề sai không quá 3 lỗi chính tả
Điểm 4,5 : Bài viết đủ bố cục văn văn GT . Văn viết mạch lạc, biết dùng lý lẽ dẫn chứng giải thích rõ vấn đề .mắc không quá 4 lỗi chính tả, còn mắc 1 số lỗi dùng từ đặt câu 
Điểm 2, 3: Bài viết đủ bố cục văn văn GT . Văn viết chưa mạch lạc, đôi chỗ còn lộn xộn, dùng lý lẽ dẫn chứng chưa thuyết phục Lỗi chính tả còn nhiều
Điểm 1: Bài viết có nội dung song chưa có bố cục, chi tiết lẫn lộn nhau, diễn đạt lúng túng, Đáp ứng không được yêu cầu của đề Lỗi chính tả còn nhiều
 Điểm 0: Lạc đề, bỏ giấy trắng HẾT

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THAM KHAO VAN 7.doc