CHUYÊN ĐỀ ÔN TẬP HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN 7 – NĂM HỌC 2015 – 2016 I/ PHẦN VĂN BẢN 1/ Tục ngữ: Khái niệm về tục ngữ. Nội dung ý nghĩa và hình thức nghệ thuật chính của các câu theo từng chủ đề: Thiên nhiên và lao động sản xuất, Gia đình và xã hội. 2/Các tác phẩm văn học: a/ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. b/Sự giàu đẹp của Tiếng Việt. c/Đức tính giản dị của Bác Hồ. d/Ý nghĩa văn chương. e/Sống chết mặc bay. f/Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu. g/Ca Huế trên sông Hương. h/Quan Âm Thị Kính. Tác giả, tác phẩm, nội dung nghệ thuật chính, phương thức biểu đạt. II/PHẦN TIẾNG VIỆT 1.Rút gọn câu: a/Khái niệm: Khi nói hoặc viết có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn. VD: Học ăn, học nói, học gói, học mở. b/Cách dùng câu rút gọn: Khi dùng câu rút gọn cần chú ý: -Không làm cho người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói. -Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã. VD: Mẹ hỏi con: Hôm nay con làm bài nào được điểm 10 thế? Câu trả lời: Bài kiểm tra toán. 2.Câu đặc biệt: a./ Khái niệm: là loại câu không cấu tạo theo mô hình CN-VN VD: Một đêm mùa xuân.Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của bác tài Phán từ từ trôi. (Nguyên Hồng) b/ Tác dụng của câu đặc biệt: -Nêu lên thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn. -Liệt kê, thông báo về sự tồn tại sự vật, hiện tượng. -Bộc lộ cảm xúc. -Gọi đáp 3.Thêm trạng ngữ cho câu: -Về ý nghĩa: Trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. -Về hình thức: +Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu,cuối câu hay giữa câu. +Giữa TN với CN và VN thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết. 4.Câu chủ động và câu bị động a/Khái niệm: -Câu chủ động là câu có CN chỉ người, vật thức hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động) VD: Mọi người yêu mến em. -Câu bị động là câu có CN Chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động) VD: Em được mọi người yêu mến.. b/Mục đích: chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và ngược lại) ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất. c/Có 2 cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. - Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau từ (cụm từ) ấy - Chuyển từ (cụm từ) chỉ dối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ ( cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu. 5.Dùng cụm C-V để mở rộng câu a/Khái niệm: Khi nói hoặc viết có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm C-V, làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu. VD: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có[] (Hoài Thanh) Có 2 cụm danh từ: +Những tình cảm ta / không có. PNT DT Cụm C -V +Những tình cảm ta / sẵn có. PNT DT Cụm C –V b/Các trường hợp dung cụm C-V để mở rộng câu Các thành phần câu như CN, VN và các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đều có thể được cấu tạo bằng cụm C-V (Cho VD từng trường hợp – xác định) 6. Phép liệt kê: a/Khái niệm: Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm. VD: Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. (Thép mới) b/Các kiểu liệt kê: -Xét theo cấu tạo:có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp. -Xét theo ý nghĩa:có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với liệt kê không tăng tiến. 7.Dấu gạch ngang: a/Công dụng của dấu gạch ngang: -Đặt giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích. -Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê. -Nối các từ nằm trong một liên doanh. (Nêu VD từng công dụng) b/Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang. 8.Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy a/Dấu chấm lửng dùng để: -Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê. -Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng. -Làm giảm nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm. (Nêu VD) b/Dấu chấm phẩy dùng để: -Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp. -Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tậ (Nêu VD) III/PHẦN TẬP LÀM VĂN 1.Văn nghị luận a/Khái niệm: Là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế văn nghị luận phải có luận điểm rõ rang, có lý lẽ dẫn chứng thuyết phục.. Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa. b/Các bước làm bài văn nghị luận -Tìm hiểu đề, tìm ý -Lập dàn bài -Viết bài -Đọc lại và sửa chữa c/Cách lập dàn ý VD: Đề bài 1: Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống. *Mở bài: Giới thiệu luận điểm chính cần chứng minh: tác hại đối với cuộc sống khi môi trường sống không được bảo vệ. *Thân bài: -Giải thích khái niệm môi trường sống -Dẫn chứng về sự phá hoại môi trường -Nêu tác hại đối với cuộc sống khi môi trường bị phá vỡ -Cần có môi trường trong sạch cho đời sống cộng đồng (dẫn chứng) *Kết bài: Trách nhiệm bảo vệ môi trường của các cơ quan cũng như của chung mọi người. Đề bài 2: Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công” * Mở bài: - Trong cuộc sống, tất cả mọi người đều mong muốn đạt được thành công, nhưng thực tế trước khi đến với thành công ta thường trải qua khó khăn, thậm chí thất bại. - Giới thiệu, dẫn dắt câu tục ngữ * Thân bài: - Giải thích câu tục ngữ: Thất bại là nguồn gốc, động lực của thành công. Nói cách khác, có thất bại mới có thành công. - Tại sao nói “Thất bại là mẹ thành công”? + Thất bại giúp cho ta có được những kinh nghiệm quí giá cho lần sau, thất bại khiến ta hiểu được nguyên nhân vì sao ta chưa thành công, từ đó tìm cách khắc phục. + Thất bại là động lực để con người cố gắng, nổ lực cho lần sau: Thất bại khiến con người càng khao khát thành công hơn, càng cố gắng nghiên cứu tìm tòi. - Nêu dẫn chứng để lời giải thích có sức thuyết phục * Kết bài: - Khẳng định giá trị của câu tục ngữ: là lời khuyên đúng đắn, chỉ ra động lực, nguồn gốc của thành công. - Liên hệ bản thân: Gặp thất bại nhưng không nản chí mà tiếp tục học hỏi để tiến bộ và vươn đến thành công. Đề bài 3: Em hãy giải thích nôi dung lời khuyên của Lê-nin: “ Học, học nữa, học mãi”. * Mở bài: - Giới thiệu vai trò của việc học tập đối với mỗi con người: Là công việc quan trọng, không học tập không thể thành người có ích - Đặt vấn đề: Vậy cần học tập như thế nào? - Trích dẫn lời khuyên của Lê-nin. * Thân bài: - “ Học, học nữa, học mãi” nghĩa là thế nào? + Lời khuyên ngắn gọn như môt khẩu hiệu thúc giục mỗi người học tập . “Học”: Thúc giục con người bắt đầu công việc học tập, tìm hiểu và chiếm tri thức. . “Học nữa”: Thúc giục tiếp tục việc học tập, học nữa mang hàm ý là đã học rồi, nhưng cần tiếp tục học thêm nữa. . “Học mãi”: Học tập là công việc suốt đời, mãi mãi, con người cần phải luôn luôn học hỏi ngay cả khi mình đã có được một vị trí nhất định trong xã hội. - Tại sao phải “học, học nữa, học mãi” - Học ở đâu và học như thế nào? * Kết bài: Khẳng định tính đúng đắn và tiến bộ trong lời khuyên của Lê-nin Liên hệ thực tế bản thân Đề bài 4: Nhân dân ta có câu tục ngữ: ‘Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó. * Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa sâ xa là đúc kết kinh nghiệm và thể hiện khát vọng đi nhiều nơi để mở rộng hiểu biết * Thân bài: - Giải thích nghĩa đen của câu tục ngữ: . Đi một ngày đàng có nghĩa là gì? . Một sàng khôn là gì? - Giải thích nghĩa bóng của câu thục ngữ: Câu tục ngữ có đúc kết một kinh nghiệm về nhận thức không? Kinh nghiệm đó là gì? - Nghĩa sâu: Liên hệ với các dị bản khác: “ Đi một bữa chợ, học một mớ khôn” – Khát khao của người nông dân xưa muốn được đi ra khỏi nhà, khỏi làng để mở rộng tầm mắt.Câu tục ngữ không chỉ đúc kết một kinh nghiệm mà còn biểu hiện một khát vọng hiểu biết. * Kết bài: Câu tục ngữ ngày xưa vẫn còn có ý nghĩa cho đến ngày hôm nay. 2.Văn bản hành chính -Nêu khái niệm -Nêu VD các loại văn bản hành chính: Giấy hợp đồng, giấy khai sinh, giấy CMND, giấy khen -Dàn mục một văn bản hành chính: +Quốc hiệu và tiêu ngữ +Địa điểm làm văn bản và ngày tháng +Tên VB +Họ tên, chức vụ của người nhận hay tên cơ quan nhận văn bản +Họ tên, chức vụ của người gửi hay tên cơ quan, tập thể gửi văn bản +Nội dung thông báo, đề nghị, báo cáo +Kí tên người gửi văn bản a/Văn bản đề nghị: -Mục đích: Trong cuộc sống, sinh hoạt và học tập khi xuất hiện một nhu cầu, quyền lợi chính đáng nào đó của cá nhân hay một tập thể ta viết văn bản đề nghị (kiến nghị) gửi lên các cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền để nêu ý kiến của mình. -Cách trình bày: Văn bản đề nghị cần trình bày trang trọng, ngắn gọn và sang sủa theo một số mục quy định sẵn. Nội dung không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả nhưng phải chú ý các mục: Ai đề nghị? Đề nghị ai( nơi nào)? Đề nghị điều gì? VD: Có một vở chèo rất hay, liên quan tới tác phẩm đang học, cả lớp cần đi xem. Em thay mặt tập thể lớp viết một VB đề nghị với thầy,cô giáo chủ nhiệm. b/Văn bản báo cáo: -Mục đích: Báo cáo thường là bản tổng hợp trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể. Cách trình bày: Trang trọng, rõ rang và sáng sủa theo một số mục quy định sẵn. Nội dung không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả nhưng phải chú ý các mục: Báo cáo của ai? Báo cáo với ai? Báo cáo về việc gì? Kết quả như thế nào? VD:Tình huống: Gần cuối năm học, BGH cần biết tình hình học tập, sinh hoạt của lớp trong 2 tháng cuối năm.
Tài liệu đính kèm: