CHUYÊN ĐỀ 6: TỔNG KẾT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ SAU NĂM 1945 ĐẾN NAY I. Những nội dung chính của lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay - Chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước trở thành một hệ thống. Trong nhiều thập niên nửa sau của thế kỉ XX, các nước xã hội chủ nghĩa trở thành một lực lượng hùng mạnh về mọi mặt. Nhưng vì đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng trong đường lối, chính sách, sự chống phá của các thế lực đế quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu. - Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh đã giành được những thắng lợi to lớn có ý nghĩa lịch sử làm sụp đổ hệ thống thuộc địa và chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác- thai), đưa đến sự ra đời của hơn một trăm quốc gia độc lập. - Các nước tư bản chủ nghĩa đã có sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, khoa học – kĩ thuật, tiêu biểu là Nhật Bản và Cộng hòa Liên bang Đức. Các nước tư bản ngày càng có xu hướng liên kết kinh tế khu vực như khối Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC), ngày nay là Liên minh châu Âu (EU). - Về quan hệ quốc tế, từ sau năm 1945 là sự xác lập trật tự hai cực do hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đứng đầu. Đến nay về cơ bản, nguy cơ chiến tranh được đẩy lùi, thế giới chuyển dần sang xu thế hòa hoãn và đối thoại. - Trong nửa đầu thế kỉ XX đã diễn ra cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật với những tiến bộ phi thường và những thành tự kì diệu. II. Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay 1. Sự hình thành trật tự thế giới mới (đang trong quá trình xác định). 2. Xu thế hòa hoãn, thỏa hiệp giữa các nước lớn. Xu thế đối thoại, hợp tác cùng tồn tại hòa bình. 3. Các nước điều chỉnh chiến lược, trong đó lấy việc phát triển kinh tế làm trọng điểm. 4. Nguy cơ biến thành xung đột nội chiến, đe dọa nghiêm trọng hòa bình ở nhiều khu vực. Xu hướng chung của thế giới ngày nay là hòa bình, ổn định hợp tác và phát triển. CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1: Đặc điểm của lịch sử thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai. - Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, với chiến thắng của Liên Xô và các lực lượng cách mạng trên thế giới, thế giới đã chia thành hai phe – tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe. Đây là đặc điểm chủ yếu, bao trùm suốt bốn thập niên (1945 - 1992), chi phối mạnh mẽ và tác động sâu sắc tình hình chính trị thế giới. - Trong giai đoạn này, quan hệ giữa hai siêu cường quốc luôn trong tình trạng đối đầu, căng thẳng và mục tiêu đấu tranh của các lực lượng xã hội chủ nghĩa, các lực lượng cách mạng, dân chủ tiến bộ là hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội. Câu 2: Phân tích những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay. - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới và trở thành một lực lượng hùng mạnh về chính trị, quân sự, kinh tế trong nhiều thập niên của nửa sau thế kỉ XX. Do sai lầm nghiêm trọng và sự chống phá của các thế lực thù địch, chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu. - Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc nổ ra mạnh mẽ ở châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh, làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phân biệt chủng tộc làm xuất hiện hơn 100 quốc gia độc lập. Các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới; nhiều nước đạt được thành tựu to lớn trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội như Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN - Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, mưu đồ làm bá chủ thế giới, những cũng phải chịu những thất bại nặng nề, nhất là trong chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 – 1975). Sau khi khôi phục nền kinh tế, các nước tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng về kinh tế (tiêu biểu là Nhật Bản và Cộng hòa Liên bang Đức) và ngày càng có xu hướng liên kết khu vực, tiêu biểu là sự ra đời của Cộng đồng kinh tế châu Âu. Thế giới hình thành ba trung tâm kinh tế - tài chính là Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản. - Trật tự thế giới hai cực được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai do liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực. Thế giới chia thành hai phe đối đầu căng thẳng, đỉnh cao là “chiến tranh lạnh”. Đến năm 1989, Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh”, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi. - Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật với nhứng tiến bộ phi thường và những thành tựu kì diệu là nhân tố quyết định đối với sự tăng trưởng kinh tế nâng cao mức sống và chất lượng sống của con người. Câu 3: Tại sao nói “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức với các dân tộc? - “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc vì: Từ sau “chiến tranh lạnh”, bối cảnh chung của thế giới là ổn định nên các nước có cơ hội thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước, tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực. Bên cạnh đó, các nước đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ khoa học – kĩ thuật của thế giới và khai thác nguồn vốn đầu tư nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước. - Đây cũng là thách thức vì phần lớn các nước đang phát triển đều có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế; sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới; việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay bên ngoài; việc giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại Nếu nắm bắt được thời cơ thì kinh tế - xã hội của đất nước phát triển. Nếu nắm bắt được thời cơ nhưng không có đường lối chính sách đúng đắn, phù hợp thì sẽ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Vì vậy mỗi dân tộc đều có những chính sách, đường lối phù hợp để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhứng chính sách đường lối phù hợp, nhờ đó, đất nước ta từng bước phát triển hòa nhập dần vào đời sống khu vực và thế giới. Phần 2: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY Chuyên đề 1: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1919 – 1930 A. VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT I. Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp * Nguyên nhân: - Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp là nước thắng trận nhưng lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra, một mặt Pháp tăng cường bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân lao động chính quốc, mặt khác đẩy mạnh khai thác thuộc địa, trong đó có Đông Dương và Việt Nam. * Nội dung: So với cuộc khai thác lần thứ nhất thì đây là cuộc khai thác triệt để với quy mô và mức độ lớn hơn. Pháp tăng cường đầu tư vốn tăng gấp 6 lần so với 20 năm trước chiến tranh. - Các ngành kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương sau chiến tranh đều có bước phát triển mới. Nổi bật là sự tăng cường đầu tư và đẩy mạnh khai thác, chủ yếu ở hai ngành - nông nghiệp và khai mỏ. - Nông nghiệp: tiến hành cướp ruộng đất để phát triển các đồn diền cao su. - Khai thác mỏ: chủ yếu là mỏ than, vì ở Việt Nam có trữ lượng than nhiều và than có giá trị kinh tế rất cao. - Công nghiệp: chú ý tới công nghiệp chế biến (mở nhiều nhà máy sợi, nhà máy rượu, nhà máy điện, nhà máy đường, nhà máy xay xát gạo). - Thương nghiệp: đánh thuế nặng hàng ngoại nhập vào Việt Nam, nhưng nhập nhiều hàng Pháp miễn thuế. - Giao thống vận tải: được mở mang để phục vụ khai thác. - Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế ở Dông Dương. Như vậy, so với chương trình khai thác lần thứ nhất, chương trình khai thác lần thứ hai có điểm mới là Pháp tăng cường đầu tư vốn, kĩ thuật vào mở rộng sản xuất để kiếm lởi. Vì vậy, sau chiến tranh, các ngành kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương đều có bước phát triển mới. Song về cơ bản, thực dân Pháp hạn chế nền công nghiệp thuộc địa phát triển, buộc nền kinh tế thuộc địa phải phụ thuộc vào chính quốc. II. Các chính sách về chính trị, văn hoá, giáo dục Mọi chính sách được thực thi ráo riết, với những bổ sung, điều chỉnh có lợi cho tư bản Pháp: - Chính sách chuyên chế triệt để, thâu tóm mọi quyền hành về tay người Pháp, vua quan Nam triều chỉ là bù nhìn, tay sai. + Chính sách “chia để trị", chia Việt Nam thành ba xứ với ba chế độ khác nhau, chia rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo. + Triệt để lợi dụng bộ máy địa chủ, cường hào ở nông thôn. - Chính sách văn hoá - giáo dục nô dịch. + Thi hành chính sách văn hoá nô dịch. + Lợi dụng sách báo công khai để tuyên truyền chính sách “khai hoá" và gieo ảo tưởng hoà bình. III. Xã hội Việt Nam phân hoá - Do tác động của chính sách khai thác lần thứ hai và chế độ cai trị hà khắc, thủ đoạn chính trị lừa bịp của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam đã phân hoá sâu sắc. - Giai cấp địa chủ phong kiến: chiếm nhiều diện tích ruộng đất, được thực dân Pháp ủng hộ nên ra sức bóc lột nông dân. Tuy nhiên cũng có một số bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước, tham gia các phong trào yêu nước khi có điều kiện. - Tầng lớp tư sản: ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, số lượng ít; phân hoá làm hai bộ phận: + Tư sản mại bản: Có quyền lợi gắn chặt với đế quốc nên câu kết chặt chẽ về chính trị với đế quốc. + Tư sản dân tộc: có khuynh hướng kinh doanh độc lập nên có tinh thần dân tộc, dân chủ, nhưng thái độ không kiên định. - Tầng lớp tiểu tư sản: tăng nhanh về số lượng sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, bị Pháp chèn ép, bạc đãi nên có đời sông bấp bênh. Bộ phận trí thức có tinh thần hăng hái cách mạng. Đó là lực lượng quan trọng của cách mạng dân tộc, dân chủ. - Giai cấp nông dân: chiếm hơn 90% số dân, bị để quốc, phong kiến áp bức bóc lột nặng nề, bị bần cùng hoá và phá sản trên quy mô lớn. Đây là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng. - Giai cấp công nhân: ra đời từ cuộc khai thác lần thứ nhất của Pháp (trước chiến tranh) và phát triển nhanh trong cuộc khai thác lần thứ hai. Giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm riêng: + Bị ba tầng áp bức bóc lột (đế quốc, phong kiến, tư sản người Việt); + Có quan hệ tự nhiên gắn bó với nông dân; + Kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng và bất khuất của dân tộc. + Đặc biệt, giai cấp công nhân Việt Nam ngay từ khi mới ra đời đã tiếp thu ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới sau chiến tranh, nhất là của chủ nghĩa Mác - Lênin và Cách mạng tháng Mười Nga. Do đó, giai cấp công nhân Việt Nam sớm trở thành một lực lượng chính trị độc lập, đi đầu trên mặt trận chống để quốc phong kiến, nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng nước ta. B. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1919 – 1925) 1. Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga và phong trào cách mạng thế giới - Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh mẽ. - Cách mạng tháng Mười Nga thành công (1917) đã thức tỉnh nhân dân Việt Nam, có ý nghĩa lịch sử quốc tế to lớn, làm cho phong trào giải phóng dân tộc và phong trào công nhân các nước tư bản gắn bó với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa để quốc. - Trong cao trào cách mạng 1918 – 1923, giai cấp vô sản thế giới bắt đầu bước lên võ đài chính trị. Tháng 3 – 1919, Đệ tam quốc tế (Quốc tế cộng sản) ra đời. Nhiều đảng cộng sản được thành lập: Đảng Cộng sản Pháp (1920), Đảng Cộng sản Trung Quốc (1921)... - Đánh dấu một giai đoạn mới của phong trào cách mạng thế giới. - Phong trào cách mạng thế giới có ảnh hưởng tích cực tới phong trào cách mạng Việt Nam, thúc đẩy cách mạng Việt Nam chuyển sang một thời kì mới: tạo điều kiện cho việc truyền bá tư tưởng Mác - Lênin vào Việt Nam. 2. Phong trào dân tộc, dân chủ công khai (1919 – 1925) - Giai cấp tư sản dân tộc đã dấy lên phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hoá (1919) và tổ chức Đảng Lập hiến (muốn lợi dụng sự ủng hộ của quần chúng làm áp lực với Pháp, khi Pháp nhượng bộ thì sẵn sàng thoả hiệp với Pháp). - Tầng lớp tiểu tư sản tri thức: Tập hợp trong những tổ chức chính trị như Hội Phục Việt, Hội Hưng Nam, Việt Nam nghĩa đoàn, Đảng Thanh niên... với nhiều hoạt động phong phú, sôi nổi: + Mít tinh, biểu tình, bãi khoá.... + Xuất bản những tờ báo tiến bộ để cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. + Tiếng bom của Phạm Hồng Thái ở Sa Điện (Quảng Châu - Trung Quốc tháng 6 -1924) mở màn cho thời kì đấu tranh mới của dân tộc. + Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bôi Châu (1125) và đám tang Phan Chu Trinh (1926) v.v 3. Phong trào công nhân (1919 - 1925) - Do bị áp bức bóc lột nặng nề, lại được sự cổ vũ của các cuộc đấu tranh công nhân, thuỷ thủ Pháp và Trung Quốc ở Hải Phòng, Sài Gòn, Hương Cảng, Thượng Hải...., phong trào công nhân có bước phát triển mới. - Cuộc đấu tranh của công nhân thời kì này tuy còn lẻ tẻ, tự phát, nhưng ý thức giai cấp phát triển nhanh chóng làm cho các cơ sở tổ chức và phong trào chính trị cao hơn về sau. - Đáng kể nhất là cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son (Sài Gòn 1925). Với cuộc bãi công này, giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu đi vào đấu tranh tự giác và đã đánh dấu một bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam - Giai cấp công nhân nước ta từ đây bước đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và có mục đích chính trị rõ ràng. C. HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NGOÀI TRONG NHỮNG NĂM 1919 – 1925 I. Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (1917 - 1923) - Ngày 5 - 6 - 1911, từ Cảng Nhà Rồng, Nguyễn Ái Quốc làm phụ bếp trên tàu Đô Đốc Latut Trêvin và bắt đầu cuộc hành trình vạn dặm, hoà mình vào cuộc sống lao động, đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động Pháp để tìm đường cứu nước. Từ 1911 - 1917, Người đã đến nhiều nước ở châu Âu, châu Phi và châu Mĩ. Cuối năm 1917, Người trở lại nước Pháp. - Tháng 6 - 1919, Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt Nam yêu nước sống ở Pháp gửi tới Hội nghị Véc-xai bản yêu sách đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam. - Tháng 7 - 1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa. Từ đó Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn tin theo Lê-nin và đứng về Quốc tế thứ ba. - Tháng 12 - 1920, tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Như vậy, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước: Kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa Mác-Lênin. - Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra Hội liên hiệp thuộc địa để tuyên truyền, tập hợp lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc. - Năm 1922, ra báo "Le Paria" (Người cùng khổ) - vạch trần chính sách đàn áp, bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc, góp phần thức tỉnh các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc. - Nguyễn Ái Quốc còn viết nhiều bài cho các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân và viết cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp. Những sách báo này đã được bí mật chuyển về Việt Nam. II. Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô (1923 - 1924) - Tháng 6 - 1923, Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân, sau đó ở lại Liên Xô vừa nghiên cứu vừa học tập. - Năm 1924, tại Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ V, Nguyễn Ái Quốc đã đọc tham luận về nhiệm vụ cách mạng ở các nước thuộc địa và mối quan hệ giữa cách mạng các nước thuộc địa với phong trào công nhân ở các nước đế quốc. - Những quan điểm cơ bản về chiến lược và sách lược cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa và cách mạng vô sản mà Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận được dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin là bước chuẩn bị về chính trị và tư tưởng cho sự thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo. III. Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc (1924 - 1925) - Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên: + Đến năm 1925, phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam có bước phát triển mới. + Sau thời gian hoạt động ở Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc). Người đã tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam và thanh niên yêu nước mới sang để thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6 -1925), trong đó có tổ chức Cộng sản đoàn làm nòng cốt. + Mục đích của Hội: đào tạo cán bộ cách mạng đem chủ nghĩa Mác - Lênin truyền bá về Việt Nam, chuẩn bị điều kiện để thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam + Hoạt động của Hội: Người đã sáng lập ra báo Thanh niên, trực tiếp mở nhiều lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ cách mạng. Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc đã được tập hợp và in thành sách Đường kách mệnh (1927) nêu ra phương hướng cơ bản của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã tiến hành "vô sản hóa", góp phần thực hiện việc kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, thúc đẩy nhanh sự hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam. * Tác dụng và ý nghĩa của những hoạt động trên: Thúc đẩy phong trào công nhân phát triển về chất. Bước chuẩn bị về tổ chức cho thành lập chính đảng của giai cấp vô sản Việt Nam. D. CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN RA ĐỜI I. Các tổ chức yêu nước cách mạng ra đời ở trong nước * Hoàn cảnh chung - Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời và hoạt động có tác dụng to lớn đến phong trào cách mạng Việt Nam. - Những điểm mới trong phong trào cách mạng Việt Nam (1926 - 1927): Phong trào công nhân, nông dân và tiểu tư sản phát triển đã kết thành một làn sóng cách mạng dân tộc dân chủ khắp cả nước, trong đó giai cấp công nhân đã trở thành một lực lượng chính trị độc lập biểu hiện ở đấu tranh mang tính thống nhất, trình độ giác ngộ của công nhân được nâng lên rõ rệt. II. Tân Việt Cách mạng Đảng (7 - 1928) - Hoàn cảnh: Tiền thân của Tân Việt là Hội Phục Việt ra đời vào ngày 14 - 7 - 1925, do nhóm sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương và nhóm tù chính trị Trung Kì thành lập. Sau nhiều lần đổi tên, đến tháng 7 - 1928, Hội Phục Việt chính thức lấy tên là Tân Việt Cách mạng đảng. - Thành phần: là những trí thức trẻ và thanh niên tiểu tư sản yêu nước. - Hoạt động: + Khi mới thành lập, là một tổ chức yêu nước, chưa có lập trường giai cấp rõ rệt. + Do ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Tân Việt cử người sang dự các lớp huấn luyện và vận động hợp nhất với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. + Nội bộ Tân Việt đã phân hoá thành hai khuynh hướng: khuynh hướng cải lương (đứng trên lập trường quốc gia tư sản) và khuynh hướng vô sản. + Những đảng viên tích cực nhất của Tân Việt đã họp lại, chuẩn bị thành lập một đảng kiểu mới theo chủ nghĩa Mác-lênin. - Sự ra đời và hoạt động của Tân Việt chứng tỏ tinh thần yêu nước và nguyện vọng cứu nước của thanh niên trí thức tiểu tư sản Việt Nam. III. Việt Nam Quốc dân đảng (1927) và cuộc khởi nghĩa Yên Bái (1930) 1. Việt Nam Quốc dân đảng - Sự ra đời: + Thành lập ngày 25 - 12 - 1927. Hạt nhân đầu tiên của đảng là Nam đồng thư xã. + Những người sáng lập: Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu... + Đây là tổ chức đại diện cho tư sản dân tộc theo khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản. - Hoạt động: + Địa bàn chủ yếu ở một số địa phương Bắc Kì. + Lúc mới thành lập chưa có cương lĩnh rõ ràng. + Năm 1928 và năm 1929, hai lần thay đổi chủ nghĩa, + Tổ chức ám sát tên trùm mộ phu Badanh (2 - 1929) nhưng không thành, bị thực dân Pháp khủng bố trắng. 2. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái - Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức ám sát tên trùm mộ phu Ba-danh vào ngày 2 - 9 - 1929 ở Hà Nội. Thực dân Pháp đã tổ chức đàn áp. Việt Nam Quốc dân đảng bị tổn thất nặng nề. Cơ sở đang bị phá vỡ nhiều nơi, cán bộ từ trung ương đến địa phương hầu hết bị sa lưới giặc. Trước tình thế ấy, một số người lãnh đạo còn lại quyết định khởi nghĩa. - Cuộc khởi nghĩa nổ ra vào ngày 9 - 2 - 1930 tại Yên Bái, sau đó lan đến Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình nhưng nhanh chóng bị thất bại. 3. Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Yên Bái. - Nguyên nhân. + Khách quan: Thực dân Pháp còn mạnh và chúng đàn áp tàn bạo. + Chủ quan: Do sự non yếu về chính trị và tổ chức, không đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. - Ý nghĩa lịch sử: Cổ vũ lòng yêu nước và chí căm thù giặc của nhân dân ta đối với thực dân và phong kiến. IV. Ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời trong năm 1929 1. Hoàn cảnh lịch sử - Năm 1929, phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân yêu nước khác phát triển, kết thành một làn sóng dân tộc dân chủ ngày càng sâu rộng. - Cuối tháng 3 - 1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Bắc Kì họp tại số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội), lập ra Chi bộ cộng sản đầu tiên. - Tháng 5 - 1929, Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, đoàn đại biểu Bắc Kì đặt vấn đề thành lập Đảng Cộng sản, song không được chấp nhận. 2. Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản - Ngày 17 - 6 - 1929, đại biểu các tổ chức Bắc Kì họp, quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản đảng. - Khoảng tháng 8 - 1929, các cán bộ lãnh đạo tiên tiến trong Tổng bộ và Kì bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Nam Kì cùng đã quyết định lập An Nam Cộng sản đảng. - Một số đảng viên tiên tiến của Đảng Tân Việt cũng tích cực vận động lập các chi bộ cộng sản và xúc tiến việc chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản. Tháng 9 - 1929, những người cộng sản trong Tân Việt tuyên bố thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn. 3. Ý nghĩa lịch sử - Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản lúc bây giờ là một xu thế khách quan của cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam. - Các tổ chức cộng sản trên đã nhanh chóng phát triển tổ chức cơ sở Đảng và quần chúng trong nhiều địa phương, tiếp tục tổ chức và lãnh đạo các cuộc đấu tranh của quần chúng. CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam có gì mới? Tác động của nó đối với nền kinh tế Việt Nam như thế nào? * Những điểm mới: - Hoàn cảnh mới: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp bắt tay ngay vào cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai để bù đắp vào những thiệt hại do chiến tranh gây ra. - Nội dung khai thác mới: + Quy mô khai thác lớn hơn gấp nhiều lần so với cuộc khai thác lần thứ nhất. Tăng vốn đầu tư lên 4 tỉ phrăng. + Đẩy mạnh hơn nữa việc cướp đoạt ruộng đất của nông dân để lập đồn điền, coi đây là lĩnh vực trọng tâm của việc khai thác. + Đẩy mạnh khai thác mỏ, nhất là mỏ than. + Đẩy mạnh phát triển thương nghiệp bằng cách độc chiếm thị trường Việt Nam, đóng thuế nặng vào hàng hoá nhập khẩu của Trung Quốc và Nhật Bản. - Hậu quả mới: + Càng làm cho kinh tế Việt Nam bị cột chặt vào kinh tế Pháp. Đông Dương trở thành thị trường độc chiếm của Pháp. + Xã hội Việt Nam có sự phân hoá sâu sắc về giai cấp. * Tác động về kinh tế: - Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa một chừng mực nhất định đã được du nhập vào Việt Nam, xen kẽ với quan hệ sản xuất phong kiến, tuy có làm cho nền kinh tế Việt Nam phát triển thêm một bước nhưng về cơ bản, nền kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, lệ thuộc vào Pháp. Câu 2. Thực dân Pháp đầu tư khai thác nhiều nhất vào lĩnh vực nào? Vì sao? Hậu quả của việc khai thác đó? - Các ngành kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương sau chiến tranh đều có bước phát triển mới. Nổi bật là sự tăng cường đầu tư và đẩy mạnh khai thác, chủ yếu ở hai ngành - nông nghiệp và khai mỏ. - Vì: + Đối với lĩnh vực nông nghiệp: Nước ta vốn dĩ là một nước nông nghiệp, diện tích đất đai sản xuất nông nghiệp nhiều, Pháp đầu tư khai thác nông nghiệp trước hết là tước đoạt ruộng đất của nông dân để lập các đồn điền trồng các loại cây công nghiệp. Vì nước ta là một nước nông nghiệp nên nông dân chiếm đa số trong dân tộc, khi Pháp tước đoạt ruộng đất của nông dân làm cho nông dân trở thành lao động tay trắng, phải làm thuê cho chúng. Lúc này Pháp khai thác được nguồn nhân lực tại chỗ phục vụ cho công cuộc cướp bóc của chúng. + Đối với lĩnh vực khai thác mỏ, chủ yếu là mỏ than. Nước ta có trữ lượng than rất lớn, than lại có giá trị kinh tế rất cao. Khai thác than Pháp cướp bóc được nguồn nguyên liệu thu lợi nhuận cao hơn so với các ngành khác. - Hậu quả: Làm cho đời sống của nông dân bị bần cùng, công nhân bị khốn khổ. Mâu thuẫn giữa nông dân và công nhân với thực dân Pháp ngày càng gay gắt. Câu 3. Trong quá trình khai thác thuộc địa ở Việt Nam, thực dân Pháp thực hiện những thủ đoạn về chính trị và văn hoá như thế nào? Mục đích của thủ đoạn đó là gì? * Thủ đoạn chính trị: - Mọi quyền hành nằm trong tay người Pháp, vua quan Nam triều chỉ là bù nhìn tay sai. Nhân dân ta không được hưởng một chút quyền tự do cho dân chủ nào, mọi hành động yêu nước đều bị đàn áp khủng bố. - Thi hành chính sách “chia để trị": chia nước ta thành ba kì với ba chế độ khác nhau, chia rẽ các dân tộc, tôn giáo. - Triệt để lợi dụng bộ máy địa chủ cường hào ở nông thôn về bảo vệ quyền uy và sự thống trị của Pháp. * Thủ đoạn về văn hoá: - Pháp triệt để thi hành chính sách văn hóa nổ dịch nhằm gây cho nhân dân ta tâm lí tự ti; ra sức khuyên khích các hoạt động mê tín, dị đoan, các tệ nạn xã hội như cở bạc, rượu chè. v.v - Trường học được mở rất hạn chế chủ yếu là các trường tiểu học, các trường trung học chỉ mở ở một số thành phố lớn như Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Các trường đại học và cao đẳng ở Hà Nội thực chất chỉ là trường chuyên nghiệp. - Sách, báo xuất bản công khai được lợi dụng triệt để vào việc tuyên truyền chính sách "khai hóa" của thực dân và gieo rắc ảo tưởng hòa bình hợp tác với thực dân cướp nước và vua quan bù nhìn bán nước. * Mục đích của thủ đoạn đó: để phục vụ cho công cuộc đẩy mạnh khai thác, bóc lột và củng cố bộ máy chính trị của thực dân Pháp ở thuộc địa. Câu 4. Hãy phân tích thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp và tầng lớp trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Vì sao giai cấp công nhân Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam. * Phân tích: - Giai cấp địa chủ phong kiến: + Bộ phận nhỏ là đại địa chủ, giàu có lên do dựa vào Pháp, chống lại cách mạng, chúng trở thành đối tượng của cách mạng. + Bộ phận lớn là trung nông và tiểu địa chủ, bị Pháp chèn ép đụng chạm tới quyền lợi, nên ít nhiều có tinh thần chống đế quốc, tham gia phong trào yêu nước khi có điều kiện. - Giai cấp nông dân: Do bị áp bức, bóc lột nặng nề bởi thực dân và phong kiến nên nông dân Việt Nam giàu lòng yêu nước, có tinh thần chống đế quốc và phong kiến, là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng. - Giai cấp tư sản: có hai bộ phận: + Tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc, nên cấu kết chặt chẽ về chính trị với chúng. + Tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh, phát triển kinh tê'độc lập, nên ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc, phong kiến, nhưng lập trường của họ không kiên định, dễ dàng thỏa hiệp, cải lương khi đế quốc mạnh. - Tầng lớp tiểu tư sản: nhạy bén với tình hình chính trị, có tinh thần cách mạng, hăng hái đấu tranh và là một lực lượng quan trọng trong cách mạng dân tộc, dân chủ ở nước ta. - Giai cấp công nhân: là giai cấp yêu nước, cách mạng, cùng với giai cấp nông dân họ trở thành hai lực lượng chính của cách mạng và họ là giai cấp lãnh đạo cách mạng. * Vì sao giai cấp công nhân lãnh đạo cách mạng: - Giai cấp công nhân Việt Nam bị ba tầng áp bức bóc lột (đế quốc, phong kiến, tư sản người Việt); họ có quan hệ tự nhiên gắn bó với nông dân; kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng và bất khuất của dân tộc. - Đặc biệt, giai cấp công nhân Việt Nam ngay từ khi mới ra đời đã tiếp thu ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới sau chiến tranh, nhất là của chủ nghĩa Mác - Lênin và Cách mạng tháng Mười Nga. - Do đó, giai cấp công nhân Việt Nam sớm trở thành một lực lượng chính trị độc lập, đi đầu trên mặt trận chống để quốc phong kiến, nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng nước ta. Câu 5. Lập bảng so sánh cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929) của thực dân Pháp ở Việt Nam (hoàn cảnh lịch sử, mục đích, quy mô, hệ quả và tác động đến kinh tế, xã hội Việt Nam). Cuộc khai thác lần thứ nhất Cuộc khai thác lần thứ hai Hoàn cảnh lịch sử Sau khi thực hiện xong việc bình định về quân sự, thực dân Pháp bắt đầu khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914). Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), thực dân Pháp tiếp tục khai thác thuộc địa lần thứ hai ở v^ệt Nam. Mục đích - Khai thác nguồn tài nguyên phong phú. - Bóc lột nguồn nhân công rẻ mạt. - Biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hoá của Pháp. Giống như cuộc khai thác lần thứ nhất. Nội dung Pháp đầu tư vào các ngành kinh tế: - Nông nghiệp: Tiến hành cướp ruộng đất của nông dân để lập đồn điền. - Công nghiệp: Chủ yếu khai thác mỏ, Quy mô khai thác gấp nhiều lần so với lần thứ nhất, đầu tư vào các ngành: - Nông nghiệp: Vốn đầu tư cho nông nghiệp tính đến năm 1927 là 64 triệu nhất là mỏ than. Ngoài ra, bắt đầu hình thành những cơ sở công nghiệp hàng tiêu dùng. - Giao thống vận tải: Chú ý phát triển để phục vụ cho công cuộc khai thác và mục đích quân sự. - Thương nghiệp: Độc quyền xuất nhập khẩu. Hàng hoá Pháp ở thị trường Viêt Nam chiấm 37% số lượng hàng nhập khẩu. Tổng số vốn của Pháp đầu tư vào Việt Nam gần 1 tỉ đồng. france. Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, tính đến 1930, Pháp chiếm 850.000 ha để lập đồn điền cao su. - Công nghiệp: chủ yếu là khai thác mỏ than sản lượng khai thác than tăng gấp nhiều lần so với trước chiến tranh. Ngoài ra Pháp còn chú ý đến công nghiệp tiêu dùng, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến. - Thương nghiệp: Độc chiếm thị trường Việt Nam, đóng thuế nặng vào các mặt hàng nhập từ Nhật Bản và Trung Quốc. Lập ngân hàng Đông Dương. Tăng thuế đôi với hàng hóa nội địa. Hệ quả Làm cho kinh tế Việt Nam bị què quặt, ngày càng lệ thuộc vào chính quốc. Càng làm cho kinh tế nước ta bị cột chặt vào kinh tế nước Pháp. Đông Dương trở thành thị trường độc chiếm của Pháp. Tác động - Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu du nhập vào Việt Nam tồn tại cùng với phương thức sản xuất phong kiến. - Xã hội Việt Nam bắt đầu phân chia giai cấp. - Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tiếp tục du nhập vào Việt Nam. Hình thái kinh tế chuyển đổi rõ rệt từ hình thái phong kiến chuyển sang hình thái tư bản chủ nghĩa. - Xã hội Việt Nam có sự phân hoá giai cấp rõ rệt. Câu 6. Tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam như thế nào?
Tài liệu đính kèm: