CHƯƠNG 2. BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN Câu 1: Với giá trị nào của x, thì cấu hình electron (n-1)dxns2 là cấu hình của các nguyên tố nhóm VIIIB? A. Chỉ có giá trị x = 8 B. x = 10. C. x = 6, 7, 8 D. x = 9 Câu 2 : Nguyên tử của nguyên tố X có cáu hình e rút gọn như sau : [khí hiếm] (n-1) d ns1. Với giá trị nào của thì X thuộc phân nhóm phụ nhóm IB ? A. = 0 B. = 5 C. = 10 D. = 7 Câu 3 : Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử một nguyên tố thuộc nhóm VIA là 46. Nguyên tử khối của nguyên tử trên nhận giá trị nào sau đây? A. 30 B. 31 C. 32 D. 33 Câu 4 : Dãy nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử hoặc ion ? A. Na<Mg<Al3+<Mg2+<O2- B. Na<Mg<Mg2+<Al3+<O2- C. Al3+<Mg2+<O2-<Mg<Na D. Al3+<Mg2+<Mg<Na< O2- Câu 5 : Các nguyên tố Na; Be; C; N; F .Dãy nào sau đâyđược sắp xếp theo chiều giảm dần năng lượng ion hoá ? A. F>N>C>Be>Na B. Be>C>F>N>Na C. Na>Be>C>N>F D. C>N>F>Na>Be Câu 6: Nguyên tử của nguyên tố kim loại M có một electron độc thân ở trạng thái cơ bản. Công thức oxit cao nhất ở M : A. Là M2O hoặc M2O3 B. Chỉ có thể là M2O3 C. Chỉ có thể là M2O D. Là M2O, M2O5 hoặc M2O7 Câu 7. Nguyên tử của nguyên tố X ở trạng thái cơ bản có 2 electron độc thân. Công thức với hợp chất hidro của X? A. XH4 và XH3 B. XH2 và XH4 C. XH2 và XH3 D. Chỉ có thể là XH4 Câu 8: Cho các nguyên tử và ion: V (Z=23); Cr2+ (Z=24); Ni2+ (Z= 28); Fe3+ (Z= 26); Mn2+ (Z=25). Số lượng nguyên tử và ion có cùng cấu hình electron là bao nhiêu? A. 4 B. 2. C. 3 D. 5 Câu 9. Kim loại R thuộc nhóm II A của bảng hệ thống tuần hoàn. R chiếm 60% khối lượng trong oxit của nó. R là nguyên tố nào trong các nguyên tố sau? A. Be B. Mg C. Ca D. Ba Câu 10: Công thức hợp chất với Hidro của phi kim R là RH2. Trong hidroxit tương ứng với oxit cao nhất của R chứa 32,653% R về khối lượng. Nguyên tử khối của R là : A. 40 B. 32 C. 16 D. 24 Câu 11: Cation M3+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p6. Khi cho dd MCl3 vào các ống nghiệm đựng lượng dư các dung dịch: Na2CO3; NaOH; Na2SO4; AgNO3. Số ống nghiệm sau phản ứng có kết tủa là bao nhiêu? A. 3 B. 2 C. 4 D. 1 Câu 12. M là nguyên tố thuộc nhóm VA; X là hợp chất của M với Hidro; Y là oxit cao nhất của M. Đốt cháy một lượng X cần vừa đủ 4,48 l Oxi (ở đktc) thu được 7,1 gam Y. Kết luận nào sau đây về M là sai? M là Nitơ (N) M thuộc Chu kỳ 3 M có 3 e độc thân ở trạng thái cơ bản Hidroxit ứng với oxit cao nhất của M có tính axit trung bình Câu 13 : Nguyên tử của 2 nguyên tố X, Y thuộc hai chu kì liên tiếp có tổng số proton trong hai hạt nhân là 25. X có hợp chất khí với hiđro là XH2. Vậy số hiệu nguyên tử của X, Y lần lượt là : A. 10 và 15 B. 16 và 9 C. 8 và 17 hoặc 16 và 9 D. 6 Và 19 hoặc 7 và 18 Câu 14. Nguyên tố R rất phổ biến trong giới động vật và thực vật.Hoá trị cao nhất của R đối với Oxi và hidro lần lượt là a và b. Giữa a và b có biểu thức liên hệ a- b = 0. R là nguyên tố nào sau đây? A. N B. C C. Fe D. Ca Câu 15. Một nguyên tố tạo hợp chất khí với Hidrô có công thức RH3. Nguyên tố này chiếm 25,93% về khối lượng trong oxit cao nhất. Vị trí của R trong bảng hệ thống tuần hoàn là : A. Chu kỳ 2, nhóm IIIA B. Chu kỳ 2, nhóm VA C. Chu kỳ 3, nhóm IIIA D. Chu kỳ 3, nhóm VA Hãy chọn đáp án đúng Câu 16. Cho các nguyên tố Na (Z= 11); Al (Z=13); S (Z=16); Cl (Z =17); Br (Z=35). Cặp nguyên tố nào có tính chất hoá học gần giống nhau nhiều nhất? A. Na; Al B. Al; S C. Cl; S D. Cl, Br Câu 17. Hai nguyên tố A và B thuộc cùng một nhóm chính và thuộc 2 chu kỳ liên tiếp nhau. Tổng số điện tích hạt nhân của 2 nguyên tố là 24. A và B là cặp nguyên tố nào sau đây? A. Li; K B. Be; Ca C. Li,Sc D. S;O Câu 18: X , Y, Z là ba kim loại liên tiếp nhau trong một chu kỳ. Tổng số khối của chúng là 74. X, Y, Z lần lượt là những kim loại nào sau đây ? A. Li; Be; B B. Na; Mg; Al C. K; Ca; Sc D. Cr; Mn; Fe Câu 19: Hai nguyên tố M; X thuộc cùng một chu kỳ, đều thuộc nhóm A của BHTTH. Tổng số proton của M và X bằng 28. M, X tạo được hợp chất với hiđro, trong đó số nguyên tử hiđro bằng nhau và nguyên tử khối của M nhỏ hơn X. Công thức phân tử giữa M và X là: A. KF B. Na2S C. MgS D. MgCl2
Tài liệu đính kèm: