Chinh phục điểm Hóa 8, 9,10

doc 8 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1477Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chinh phục điểm Hóa 8, 9,10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chinh phục điểm Hóa 8, 9,10
BÀI TẬP HÓA MÙA THI 2016 	GV:HOÀNG THANH 
LỚP ÔN THI HÓA HỌC THẦY HOÀNG THANH - ĐT 0979668221
THEO TỪNG CHUYÊN ĐỀ PHÙ HỢP VỚI MỌI ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH
CHINH PHỤC ĐIỂM HÓA 8,9,10
Câu 1: Cho 19,02 gam hỗn hợp Mg, Ca, MgO, CaO, MgCO3, CaCO3 tác dụng vừa đủ với m gam dd HCl 10% thu được 4,704 lít hỗn hợp khí X (đktc). Biết khối lượng hỗn hợp khí X là 5,25 gam và dd sau phản ứng chứa 19,98 gam CaCl2. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 230. 	B.231 	C.229 	D.232
Câu 2: Peptit X và peptit Y đều mạch hở có tổng số liên kết peptit bằng 8. Thủy phân hoàn toàn X cũng như Y đều thu được Gly và Val. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E chứa X và Y có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 3 cần dùng 22,176 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 46,48 gam, khí thoát ra khỏi bình có thể tích 2,464 lít (đktc). Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E có giá trị gần nhất với giá trị nào sua đây?
A. 24,5.	B. 29,5.	C. 18,5.	D. 14,5.
Câu 3: Nhiệt phân 82,9 gam hỗn hợp X gồm KMnO4, K2MnO4, MnO2, KClO3 và KClO (trong đó clo chiếm 8,565% khối lượng), sau một thời gian thu được chất rắn Y và V lít O2 (đktc). Hòa tan hoàn toàn Y cần 1 lít dung dịch HCl 3M (đun nóng), thu được 19,04 lít Cl2 (đktc) và dung dịch Z chứa hai chất tan có cùng nồng độ mol. Giá trị của V là :
A. 3,36.	B. 2,24.	C. 5,60.	D. 4,48.
Câu 4: Hỗn hợp X gồm Na, K, Ba trong X có số mol của Ba bằng một nữa số mol của hỗn hợp. Cho m gam hỗn hợp X tan hết trong nước, thu được dung dịch Y và khí H2. Cho toàn bộ khí H2 tạo ra đi qua một ống chứa 0,3 mol CuO và 0,2 mol FeO nung nóng, sau phản ứng thu được 33,6 gam chất rắn trong ống. Đem toàn bộ dung dịch Y cho vào một dung dịch chứa 0,2 mol HCl, 0,02 mol AlCl3 và 0,05 mol Al2(SO4)3 thu được y gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của y là:
A. 58,22	B. 52,30	C. 37,58	D. 41,19
Câu 5: Cho hỗn hợp A gồm 3 chất hữu cơ X, Y, Z (chứa C, H, O) có phân tử khối theo thứ tự trên lập thành cấp số cộng. Khi đốt cháy một lượng A với tỉ lệ bất kì X, Y, Z đều thu được CO2 và H2O có tỉ lệ khối lượng là 44: 9. Cho A tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn đều tạo ra một sản phẩm hữu cơ T duy nhất trong dung dịch.Hỗn hợp B gồm X và một anđêhit đơn chức. Cho 18,4 gam B tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 128,8 gam kết tủa. Mặt khác 18,4 gam B phản ứng hết với H2 (Ni, t0C) thu được hỗn hợp D. Cho D tác dụng với Na dư thu được 5,6 lít H2 (đktc).Phần trăm khối lượng của X trong B là:
A. 63,04%	B. 35,54%	C. 10,43%	D. 31,52%
Câu 6: Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm một tetrapeptit A và một pentapeptit B bằng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn, thu được ( m + 23,7) gam hỗn hợp muối của Glyxin và Alanin. Đốt cháy toàn bộ lượng muối sinh ra bằng một lượng oxi vừa đủ thu được Na2CO3 và hỗn hợp Y gồm CO2, H2O, N2. Dẫn toàn bộ hỗn hợp hơi Y đi rất chậm qua bình đựng dung dịch NaOH đặc dư, thấy khối lượng bình tăng 84,06 gam và có 7,392 lít một khí duy nhất (đktc) thoát ra khỏi bình. Thành phần phần trăm khối lượng của A trong hỗn hợp X là:
A. 53,06%.	B. 35,37%.	C. 30,95%.	D. 55,92%.
Câu 7. Hòa tan 3,82 gam hỗn hợp X gồm NaH2PO4, Na2HPO4 và Na3PO4 vào nước dư thu được dung dịch Y. Trung hòa hoàn toàn Y cần 50 ml dung dịch KOH 1M, thu được dung dịch Z. Khối lượng kết tủa thu được khi cho Z tác dụng hết với dung dịch AgNO3 dư là:A. 20,95 gam.	B. 16,76 gam.	C. 12,57 gam.	D. 8,38 gam.
Câu 8: Hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Na, Na2O và K. Cho m gam hỗn hợp X vào nước dư thu được 3,136 lít H2 (đktc), dung dịch Y chứa 7,2 gam NaOH; 0,93m gam Ba(OH)2 và 0,044m gam KOH. Hấp thụ hoàn toàn 7,7952 lít CO2 (đktc) vào dung dịch Y thu được a gam kết tủa. Giá trị gần nhất của a là
A. 25,5.	B. 27,5.	C. 24,5.	D. 26,5.
Câu 9: Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3, Fe3O4, CuO trong đó oxi chiếm 25,39% khối lượng hỗn hợp. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 8,96 lít CO (điều kiện tiêu chuẩn) sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với hiđro là 19. Cho chất rắn Y tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch T và 7,168 lít NO (điều kiện tiêu chuẩn, sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung dịch T thu được 3,456m gam muối khan. Giá trị của m gần với giá trị nào sau đây nhất?
	A. 42,5 	B. 35,0 	C. 38,5 	D. 40,5
Câu 10: Hòa tan hết 10,24 gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4 bằng dung dịch chứa 0,1 mol H2SO4 và 0,5 mol HNO3, thu được dung dịch Y và hỗn hợp gồm 0,1 mol NO và a mol NO2 (không còn sản phẩm khử nào khác). Chia dung dịch Y thành hai phần bằng nhau. Phần một tác dụng với 500 ml dung dịch KOH 0,4M, thu được 5,35 gam một chất kết tủa. Phần hai tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m GẦN NHẤT là
	A. 20,63	B. 41,25	C. 20,22	D. 31,87
Câu 11: Hỗn hợp X gồm Fe3O4, CuO và Al, trong đó tổng % khối lượng của kim loại bằng 75% khối lượng hỗn hợp. Cho 0,06 mol khí CO qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z gồm 2 khí có số mol bằng nhau. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch chứa 3,08m gam muối và 0,04 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m xấp xỉ bằng giá trị nào sau đây? (Kết quả tính gần đúng lấy đến 2 chữ số thập phân)
	A. 9,02	B. 9,51	C. 9,48	D. 9,77
Câu 13: Có hai bình điện phân mắc nối tiếp (1) và (2):
	- Bình (1) chứa 38 ml dung dịch NaOH 0,5M.
	- Bình (2) chứa dung dịch 2 muối Cu(NO3)2 và NaCl có tổng khối lượng chất tan là 258,2 gam.
Điện phân điện cực trơ có màng ngăn đến khi bình (2) có khí thoát ra ở cả hai điện cực thì dừng lại. Ở bình (1), định lượng xác định nồng độ NaOH sau điện phân là 0,95M (nước bay hơi không đáng kể). Cho dung dịch ở bình (2) phản ứng với lượng dư bột Fe, sau phản ứng khối lượng bột Fe bị hòa tan là m gam và thoát ra khí NO ( sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là:
A. 19 gam	B. 11 gam	C. 7 gam	D. 16,8 gam
Câu 14: Hòa tan hoàn toàn 216,55 gam hỗn hợp KHSO4 và Fe(NO3)3 vào nước được dung dịch X. Cho m gam hỗn hợp Y gồm Mg, Al, MgO, Al2O3 (trong đó oxi chiếm 64/205 về khối lượng) tan hết vào X, sau khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z chỉ chứa muối trung hòa và 2,016 lít hỗn hợp khí T có tổng khối lượng 1,84 gam gồm 5 khí (đktc), trong đó về thể tích H2, N2O, NO2 lần lượt chiếm 4/9, 1/9 và 1/9. Cho BaCl2 dư vào Z thu được 356,49 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của nguyên tố Mg có trong Y gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 30	B. 35	C. 20	D. 40
Câu 15: Hỗn hợp M gồm 4 chất hữu cơ X, Y, Z, T có khối lượng phân tử tăng dần. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp M chỉ thu được 2,7 gam H2O và 2,24 lít CO2 (đktc). Cũng 0,1 mol hỗn hợp M thực hiện phản ứng tráng bạc thì thu được 12,96 gam Ag. Phần trăm số mol của Z trong hỗn hợp M gần nhất với giá trị nào:
A. 40%.	B. 50%.	C. 60%.	D. 25%.
Câu 16: Tiến hành điện phân 100 gam dung dịch chứa 0,2 mol FeCl3, 0,1 mol CuCl2 và 0,16 mol HCl (điện cực trơ) đến khi bắt đầu có khí thoát ra ở cả hai cực thì dừng điện phân. Đem phần dung dịch sau điện phân tác dụng hết với 150 gam dung dịch AgNO3, kết thúc phản ứng thu được 90,08 gam kết tủa và dung dịch chứa một muối duy nhất có nồng độ a%. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 30,5.	B. 35,5.	C. 34,5.	D. 33,5.
Câu 17: Cho 86 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, FeO, Fe(NO3)2 và Mg tan hết trong 1540 ml dung dịch H2SO4 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y (chỉ chứa các muối trung hòa) và 0,04 mol N2. Cho KOH dư vào dung dịch Y rồi đun nóng nhẹ thấy số mol KOH phản ứng tối đa là 3,15 mol và có m gam kết tủa xuất hiện. Mặt khác, nhúng thanh Al vào Y sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn nhấc thanh Al ra cân lại thấy khối lượng tăng 28 gam (kim loại Fe sinh ra bám hết vào thanh Al). Biết rằng tổng số mol O có trong hai oxit ở hỗn hợp X là 1,05 mol. Nếu lấy toàn bộ lượng kết tủa trên nung nóng ngoài không khí thì thu được tối đa bao nhiêu gam oxit:
A. 82	B. 88	C. 81	D. 84
Câu 18: Hỗn hợp E gồm 3 peptit mạch hở X, Y, Z ( MX < MY < MZ , nY = nZ) có tổng số liên kết peptit trong 3 phân tử là 13 trong đó số nguyên tử oxi trong phân tử mỗi peptit không nhỏ hơn 6. Để thủy phân hoàn toàn 32,13 gam hỗn hợp E cần vừa đủ 510ml dung dịch NaOH 1M thu được hỗn hợp muối của Gly và Val có tỷ lệ mol là 16 : 1. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol E cần vừa đủ 2,565 mol oxi. Phần trăm theo khối lượng của Z gần nhất với giá trị nào sau đây
A. 17	B. 12	C. 14	D. 15
Câu 19: X là hỗn hợp các chất đơn chức đều có M = 60. Cho 30 gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 16 gam NaOH. Cũng 30gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư được 3,36 lít H2 (đktc). Đun 30gam X với H2SO4 (giả sử chỉ xảy ra phản ứng este hóa với hiệu suất 60% ) thì khối lượng este thu được sau phản ứng là
A. 12,24g	B. 18,12g	C. 6,12g	D. 24,24g
Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn 3,4 gam hợp chất hữu cơ X ( phân tử chỉ có 1 loại nhóm chức ), cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy xuất hiện 16 gam kết tủa trắng đồng thời khối lượng dung dịch giảm 7,16 gam. Đun nóng 34 gam A trong 500 ml dung dịch NaOH 1M thấy tạo thành chất hữu cơ Y. Phần dung dịch còn lại đem cô cạn thu được 41,6 gam chất rắn trong đó có một muối natri của axit hữu cơ đơn chức. Chất B phản ứng với Cu(OH)2 cho dung dịch xanh lam. Cho tỉ khối hơi của X so với khí H2 là 85 (ở cùng điều kiện), các phản ứng hóa học đều xảy ra hoàn toàn. Khẳng định nào sau đây là đúng
A. X có thể tham gia phản ứng tráng gương.	B. Trong Y, Oxi chiếm 56,47% tho khối lượng .
C. Muối tạo thành có thể dùng để điều chế metan trong phòng thí nghiệm. D. X cộng hợp brom theo tỷ lệ tối đa 1:2
Câu 21: Hỗn hợp X chứa một oxit sắt, 0,02 mol Cr2O3 và 0,04 mol Al. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với H2SO4 đặc nóng dư thu được 0,896 lít SO2 ở (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Phần 2 tác dụng vừa đủ 250 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Z và 0,336 lít H2 ở (đktc), dung dịch Z tác dụng tối đa x mol NaOH thu được 6,6 gam hỗn hợp kết tủa. Biết các phản ứng xẩy ra trong môi trường không có oxi. Giá trị của x gần nhất với giá trị nào sau đây:
A. 0,27.	B. 0,3.	C. 0,28.	D. 0,25.
Câu 22: M là hỗn hợp hai axit cacboxylic đơn chức đồng đẳng kế tiếp với số mol bằng nhau ( MX < MY ). Z là ancol no, mạch hở có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử Cacbon trong X. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp E gồm M và Z cần vừa đủ 31,808 lít oxi ( đktc) tạo ra 58,08 gam CO2 và 18 gam nước. Mặt khác, cũng 0,4 mol hỗn hợp E tác dụng với Na dư thu được 6,272 lít H2 (đktc). Để trung hòa 11,1 gam X cần dung dịch chứa m gam KOH. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây
A. 8,9	B. 6,34	C. 8,6	D. 8,4
Câu 23. Cho X, Y là hai chất thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic và MX < MY;  Z là ancol có cùng số nguyên tử cacbon với X; T là este hai chức tạo bởi X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 11,16 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T cần vừa đủ 13,216 lít khí O2 (đktc), thu được khí CO2 và 9,36 gam nước. Mặt khác 11,16 gam E tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,04 mol Br2. Khối lượng muối thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng hết với dung dịch KOH dư là?
    A. 5,04 gam    B. 4,68 gam	C. 5,80 gam.        D. 5,44 gam.
Câu 24: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm m gam hỗn hợp Al, CuO, Fe3O4, Fe2O3 trong khí trơ, thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư thu được dung dịch Y, chất không tan Z và 0,672 lít H2 (đktc). Sục khí CO dư vào Y, thu được 7,8 gam kết tủa. Cho Z tan hết vào dung dịch H2SO4, thu được dung dịch chứa 16,2 gam muối sunfat và 2,464 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn,giá trị gần nhất của m là
	A. 10,259.	B. 11,245.	C. 14,289.	D. 12,339.
Câu 25: Hỗn hợp E gồm 2 chất hữu cơ X (C2H7O3N) và Y (C3H12O3N2). X và Y đều có tính chất lưỡng tính. Cho m gam hỗn hợp E tác dung với dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít khí Z (Z là hợp chất vô cơ). Mặt khác, khi cho m gam hỗn hợp E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thoát ra 6,72 lít khí T (T là hợp chất hữu cơ đơn chức chứa C, H, N và làm xanh quỳ tím ẩm). Cô cạn dung dịch thu được chất rắn gồm 2 chất vô cơ. Thể tích các khí đo ở đktc; Giá trị gần nhất của m là:
	A. 23,19.	B. 22,49.	C. 21,69.	D. 20,59.
Câu 26: Hỗn hợp X gồm Al, Fe. Cho m gam hỗn hợp X vào dung dịch HCl dư, thu được V1 lít H2 (đktc). Cho m gam hỗn hợp X vào dung dịch KOH dư, thu được V2 lít H2 (đktc). Biết rằng V2 = ¾ V1. Cho 1,1 gam hỗn hợp X vào dung dịch chứa 0,15 mol AgNO3, 0,1 mol Cu(NO3)2 thu được x gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của x là
A. 22,6 B. 18,3 C. 9,72 D. 12,5
Câu 27: Hoà tan hoàn toàn 4,92 gam hỗn hợp A gồm (Al, Fe) trong 390ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch B. Thêm 800 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch B thu được kết tủa C, lọc kết tủa C, rửa sạch sấy khô nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 7,5 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp A có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?A. 65,8%	B. 16,5%	C. 85,6 %.	D. 20,8%
Câu 28: Cho 10 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, S, FeS2 và CuS trong đó O chiếm 16% khối lượng hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 0,4 mol H2SO4 đặc (đun nóng) sinh ra 0,31 mol khí SO2 và dung dịch Y. Nhúng thanh Mg dư vào Y sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn lấy thanh Mg ra cân lại thấy tăng 2,8 gam (Giả sử 100% kim loại sinh ra bám vào thanh Mg). Đốt cháy hoàn toàn 10 gam X bằng lượng vừa đủ V lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm O2 và O3 tỷ lệ mol 1:1. Giá trị của V là :
A. 1,5232	B. 1,4784	C. 1,4336	D. 1,568
Câu 29: Hỗn hợp A gồm một axit no, hở, đơn chức và hai axit không no, hở, đơn chức (gốc hiđrocacbon chứa một liên kết đôi), kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho A tác dụng hoàn toàn với 150 ml dd NaOH 2,0 M. Để trung hòa vừa hết lượng NaOH dư cần thêm vào 100 ml dung dịch HCl 1,0 M được dung dịch D. Cô cạn cẩn thận D thu được 22,89 gam chất rắn khan. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn A rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng lượng dư dung dịch NaOH đặc, khối lượng bình tăng thêm 26,72 gam. Phần trăm khối lượng của axit không no có khối lượng phân tử nhỏ hơn trong hỗn hợp A là :A. 22,78%	B. 44,24%	C. 35,52%	D. 40,82%
Câu 30: Hỗn hợp X gồm Na2SO3, CuO, CuCO3. Hòa tan m gam hỗn hợp X trong dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5M vừa đủ thu được dung dịch Y chứa (m + 8,475) gam chất tan gồm muối clorua và sunfat trung hòa; 5,6 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với hidro là 27,6. Điện phân dung dịch Y với điện cực trơ, màng ngăn xốp đến khi lượng Cu2+ còn lại bằng 6% lượng Cu2+ trong dung dịch Y thì dừng lại thu được dung dịch Z. Cho 0,14m gam Fe vào dung dịch Z đến khi phản ứng kết thúc thu được m1 gam chất rắn. Giá trị của m1 là:
	A. 4,5118.	B. 4,7224.	C. 4,9216.	D. 4,6048.
Câu 31: Hỗn hợp X gồm 0,2 mol axetilen, 0,1 mol but-1-in, 0,15 mol etilen, 0,1 mol etan và 0,85 mol H2. Nung nóng hỗn hợp X (xúc tác Ni) một thời gian, thu được hỗn hợp Y có tỷ khối so với H2 bằng x. Cho Y tác dụng với AgNO3 dư trong NH3 thu được kết tủa và 19,04 lít hỗn hợp khí Z (đktc). Sục khí Z qua dung dịch Brom dư thấy có 8,0 gam brom phản ứng. Giá trị của gần nhất của x là:	A.  9,0 B.  10,0	C.  10,5	D.  11,0
Câu 32: Hỗn hợp X gồm Al, Mg , FeO, Fe3O4 trong đó oxi chiếm 20,22% khối lượng hỗn hợp. Cho 25,32 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 3,584 lít hỗn hợp khí NO và N2O (đktc) có tỉ khối so với hiđro là 15,875 và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Nung muối khan nầy trong không khí đến khối lượng không đổi 30,92 gam chất rắn khan. Giá trị gần nhất của m là:	A. 106	B. 103	C. 105	D. 107
Câu 33. Cho 27,04 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 và Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,88 mol HCl và 0,04 mol HNO3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y (không chứa ion NH4+) và 0,12 mol hỗn hợp khí Z gồm NO2 và N2O. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Y, thấy thoát ra 0,02 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được 133,84 gam kết tủa. Biết tỷ lệ mol của FeO, Fe3O4, Fe2O3 trong X lần lượt là 3 : 2 : 1. Phần trăm số mol của Fe có trong hỗn hợp ban đầu gần nhất với:
	A. 48%	B. 58%	C. 54%	D. 46%
Câu 34:Hỗn hợp A gồm 1 axit đơn chức, ancol đơn chức, este đơn chức (các chất trong A đều có nhiều hơn 1C trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn m gam A rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy xuất hiện 135g kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 58,5g. Biết số mol ancol trong m gam A là 0,15 mol. Cho Na dư vào m gam A thấy có 2,8 lit khí (dktc) thoát ra. Mặt khác m gam A tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 12 g NaOH. Cho m gam A tác dụng với dung dịch nước brom dư. Hỏi số mol Brom tham gia phản ứng là
 	A. 0,75                        B. 0,6                           C. 0,7                      D. 0,4
Câu 35: Thủy phân hết m gam hỗn hợp X gồm một số este được tạo bởi axit đơn chức và ancol đơn chức bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn thu được a gam muối và b gam hỗn hợp ancol. Đốt cháy a gam hỗn hợp muối thu được hỗn hợp khí Y và 7,42 gam Na2CO3. Cho toàn bộ hỗn hợp khí Y sinh ra qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 23 gam kết tủa đồng thời thấy khối lượng bình tăng 13,18 gam so với ban đầu. Đun b gam hỗn hợp ancol sinh ra với H2SO4 đặc ở 1400C thu được 4,34 gam hỗn hợp các ete. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 10.
B. 11.
C. 13.
D. 12.
Câu 36: Nung m gam hỗn hợp X gồm KClO3 và KMnO4 thu được chất rắn Y và O2. Biết KClO3 phân hủy hoàn toàn, còn KMnO4 chỉ bị phân hủy một phần. Trong Y có 0,894 gam KCl chiếm 8,132% theo khối lượng. Trộn lượng O2 ở trên với không khí theo tỉ lệ thể tích : =1:3 trong một bình kín ta thu được hỗn hợp khí Z. Cho vào bình 0,528 gam cacbon rồi đốt cháy hết cacbon, phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí T gồm 3 khí O2, N2, CO2, trong đó CO2 chiếm 22,92% thể tích. Biết không khí chứa 20% thể tích oxi, còn lại là. Giá trị m (gam) là 
A. 12,59	B. 12,53	C. 12,70	D. 12,91
Câu 37: Cho m gam hỗn hợp gồm một kim loại kiềm M và Al vào nước dư thu được dung dịch A; 0,4687m gam chất rắn không tan và 7,2128 lít H2 (đktc). Cho từ từ dung dịch HCl có số mol lớn hơn 0,18 mol vào dung dịch A, ngoài kết tủa còn thu được dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được 11,9945gam chất rắn khan. Giá trị m gần nhất với giá trị nào sau đây?
 A. 18gam.	B. 17gam.	C. 15gam.	D. 14gam.
Câu 38: Cho 0,225mol hỗn hợp M gồm hai peptit mạch hở là X (x mol) và Y (y mol), đều tạo bởi glyxin và alanin. Đun nóng 0,225mol M trong lượng dư dung dịch NaOH thì có 0,775mol NaOH phản ứng. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn x mol X hoặc y mol Y đều thu được cùng số mol CO2. Tổng số nguyên tử oxi của hai peptit trong hỗn hợp M là 9. Tổng số nguyên tử Hidro của hai peptit trong M là:
	A. 34.	B. 33.	C. 35.	D. 36.
Câu 39. Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic đơn chức, một axit cacboxylic hai chức (hai axit đều mạch hở, có cùng số liên kết π) và hai ancol đơn chức là đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được 0,21 mol CO2 và 0,24 mol H2O. Thực hiện phản ứng este hóa m gam X (giả sử hiệu suất các phản ứng đều bằng 100%), sản phẩm sau phản ứng chỉ có nước và 5,4 gam các este thuần chức. Phần trăm khối lượng của ancol có phân tử khối lớn trong X gần nhất với:
	A. 5%.	B. 7%.	C. 9%.	D. 11%.
Câu 40: Hòa tan hết 20,0 gam hỗn hợp X gồm Cu và các oxit sắt (trong hỗn hợp X oxi chiếm 16,8% về khối lượng) bằng dung dịch A chứa hỗn hợp b mol HCl và 0,2 mol HNO3 (vừa đủ) thu được 1,344 lít NO (đktc, là sản phẩm khử duy nhất của N+5) và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch AgNO3 thu được m gam kết tủa và dung dịch Z. Cho dung dịch Z tác dụng với một lượng dư dung dịch NaOH, lọc kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được 22,4 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 83,29.	B. 76,81.	C. 70,33.	D. 78,97.
Câu 41. Hợp chất hữu cơ mạch hở X chứa các nguyên tố C, H, O và chứa hai loại nhóm chức. Thuỷ phân X trong dung dịch axit vô cơ loãng thu được ba chất hữu cơ A, B, D đều là hợp chất hữu cơ no. Biết A, B đều thuộc loại hợp chất hữu cơ đơn chức có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử và đều tác dụng với Na giải phóng H2. Khi đốt cháy hoàn toàn A thu được khí CO2 và hơi nước có thể tích bằng nhau ở cùng điều kiện. Khi đốt cháy hoàn toàn một lượng chất B thì thu được 2,24 lít CO2 (ở đktc) và 2,7 gam nước. Khi cho 3,12 gam chất D tác dụng hết với dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thì thu được 6,48 gam Ag và chất hữu cơ E. Biết khối lượng phân tử của E lớn hơn D là 33 đvC. Số công thức cấu tạo thỏa mãn tính chất của X là:	A. 3 B. 4 C. 1 D.2
Câu 42: Đun nóng 0,4 mol hỗn hợp E gồm đipeptit X, tripeptit Y và tetrapeptit Z đều mạch hở bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 0,5 mol muối của glyxin và 0,4 mol muối của alanin và 0,2 mol muối của valin. Mặt khác đốt cháy m gam E trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước là 78,28 gam. Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây?A. 50	B. 40	C. 45	D. 35
Câu 43. Đốt cháy hoàn toàn 13,36 gam hỗn hợp X gồm axit metacrylic, axit ađipic, axit axetic và glixerol (trong đó số mol axit metacrylic bằng số mol axit axetic) bằng O2 dư, thu được hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn Y vào dung dịch chứa 0,38 mol Ba(OH)2, thu được 49,25 gam kết tủa và dung dịch Z. Đun nóng Z lại xuất hiện kết tủa. Cho 13,36 gam hỗn hợp X tác dụng với 140 ml dung dịch KOH 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là:A. 19,04 g	B. 18,68 g	C. 14,44 g	D. 13,32 g
Câu 44: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp hai este đơn chức mạch hở A,B (MA < MB) trong 700 ml dung dịch KOH 1M thu được dung dịch X và hỗn hợp Y gồm 2 ancol là đồng đẳng liên tiếp.Thực hiện tách nước Y trong H2SO4 đặc 140 0C thu được hỗn hợp Z.Trong Z tổng khổi lượng của các ete là 8,04 gam (Hiệu suất ete hóa của các ancol đều là 60%).Cô cạn dung dịch X được 54,4 gam chất rắn. Nung chất rắn này với CaO cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 6,72 lít hỗn hợp khí T (đktc). Phần trăm khối lượng của A trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 66,89% B. 48,96 C. 49,68	D. 68,94
Câu 45: Peptit X và peptit Y có tổng liên kết peptit bằng 8. Thủy phân hoàn toàn X cũng như Y đều thu được Gly và Val. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E chứa X và Y có tỉ lệ mol tương ứng 1:3 cần dùng 22,176 lit O2 (đktc). Sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 46,48 gam, khí thoát ra khỏi bình có thể tích 2,464 lit (đktc). Phần trăm khối lượng peptit Y trong E gần với :
A. 91,0%	B. 82,5%	C. 82,0%	D. 81,5%.
Câu 46: Đốt cháy hoàn toàn 13,36 gam hỗn hợp X gồm axit metacrylic, axit ađipic, axit axetic và glixerol ( số mol axit axetic = số mol metacrylic) bằng O2 dư thu được hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn Y qua dung dịch chứa 0,38 mol Ba(OH)2 thu được 49,25 gam kết tủa và dung dịch Z. Đun nóng Z lại thu được kết tủa. Cho 13,36 gam hỗn hợp X tác dụng với 140ml dung dịch KOH 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn có khối lượng?
A. 14,44.	B. 18,68.	C. 19,04.	D. 13,32.
Câu 47: Chia 0,15 mol hỗn hợp X gồm một số chất hữu cơ (trong phân tử cùng chứa C, H và O) thành ba phần bằng nhau. Đốt cháy phần một bằng một lượng oxi vừa đủ rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong dư thu được 5 gam kết tủa. Phần hai tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 8,64 gam Ag. Phần ba tác dụng với một lượng Na vừa đủ thu được 0,448 lít H2 (đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng của 0,15 mol hỗn hợp X là
A. 6,48 gam.	B. 5,58 gam.	C. 5,52 gam.	D. 6,00 gam.
Câu 48: X, Y, Z là 3 este đều đơn chức, mạch hở (trong đó Y và Z không no có một liên kết C=C và có tồn tại đồng phân hình học). Đốt cháy 21,62 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với oxi vừa đủ, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 34,5 gam so với trước phản ứng. Mặt khác, đun nóng 21,62 gam E với 300 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối và hỗn hợp gồm 2 ancol kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng. Khối lượng của muối có khối lượng phân tử lớn trong hỗn hợp F là:
A. 8,64 gam.	B. 4,68 gam.	C. 9,72 gam.	D. 8,10 gam.
Câu 49: Trộn 58,75 gam hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2 và kim loại M với 46,4 gam FeCO3 được hỗn hợp Y. Cho toàn bộ Y vào lượng vừa đủ dung dịch KHSO4 thu được dung dịch Z chỉ chứa bốn ion( không kể H+ và OH- của H2O) và 16,8 lít (đktc) hỗn hợp T gồm ba khí, trong đó có hai khí có cùng phân tử khối và một khí hóa nâu trong không khí. Tỉ khối của T so với H2 là 19,2. Cô cạn 1/10 dung dịch Z thu được m gam rắn khan. Giá trị gần đúng của m là
A. 37,95.	B. 39,39.	C. 39,71.	D. 39,84 .
Câu 50: Đốt cháy hoàn toàn 0,6 mol hỗn hợp E chứa ancol X; este đơn chức Y và anđehit Z (X, Y, Z đều no, mạch hở và có cùng số nguyên tử hiđro) có tỉ lệ mol tương ứng 3:1:2 thu được 24,64 lít CO2 (đktc) và 21,6 gam nước. Mặt khác cho 0,6 mol hỗn hợp E trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thu được m gam Ag. Giá trị m là:
A. 64,8 gam.	B. 97,2 gam.	C. 86,4 gam.	D. 108 gam.
Câu 51: Người ta hòa 216,55 gam hỗn hợp muối KHSO4 và Fe(NO3)3 vào nước dư thu được dung dịch A. Sau đó cho m gam hỗn hợp B gồm Mg, Al, Al2O3 và MgO vào dung dịch A rồi khuấy đều tới khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy B tan hết, thu được dung dịch C chỉ chứa các muối và có 2,016 lít hỗn hợp khí D có tổng khối lượng là 1,84 gam gồm 5 khí ở (đktc) thoát ra trong đó về thể tích H2, N2O, NO2 lần lượt chiếm 4/9, 1/9 và 1/9. Cho BaCl2 dư vào C thấy xuất hiện 356,49 gam kếttủa trắng. Biết trong B oxi chiếm 64/205 về khối lượng. Giá trị đúng của m gần nhất với : 
	A. 18	B. 20	C. 22	D. 24
Câu 52: Chất hữu cơ X (C,H,O), chất Y là một ancol , mạch hở, cả X và Y đều có nC<4. Hỗn hợp Q gồm X, Y, trong đó phần trăm khối lượng của Y là x %. Đốt cháy hoàn toàn 0,24 mol Q(X,Y), sản phẩm cháy được hấp thụ hết vào 300 gam dung dịch Ba(OH)2 17,1%, sau hấp thụ thu được 27,58 gam kết tủa và 300,94 gam dung dịch P. Mặt khác 0,24 mol Q phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch KHCO3, thu được y lít CO2(đktc). Giá trị tương ứng của x và y là 
A. 51,62 và 2,912 B. 55,56 và 3,122 C. 62,7 và 4,12 D. 74,2 và 2,912 
Câu 53: Dung dịch X và dung dịchY là các dung dịch HCl với nồng độ mol tương ứng là C1 và C2 (Mol/lít), trong đó C1 > C2. Trộn 150 ml dung dịch X với 500 ml dung dịch Y, thu được dung dịch Z. Để trung hòa 1/10 dung dịch Z cần 10 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1 M và Ba(OH)2 0,25 M. Mặt khác lấy V1 lít dung dịch X chứa 0,05 mol HCl trộn với V2 lít dung dịch Y chứa 0,15 mol HCl thu được 1,1 lít dung dịch. 
Giá trị của C1 và C2 tương ứng là:A. 0,5 và 0,15	B. 0.6 và 0,25	C. 0.45 và 0,10	D. 1/11 và 3/11
Câu 54: Ba chất hữu cơ X,Y,Z thành phần đều gồm C,H,O, đều có phân tử khối bằng 74, trong đó X,Y là đồng phân của nhau. Hỗn hợp Q( X,Y, Z). Cho 0,35 mol hỗn hợp Q phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch KHCO3, thu được 5,152 lít CO2(đktc). Mặt khác 0,35 mol Q phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, thu được 54 gam Ag. Phần trăm khối lượng của Z trong Q có giá trị là:A. 47,11% B. 37,14% C. 39,22% D. 49,33 % 
Câu 55: X,Y là hai nguyên tố kim loại kiềm. Cho 17,55 gam X vào H2O thu được dd Q. Cho 14,95 gam Y vào H2O được dd P. Cho dd Q hoặc P vào dd chứa 0,2 mol AlCl3 đều thu được y gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Kim loại Y và giá trị của y là : A. K và 15,6 B. Na và 15,6 C. Na và 11,7 D. Li và 11,7 
Câu 56: Hòa tan hoàn toàn 31,8 gam hỗn hợp Na, Al4C3, CaC2 vào nước thu được 13,44 lít hỗn hợp khí X ( đktc) có tỷ khối so với H2 là 8,5. Cho X qua Ni nung nóng, phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Y. Y làm mất màu tối đa m gam brom trong dung dịch. Giá trị m là
A. 80g	B. 48 g	C. 16 g	D. 24g
Câu 57: Hỗn hợp X gồm CH4, C2H4, C3H4 và C4H4. Nung nóng 6,72 lít hỗn hợp E chứa X và H2 có mặt Ni làm xúc tác thu được hỗn hợp F có tỉ khối so với hiđro bằng 19. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng dung dịch Br2 dư thấy lượng Br2 phản ứng là a gam; đồng thời khối lượng bình tăng 3,68 gam. Khí thoát ra khỏi bình (hỗn hợp khí T) có thể tích là 1,792 lít chỉ chứa các hiđrocacbon. Đốt cháy toàn bộ T thu được 4,32 gam nước. Thể tích các khí đều đo ở đktc. Giá trị của a là
A. 22,40.	B. 19,20.	C. 25,60.	D. 20,80.
Câu 58: Chia 42,28 gam tetrapeptit X được cấu tạo bởi các a-amino axit no chứa 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2 thành hai phần bằng nhau. Thủy phân phần một bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ thu được 31,08 gam hỗn hợp muối. Thủy phần phần hai bằng một lượng dung dịch HCl vừa đủ thu được m gam hỗn hợp muối. Các phản ứng 
xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:A. 35,14 gam.	B. 36,40 gam.	C. 31,36 gam.	D. 35,68 gam.
Câu 59: Lấy 16 gam hỗn hợp Mg và M (có cùng số mol) tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch A chứa 84 gam muối và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm NO và NO2 (tỉ lệ 1:1 về số mol). Nếu lấy 22,4 gam kim loại M tác dụng hoàn toàn với 300ml dung dịch H2SO4 1M thì thu được V lít khí (đktc). Giá trị của lớn nhất của V là?
A. 8,96 lít	 B. 6,72 lít	 C. 12,544 lít	 D. 17,92 lít
Câu 60: Hỗn hợp X gồm etanol, propan-1-ol, butan-1-ol và pentan-1-ol. Oxi hóa không hoàn toàn một lượng X bằng CuO nung nóng, sau một thời gian thu được H2O và hỗn hợp Y gồm 4 anđêhit tương ứng và 4 ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng vừa đủ 21 lít O2 (đktc), thu được H2O và 15,12 lít CO2 (đktc). Mặt khác, cho toàn bộ lượng Y trên phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 27,0.	B. 43,2.	C. 64,8.	D. 32,4.
CHÚC CÁC BẠN TỰ TIN BƯỚC VÀO KÌ THI QG ĐẠT KẾT QUẢ CAO

Tài liệu đính kèm:

  • doc60_BAI_HOA_DIEM_8910_THAY_THANHALHP.doc