Câu hỏi và bài tập ôn tập học kì 2 - Vật lý 6

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 4626Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi và bài tập ôn tập học kì 2 - Vật lý 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi và bài tập ôn tập học kì 2 - Vật lý 6
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ÔN TẬP HỌC KÌ 2- VẬT LÝ 6
 Lý thuyết
Câu 1: a) Phân biệt hai loại ròng rọc: ròng rọc động và ròng rọc cố định. 
b) Nêu tác dụng của ròng rọc động và của ròng rọc cố định
c) Lấy ví dụ về ròng rọc cố định trong thực tế
Câu 2: a) Nêu kết luận chung về sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng và khí. 
b) So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí. 
c) Nêu các ứng dụng sự nở vì nhiệt của các chất. Khi bị đốt nóng băng kép sẽ như thế nào ? Ngưòi ta ứng dụng băng kép để làm gì ?
	Câu 3: a) Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào ? 	
	b) Hãy kể tên và nêu công dụng của các nhiệt kế đã học.
Câu 4: a) Thế nào là sự nóng chảy? Lấy ví dụ về sự nóng chảy
	b) Đặc điểm của nhiệt độ trong quá trình nóng chảy. 
 Câu 5: a) Thế nào là sự đông đặc? Lấy ví dụ về sự đông đặc
	b) Đặc điểm của nhiệt độ trong quá trình đông đặc . So sánh nhiệt độ trong quá trình nóng chảy và đông đặc của cùng một chất. 
Câu 6: a) Thế nào được gọi là sự bay hơi ?Lấy ví dụ về sự bay hơi. 
	b) Tốc độ bay hơi của chất phụ thuộc những yếu tố nào ? Tại sao khi phơi áo quần ta không cuộn lại mà trải trên dây phơi hoặc dùng móc treo ? 
	c) Sự bay hơi của các chât thay đổi như thế nào khi nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng thay đổi?
Câu 7: a) Thế nào được gọi là sự ngưng tụ ? Lấy ví dụ về sự ngưng tụ
	b) Bỏ nước đá vào trong một cốc nước (không cho nước tràn ra ngoài). Giải thích tại sao mặt ngoài cốc có xuất hiện nước ?	
II. Bài tập.
Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm ?
Một quả cầu bằng sắt bị kẹt trong một vòng tròn bằng nhôm. Nếu ta mang nhúng cả quả cầu sắt và vòng tròn nhôm vào chậu nước nóng thì ta có lấy được quả cầu sắt ra không? Tại sao ?
Tại sao ở chỗ nối giữa hai thanh ray của đường tàu lại có một khe hở?
Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy ?
Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích rồi đậy nút lại ngay thì nút có thể bị bật ra ? Làm thế nào để tránh hiện tượng này ?
Trong thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất lỏng. khi nhúng bình đựng chất lỏng vào nước nóng, thoạt tiên thấy mực chất lỏng trong ống tụt xuống một ít, sau đó mới dâng lên cao hơn mức ban đầu. Giải thích tại sao ?
Một học sinh định đổ đầy nước vào một chai thuỷ tinh rồi nút chặt lại và bỏ vào ngăn nước đá của tủ lạnh. Có nên làm như vậy không ? Tại sao?
Tại sao khi ta rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng?
Có người giải thích quả bóng bàn bị bẹp, khi được nhúng vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ, vì vỏ bóng bàn gặp nóng nở ra và phồng lên. Hãy nghĩ ra một thí nghiệm chúng tỏ cách giải thích trên là sai.
Thả một miếng thép vào chì đang nóng chảy thì miếng thép có nóng chảy không? Tại sao?
Tại sao người ta không dùng nước mà phải dùng rượu để chế tạo các nhiệt kế để đo nhiệt độ của không khí?
Tại sao người ta dùng nhiệt độ của nước đá đang tan làm mốc để đo nhiệt độ trong thang đo nhiệt độ?
Tại sao vào mùa lạnh , khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian mặt gương lại sáng trở lại?
Tại sao muốn nước trong cốc nguội nhanh người ta đổ nước ra bát lớn rồi thổi trên mặt nước?
15. Tại sao người ta chọn nhiệt độ của hơi nước đang sôi để làm một mốc chia nhiệt độ ?
16. Dưới dây là bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất rắn được đun nóng liên tục :
Thời gian ( phút )
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
Nhiệt độ ( 0C ) 
20
30
40
50
60
70
80
80
80
84
88
 a. Vẽ đường biễu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian. 
b. Có hiện tựơng gì xảy ra đối với chất rắn đang được đun nóng từ phút 12 đến phút 16, hiện tựơng này kéo dài trong bao nhiêu phút ?
c. Đây là chất gì ? 
30
20
10
0
110
327
400
Nhiệt độ ( 0C )
Thời gian ( phút)
17. Theo dõi nhiệt độ trong quá trình đúc một vật bằng chì người ta vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của chì theo thời gian như sau :
Nêu đặc điểm nhiệt độ của chì (Tăng, giảm hay không đổi) trong các khoảng thời gian : từ phút 0 đến phút thứ 10, từ phút thứ 10 đến phút thứ 20 , từ phút thứ 20 đến phút thứ 30 
 Chì đang ở thể rắn, thể lỏng hay đang đông đặc, đang nóng chảy trong các khoảng thời gian: từ phút 0 đến phút thứ 10, từ phút thứ 10 đến phút thứ 20 , từ phút thứ 20 đến phút thứ 30
18. Hình bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nóng một chất rắn.
a. Ở nhiệt độ nào chất rắn bắt đầu nóng chảy?
b. Chất rắn này là chất gì?
c. Để đưa chất rắn từ 600C tới nhiệt độ nóng chảy cần bao nhiêu thời gian?
d. Thời gian nóng chảy của chất rắn là bao nhiêu phút?
e. Sự đông đặc bắt đầu vào phút thứ mấy?
f. Thời gian đông đặc kéo dài bao nhiêu phút?
19. Hình bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đông đặc của một mẩu chì. Hãy cho biết:
a. Trong khoảng thời gian từ 0 đến 4 phút chì ở thể nào?
b. Đoạn AB cho biết chì ở thể rắn hay lỏng?
c. Thời gian đông đặc của chì kéo dài bao lâu? Nhiệt độ đông đặc của chì là bao nhiêu?
d. Trong đoạn BC chì ở thể nào? Nhiệt độ của nó giảm bao nhiêu độ?
20. Hình bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian đun. Hỏi:
a. Nước ở thể nào trong khoảng thời gian từ phút 0 đến phút thứ 5; từ phút thứ 10 đến phút thứ 25?
b. Nước ở thể nào trong khoảng thời gian từ phút thứ 5 đến phút thứ 10; từ phút thứ 25 đến phút thứ 30?
c. Các quá trình nóng chảy, bay hơi, sôi diễn ra trong những khoảng thời gian nào?
	-10
100
50
0
5
10
15
20
25
30
Chú ý: Trên đây là một số bài tập HS tham khảo ôn tập. HS cần làm thêm các dạng bài tập sau:
Vận dụng sự nở vì nhiệt để giải thích các hiện tượng vật lý
Giải thích các hiện tượng vật lý liên quan đến sự chuyển thể của các chất
 Dựa vào đồ thị sự phụ thuộc nhiệt độ theo thời gian của các quá trình nóng chảy, đông đặc, sự sôi phân tích các quá trình vật lý xảy ra trong thực tế.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_cuong_on_tap_ly_6_ki_2.doc