Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10 theo từng bài học cả năm (Có đáp án)

docx 142 trang Người đăng hoaian2 Ngày đăng 07/01/2023 Lượt xem 482Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10 theo từng bài học cả năm (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10 theo từng bài học cả năm (Có đáp án)
TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 10 THEO TỪNG BÀI HỌC CẢ NĂM
 CÓ ĐÁP ÁN
Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
Câu 1: Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể là phương pháp nào sau đây?
A. Phương pháp kí hiệu.
B. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động.
C. Phương pháp chấm điểm.
D. Phương pháp kí hiệu theo đường.
Câu 2: Phương pháp kí hiệu thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm:
A. Phân bố với phạm vi rộng rải	 B. Phân bố theo những điểm cụ thể 
C. Phân bố theo dải	 D. Phân bố không đồng đều
Câu 3: Các đối tượng địa lí nào sau đây thuờng được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu:
A Các đường ranh giới hành chính
B. Các hòn đảo
C. Các điểm dân cư 
D. Các dãy núi
Câu 4: Dạng kí hiệu nào thường không được sử dụng trong phương pháp kí hiệu là:
A. Hình học 	 B. Chữ
C. Tượng hình	 D. Dạng đường 
Câu 5: Trong phương pháp kí hiệu, sự khác biệt về qui mô và số lượng các hiện tượng cùng loại thường được biểu hiện bằng:
A. Sự khác nhau về màu sắc kí hiệu.
B. Sự khác nhau về kích thước độ lớn kí hiệu.
C. Sự khác nhau về hình dạng kí hiệu.
D. Sự khác nhau về màu sắc và độ lớn kí hiệu.
Câu 6: Phương pháp kí hiệu đường chuyển động thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí:
A. Có sự phân bố theo những điểm cụ thể. B. Có sự di chuyển theo các tuyến. 
C. Có sự phân bố theo tuyến. D. Có sự phân bố rải rác
Câu 7: Trên bản đồ tự nhiên, các đối tượng địa lí thường không thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động là:
A. Hướng gió, các dãy núi.	 B. Dòng sông, dòng biển.
C. Hướng gió, dòng biển.	 D. Hướng chạy các địa hình.
Câu 8: Trên bản đồ kinh tế – xã hội, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động là:
A. Các nhà máy và sự trao đổi hàng hoá..
B. Các luồng di dân, các luồng vận tải.. 
C. Biên giới, đường giao thông..
D. Các nhà máy, đường giao thông..
Câu 9: Phương pháp chấm điểm thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm:
A. Phân bố phân tán, lẻ tẻ.	B. Phân bố tập trung theo điểm.
C. Phân bố theo tuyến.	D. Phân bố ở phạm vi rộng.
Câu 10: Phương pháp bản đồ – biểu đồ thường được dùng để thể hiện: 
A. Chất lượng của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ.
B. Giá trị tổng cộng của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ. 
C. Cơ cấu giá trị của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ.
D. Động lực phát triển của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ.
Câu 11: Để thể hiện các mỏ than trên lãnh thổ nước ta người ta thường dùng phương pháp:
A. Kí hiệu đường chuyển động	B. Vùng phân bố
C. Kí hiệu	D. Chấm điểm
Câu 12: Để thể hiện số lượng đàn bò của các tỉnh ở nước ta người ta thường dùng phương pháp:
A. Kí hiệu	B. Chấm điểm
C. Bản đồ – biểu đồ	D. Vùng phân bố
Câu 13: Để thể hiện qui mô các đô thị lớn ở nước ta người ta thường dùng phương pháp:
A. Kí hiệu 	B. Bản đồ – biểu đồ
C. Vùng phân bố	D. Chấm điểm
Câu 14: Thể hiện trên bản đồ vùng có nhiều sắt, than đá, than nâu thì dùng kí hiệu nào?
A. Tượng hình. B. Kí hiệu chữ. C. Kí hiệu hình học. D. Kí hiệu đường chuyển động.
Câu 15: Kí hiêu chữ thường dùng để thể hiện các đối tượng địa lí nào trên bản đồ?
A. Rừng nhiệt đới, ôn đới. B. Than nâu, than đá.
C. Vàng, chì, crôm. D. Vùng chăn nuôi.
Câu 16: thể hiện hướng gió, dòng biển, luồng di cư với tốc độ, khối lượng khác nhau, đó là phương pháp:
A. Chấm điểm. B. Kí hiệu.
C. Kí hiệu đường chuyển động. D. Khoanh vùng.
Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống
Câu 17: Trong học tập, bản đồ là một phương tiện để học sinh:
A. Học thay sách giáo khoa
B. Học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí 
C. Thư giản sau khi học xong bài
D. Xác định vị trái các bộ phận lãnh thổ học trong bài
Câu 18: Một trong những căn cứ rất quan trọng để xác định phương hướng trên bản đồ là dựa vào: A. Mạng lưới kinh vĩ tuyến thể hiện trên bản đồ 
B. Hình dáng lãnh thổ thể hiện trên bản đồ
C. Vị trí địa lí của lãnh thổ thể hiện trên bản đồ
D. Dựa vào bảng chú giải
Câu 19: Bản đồ là một phương tiện để
A. Học sinh dùng học tập.
B. Học sinh đi đường.
C. Đi chơi.
D. Đi du lịch.
Câu 20: Theo quy ước thì đầu trên của kinh tuyến chỉ
A. hướng Nam.
B. hướng Bắc.
C. hướng Đông. 
D. chỉ đường.
Câu 21 : Một quốc gia chạy dài theo kinh tuyến nằm giữa vĩ độ: 300B và 430B. Vậy quốc gia đó nằm trên mấy vĩ tuyến.
A. 120B. B. 130B. C. 300B. D. 430B
Câu 22: Muốn xác định hướng Bắc của bản đồ phải căn cứ vào: 
A. Hướng phía trên của tờ bản đồ.
B. Dựa vào các đường kinh tuyến.
C. Mũi tên chỉ hướng Bắc ở trên bản đồ.
D. Dựa vào kinh tuyến và mũi tên chỉ hướng Bắc.
Câu 23: Trong việc sử dụng bản đồ, Atlat: Nội dung nào không nằm trong các vấn đề cần phải lưu ý khi sử dụng bản đồ trong học tập.
A. Bản đồ có nội dung phù hợp.
B. Tìm hiểu tỉ lệ và kí hiệu bản đồ.
C. Xác định phương hướng bản đồ.
D. Kết hợp các loại bản đồ có nội dung liên quan.
Câu 24: Một bản đồ có tỉ lệ 1/ 2.000.000. Vậy 1cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu km ngoài thực địa.
A. 2 km. B. 20 km. C. 200 km. D. 2000 km.
Câu 25: Một quốc gia trải dài 13 vĩ độ thì tương ứng bao nhiêu km.
A. 1344,2 km. 
B. 1434,3 km.
C. 1444,3 km.
D. 1443,5 km.
BÀI 5. VŨ TRỤ. HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT.
HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT
Câu 1: Thành phần cấu tạo của mỗi thiên hà bao gồm
A. các hành tinh, khí, bụi. 
B. các thiên thể, khí, bụi và bức xạ điện từ. 
C. các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi. 
D. các hành tinh và các vệ tinh của nó. 
Câu 2: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác về hệ Mặt Trời?
A. Mặt Trời là thiên thể duy nhất có khả năng tự phát sáng 
B. Mọi hành tinh đều có khả năng phản chiếu ánh sáng Mặt Trời 
C. Mọi hành tinh và vệ tinh đều có khả năng tự phát sáng 
D. Trong hệ Mặt Trời tất cả các hành tinh đều chuyển động tự quay 
Câu 3: Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là: 
A. 149,6 nghìn km 	B. 149,6 triệu km 
C. 149,6 tỉ km 	D. 140 triệu km 
Câu 4: Trong khi Trái Đất tự quay quanh trục những địa điểm không thay đổi vị trí là 
A. hai cực 	 B. Chí tuyến 
C. Vòng cực 	Đ. Xích đạo 
Câu 5: Nhận định nào dưới đây là chưa chính xác về vận tốc chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời? 
A. Lớn nhất khi ở gần điểm cận nhật 
B. Nhỏ nhất khi ở điểm viễn nhật 
C. Nhỏ hơn so với vận tốc tự quay của Trái Đất 
D. Lớn hơn so với vận tốc tự quay của Trái Đất 
Câu 6: Nguyên nhân ngày và đêm luôn luân phiên trên bề mặt Trái Đất?
A. Trái Đất hình khối cầu và tự quay quanh trục 
B. Trái Đất tự quay trục và chuyển động quanh Mặt Trời
C. Các tia sáng từ Mặt Trời chiếu song song đến bề mặt Trái Đất
D. Trái Đất hình khối cầu và được Mặt Trời chiếu sáng
Câu 7: Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên trong cùng một thời điểm 
A. người đứng ở các vĩ tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy mặt trời ở độ cao khác nhau 
B. người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy mặt trời ở độ cao khác nhau 
C. ở phía Tây sẽ thấy Mặt Trời xuất hiện sớm hơn 
D. mọi nơi trên Trái Đất sẽ thấy vị trí của Mặt Trời trên bầu trời giống nhau 
Câu 8: Giờ quốc tế GMT được lấy theo giờ của
A. Múi giờ số 0 B. Múi giờ số 1 
C. Múi giờ số 23 D. Múi giờ số 7 
Câu 9: Quốc gia có nhiều múi giờ đi qua lãnh thổ nhất là: 
A. Trung Quốc B. Hoa Kì 	C. Nga 	D. Canada 
Câu 10: Đường chuyển ngày quốc tế được qui ước lấy theo kinh tuyến: 
A. 00	B. 900	C. 1800 	D. 3600
Câu 11: Theo qui ước nếu đi từ phía Tây sang phía Đông qua đường chuyển ngày quốc tế thì
A. tăng thêm 1 ngày lịch 	B. lùi lại 1 ngày lịch 
C. không thay đổi ngày lịch 	D. tuỳ theo qui định của mỗi quốc gia 
Câu 12. Vũ trụ là khoảng không gian vô tận chứa 
A. các thiên hà	B. Hệ Mặt trời 	C. Dải Ngân Hà 	D. Các thiên thể
Câu 13. Hệ Mặt Trời là tập hợp các thiên thể nằm trong
A. Thiên hà 	B. Ngân Hà 	C. Dải Ngân Hà 	D.Vũ Trụ
Câu 14. Trái đất là một hành tinh trong Hệ Mặt trời nằm ở vị trí 
A. thứ 2 	B. thứ 3	C. thứ 4	D. thứ 5
Câu 15. Một trận bóng đá ở Tây Ban Nha (múi giờ +1) khai mạc vào lúc 19h GMT ngày 6/1, vậy ở Việt Nam được xem truyền hình trực tiếp vào lúc 
A. 19h ngày 6/1 	B. 1h ngày 6/1	C. 1h ngày 7/1 	D. 19h ngày 7/1
Câu 16. Hãy tính giờ và ngày ở Việt Nam, biết rằng ở thời điểm đó giờ GMT đang là 24h ngày 31/12/2015 
A. 7h ngày 31/12/2015	B. 7h ngày 01/01/2016 	
C. 24h ngày 31/12/05	D. 24h ngày 31/12/2016
Câu 17: Cùng một lúc Trái Đất có mấy chuyển động
A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 18: Khi chuyển động trên quỹ đạo, trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương so với mặt phẳng một góc
A. 33033/	B. 36036/	C. 33063/	D. 66033/
Câu 19: Vận tốc chuyển động trung bình của Trái Đất quanh Mặt Trời là
A. 28,9 Km/s	B. 29,8 Km/s	C. 30,2 Km/s	D .32,0Km/s
Câu 20:Theo quy ước, người ta chia bề mặt Trái Đất thành bao nhiêu múi giờ?
A. 12	B. 16	C. 20	D. 24
Câu 21: Khoảng cách mỗi múi giờ rộng
A. 7,5 Kinh độ	B. 15 Kinh độ	C. 7,5 vĩ độ	D. 15 vĩ độ
Câu 22: Ở vị trí gần Mặt Trời nhất là
A. Hỏa tinh	B. Mộc tinh	C. Kim tinh	D. Thủy tinh
Câu 23: Tính chất nào sau đây không phải của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời?
A. Là khối vật chất trong vũ trụ	B. Chuyển động tự quay
C. Chuyển đông quanh Mặt Trời	D. Tự phát ra sáng
Câu 24: Đặc điểm nào không đúng khi Trá Đất chuyên động quanh Mặt Trời?
A. Vận tốc Trái Đất không điều
B. Chuyển động tự quay quanh trục
C. Chuyển động cùng chiều kim đồng hồ
D. Trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương 
Câu 25: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác:
A. Hệ Mặt Trời nằm trong Dải Ngân Hà
B. Trong mỗi Thiên Hà có rất nhiều các hành tinh
C. Dải Ngân Hà áo phạm vi không gian lớn hơn Thiên Hà 
D. Các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh được gọi chung là các thiên thể 
Câu 26: Nhận định nào dưới đây là chưa chính xác về vận tốc chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời:
A. Lớn nhất khi ở gần điểm cận nhật
B. Nhỏ nhất khi ở điểm viễn nhật
C. Nhỏ hơn so với vận tốc tự quay của Trái Đất 
D. Lớn hơn so với vận tốc tự quay của Trái Đất	
Câu 27: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác:
A. Các con sông ở bán cầu Nam thường bị lỡ ở bờ trái 
B. Lực Côriôlit ở bán cầu Nam yếu hơn bán cầu Bắc 
C. Lực Côriôlit tác động đến mọi vật thể chuyển động trên Trái Đất
D. Hướng gió Đông Bắc thổi đến nước ta vào mùa đông là do tác động của lực Côriôlit
Câu 28: Thủ đô Braxin là Braxilia ở kinh độ 48°15´ Tây. Vậy, khi Việt Nam là 2 giờ thì Braxin là mấy giờ ?
A. 15 giờ ( ngày hôm nay )	B. 15 giờ ( ngày hôm trước )
C. 16 giờ ( ngày hôm nay )	D.16 giờ ( ngày hôm trước )
Câu 29: Giờ ở Hà Nội(1050Đ) chênh với giờ ở Tokyo(1450Đ)
A. +2h 	B. - 2h	C. +3h 	D. - 3h
Câu 30: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất không sinh ra hệ quả
A. sự luân phiên ngày, đêm.
B. giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế.
C. sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.
D. chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời.
Câu 31: Hành tinh nào trong hệ Mặt Trời có nhiều vệ tinh nhất?
A. Trái Đất	B. Mộc tinh	C. Hỏa tinh	D. Thổ tinh
Câu 32: Hiện tượng sao sa (mưa sao băng) diễn ra bỡi
A. các sao chổi.	B. Thiên thạch.
C. các tiểu hành tinh.	D. Các đám mây bụi, khí.
Câu 33: Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục của mình trong khoảng thời gian:
A. một ngày đêm. 	 	B. một năm.
C. một mùa.	D. một tháng.
Câu 34: Hướng chuyển động của các hành tinh trên quỹ đạo quanh Mặt Trời là
A. Thuận chiều kim đồng hồ, trừ Kim Tinh
B. Ngược chiều kim đồng hồ với tất cả các hành tinh 
C. Ngược chiều kim đồng hồ, trừ Kim Tinh
D. Thuận chiều kim đồng hồ
Câu 35: Nếu xếp theo thứ tự khoảng cách xa dần Mặt Trời ta sẽ có:
A. Kim Tinh, Trái Đất, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh
B. Kim Tinh, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh, Trái Đất
C. Thuỷ Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh 
D. Kim Tinh, Thuỷ Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh
Câu 36: Trái Đất tự quay quanh trục của có theo chiều
A. Thuận chiều kim đồng hồ	B. Từ tây sang đông	
C. Ngược chiều kim đồng hồ	D. Từ đông sang tây 
Câu 37: Vận tốc của Trái Đất trên quỹ đạo không đều là do
A. quỹ đạo của Trái Đất có hình elip.
B. Trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương.
C. Trái Đất có hình khối cầu.
D. Tốc độ quay quanh trục khá nhanh.
Câu 38: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác
A. Các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh được gọi chung là các thiên thể
B. Hệ Mặt Trời nằm trong Dải Ngân Hà
C. Dải Ngân Hà áo phạm vi không gian lớn hơn Thiên Hà 
D. Trong mỗi Thiên Hà có rất nhiều các hành tinh
Câu 39: Quỹ đạo của các hành tinh chuyển động xung quanh Mặt Trời có dạng:
A. Tròn	B. Ê líp 
C. Không xác định	D. Gần tròn
Câu 40: Theo thuyết Big Bang, các ngôi sao và các Thiên Hà trong vũ trụ được hình thành chủ yếu do tác động của lực:
A. Hấp dẫn	 	B. Ma sát	C. Côriôlit	D. Li tâm
BÀI 6. HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG XUNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT
Câu 1. Chuyển động biểu kiến là
A. một loại chuyển động chỉ có ở Mặt Trời. 
B. chuyển động thấy bằng mắt nhưng không thực có. 
C. chuyển động có thực của Mặt Trời. 
D. chuyển động có thực nhưng không thể quan sát thấy.
Câu 2. Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh khi
A. Mặt Trời ở vị trí trên đỉnh đầu lúc 11h trưa.
B. Mặt Trời nằm trước đường phân chia sáng tối ở hai bán cầu.
C. thời gian điểm 12h trưa mỗi ngày. 
D. tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với bề mặt Trái Đất.
Câu 3. Khu vực nào trên Trái Đất có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm hai lần?
A. Từ 23027’B đến 23027’N.	B. Vòng cực Nam.	
C. Xích đạo.	D. Ngoại chí tuyến.
Câu 4. Khu vực nào trên Trái Đất không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh?
A. Giữa hai chí tuyến.	B. Ngoại chí tuyến.
C. Từ 23027’B đến 23027’N.	D. Xích đạo.
Câu 5. Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm chỉ một lần ở khu vực 
A. Nội chí tuyến. 	B. Ngoại chí tuyến. 
C. Chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam. 	D. Cực Bắc và cực Nam.
Câu 6. Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc vào ngày
	A. 21 tháng 3. 	B. 22 tháng 6. 	C. 23 tháng 9. 	D. 22 tháng 12.
Câu 7. Tại chí tuyến Nam, hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh vào ngày
	A. 21 tháng 3. 	B. 22 tháng 6. 	C. 23 tháng 9. 	D. 22 tháng 12.
Câu 8. Bán cầu Nam nhận được nhiệt lượng của Mặt Trời nhiều nhất vào ngày
	A. 21 tháng 3. 	B. 22 tháng 6. 	C. 23 tháng 9. 	D. 22 tháng 12.
Câu 9. Khi nước ta kỷ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam thì Mặt Trời đi qua thiên đỉnh ở thành phố nào sau đây?
A. Hà Nội (21002’B). 	B. Xit-nây (23028’N).
C. Hồng Kông (23028’B). 	D. Braxilia (100 N).
Câu 10. Vào ngày 22/6, địa phương nào ở nước ta có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh?
	A. Cần Thơ (10002’B). 	B. Huế (16026’B).	
	C. Hà Nội (21002’B). 	D. Hà Giang (23023’B).
Câu 11. Hiện tượng chuyển động biểu kiến của Mặt Trời được sinh ra do
A. Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông.
B. Mặt Trời chuyển động tịnh tiến xung quanh Trái Đất.
C. khi di chuyển trên quỹ đạo, trục Trái Đất nghiêng và không thay đổi hướng.
D. ban ngày Mặt Trời mọc ở phía Đông và lặn ở phía Tây.
Câu 12. Trục Trái đất nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc 
	A. 23027’.	B. 27o23’. 	C. 33066’. 	D. 66033’.
Câu 13. Nguyên nhân sinh ra các mùa trong năm là do
	A.Trái Đất tự quay quanh trục và chuyển động xung quanh Mặt Trời.
	B. Mặt Trời chiếu sáng và đốt nóng bề mặt đất vào các thời gian khác nhau. 
	C. Mặt Trời chiếu sáng bề mặt Trái Đất ở các bán cầu khác nhau. 
	D. trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo và không đổi phương. 
Câu 14. Các nước theo dương lịch ở Bắc bán cầu lấy bốn ngày khởi đầu cho bốn mùa lần lượt là
A. hạ chí, thu phân, đông chí, xuân phân.	B. thu phân, hạ chí, đông chí, xuân phân.
C. xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí.	D. xuân phân, đông chí, thu phân, hạ chí.
Câu 15. Các nước theo dương lịch ở bán cầu Nam lấy bốn ngày khởi đầu cho bốn mùa lần lượt là
	A. đông chí, thu phân, hạ chí, xuân phân.	B. thu phân, hạ chí, đông chí, xuân phân.
	C. xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí.	D. đông chí, thu phân, hạ chí, xuân phân.
Câu 16. Đâu không phải là ngày khởi đầu cho bốn mùa theo dương lịch ở bán cầu Bắc?
	A. xuân phân. 	B. hạ chí 	C. đông phân. 	D. thu phân.
Câu 17. Ngày Hạ chí 22/6 là ngày
A. Nam bán cầu nghiêng về phía Mặt Trời nhiều nhất. 
B. Bắc bán cầu được chiếu sáng ít nhất. 
C. Bắc bán cầu nghiêng về phía Mặt Trời nhiều nhất. 
D. Nam bán cầu được chiếu sáng nhiều nhất.
Câu 18. Ngày thu phân ở Bắc bán cầu là ngày	
	A. 22/12.	B. 23/9.	C. 22/6.	D. 21/3. 
Câu 19. Ngày 21/3 ở Bắc bán cầu là ngày	
	A. đông chí.	B. thu phân.	C. hạ chí.	D. xuân phân. 
Câu 20. Ngày đông chí ở Bắc bán cầu là ngày	
	A. 22/12.	B. 23/9.	C. 22/6.	D. 21/3. 
Câu 21. Ngày 22/6 ở Bắc bán cầu là ngày	
	A. đông chí.	B. xuân phân.	C. hạ chí.	D. thu phân. 
Câu 22. Theo dương lịch ở Bắc bán cầu, mùa xuân kéo dài từ
A. ngày 01/01 đến ngày 29/3. 	B. ngày 21/3 đến ngày 22/6. 
C. ngày 04/02 đến ngày 05/5. 	D. ngày 21/01 đến ngày 22/3.
Câu 23. Theo dương lịch ở Bắc bán cầu, mùa thu kéo dài từ
A. ngày 07/8 đến ngày 07/11. 	B. ngày 23/9 đến 22/12. 
C. ngày 01/7 đến ngày 30/9. 	D. ngày 22/6 đến ngày 23/9.
Câu 24. Ở Nam bán cầu ngày nào có thời gian ngày dài nhất và đêm ngắn nhất?
 	A. 21/3. 	B. 22/6. 	C. 23/9. 	D. 22/12. 
Câu 25. Ở Bắc bán cầu ngày nào có thời gian ngày dài nhất và đêm ngắn nhất?
 	A. 21/3. 	B. 22/6. 	C. 23/9. 	D. 22/12. 
Câu 26. Ở nước ta theo âm - dương lịch, thời gian bắt đầu các mùa được tính sớm hơn khoảng
	A. 21 ngày. 	B. 30 ngày. 	C. 36 ngày. 	D. 45 ngày.
Câu 27. Ở nước ta mùa hạ kéo dài từ 
	A. ngày 21/3 đến ngày 22/6. 	B. ngày 05/5 đến ngày 07/8.
	C. ngày 10/5 đến ngày 30/7. 	D. ngày 01/4 đến ngày 30/6.
Câu 28. Ở nước ta mùa đông kéo dài từ 
	A. ngày 22/12 đến ngày21/3. 	B. ngày 01/10 đến ngày 30/12.
	C. ngày 07/11 đến ngày 04/02. 	D. ngày 03/12 đến ngày 12/02.
Câu 29. Mùa xuân ở nước ta tiết trời thường ấm áp do
A. Vận tốc di chuyển của Trái Đất là lớn nhất nên ít bị đốt nóng.
B. Trái Đất lúc này nằm ở vị trí không quá gần Mặt Trời.
C. trục Trái Đất bắt đầu ngả dần về phía Mặt Trời.
D. Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời.
Câu 30. Nguyên nhân nào sinh ra hiện tượng ngày và đêm dài ngắn theo mùa?
A. Trái Đất quay quanh Mặt Trời với trục nghiêng không đổi.
B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với vận tốc tăng dần đều.
C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với chu kì một năm.
D. Trái Đất hình cầu tròn xoay và quay quanh trục.
Câu 31. Mùa hè này bạn Nam sẽ sang Ôxtrâylia để du học nhưng bạn lại mang theo áo ấm do
A. ngày đêm dài ngắn theo mùa ở hai bán cầu.
B. ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ ở hai bán cầu.
C. mùa ở hai bán cầu trái ngược nhau.
D. Ôxtrâylia nằm gần Nam Cực băng giá.
Câu 32. Trên trái đất, nơi nào không có sự chênh lệch giữa ngày và đêm?
	A. 2 cực. 	B. Xích đạo. 	C. Chí tuyến. 	D. Vòng cực.
Câu 33. Từ xích đạo về 2 phía cực chênh lệch giữa ngày và đêm
A. càng giảm.	B. càng tăng.	C. không thay đổi.	D. thay đổi theo mùa.
Câu 34. Thời gian ngày và đêm dài bằng nhau ở mọi địa điểm trên Trái Đất vào ngày
	A. 21/3 và 22/6. 	B. 21/3 và 23/9. 	C. 22/6 và 22/12. 	D. 23/9 và 22/12.
Câu 35. Nhận định nào sau đây đúng về hiện tượng ngày đêm ở Gia Lai?
A. Ngày 21/3 thời gian ban ngày dài hơn ban đêm.
B. Ngày 22/12 thời gian ban ngày và đêm không đổi.
C. Ngày 23/9 thời gian ban ngày và đêm dài bằng nhau.
D. Ngày 22/6 thời gian ban ngày ngắn hơn ban đêm.
Câu 36. Nơi nào trên Trái Đất có hiện tượng ngày hoặc đêm dài 24h?
	A. xích đạo. 	B. chí tuyến Bắc. 	C. chí tuyến Nam. 	D. vòng cực.	
Câu 37. Ở vòng cực Bắc ngày có độ dài 24h là
 	A. 21/3. 	B. 22/6. 	C. 23/9. 	D. 22/12. 
Câu 38. Vùng nào sau đây trên Trái Đất đón lễ Giáng sinh (Noel) mà không có đêm?
	A. Cực Bắc.	B. Chí tuyến Nam.	C. Vòng cực Nam.	D. Vòng cực Bắc.
Câu 39. Ở vòng cực Nam ngày có độ dài 24h là
 	A. 21/3. 	B. 22/6. 	C. 23/9. 	D. 22/12. 
Câu 40. Đâu không phải là hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất?
A. Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời. 
B. Các mùa trong năm. 
C. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.
D. Ngày đêm dài ngắn theo mùa. 
Câu 41. “ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
 Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Câu ca dao trên được áp dụng đúng nhất cho khu vực nào sau đây?
A. Bắc bán cầu.	B. Nam bán cầu. 
C. Nội chí tuyến Bắc bán cầu. 	D. Nội chí tuyến Nam bán cầu.
	 Hết
Chủ đề: CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT. THẠCH QUYỂN. THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG
Câu 1. Cấu trúc của Trái Đất từ ngoài vào trong là
A. nhân Trái Đất - lớp vỏ Trái Đất - lớp Manti.
B. nhân Trái Đất - lớp Manti - lớp vỏ Trái Đất.
C. lớp vỏ Trái Đất - lớp Manti - nhân Trái Đất.
D. lớp Manti - nhân Trái Đất - lớp vỏ Trái Đất.
Câu 2. Cấu trúc của Trái Đất từ trong ra ngoài là
A. nhân Trái Đất - lớp vỏ Trái Đất - lớp Manti.
B. nhân Trái Đất - lớp Manti - lớp vỏ Trái Đất.
C. lớp vỏ Trái Đất - lớp Manti - nhân Trái Đất.
D. lớp Manti - nhân Trái Đất - lớp vỏ Trái Đất.
Câu 3. Bộ phận vỏ lục địa của Trái Đất được cấu tạo bởi các tầng đá, thứ tự từ ngoài vào trong là
A. badan - granít - trầm tích. 	C. granít - trầm tích - badan.
B. trầm tích - badan - granít.	D. trầm tích - granít - badan.
Câu 4. Bộ phận vỏ lục địa của Trái Đất được cấu tạo bởi các tầng đá, thứ tự từ trong ra ngoài là
A. badan - granít - trầm tích. 	C. granít - trầm tích - badan.
B. trầm tích - badan - granít.	D. trầm tích - granít - badan.
Câu 5. Bộ phận vỏ đại dương của Trái Đất hầu như không có tầng đá
A. granít.	B. trầm tích.	C. badan.	D. granít và badan.
Câu 6. Vỏ lục địa được cấu tạo chủ yếu bằng
A. đá badan.	C. đá trầm tích.
B. đá granit.	D. đá badan và granit.
Câu 7. Lớp vỏ Trái Đất có độ dày dao động
A. 5- 70 km.	 C. 5- 700 km.
B. 15- 70 km.	D. 15- 700 km.
Câu 8. Nhân Trái Đất có độ dày khoảng 
A. 2470 km.	B. 2900 km.	C. 3470 km.	D. 4100 km.
Câu 9. Giới hạn của Mati dưới từ
A. 15- 700 km. 	C. 100- 2900 km.
B. 70- 700 km.	D. 700- 2900 km.
Câu 10. Giới hạn của Mati trên từ
A. 15- 700 km. 	C. 700- 2900 km.
B. 70- 700 km.	D. 2900- 5100 km.
Câu 11. Giới hạn của Nhân ngoài từ
A. 500- 700 km.	C. 2900- 5100 km.
B. 700- 2900 km.	D. 5100- 6370 km.
Câu 12. Giới hạn của Nhân trong từ
A. 500- 700 km. 	C. 5000- 6300 km.
B. 2900- 5100 km.	D. 5100- 6370 km.
Câu 13. Bộ phận vỏ lục địa của Trái Đất có độ dày lớn nhất đến khoảng
A. 5 km.	B. 15 km.	C. 50 km.	D. 70 km.
Câu 14. Bộ phận vỏ đại dương của Trái Đất có độ dày lớn nhất đến khoảng
A. 5 km.	B. 15 km.	C. 50 km.	D. 70 km.
Câu 15. Thạch quyển bao gồm
A. vỏ lục địa và đại dương.	C. vỏ Trái Đất và tầng Manti dưới.
B. vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti.	D. vỏ lục địa và phần trên của lớp Manti.
Câu 16. Thạch quyển có độ sâu đến khoảng
A. 5 km.	B. 50 km.	C. 70 km.	D. 100 km.
Câu 1: Trong cấu trúc của Trái Đất, có độ dày lớn nhất là
 A. lớp vỏ Trái Đất. 	B. thạch quyển.
 C. lớp Manti.	D. nhân Trái Đất.
Câu 17: Lớp Manti trên có đặc điểm nào sau đây?
 A. Ở trạng thái lỏng.	B. Dày khoảng 3470 km.
 C. Ở trạng thái quánh dẻo.	D. Vật chất chủ yếu là niken, sắt.
Câu 18. Đặc điểm nào sau đây không đúng về lớp Manti trên?
A. Cấu tạo bởi các loại đá khác nhau. 	C. Ở trạng thái quánh dẻo.
B. Rất đậm đặc.	D. Ở trạng thái rắn.
Câu 19. Nội dung nào sau đây không đúng với đặc điểm của Thạch quyển?
A. Chiếm 68,5% khối lượng của Trái Đất. 	C. Là lớp vỏ cứng ở ngoài cùng của Trái Đất.
B. Có độ sâu đến khoảng 100 km.	D. Cấu tạo bởi các loại đá khác nhau.
Câu 20. Nội dung nào sau đây đúng với đặc điểm của Thạch quyển?
A. Chiếm 68,5% khối lượng của Trái Đất. 	C. Là lớp vỏ cứng dưới vỏ Trái Đất.
B. Có độ sâu đến khoảng 100 km.	D. Có độ dày dao động từ 5- 70 km.
Câu 21. Nhân Trái Đất được gọi là nhân Nife vì thành phần vật chất chủ yếu là
A. niken, nhôm.	B. niken, sắt.	C. đồng, sắt.	D. đồng, nhôm.
Câu 22. Từ vỏ Trái Đất đến độ sâu 2900km là
A. lớp Manti. 	C. thạch quyển.
B. tầng Manti trên.	D. nhân Trái Đất.
Câu 23: Đặc điểm nào sau đây không đúng đối với lớp Manti?
 A. Vật chất ở trạng thái lỏng. 	C. Chiếm 68,5% khối lượng của Trái Đất.
 B. Chiếm 80% thể tích của Trái Đất.	D. Có giới hạn từ vỏ Trái Đất cho đến độ sâu 2900 km.
Câu 24: Đặc điểm không đúng đối với lớp vỏ Trái Đất là
 A. trên cùng thường là tầng đá trầm tích.	C. các tầng đá được cấu tạo liên tục khắp bề mặt Trái Đất.
 B. được cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau.	D. là lớp vỏ cứng, mỏng.
Câu 25. Thạch quyển gồm mấy mảng kiến tạo lớn?
A. 3	B. 5	C. 7	D. 10
Câu 26. Lãnh thổ Việt Nam thuộc mảng kiến tạo
A. Âu- Á. 	C. châu Á.
B. Thái Bình Dương.	D. Á- Thái Bình Dương.
Câu 27: Quốc gia nào ở châu Á có lãnh thổ nằm trên một mảng kiến tạo riêng biệt?
 A. Inđônêxia.	B. Philippin.
 C. Nhật Bản.	D. Ấn Độ.
Câu 28. Hai mảng kiến tạo xô vào nhau là
A. mảng Âu- Á và mảng Thái Bình Dương.	C. mảng Thái Bình Dương và mảng Nazca.
B. mảng Âu- Á và mảng Bắc Mĩ.	D. mảng Phi và mảng Nam Mĩ.
Câu 29. Hai mảng kiến tạo tách rời nhau là
A. mảng Âu- Á và mảng Thái Bình Dương. 	C. mảng Thái Bình Dương và mảng Philippin.
B. mảng Âu- Á và mảng Bắc Mĩ.	D. mảng Phi và mảng Nam Mĩ.
Câu 30. Chiếm thể tích và khối lượng lớn nhất của Trái Đất là
A. thạch quyển.	C. lớp Manti.
B. nhân Trái Đất.	D. lớp vỏ Trái Đất.
Câu 31. Chủ yếu chứa những kim loại nặng là thành phần vật chất của 
A. thạch quyển. 	C. bao Manti.
B. nhân Nife.	D. lớp vỏ Trái Đất.
Câu 32. Nội dung nào sau đây không đúng với đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất?
A. Là lớp vỏ mỏng, cứng. 	C. bao Manti.
B. Mọi nơi vỏ đại dương đều có tầng granit.	D. Có độ dày dao động từ 5- 70km.
Câu 33. Thuyết kiến tạo mảng được xây dựng trên cơ sở thuyết trôi lục địa của nhà khoa học
A. A-vê-ghê-nê (Đức). 	C. La-plat (Pháp).
B. Căng (Đức).	D. Ốt-tôximít (Nga).
Câu 34. Để biết được cấu trúc của lớp vỏ Trái Đất người ta chủ yếu dựa vào
A. việc khoan sâu xuống lòng đất.	C. phương pháp địa chấn.
B. nguồn gốc hình thành Trái Đất.	D. nghiên cứu hẻm vực sâu ở đáy đại dương.
Câu 35. Nội dung nào sau đây không đúng với đặc điểm của nhân ngoài?
A. Vật chất ở trạng thái rắn.	C. Nhiệt độ cao khoảng 50000C.
B. Có áp suất nhỏ hơn nhân trong.	D. Có giới hạn từ 2900- 5100km.
Câu 36. Đặc điểm của mảng kiến tạo là
A. nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánh dẻo. 	C. đứng yên, không dịch chuyển.
B. nằm trên tầng Manti dưới.	D. chỉ gồm các bộ phận lục địa nổi trên bề mặt Trái Đất.
Câu 37. Xếp theo thứ tự giảm dần về độ dày của các lớp Trái Đất:
A. Vỏ Trái Đất, Manti, nhân Trái Đất. 	C. Manti, nhân Trái Đất, vỏ Trái Đất.
B. Manti, vỏ Trái Đất, nhân Trái Đất.	D. Nhân Trái Đất, Manti, vỏ Trái Đất.
Câu 38. Xếp theo thứ tự tăng dần về độ dày của các lớp Trái Đất:
A. Vỏ Trái Đất, Manti, nhân Trái Đất. 	C. Manti, nhân Trái Đất, vỏ Trái Đất.
B. Manti, vỏ Trái Đất, nhân Trái Đất.	D. Nhân Trái Đất, Manti, vỏ Trái Đất.
Câu 39. Vùng bất ổn của vỏ Trái Đất thường nằm ở vị trí
A. trung tâm mảng kiến tạo.	C. hẻm vực sâu đáy đại dương.
B. trung tâm các lục địa.	D. vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo.
Câu 40: Nhận định nào sau đây không đúng về mảng kiến tạo?
 A. Gồm bộ phận lục địa và bộ phận lớn của đáy đại dương.
 B. Các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên một lớp vật chất quánh dẻo.
 C. Các mảng kiến tạo không đứng yên mà luôn dịch chuyển.
 D. Vùng trung tâm của một mảng kiến tạo là những vùng bất ổn của vỏ Trái Đất.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
BÀI 8 ĐỊA LÍ 10: TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
Người thực hiện: Hoàng Thúy Vân.
Đơn vị: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng.
Câu 1: Nội lực là lực có nguồn gốc phát sinh từ 
A. bức xạ Mặt Trời. B. bên trong Trái Đất. 
C. vận động tự quay của Trái Đất. D. động đất, núi lửa. 
Câu 2: Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là
A. năng lượng ở trong lòng Trái Đất. B. năng lượng từ Vũ trụ.
C. năng lượng từ bức xạ mặt Trời. D. sự thay đổi của nhiệt độ không khí, nước...
Câu 3: Nguồn năng lượng nào sau đây không tạo ra nội lực ?
A. Sự phân hủy các chất phóng xạ. B. Sự dịch chuyển của các dòng vật chất.
C. Năng lượng từ bức xạ mặt Trời. D. Từ các phản ứng hóa học bên trong lòng đất.
Câu 4: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua
A. các vận động kiến tạo. B. quá trình phong hóa.
C. quá trình bóc mòn. D. quá trình vận chuyển.
Câu 5: Kết quả nào sau đây không do tác động của nội lực ?
A. Hình thành các dạng địa hình bồi tụ. B. Các lục địa được nâng lên hay hạ xuống.
C. Các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy. D. Hiện tượng động đất, núi lửa.
Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không phải của vận động theo phương thẳng đứng ?
A. Xảy ra rất chậm và trên một diện tích lớn. 
B. Bộ phận này của lục địa được nâng lên trong khi bộ phận khác bị hạ xuống hạ xuống.
C. Vỏ Trái Đất được nén ép ở khu vực này, tách dãn ở khu vực khác. 
D. Sinh ra hiện tượng biển tiến, biển thoái.
Câu 7: Hiện tượng biển tiến, biển thoái là kết quả của vận động
A. tạo sơn. B. uốn nếp. C. đứt gãy. D. tạo lục.
Câu 8: Vận động của vỏ Trái Đất theo phương thẳng đứng sinh ra 
A. hiện tượng uốn nếp. B. hiện tượng đứt gãy.
C. hiện tượng biển tiến, biển thoái. D. các đồng bằng châu thổ.
Câu 9: Kết quả của vận động theo phương thẳng đứng là 
A. các vùng núi uốn nếp. B. hẻm vực, thung lũng.
C. các địa lũy, địa hào. D. hiện tượng biển tiến, biển thoái. 
Câu 10: Hiện tượng nào sau đây không xuất phát từ nội lực ?
A. Uốn nếp, đứt gãy. B. Biển tiến, biển thoái.
C. Xâm thực, bồi tụ. D. Động đất, núi lửa. 
 Câu 11: Hiện tượng nào sau đây không do tác động của nội lực ?
A. Uốn nếp. B. đứt gãy. C. Bóc mòn. D. Tạo lục. 
 Câu 12: Kết quả của hiện tượng uốn nếp là hình thành
A. địa hào. B. địa lũy. C. hẻm vực. D. nếp uốn. 
Câu 13: Vận động theo phương nằm ngang không sinh ra 
A. uốn nếp, đứt gãy. B. lục địa, đại dương.
C. địa lũy, địa hào. D. động đất, núi lửa. 
Câu 14: Địa hào, địa lũy không được hình thành ở vùng đá
A. có cường độ tách dãn mạnh. B. có sự dịch chuyển với biên độ lớn.
C. chủ yếu là vận động theo phương thẳng đứng. D. di chuyển ngược hướng nhau.
Câu 15: Các hồ lớn nằm ở khu vực Đông Phi như Vichtoria, Tandania là kết qu

Tài liệu đính kèm:

  • docxcau_hoi_trac_nghiem_dia_li_10_theo_tung_bai_hoc_ca_nam_co_da.docx